+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 5 của 5

Chủ đề: Lễ Lá và những mảnh vụn

  1. #1
    Benedictus's Avatar
    Trạng thái :   Benedictus đã thoát
    Tham gia : Dec 2010
    Bài gửi : 147
    Tên thật:
    Lê Hoàng Hải
    Đến từ: Gx Phong Hòa, Gp Vĩnh Long
    Sở thích: ăn và ngủ
    Nghề nghiệp: lăng xăng
    Cảm ơn
    619
    Được cảm ơn 908 lần
    trong 147 bài viết

    Lễ Lá và những mảnh vụn

    #Mẩu số 1: Tự Thuật Của Lừa Con Háo Danh

    Chào các bạn, tôi tên là Lừa Con, quê ở ngoại ô Giê-ru-sa-lem. Tôi sinh cuối năm 32 Công nguyên, lưu ý số liệu này có sai số, có thể sớm hơn 5 hay 6 năm gì đó, mà quan trọng gì đâu các bạn nhỉ. Vì câu chuyện tôi sắp kể, là trải nghiệm xương máu đã thay đổi cả đời tôi.
    Một hôm, khi ông chủ đang cột tôi chung với má tôi, thì có hai người đàn ông lạ hoắc tới mở dây mũi và dắt tôi đi. Ông chủ tôi ngăn lại, toan la lên có trộm, thì hai người kia e dè nói rằng mượn tôi cho ông Rắp-bi "-su" gì đấy ở Na-gia-rét. Chủ tôi vui lòng giao tôi cho hai ông đó dắt, kèm lời nhắc khéo: "xài bao lâu cũng được nhưng khi xong việc thì thả nó ra nhé..." vì ổng biết tôi sẽ tự tìm được đường về. Dòng họ Lừa nhà tôi vốn tinh khôn nhất trong các loài động vật mà, be he be he... (cười)
    Tôi được dắt tới trước mặt vị Rắp-bi "-su" đó. Trước mắt tôi là một người, e hèm, ý tôi là một Đấng gì đấy rất oai nghi có cái uy khiến tôi im thin thít, nhưng vẫn cảm thấy gần gũi, vì mắt Người Ấy đầy trìu mến nhìn tôi.
    Một ông râu xồm cởi áo ra rồi trải lên lưng tôi, tôi vẫn im re vì sợ và vì cảm giác mình đang chìm trong bể đầy thương mến. Một cảm giác rất “be he”, còn thú vị hơn lần đầu má dẫn tôi đi gặm cỏ nữa.
    Rắp-bi “Gì gì – su” ấy ngồi trên cái áo, và cái áo đang trải trên lưng tôi, tôi chỉ chở có cái áo thôi nhưng sao vẫn thấy nặng. Rồi “chúng tôi” bắt đầu lên đường, trên lưng tôi vẫn là cái áo nặng phết.
    Ồ, người ta đang đi theo tôi. Ồ, càng lúc càng đông người, cả thành Giê-ru-sa-lem rục rịch chuyển động, tất cả mọi người ngoại kiều về ăn Lễ cũng rục rịch… Ồ, họ đang hò reo chào đón tôi. Có người trải áo xuống đất làm thảm lót cho tôi đi, chưa đã, người ta bẻ lá Ô-liu, bẻ lá Chà Là và rất nhiều thứ lá khác làm cờ hò reo chào mừng tôi… Cả trời đất dường như rung động để đón mừng tôi.

    Tôi sung sướng quá, quay qua quay lại cất tiếng “be he” chào lại mọi người. Tôi nghe họ reo như vầy: “Vạn tuế con vua Đa-vít! Vạn tuế con vua Đa-vít!”. Kể ra kêu một Lừa như thế thì cũng hơi phô trương. Tôi cũng chẳng biết sao người ta lại hò reo tôi như thế. Nhưng có sao đâu chứ, tôi cứ vô tư mà sướng, có lẽ vì tôi kêu “be he” hay nhất Giê-ru-sa-lem chăng?
    Tôi đĩnh đạc đi, càng lúc tôi càng thấy mình oai vệ, càng lúc tôi kêu be he càng hay hơn và to hơn. Tự nhiên đám đông im bặt… Tôi hoảng hồn, “be he” mấy tiếng yếu ớt rồi nín thin luôn.
    Ông Rắp-bi “Gì gì - su” leo xuống khỏi cái áo, và tôi thấy nhẹ hẫng, liệu cái áo trên người tôi có liên quan gì tới vị Rắp-bi “Gì gì – su ” ấy không nhỉ. Mà thôi kệ, tôi rùng mình rũ bỏ cái áo khốn khiếp gây cho tôi biết bao nặng nhọc, tôi tiếp tục đi oai vệ và “be he be he” thật lớn để chào đón những đợt tung hô kế tiếp. Nhưng ơ hay, sao chẳng ai thèm chú ý tới tôi hết vậy? Bee heeeeeeeeee! Tiếng kêu của tôi như hòn đá rơi xuống vực, à không, như hạt cát bay vào hoang mạc, không một dư âm, không một phản hồi… Tại sao?
    Từ khi Rắp-bi “Gì gì - su” ấy không còn ngự trên tôi nữa thì người ta không tung hô tôi, không tuôn đến với tôi, không thèm chú ý tới tôi luôn… Hay là nhờ chiếc áo khoác lên người mình nhỉ? Tôi tự hỏi và quay lại cắn chiếc áo đó, thật khéo léo, tôi tự quàng lên cổ mình và lại tự tin đi ra trước đám đông. “Be he”, tôi rụt rè, nhưng cũng tuyệt nhiên không ai chú ý. Chán quá!
    Chiếc áo mà khi tôi tới với Rắp-bi “Gì gì - su” và được người ta khoác cho cũng không có tác dụng gì trong việc mang lại vinh quang hay lợi lộc gì cho tôi. Vậy là sao lừa?
    Tôi lủi thủi đi về với má.
    Mấy ngày sau, lúc tôi đang nhẩn nha miếng rơm khô trong miệng để “buồn vì nhân tình thế thái trắng đen phụ ngãi” thì tôi nghe ông chủ rầu rĩ nói với bà chủ:
    - Chết rồi bà ạ, Thầy ấy chết rồi, họ đóng đinh Thầy ấy vì những chuyện không đâu.
    - Nhưng người Na-gia-rét ấy là một Đấng Thánh của Gia-vê, ông ấy không thể chết được, Gia-vê chứng giám, tôi tin ông ấy đã sống lại!
    - …
    Tôi không nghe rõ phần cuối cuộc nói chuyện, cũng không có ý kiến gì, nhưng tôi tiếc là lúc tôi khoác chiếc áo ấy, tôi đã không kịp biết cho rành tên của Người ­_ Rắp-bi “Gì gì – su” đó _ Đấng đã chết hôm trước và đã sống lại hôm nay.



    Con Lừa - nguồn Internet

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:


  2. 12 thành viên đã cảm ơn Benedictus vì bài viết này:

    allihavetogive (03-04-2012),cattrang (01-04-2012),echcon1690 (02-04-2012),hathienai_1992 (02-04-2012),Jade (02-04-2012),Mai Cồ (02-04-2012),maria_thtruc (02-04-2012),Pere Joseph (01-04-2012),Pham Du (02-04-2012),Teresa Nhỏ Bé (04-04-2012),Thánh Thư (02-04-2012),tho ngoc (02-04-2012)

  3. #2
    Benedictus's Avatar
    Trạng thái :   Benedictus đã thoát
    Tham gia : Dec 2010
    Bài gửi : 147
    Tên thật:
    Lê Hoàng Hải
    Đến từ: Gx Phong Hòa, Gp Vĩnh Long
    Sở thích: ăn và ngủ
    Nghề nghiệp: lăng xăng
    Cảm ơn
    619
    Được cảm ơn 908 lần
    trong 147 bài viết
    #Mẩu vụn số 2: Bị ném đá vì “tội” yêu thương
    Năm Xuân (lưu ý: tên riêng chỉ mang tính chất minh họa và không nhất thiết khác tên thật), trước 75 là ca sĩ hát tâm lý chiến, giải nghệ, lấy chồng nhỏ tuổi hơn và sanh con. Chồng ghen hơn Hoạn Thư, thường đánh đập Năm Xuân như múa võ Sơn Đông.
    Năm Xuân vốn con nhà đạo dòng, nhưng theo chồng bỏ đạo. Thuở nhỏ Năm Xuân và các anh chị em được cha mẹ chiều chuộng, không phải làm lụng vất vả như những đứa đồng trang lứa khác, mà mỗi người được cho học đàn học hát tùy sở thích. Tối tối cha mẹ đi làm đồng về, cơm nước xong thì anh chị em trong nhà cùng hòa đàn ca xướng, có khi đàn hát nhạc đời, có khi nhạc thánh, nhưng thông thường là cả hai.
    Các anh chị em Năm Xuân lớn lên, trong người sẵn máu tài hoa nghệ sỹ. Nhưng gặp buổi gian truân, dân chúng ăn không đủ no, nghề đàn hát không có đất sống, họ đành ôm phận hẩm hiu nghèo khó. Cuộc đời như canh bạc, khi người ta tận lực cho cái gì, người ta chấp nhận gắn bó với cái đó, đâu màng sóng gió biển đời cứ trôi dạt mãi, mê đàn hát thì suốt ngày đàn hát, đâu màng kiếm tiền hay học nghề khác. Khi đàn hát xuống đời thì chịu nghèo, lâu lâu dợt vài bài bản trong lúc trà dư tửu hậu làm vui, làm hy vọng sống…
    Năm Xuân không đi sai đường đó, về sau không chịu nổi người chồng cay nghiệt, nên thôi không ở nữa, đi xứ khác làm chuyện vặt mưu sinh và nuôi con.
    Về sau nữa, Năm Xuân về xứ nhà, ở nhà mướn, sáng sáng đọc kinh đi lễ.
    Mỗi lần người xướng kinh đọc kinh Ba Câu Lạy, Năm Xuân lại cúi đầu thật sâu ở mỗi cuối câu. Ban đầu ít người để ý, sau có mấy người tỏ ra khó chịu, tới một hôm có một tiếng “Xí” rõ dài cất lên khi Năm Xuân cúi đầu thì mọi hòn đá chực ném Năm Xuân bấy nay được phóng ra túi bụi.
    Năm Xuân được Cha Sở mời vào ca đoàn hát, có dịp thực thi sở trường, cất cao cung lòng, thì được nhắc là: “Ở đây là ca đoàn hát cho Chúa nghe chớ không phải hát cho trâu bò nghe mà rống như vậy!”
    Năm Xuân đi cầu lễ, chủ nhà không nhìn mặt, rót nước mời giáp trong bàn không rót mời Năm Xuân. Có một người rủ Năm Xuân về ngay, Năm Xuân chai như đá, ngồi lỳ tới cầu lễ xong.
    Năm Xuân quét dọn sân nhà xứ, bị chó nhà xứ cắn, bà bếp đuổi Năm Xuân về và cấm Năm Xuân nói cho Cha Sở biết.
    Nhà thờ bệ rạc, không ai giựt chuông, Năm Xuân tình nguyện giựt chuông không công, mỗi ngày ba hồi. Một bà biện trong họ trù: “Có bữa cho chuông rớt bể đầu!” *
    Về sau quả chuông này rớt cái dái chuông xuống lúc cháu bà biện đó đang giựt chuông. Thằng nhỏ không bị rớt trúng đầu, nhưng nền xi-măng chỗ nó đứng thì bể một lỗ như thiên thạch rớt!
    Giáo phận có tổ chức bác ái xã hội, là cho giáo dân nghèo vay vốn, trả góp có lãi suất thấp. Đoàn công tác đó về giáo xứ, nhiều người vay, Năm Xuân cũng vay, vì đã kịp học được nghề làm móng, mát-xa, tẩy mặt… Tới hạn trả, Năm Xuân thiếu một mớ, bà phước trẻ tuổi trong tổ công tác đó chửi Năm Xuân cật lực, y chang như hàng tôm hàng cá chửi nhau, khác chỗ không văng tục thôi.
    Năm Xuân buồn bã quá, bỏ xứ đi ra xứ biển kiếm sống. Chẳng may mắc bệnh, mới gọi điện thoại về nhà xứ, nhờ Cha nhắn giùm với người nhà (của Năm Xuân) ra cứu giúp. Có một số người nói Cha có liên hệ mật thiết với Năm Xuân và quả quyết rằng hai người có “dan díu”, dù Năm Xuân đáng tuổi mẹ của Cha!!!
    Lối thoát nào cho người nữ ấy?


    Bài Ðọc I: Is 50, 4-7"Tôi đã không giấu mặt mũi tránh những lời nhạo cười, nhưng tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn".
    (Bài ca thứ ba về Người Tôi Tớ Chúa)
    Trích sách Tiên tri Isaia.
    Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn. Mỗi sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn. Thiên Chúa đã mở tai tôi, mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không phải hổ thẹn; nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn.

    Ðó là lời Chúa.






  4. 6 thành viên đã cảm ơn Benedictus vì bài viết này:

    allihavetogive (03-04-2012),cattrang (02-04-2012),Pere Joseph (03-04-2012),Pham Du (03-04-2012),Teresa Nhỏ Bé (04-04-2012),Thánh Thư (02-04-2012)

  5. #3
    Benedictus's Avatar
    Trạng thái :   Benedictus đã thoát
    Tham gia : Dec 2010
    Bài gửi : 147
    Tên thật:
    Lê Hoàng Hải
    Đến từ: Gx Phong Hòa, Gp Vĩnh Long
    Sở thích: ăn và ngủ
    Nghề nghiệp: lăng xăng
    Cảm ơn
    619
    Được cảm ơn 908 lần
    trong 147 bài viết
    #Mẩu số 3: Tận cùng bằng số… khổ!
    (Một hôm tôi về thăm ngoại, có nghe ngoại kể hoàn cảnh ông Bé Quắn gần nhà ngoại, tôi tới thăm và chứng kiến, không còn lời lẽ nào để nói…
    Để tiện, tôi sẽ gọi ông theo cách xưng hô đúng của tôi và ông ở ngoài đời thật.)
    Cậu tên Bé, tóc lưa thưa thấy da đầu nhưng quắn như chỉ rối, nên người ta thường gọi cậu là “Bé Quắn”, hoặc người lớn tuổi gọi luôn cậu là “thằng Quắn”.
    Ông ngoại tôi là một nhà nho thông kim bác cổ, coi tướng cậu Bé, nói thằng này bần tiện tới chết, không ai quan tâm lời “tiên tri” của ông ngoại, bởi chưng cậu Bé lớn lên như cỏ dại giữa ruộng, cù bơ cù bất, giàu hơn Chữ Đồng Tử khi xưa một chút, nghĩa là cậu có quần áo mặc quanh năm, hai ba bộ nhẽ cũng đủ cho việc đó.
    Rồi bình thủy tương phùng, cậu Bé cũng có được vợ, một người phụ nữ hơi tưng tưng, nhưng đủ trí khôn để làm mẹ và sinh cho cậu Bé 4 người con. Hai người làm thuê làm mướn nuôi nhau và nuôi mẹ già cùng 4 đứa con. Tôi chưa nói với bạn rằng, cậu Bé cũng có ba má, nhưng hai cụ vì nghèo quá nên không chăm sóc gì được cho cậu lúc nhỏ, cậu lớn lên thì ba mất, còn má. Cậu Bé chăm sóc má chu đáo lắm, tất nhiên là sự chu đáo của một đứa con nghèo thiếu gạo nấu và của một đứa con dư giả không giống nhau.
    Con cậu Bé cũng lớn khôn trong sự đùm bọc của xã hội, nhưng cái nghèo đói đẩy chúng đi thật xa thật xa mãi để kiếm miếng ăn. Với người làm cha mẹ nghèo, con cái không bấu víu đã là phước đức, nào có mơ tưởng gì nó sẽ nuôi nấng lại mình.
    Vợ phát bệnh, bỏ đi về bên ngoại, cậu Bé bơ vơ trong căn nhà tình thương trống lỗng, không có đồ đạc chi ngoài cái chõng cũ và cái mùng rách, mấy cái nồi chảo nhôm cũ kỹ.
    Ấy vậy mà chưa hết, cậu bị tai biến, liệt hơn nửa người. Con cái tụ về được đôi ba bữa, nhưng không đứa nào có thể nhịn đói nuôi cậu được, cuối cùng, chúng lại đi, để lại cho cậu đứa cháu nội mới năm sáu tuổi để “nuôi” cậu!
    Hôm tôi đến, thấy cái thềm đầy cứt gà ỉa, chiếc chiếu trên chõng nhàu nát, cái gối nằm của cậu nhớp nhúa và cái nồi nước cá kho lật rộng kế bên.
    Đứa cháu nhỏ của cậu khoe: “Ông nội con lếch được ra tới thềm ngoài sau rồi!” Tôi chạy ra, thấy cậu đang nằm trên vũng nước.
    (…)
    Cậu nằm tạm trên chõng, kêu đói. Đứa cháu tỏ ra hiếu thảo: “Để con gọt xoài cho ông nội ăn.” Nói rồi cầm cái dao đen sì, nhanh nhảu gọt trái xoài thúi, tôi nhìn thấy trái xoài đã hư nát, trong ruột hình như có giòi! Tôi kêu nó bỏ đi, rồi lấy cái khác làm cho ông nội ăn. Tôi gởi cậu Bé một ít tiền, cậu sai thằng nhỏ đi mua một hộp cá mòi. Gạo thì có sẵn trong nhà, vì thỉnh thoảng hàng xóm cũng cho.
    (…)
    Thằng nhỏ đi về, vừa đi vừa khóc, xin tôi tiền để mua cá mòi, vì nó lỡ ăn bánh hết tiền ông nội đưa rồi.
    (…)
    Tôi muốn chụp hình cậu để minh chứng cho bài viết này, nhưng rồi lại thôi, đem cái khổ nhục của cậu bêu lên tôi thấy lòng bất nhẫn quá. Tôi đi về, nhận ra rằng tiền bạc không thể giúp được cậu, nếu cậu có nhiều tiền, nhờ trúng số chẳng hạn, thì con cái bu về nó cũng chẳng để yên. Nếu chu cấp tiền đều đều cho cậu, thì tôi không có khả năng, và ngoại tôi cũng trên tám mươi rồi, không thể tới thăm cậu mỗi ngày hoặc đi chợ hộ mỗi ngày được.
    Tôi nghĩ dại, ước gì cậu Bé gặp được thánh Gioan Thiên Chúa hay Mẹ Tê-rê-sa Can-cut-ta để cưu mang cậu trong những ngày sau hết này. Phục Sinh năm nay tôi chẳng biết có thể mừng vui nổi hay không…

  6. 6 thành viên đã cảm ơn Benedictus vì bài viết này:

    allihavetogive (03-04-2012),cattrang (02-04-2012),Pere Joseph (03-04-2012),Pham Du (03-04-2012),Teresa Nhỏ Bé (04-04-2012),Thánh Thư (02-04-2012)

  7. #4
    Benedictus's Avatar
    Trạng thái :   Benedictus đã thoát
    Tham gia : Dec 2010
    Bài gửi : 147
    Tên thật:
    Lê Hoàng Hải
    Đến từ: Gx Phong Hòa, Gp Vĩnh Long
    Sở thích: ăn và ngủ
    Nghề nghiệp: lăng xăng
    Cảm ơn
    619
    Được cảm ơn 908 lần
    trong 147 bài viết
    #Mẩu vụn số 4: Thiên Bình

    - Năm Xuân sống như thế lây lất qua ngày. Càng ngày càng trơ lỳ trước những lời sỉ báng nhạo cười của người khác. Rồi Năm Xuân quay sang kính mến Chúa và cậy trông Chúa hết lòng trí, vì con người không đâu là chỗ dựa cho Năm Xuân nữa. Càng ngày, Đức Giê-su càng hiện diện sống động trong cuộc đời Năm Xuân. Năm Xuân có thể ở trong nhà thờ cả ngày, có thể nhìn trân trối vào ảnh tượng Chúa và đôi khi nức nở, vì "nhớ lại thấy thương Chúa quá!"...
    Hôm rồi bão lớn, Năm Xuân là người đầu tiên và duy nhất trong họ đạo gọi điện thoại hỏi thăm nhà tôi có bị sập không, và khoe tối qua đã cầu nguyện rất nhiều cho. Cảm ơn Cô Năm!

    Có lẽ người nào hiền từ một chút nhìn cuộc đời Năm Xuân sẽ gọi đó là trái ngọt sinh ra từ gai góc. Những hòn đá nhằm vào Năm Xuân mà ném, trước khi trúng người của Cô, đã hóa thành những bông hồng đỏ thắm. Cuộc đời sần sượng như cây xương rồng gai của Năm Xuân vẫn có lớp vỏ xù vì như thế, nhưng bên trong là dòng nhựa tinh ròng sung mãn. Tôi tin Cô sẽ mạnh tiến trên con đường nên một với Đức Giê-su, vì tôi biết, với Cô Xuân, sự hiện diện bên ngoài của Chúa thôi chưa thỏa lòng mến của Cô. Chúc Cô bằng an và thánh đức!

  8. 3 thành viên đã cảm ơn Benedictus vì bài viết này:

    cattrang (08-04-2012),nguahoangtvt (09-04-2012),Teresa Nhỏ Bé (07-04-2012)

  9. #5
    Benedictus's Avatar
    Trạng thái :   Benedictus đã thoát
    Tham gia : Dec 2010
    Bài gửi : 147
    Tên thật:
    Lê Hoàng Hải
    Đến từ: Gx Phong Hòa, Gp Vĩnh Long
    Sở thích: ăn và ngủ
    Nghề nghiệp: lăng xăng
    Cảm ơn
    619
    Được cảm ơn 908 lần
    trong 147 bài viết
    #Mẩu vụn số 5: Thiên Bình
    Tôi mở hộp và không thấy cặp nhẫn đám cưới của ba mẹ đâu… Mẹ đã bán để trang trải chi phí cho hai anh em tôi đi học, và còn mượn thêm nợ ở ngoài. Có một người đồng đạo gần nhà, tên Châu, con của ông Trùm xứ (Chánh Trương ngoài Bắc) cho mẹ tôi mượn một chỉ vàng, để đóng học phí cho tôi lúc đó. Lãi suất rất lạ lùng, hihi, một ý tưởng kinh tài thật sáng tạo. Lúc đó vàng 2 triệu 300 ngàn một chỉ, mẹ tôi cầm 2 triệu 70 ngàn, trừ 10 phân lãi tháng đầu; nếu tháng sau vàng lên 2 triệu rưỡi, thì mẹ tôi phải đóng lời 250 ngàn, nếu vàng lên 3 triệu thì mẹ tôi phải đóng lời 300 ngàn. Nếu có tiền trả tiền vốn, ví dụ vàng lên thì phải trả một chỉ vàng, ví dụ vàng xuống thì phải trả 2 triệu 300 ngàn như lúc đầu. Mẹ tôi nhắm mắt mượn đại, vì lúc đó nhà khó khăn lắm, nếu trễ hạn đóng học phí thì tôi bị đuổi học…
    Rồi cơn khó cực vẫn không qua, em tôi nghỉ học Cao Đẳng trước, hy sinh cho tôi học tiếp. Những khi nhớ lại, nước mắt tôi lại rưng rưng thương đứa em bé nhỏ. Có dịp tôi đi Sài Gòn, nhìn những đứa ăn mặc rất mô-đen ra vào mấy trung tâm ngoại ngữ. Tôi nhắm mắt lại thấy cảnh em tôi đang làm phục vụ trong một nhà hàng ở Thủ Đức. Họng tôi đắng chát hơn ăn Me Nước còn sống. Lúc đó tôi tự nhủ mình phải cố gắng học hành tới bến để không phụ lòng những người vì mình mà hy sinh.
    Tôi mang cái hoài bão lớn, sau khi học xong sẽ mua cái này làm cái kia đền bù lại cho gia đình… Những lúc đạp xe đi học, qua phà Hậu Giang, coi quảng cáo thuốc trừ sâu Mapasific, cảnh một người cha gắp đồ ăn cho đứa con trai lớn, nói nó ăn đi để có sức đi học, thằng đó cũng thứ Hai, là anh Hai như tôi… Tôi đồng cảm và tim tôi bốc lên ngọn lửa ngùn ngụt, máu tôi sôi lên, quyết tâm học thành tài đền ơn Cha Mẹ, đền ơn Em Gái.
    Nhưng cuối cùng rồi, sức cùng lực kiệt, ba mẹ tôi kêu bán đất không ai mua, đành nuốt nước mắt nhìn tôi nghỉ học. Em tôi nghỉ học tôi khóc, nhưng tôi nghỉ học thì tôi thấy ba mẹ được nhẹ nhõm hơn, ít ra là được nhẹ lo phần xác chút ít.
    Tôi định đi Sài Gòn làm, công nhân hay phục vụ bưng bê gì cũng được. Nhưng cuối cùng, tôi ở lại nhà, long nhong lên xuống nhà thờ thêm hai năm trời, không nghề ngỗng, không học hành, và thêm nhiều sự đắng cay tủi nhục từ những người đồng đạo ban cho…
    Hôm nay, tôi đang học năm nhất, trong khi bạn bè mời tôi nhậu rửa bằng, có đứa học trung cấp Dược giờ nhờ may mắn lương đã được gần 1000 đô Mỹ một tháng. Tôi vẫn lên xuống nhà thờ và lãnh thêm nhiều sự sỉ nhục, mà đối với một kẻ sĩ được huấn đức theo Nho giáo và tập tính theo Pháp gia, là những điều không thể chấp nhận nổi…
    (…)
    Vợ chồng người tên Châu năm xưa tới thăm nhà tôi một tối. Người vợ khóc nhiều, rất nhiều, nhờ mẹ tôi giúp đỡ, vì lúc trước đã “giúp” nhà tôi. Nhà tôi đã bớt khó khăn hơn trước nhiều, tuy không thoát cái mác “giáo dân hạng hai”. Nhà người tên Châu thì giờ rất khổ, nợ nần chất ngất…
    Xin Chúa tháo gỡ khó khăn cho người. Amen!

  10. 2 thành viên đã cảm ơn Benedictus vì bài viết này:

    cattrang (08-04-2012),nguahoangtvt (09-04-2012)

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình