+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Tản mạn ông đồ, thằng đồ, đồ đểu...

  1. #1
    Benedictus's Avatar
    Trạng thái :   Benedictus đã thoát
    Tham gia : Dec 2010
    Bài gửi : 147
    Tên thật:
    Lê Hoàng Hải
    Đến từ: Gx Phong Hòa, Gp Vĩnh Long
    Sở thích: ăn và ngủ
    Nghề nghiệp: lăng xăng
    Cảm ơn
    619
    Được cảm ơn 908 lần
    trong 147 bài viết

    Tản mạn ông đồ, thằng đồ, đồ đểu...

    TẢN MẠN ÔNG ĐỒ, THẰNG ĐỒ, ĐỒ ĐỂU...

    *********





    Giới trí thức thời xưa


    Vừa rồi, nhân có một người anh nói với mình rằng: "Nghề thư pháp dễ kiếm tiền quá!", và dạo này mình thấy nực cười trước cái tình hình loạn lạc của giới thư pháo, nên viết bài này, chia sẻ với mọi người.

    Trước tiên, cần phải biết ông đồ là ông gì vậy?

    Sinh đồ (tiếng Hoa 生徒) là một loại học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến. Loại học vị này được xác định trong kỳ thi Hương. Người thi Hương phải là người dân có đạo đức, cấm người bất hiếu, loạn luân, gian ngoa; cấm con nhà phản nghịch, con phường chèo, hát xướng.
    Vào đời nhà Hậu Lê mỗi khoa thi Hương có 4 kỳ (xưa gọi là 4 trường) kéo dài khoảng 1 tháng, nội dung thi cơ bản như sau:
    Kỳ I: Kinh nghĩa, Thư nghĩa;
    Kỳ II: chiếu, chế, biểu;
    Kỳ III: thơ phú;
    Kỳ IV: văn sách.
    Thi xong kỳ nào chấm bài kỳ ấy, ai đỗ vào thi tiếp kỳ sau, ai trượt thì về. Thi đỗ kỳ III, vào kỳ IV không đỗ thì được nhận học vị sinh đồ, đỗ cả 4 kỳ được nhận học vị hương cống.
    Hương cống và sinh đồ là tên gọi do vua Lê Thánh Tông đặt năm 1466.
    Đến năm 1828 vua Minh Mạng mới đổi cách gọi: sinh đồ thành Tú tài, hương cống thành Cử nhân.
    Thí sinh phải làu thông các kinh điển Nho giáo (Tứ Thư, Ngũ Kinh, Sử Hán, Sử Đường, bách gia, chư tử...); lượng sách vở mà thí sinh phải tinh thông là rất khổng lồ, hơn nữa phải nắm được cái cốt tủy sâu xa của luân lý trong đó; thì mới đi thi có hy vọng đậu được Kỳ I. Sau đó, muốn có khả năng vượt qua kỳ II thì thí sinh đã đậu kỳ I phải có năng khiếu lãnh đạo, có khả năng làm chính sự, hành văn lưu loát, có đầu óc phán đoán... để sau này có thể phò vua giúp nước. Vượt qua kỳ II, thì thi kỳ III, đậu kỳ III được gọi là sinh đồ; người muốn đậu sinh đồ phải tinh thông thơ ca, có khả năng làm thơ làm phú thật hay, ngôn từ trau chuốt bóng bẩy, mà lại có ý hướng trung quân ái quốc, kinh bang tế thế thì mới được lọt vào mắt xanh của các quan giám khảo. Dù không đậu kỳ IV, sinh đồ vẫn là người có học thức cực cao, có thể về quê dạy học, làm thầy thiên hạ. Được nhân dân kính trọng, gọi là thầy đồ hay ông đồ! "Thầy đồ", "Ông đồ" trở thành cái tên gọi thân thương và ăn sâu vào tiềm thức dân tộc.



    Thầy đồ cho chữ ở Hà Nội xưa

    Thời của Vũ Đình Liên, khoa cử không còn, các cụ Đồ ngày xưa không còn sống bằng nghề dạy học
    nữa, phải mưu sinh bằng cách ra đường bán chữ. Nhưng cái khí tiết của người học thức không hề vì cái nghèo đói mà phai mờ hay mất đi. Người ta thuê các cụ Đồ viết nhưng vẫn kính trọng cả người và chữ. Có người xin chữ về thờ!

    Đến thời nay, không còn cụ đồ chơn chính nào còn sống nữa, thì người ta tự phong nhau là ông đồ, thầy đồ. Có người hiểu chuyện, liền bỏ cái danh hiệu đó trong ngoặc kép, tỏ ý khiêm nhường đó là cái tên MƯỢN, nói cho chính xác, đó là hai tiếng HƯ DANH. Thế nhưng cũng có người vô sỉ, tự nhận là ông đồ mà không biết mắc cỡ. Rồi báo chí, truyền thông thi nhau "ông đồ", "phố ông đồ", "bà đồ"... vô thức như con két biết nói!

    Thứ đến, nên biết Thư Pháp là sao?

    Thư: là cách viết chữ!
    Pháp: phương pháp, phép tắc, pháp môn...

    Nghĩa ban sơ, thư pháp là nói cách viết chữ với bút nghiên giấy mực của người Trung Quốc (hiện nay có nhiều nhà nghiên cứu đang chứng minh chữ Trung Quốc đang dùng là do người Việt Cổ sáng tạo, nếu việc này thành công, ta phải hiểu cả nghệ thuật thư pháp là của Việt Nam); tiền nhân đặt ra điển lệ quy củ nghiêm nhặt cho từng thư thể. Nhất nhất đều phải khổ luyện nhiều chục năm mà thành. Dần dà, đời sau tôn kính các bậc thư pháp gia như thần như thánh, vì công khổ luyện của các vị người thường ít ai làm nổi (Vương Hiến Chi mài mực luyện chữ hết 18 chum nước, nhà sư Thích Trí Vĩnh tự nhốt mình trên lầu 40 năm không xuống để chuyên tâm luyện thư pháp, bút cùn vứt thành đống thành gò!).
    Thư pháp chữ Việt ngày nay, định hình từ thời chữ quốc ngữ ra đời, vì trong hàng ngũ trí thức Công giáo thời đó, rất nhiều người tinh thông Nho học, nếu các vị chép chữ Quốc ngữ bằng bút lông mực tàu theo hình thức Calligraphy vẫn rất thường sử dụng để chép kinh văn từ thời giáo hội sơ khai đến giờ, thì Thư pháp chữ Việt phải bắt nguồn từ lúc đó!



    Quyển sách Thánh Giáo Yếu Lý của Đức Cha Bá Đa Lộc


    Thế nhưng mọi chuyện chỉ dừng lại ở mức Calligraphy_viết chữ đẹp mà thôi.
    Mãi tới thời Đông Hồ thi sỹ, chủ trương Trí Đức học xá, dạy toàn tiếng Việt, ông lại mon men viết chữ Việt bằng bút lông, với hình thức như một bức thư pháp chữ Hán.



    Một bức di bút của Đông Hồ


    Tình hình hiện nay!!!

    Từ đó đến nay, người ta thi nhau đi theo đường lối của Đông Hồ, mỗi nhà sáng tác một lối riêng cho mình, loạn xà ngầu, vàng thau lẫn lộn.
    Tất nhiên, vàng có, thau có, chì cũng có, không ra gì cũng có. Cứ hễ mặc bộ áo dài, mua dăm cây cọ, dăm tờ giấy rồi ngồi ra lề đường ngồi thì y như rằng thiên hạ gọi là ông đồ, là thư pháp gia!!! Càng lúc càng bát nháo như cái hàng tôm hàng cá (nói như thế còn oan cho quý bà quý ông bán tôm cá!).
    Giới thư gia chữ Hán, trải nhiều công phu luyện tập, nhìn mấy "ông đồ" này mà nhiều người ghét lây luôn thư pháp chữ quốc ngữ! Còn người điềm đạm hơn, chỉ thở dài than cho nền thư họa nước nhà.
    "Thư pháp gia" ở đâu mà lắm, mọc lố nhố đầy đất, không như hoa lan hoa huệ mà là như nấm!
    Nhà nước không có chủ trương "nhà nhà làm thư pháp, người người mần thư pháp" mà sao ra đường là gặp! Nhưng cũng không khó tìm ra nguyên nhân, bởi đại bộ phận người dân biết ít, hoặc ít biết về thư pháp, nên chỉ có thể đánh giá qua bề ngoài "thư pháo gia" là được, chỉ cần có bộ áo the khăn xếp là vẽ loằng ngoằng như xích chó cũng coi như thư pháp, rồi ngươi mua vui vẻ móc hầu bao ra (loại thường cũng chỉ vài chục ngàn đồng tiền CỘng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), thế là mang danh người cao nhã, chơi chữ hẳn hoi; còn "ông đồ" thì cũng bỏ túi món tiền hời. Thư pháp quả là dễ kiếm tiền!


    "thư pháp"???









    *********************************************





    Với tôi thì thế này mới xứng là Thư Pháp




    Chữ Sống của Hồ Công Khanh




    Phúc Lộc Thọ của Mỹ Lý




    Chữ Mẹ của Trương Tuấn Hải

    Kết Luận

    Cũng không biết nói làm sao, người viết cũng đôi lần được người ta gọi là "thầy" (đồ), là "nhà thư pháp", nhưng thật lòng tự thấy hổ thẹn vì bản lĩnh non kém của mình. Cho nên ngày đêm luyện tập, những mong một ngày nào đó cái sở học của mình không uổng phí.
    Cũng cầu chúc sao cho những ai yêu mến Thư pháp chữ Việt không mua nhầm!

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:


  2. 6 thành viên đã cảm ơn Benedictus vì bài viết này:

    allihavetogive (26-01-2011),CucChu (26-01-2011),halleluyah (27-01-2011),Phù thủy nhỏ (27-01-2011),smiles (26-01-2011)

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình