Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Bóng mát

Threaded View

  1. #1
    Tiếng Vọng
    Lan Anh's Avatar
    Trạng thái :   Lan Anh đã thoát
    Tham gia : Mar 2011
    Bài gửi : 471
    Tên thật:
    Lan Anh
    Đến từ: Quê Mẹ
    Sở thích: Thích đủ thứ
    Nghề nghiệp: Nhiều nghề
    Cảm ơn
    3,586
    Được cảm ơn 3,711 lần
    trong 610 bài viết

    Bóng mát

    Cha là cả một vùng trời yêu thương và nhung nhớ
    Trong cuộc sống, người mà tôi luôn nhớ vẫn là ba.
    Ừ, mà cũng ngộ thật đấy!
    Mẹ là người gần gũi, yêu thương và chăm sóc con cái...Có lẽ mẹ hiện diện mỗi ngày trong cuộc sống của chúng tôi nên nỗi nhớ tôi vẫn luôn dành cho ba.
    Vâng! Chắc là thế!

    Ngày xưa, vì công vụ ba vắng nhà thường xuyên.
    Mỗi năm bọn chị em chúng tôi gặp ba ít là 15 ngày phép hoặc nhiều hơn thì 30 ngày.
    Ba và mẹ ngày ấy như Ngưu Lang và Chức Nữ.
    Ba công tác tận Sài Gòn, mẹ và đám chị em lít nhích, lóc nhóc chúng tôi ở Huế.
    Mỗi buổi ăn sáng, trưa hay chiều tối chỉ có mẹ, dì út hay cậu út và đám chúng tôi.

    Con nít, con nôi tôi thuở ấy mới lớp 1, lớp 2.
    Chẳng biết trong đám chị em có ai luôn hỏi mẹ mỗi một câu
    "Bao giờ ba về hả mẹ?"
    Chắc chỉ mình tôi hay hỏi nên có lần mẹ bảo
    "Lúc nào con gái biết nấu cơm mẹ sẽ cho theo ba"

    Con gái nhỏ ham chơi, ít chú tâm nghe thế cũng thỏa niềm nhung nhớ.
    Thỉnh thoảng bỏ chơi ngồi kề bên bếp lửa, cô nhỏ hỏi
    "Mẹ ơi, cơm sôi mấy lần thì cơm chin?"
    Mẹ phì cười, cơm sôi chỉ một lần chứ mấy con gái yêu...Nhưng sao con hỏi thế?
    Con thấy mệ Mầu nấu cơm giở nắp vung mấy bận.
    À thì ra là thế!

    Số là hôm ấy mẹ đưa em trai đi cấp cứu, mệ Mầu là o của mẹ qua nấu cơm và chăm sóc dùm đám con nít. Mệ nấu cơm, đổ nước nhiều nên nắp vung cứ phập phồng theo nhịp độ nước sôi. Sợ nước trào nên mệ cứ lo giở nắp vung nhiều bận.
    Sau này lớn khôn rồi mới hiểu ra điều ấy.

    Nhớ ba nên chị em chúng tôi tập viết thư theo khuôn mẫu của mẹ thuở ấy.
    "Kính thăm ba!
    Hôm nay con có mấy lời gởi thăm ba được sức khỏe tràn đầy trong tay Chúa và Mẹ Maria là con mừng lắm..."
    Đoạn thư mẫu vẫn in sâu trong tiềm thức con gái nhỏ, mà sau này gia đình đã vào nam viết thư ngược ra Huế thăm cậu đang tu trong chủng viện.
    Một lần cậu ghẹo
    "Nhận thư mấy đứa, cậu chỉ cần bóc một lá thư đọc là đủ"

    Nhờ thế, mấy chị em mới đổi cách viết theo ý thích.
    Nhỏ em kế viết thư hay số dzách.
    Nhỏ viết thư cho ông anh hờ, gởi cho ổng theo lời thách của ông anh họ.
    Con nhỏ viết thư và tự vẽ tem rồi đem gởi.
    Ông anh hờ phải ra thị xã nộp phạt vì lá thư tem gởi không hợp lệ.
    Ông anh hờ nhờ thế vẫn không quên!

    Rồi một lần trong nhà mất trộm, nhỏ buồn hiu vì trộm lấy sạch đồ đạc trong nhà. Nhỏ viết thư kể cho bà chị họ nghe cớ sư...Bạn làm chung, đọc ké rồi dặn dò
    "Mi nói em mi viết thư dài dài cho tau đọc với. Thư kể chuyện buồn mà thiên hạ vui mới lạ.

    Kể chuyện ba rồi lan man lạc lối.
    Mới hôm qua có người hỏi chuyện
    Tôi kể rằng "Ba có nhiều điều để nhớ" người bạn ganh tị
    - Bạn may mắn hơn tôi.
    Nhớ thuở ấy, mẹ cho theo ba đến nơi ba công tác để theo học tiếp...Nơi mà chỉ nửa năm trước cả nhà cuốn gói chạy xa mà mỗi người...chỉ còn mỗi một bộ áo quần. Chuyện đã kể nên không kể lể tiếp.
    Ba mua sắm sách vỡ và tặng cho con gái cây viết Pilot made in Japan.
    Món quà đầy giá trị của con bé mới lớp 5.

    Ba thương con gái viết cho khỏi lem tay vì mưc chứ chẳng phải khoe mẽ hay ý khác.
    Con gái có cây viết đẹp nâng niu như báu vật và rất vui vì bàn tay luôn sạch sẽ.
    Đến một ngày trong buổi học như lệ thường, cây viết bỗng bốc hơi.
    Tìm quay quắt, khắp nơi không nhìn thấy.
    Nhìn vẻ mặt, đứa bạn thân lanh chanh méc
    - Cô ơi, bạn An mất cây viết!
    Cô giáo bảo
    - Em muốn kiểm tra cặp các bạn không?
    Tôi lắc đầu
    - Cô ơi, em không dám!
    Chắc tôi khờ nên cô thương quyên cho tôi một ít. Nhìn đống tiền chắc chắn mới chỉ đủ 1/4 giá trị cây viết, mà thuở ấy con bé khờ cũng chẳng biết hay dám xài tiền bậy nên về nhà dấu dưới bức tranh.
    Đến một ngày, ba nhìn lên tường thấy tờ tiền giấy lấp ló. Ba hỏi
    - An, tiền đâu con dấu ở nơi này?
    Được lời như cởi tấm lòng và con nhỏ kể. Ba chẳng la lấy một tiếng móc túi cho thêm tiền mua cây viết khác...Và cây viết sau này, theo tôi suốt thời TH.

    Một lần đón con gái sau tan học, con gái nói
    - Ba ơi, bạn mời con dự sinh nhật.
    Ba hỏi
    - Con có muốn tham dự không?
    - Dạ muốn lắm ba ơi!
    Ba mở bóp và ghé vào nhà sách cho con gái lựa quà tặng bạn.
    Con gái nhớ vì lần đầu được bạn mời dự sinh nhật.

    Ngày con gái nhận việc làm ở thị xã, mẹ thì nhắc
    - Mấy đứa về ở để giữ căn nhà.
    Ba thì bảo
    - Chiếc xe đạp con đem về mà đi dạy.

    Con vẫn nhớ thời gian đầu, ba cởi giày mang dép. Tay không cầm viết nhưng ba lại cầm cuốc đến chai tay.
    Ba làm mệt nhưng vẫn luôn nhắc mẹ
    - Mạ mi cho con gái tí tiền dằn túi, con gái lớn ra đường dẫm bánh tráng không tiền đền...Tội lắm!
    Vâng thời ấy, con gái theo ba về làm rẫy.

    Nhớ mãi hoài, một lần ba đẻo guốc cho con gái chỉ bỡi vì cây tung sau vườn nhẹ hều, thứ gỗ chuyên dung cho guốc gỗ.
    Con gái mang dôi guốc lẹp kẹp từ rẫy về thị xã , vẫn thoải mái không bận tâm xấu đẹp. Đến một ngày...người bạn bảo "Ba cưng con gái quá!" và đòi đổi đôi guốc mộc
    Ừ, đổi thì đổi con chẳng bận tâm hay bận lòng, chỉ có em con vẫn giữ mãi đôi guốc ba cho, em vẫn nhắc làm con mãi chạnh lòng
    - Sao mình vô tâm quá!

    Ngày ba mất, lòng quặn đau không dứt. Vẫn nhớ hoài lời ba nhắn nhủ
    - Ba thương con lắm, con cố lo cho con cái...Ba mẹ vẫn bình an!
    Ba thương lắm đứa con gái vạn dặm đường xa, ngày ba mất ba vẫn mãi bận tâm
    - Thôi đừng nói cho con An lo tội nghiệp!

    Con vẫn nhớ, và ngàn đời con vẫn nhớ về ba
    Ba mãi là cây cao đầy bóng mát và luôn che phủ lấy đời con!

    Lan Anh

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: Lan Anh, 08-08-2016 lúc 12:06 AM
    Tâm hồn Bình-An là nguồn sống cho thể xác
    Prov 14:30

  2. 4 thành viên đã cảm ơn Lan Anh vì bài viết này:

    allihavetogive (26-07-2017),Annhien (22-06-2016),Honesty (12-07-2016),JB. Sĩ Trọng (20-06-2016)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình