+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: Ta là đường, là sự thật, và là sự sống - Thư pháp Tiền Vệ

  1. #1
    Benedictus's Avatar
    Trạng thái :   Benedictus đã thoát
    Tham gia : Dec 2010
    Bài gửi : 147
    Tên thật:
    Lê Hoàng Hải
    Đến từ: Gx Phong Hòa, Gp Vĩnh Long
    Sở thích: ăn và ngủ
    Nghề nghiệp: lăng xăng
    Cảm ơn
    619
    Được cảm ơn 908 lần
    trong 147 bài viết

    Ta là đường, là sự thật, và là sự sống - Thư pháp Tiền Vệ



    Cái món thư pháp Tiền Vê này bắt nguồn từ Nhật, vẽ có trừu tượng hay siêu thực thì thư pháp cũng có Tiền Vệ.

    Nội dung bức tranh này đúng ra không cần ghi tiêu đề ở trên, mà để người xem tự tưởng tượng và cảm thụ.
    hi, tất cả nằm ở tiêu đề, nhưng hình như vẫn còn nhiều hơn cái tiêu đề "Ta là đường là sự thật và là sự sống"; có lẽ vậy.
    Mời mọi người xem và comment!

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: Benedictus, 06-02-2011 lúc 08:14 PM

  2. 3 thành viên đã cảm ơn Benedictus vì bài viết này:

    giotrendong (07-02-2011),Pere Joseph (06-02-2011)

  3. #2
    Benedictus's Avatar
    Trạng thái :   Benedictus đã thoát
    Tham gia : Dec 2010
    Bài gửi : 147
    Tên thật:
    Lê Hoàng Hải
    Đến từ: Gx Phong Hòa, Gp Vĩnh Long
    Sở thích: ăn và ngủ
    Nghề nghiệp: lăng xăng
    Cảm ơn
    619
    Được cảm ơn 908 lần
    trong 147 bài viết
    Nguồn gốc thư pháp Tiền vệ Nhật Bản


    Nhật bản là một đất nước kì quặc, và cã lẽ không có gì lạ lùng trong khi khoa học kĩ thuật vượt trội, thì nghệ thuật Thư pháp xa xưa vẫn đang tồn tại. Đó là một bộ môn nghệ thuật cã sự hồi kháng tuyệt vời và đã phát triển chậm rãi từ hơn 3.000 năm qua. Trong thế kỉ 20, Thư pháp đã phải đối mặt với những thách thức ghê gớm nhất để sống sót và giữ bản sắc.

    Từ máy chữ, bộ vi xử lý ngôn ngữ, cho đến máy tính điện tử đã tạo ra việc viết lách tốt cho mọi công việc, nhưng những thành phần nhàn dỗi như trẻ em hay các bà nội trợ sẽ là những đối tượng chủ yếu để học Thư pháp, thì họ lại bị lôi cuốn bởi những môn nghệ thuật khác hay theo đuổi thời trang. Bất chấp điều đó, một số người thực hành nghiệp dư ưu tú vẫn tiêu tốn thời gian và tiền bạc cho môn nghệ thuật này. Đó là sự bảo trợ cho việc sống còn của Thư pháp. Về nghệ thuật, các Thư pháp gia đã đặt vấn đề về tính tự nhiên của Thư pháp, như dễ đọc, mối quan hệ với nghệ thuật trừu tương, và tự nhiên của sự vật. Các trường phái Thư pháp khác nhau đảm bảo câu trả lời khác nhau cho các vấn đề về phong cách khác nhau, trải dài từ bảo thủ đến cấp tiến. Sự cấp tiến tối cao của phong cách-Thư pháp Tiên phong- là vấn đề được thảo luận trong tiểu luận này.

    Thư pháp Tiên phong hay còn gọi là Zeneisho trong tiếng Nhật, có thể bắt nguồn từ những ý tưởng của Thư pháp gia Nhật bản tên là Hidai Tenrai (1872- 1939). Ông được coi là cha đẻ của Thư pháp Hiện đại Nhật bản. Hidai nhạy cảm với việc học tập Thư pháp chính thống từ Thư pháp cổ điển TH, kết hợp với nghệ thuật hiên đại phương Tây.

    Vấn đề của nghệ thuật trừu tương- từng thống trị tư tưởng của rất nhiều nghệ sỹ p. Tây - đã tìm được tiếng vang trong những cuộc thảo luận về Thư pháp Nhật bản, và đã được thể hiện trong các tác phẩm Thư pháp hiện đại từ sau Thế chiến II.

    Năm 1880, Dương Thủ Kính(1839- 1915) nguyên là nhà Lịch sử địa lý học, khi đó làm Tùy viên Đại sứ quán TH tại Nhật bản, đã mang các bản rập Triện thư của các Thư gia thời Bắc triều chưa từng có đến Nhật bản. Thời gian đó, các Thư pháp gia TH đã từng rất hứng thú với các thác bản đó, tới mức họ đã nhàm chán rồi. Khi các Thư pháp gia Nhật bản tiếp cận các thác bản này, họ đã tỏ ra bị kích thích, rất hứng thú với nét chữ và say sưa học theo. Một trong những Thư pháp gia đầu tiên học theo là viên Thư lại Kusakabe Meikaku. Như một văn nhân, ông học tập thơ ca TH và nghiêm túc luyện tập Thư pháp.

    Hidai Tenrai là môn sinh của Kusakabe. Ở Nhật bản, các môn sinh vẫn thường thực tập các thể chữ Hán theo thủ bản của thầy mình. Hidai cũng giống như bao môn sinh khác của Kusakabe, ông cũng học theo các thủ bản mà thầy ông viết ra; tuy nhiên, không giống như các môn sinh khác, ông đã say mê nghiền ngẫm các bản rập cho riêng mình và trực tiếp học theo. Theo Hidai, việc luyện tập Thư pháp không phải chỉ là lâm mô theo chính tác, mà điều quan trọng là phải lý giải đường nét cho mình. Cả Kusakabe và Hidai đều cảm nhận được mục đích của việc luyên tập Thư pháp, đó là sự giáo dục nhân cách và biểu hiện tinh thần. Kusakabe nhấn mạnh việc giáo dục phiến diện, ông cho rằng việc luyên tập từ thủ bản của thầy là cần thiết, và thao tác viết là quan trọng. Còn Hidai thì ngược lại, ông lại nhấn mạnh tính biểu cảm tự nhiên của Thư pháp. Ông không khuyến khích học tập theo bất kỳ bia thiếp nào của thời hậu Đường và không đề cập đến tính chân xác theo thủ bản của thày. (Sự rõ ràng trong thủ bản của thày và thực tế thu hoạch của ông).

    Một lý do khác cho việc học tập trực tiếp từ các bản rập là, ông cảm thấy rằng, hầu hêt các Thư pháp gia đều chuộng biến pháp, phái sinh dòng riêng. Các thể chữ Hán, về cơ bản đã phát triển và hoàn thiên từ đời Đường, và lịch sử Thư pháp được bắt đầu khi có việc lâm mô chỉ như một sự diễn giải. Khi các Thư pháp gia đã nắm bắt được tinh thần của con chữ và sáng tác tác phẩm có thiện cảm hơn. Sự cảm nhận đó là cần thiết đẻ tập trung trong sự mô phạm của bản thân, và sẽ đạt tới sự tự do hơn, giải phóng cá nhân hơn. Và, các tác phẩm Thư pháp hậu Đường chỉ là sự diễn giải. Như vậy, thủ bản chỉ có thể hỗ trợ cho học tập, nhưng không thể thay thế tính nguyên thủy của chữ Hán được.

    Sự chính xác của việc lâm mô và việc phó bản có được tinh thần của nguyên bản là yếu tố thiết yếu cho tính toàn ven của Thư pháp, khi mà bản mới sáng tạo ra phải biểu hiện được cá tính tác giả. Hidai đặt ra chủ trương tinh thần bút ý làm yếu tố thiết yếu khi sáng tác tác phẩm Thư pháp. Điều đó thể hiên tác phẩm có tinh thần hay không, và Thư pháp gia phải thể hiện được cá tính sáng tạo của mình. Đó cũng là ý niệm linh hoạt phụ thuộc vào ngọn bút lông, đường nét (đồng nghĩa với Thư pháp), và vì vậy, không nhất thiết chỉ có trong chữ Hán chuẩn. Bản thân Hidai thừa nhận chuyện này. Trong một lần, ông phác thảo nghệch ngoạc một bức để chỉ cho môn sinh thấy rằng tinh thần bút ý là sự biểu hiện trong mỗi nét chữ, và chúng phải thể hiện được sự cương kiện, ý vị. Hidai gọi phác thảo của mình là jo, hay giống một cái gì đó. Điều này mang đến sự ghi nhận là tình huống đầu tiên của Thư pháp gia tham gia vào sáng tạo nghệ thuật mực trừu tượng.

    Hidai đã định danh cho nhóm Thư pháp của mình là Thư đạo Nghệ thuật giả vào năm 1933. Nhóm này tiếp tục hoạt động trong 15 năm sau, thành viên gồm Ueda Sokyu, Ozawa Gakyu, Samejima Kazan,... Trọng tâm trong giáo dục của Hidai là, phải học tập Thư pháp cổ điển trước Đường, kết hợp học tập thẩm mỹ phương Tây, và phát triển triết lý Thư pháp mới dựa trên nền tảng tinh thần bút ý. Nhóm này bắt đầu thể hiện các tác phẩm theo trào lưu hiện đại trong Thư pháp Tiên phong Nhật bản - sự vượt trước.

    Tuy nhiên, Hidai và những người đi theo đã nghĩ lại cách thức học tập và xác định Thư pháp. Vấn đề tự nhiên trong Thư pháp được đặt ra đối với các thành viên của tầng lớp Văn nhân, khi họ tan rã vào cuối thời Minh Trị. Tầng lớp này dùng Thư pháp để viết thơ ca TH, và theo họ, Thư pháp chủ yếu phải mang ý nghĩa nội dung hơn là bản thân đường nét. Điều đó đúng với những người luyện tập thư pháp khác: giới thư lại, những người lâm mô chính thức; và tầng lớp tăng lữ, đặc biết với các Thiền sư, Thư pháp như một phần của việc hành Thiền vậy.

    Tầng lớp Văn nhân cho rằng Thư pháp, về bản chất thuộc về TH, và việc viết lách đương nhiên là cần thiết cho khả năng chính xác. Họ quyết tâm tạo tác chữ viết tới mức khách quan nhất có thể, và không phải là sự giãi bày cá tính. Nishikawa Shundou- người từng theo Hội Thư đạo Hiền nhân năm 1933, vẫn tiếp tục học tập và cẩn trọng trong sáng tác. Việc bàn luận về nghệ thuật Thư pháp và sự nổi bật của thẩm mỹ đã bị gác lại một bên, trong khi các Thư pháp gia vẫn chỉ quan tâm đến bản thân với kỹ pháp cần thiết cho thể chữ, mà họ nghĩ là phải trung thành với bản gốc. Kết quả là, tầng lớp Văn nhân đã trực tiếp ganh đua với các thư lại trong triều, sự cạnh tranh về kỹ pháp đó diễn ra gay gắt.

    Vào thập kỷ 20 của thế kỷ 20, các Thư pháp gia đã tự tổ chức thành các nhóm cơ động và rộng rãi. Thủ lĩnh các nhóm đều có xu hướng luyện tập chữ mẫu đã chọn, và mong muồn môn sinh luyện tập theo các thủ bản. Điều đó không tránh khỏi việc, với đẳng cấp khác nhau và sự phát triển rộng rãi các triển lãm Thư pháp đã tạo ra sự nhấn mạnh về kỹ pháp và tạo ra các phó bản rập khuôn chính xác. Viện Thư dạo Đại đồ- một tổ chức thúc đẩy Thư pháp- đã được thành lập vào năm 1930, tồn tại kéo dài đến năm 1942, và đã tài trợ cho các cuộc triển lãm Thư pháp. Các tác phẩm triển lẫm ngày càng trở nên chính thức hóa cho đến khi Hidai Tenrai và Onoe Saishu thiết lập ra nhóm phá phách Viện Thư đạo Đại Nhật bản vào năm 1937.

    Năm 1948, lần đầu tiên tác phẩm Thư pháp được gom vào Triển lãm Nghệ thuật Quốc gia- Nitten. Các Thư pháp gia từ Viện Thư đạo Đại đồ được nộp tác phâm. Ở Nitten, chủ yếu vẫn là Thư pháp Hàn lâm, được lựa chon chính thống và chặt chẽ. Người tham gia nộp tác phâm phải lựa theo ý tuyển trạch viên đẻ được đảm bảo lựa chọn. Hầu hết các Thư pháp gia ngày nay đều thuộc Nitten. Quyền lực của Hội Thư đạo Hiền nhân kiểm soát tới 30% tác phẩm đóng góp, trong khi Viện Nghệ thuật Hán tài Nhật bản tuy không mạnh bằng Nitten, nhưng chiếm tới 90% Thư pháp gia Nhật bản theo phương Tây. Những nhóm Thư pháp không tham gia vào Nitten thì thuộc vào Viên Thư đạo đại Nhật bản, những người có vai trò đã được Hội Triển lãm Thư pháp Mainichi tiếp quản vào năm 1948. Vấn đề quan trọng đặt ra với các nhóm là hệ thống nghiên cứu nghệ thuật Thư pháp, và phong trào Tiên phong phải tìm được tiếng nói.


    Nguồn: https://thuphapquan.com/diendan/showthread.php?t=2

  4. 4 thành viên đã cảm ơn Benedictus vì bài viết này:

    giotrendong (07-02-2011),Pere Joseph (06-02-2011),Phù thủy nhỏ (06-02-2011)

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình