+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Viết cho em: Em bé đi vào xã hội

  1. #1
    Hạt Mầm's Avatar
    Trạng thái :   Hạt Mầm đã thoát
    Tham gia : Jul 2010
    Bài gửi : 466
    Tên thật:
    Mầm cô đơn
    Đến từ: Đến từ Kim Long city, đang ở Hàng Xanh
    Sở thích: Thích nói láo nhưng không bao giờ nói xạo
    Nghề nghiệp: Tiến sĩ Ngứa ngáy học
    Cảm ơn
    996
    Được cảm ơn 2,458 lần
    trong 457 bài viết

    Viết cho em: Em bé đi vào xã hội

    EM BÉ ĐI VÀO XÃ HỘI
    "Tôi mong rằng Tuấn của Em cũng được giáo dục như thế." Thêm một điều mong ước!!! P.H.
    EM.
    Em đứng đón con ở cổng trường. Thằng Tuấn đẹp trai, lanh lẹ, nói chuyện như sáo. Dễ thương quá chừng! Nó sẽ chạy ra ôm lấy mẹ, nói chuyện tía lia, nói nhiều đến không kịp nuốt nước miếng. Nó kia rồi!… Nhưng hôm nay nó không niềm nở như mọi hôm. Em đến cầm tay nó. Nó vùng vằng:
    - Ngày nào mẹ cũng rước con hoài!
    - Mẹ phải rước con, dắt con về. Lỡ xe cán con thì sao?
    - Thằng Hiếu có ai rước nó đâu. Mà xe có cán nó đâu.
    - Mẹ rước con, con không mừng thì chớ, lại còn vùng vằng với mẹ?
    - Mẹ rước con, con mắc cỡ với bạn bè quá à! Mẹ đừng rước con nữa. Con đi ên được rồi.
    EM.
    Em bị hẫng. Em cảm thấy đang mất một đứa con yêu dấu. Em thương nó, nó không thèm. Dường như có một nỗi bất hạnh đang chờ đợi Em. Em hốt hoảng… Nhưng có gì đâu mà phải hốt hoảng.
    1. Người là một con vật có xã hội tính. Ong là một trong các loài động vật có xã hội tính rõ nét nhất. Trong một tổ có ong chúa, ong lính và ong thợ. Ong chúa chỉ biết đẻ, ong lính chỉ biết đi chiến đấu, ong thợ chỉ biết xây dựng và đi kiếm lương thực. Chúng nó không thể sống đơn độc mà tồn tại. Chúng nó phải sống cho nhau, nhờ nhau và với nhau.
    Rồi đây Tuấn của Em sẽ vào đời để sống với, sống cho và sống nhờ như thế. Để cảm nghiệm được những quyền lợi và bổn phận ấy, Tuấn phải học tập, phải rèn luyện. Chính Thượng Đế đã an bài để khi lên bảy tuổi, Tuấn muốn giã từ cái nôi gia đình, để đi vào xã hội. Tuấn thích chơi với bạn hơn là thích chơi với em bé. Nó thích nói chuyện với thầy cô hơn là với cha mẹ. Nó thích gia nhập đoàn thể và sinh hoạt đoàn đội hơn là ru rú trong nhà với mẹ. Bây giờ nó bắt đầu cảm nghiệm được điều này là:
    “Đi cho biết đó biết đây
    Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.
    Một bàn tay vô hình của Thượng Đế đang khéo Léo đưa Tuấn ra xa Em một chút, để Tuấn học làm người. Tuấn không phải chỉ là con của Em mà thôi; nó còn là con của xã hội loài người nữa. Vấn đề chỉ là thế.
    2. Nhưng không giản dị chỉ có thể. Xã hội của chúng ta hôm nay đang bị ô nhiễm nặng nề. Phố xá, chợ búa, quán giải khát, rạp chiếu bóng… đều có thể bị nghi ngờ là thiếu lành mạnh. Bọn buôn ma tuý có thể hấp háy ở ngay trong sân trường. Tuấn có thể bị đe doạ ở bất cứ nơi nào. Em phải làm gì và làm thế nào bây giờ?
    2.1 – Có một người mẹ có một thằng con trao cỡ tuổi của Tuấn. Bà mẹ khoe với tôi:
    - Cháu ngoan lắm. Suốt ngày ở nhà với mẹ. Chẳng biết chửi thề là gì; chẳng biết đánh lộn bao giờ.
    - Coi chừng kẻo ngoan và ngu chỉ cách nhau có một gang
    Tôi mong rằng Tuấn không ở trong trường hợp này.
    2.2 – Hai vợ chồng nọ chỉ sanh được một đứa con gái. Bé là học sinh xuất sắc của trường. Bé tham gia sinh hoạt văn nghệ và xã hội của trường. Bé đi công tác thường xuyên. Đi đâu cũng được yêu thương và nuông chiều đi nhiều đến mức độ mẹ chửng biết con đi đâu. Trăm sự tin tưởng và phú thác cho thầy cô.
    Thế rồi một buổi sáng kia Bé ra đi thật sớm và không bao giờ trở về. Điện thoại réo suốt một tuần, rồi hai tuần. Cuối cùng thì công an thị xã đưa ra giải quyết: Có thể bé bị bắt cóc và bán qua Thái Lan.
    Gia đình tin tưởng và phú thác cho trường, nhưng không phối hợp chặt chẽ. Thế là có một khoảng trống… mà con mắt của cha mẹ lẫn nhà giáo đều không dòm tới. Khoảng trống không kiểm soát ấy là nguyên nhân của tai họa lớn.
    2.3 – Rất nhiều thiếu nhi đi vào xã hội qua ngả vi tính. Ngồi trước máy vi tính em gặp đủ thứ bạn, nói đủ thứ chuyện. Sống với, sống cho và sống nhờ kiểu này có vẻ ảo hơn thực. Phải qua một thế hệ giữa người ta mới có nhận xét chính xác về các em ấy. Nhưng chắc chắn một điều là vi tính cung cấp cho các em vô vàn vô số kiến thức. Nhưng cũng rất chắc chắn là vi tính đã giết chết nhiều linh hồn của tuổi thơ.
    Một cô ý tá kể chuyện cho bạn bè:
    “ Từ ngày cha nó mua máy vi tính, nó không còn quậy phá, không còn đi chơi. Tao mừng thầm. Cứ rảnh một chút là ngồi vào bàn vi tính. Say mê đến quên ngủ… Hôm qua tao lên lầu xem nó làm gì. Nó đang coi chương trình sex. Tao giận muốn xỉu luôn. Tao đập tan tành cái máy vi tính. Bảy triệu rưỡi bay cái vù…”
    2.4 – Tôi ngoắt xe ôm. Tình vờ gặp lại người quen. Gia đình anh này nghèo, nhưng lại cần cù làm ăn. Tôi nảy ra sáng kiến kiếm cho thằng Tí một học bổng. Tôi vỗ vai anh xe ôm.
    - Cho cha thăm nhà tụi con một tí đi.
    - Thế thì con chịu liền.
    - Cho cha gặp thằng Tí để lấy hình xin ân nhân giúp nó.
    Xe honda vừa lách vào cổng, thì anh xe ôm đã la ầm lên.
    - Em ơi! Thằng Tí đâu rồi!
    - Nó chơi ở bên Bác Hai.
    - Em kêu nó về cho cha chụp hình.
    - Em hẹn nó 10 giờ phải về. Chỉ còn có năm phút nữa là mười giờ rồi.
    Đúng 10 giờ thằng Tí về thật. Thì ra thằng Tí đi đâu, chơi với ai, chơi cái gì, chơi bao lâu… đều có trong kế hoạch của mẹ nó. Gìơ học, giờ chơi, giờ ở nhà, giờ đi ra ngoài nhất nhất đều được cân nhắc kỹ lưỡng và được thi hành nghiêm chỉnh.
    Tôi cảm phục cô vợ của anh xe ôm ấy. Và tôi cũng thấy trước được tương lai của thằng Tí là sáng sủa. Tôi mong rằng Tuấn của Em cũng được giáo dục như thế.


    Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
    Nguồn: dunglac.org

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    ~~~~*ILJ*~~~~Lộc xuân 2012~~~~*ILJ*~~~~
    "Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo"
    (Cl 3, 14)
    ~~~~Châm ngôn sống~~~~
    "Mọi âu lo trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em"
    - 1Pr 5, 7 -
    P.H.

  2. Thành viên đã cảm ơn Hạt Mầm vì bài viết này:

    Ngôi Sao (11-07-2012)

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình