Padre Paolo
13-02-2011, 12:29 PM
Truyện kể rằng khi Leonardo da Vinci đang vẽ bức họa, “Bữa Tiệc Ly” (The Last Supper), thì ông trở nên bực bội với một người đứng gần đó. Không kiềm chế được mình ông đã mắng người đó cách thảm tệ. Sau đó ông trở lại bức tranh và cố gắng vẽ dung nhan của Chúa Giêsu, nhưng không thể nào họa được. Thấy vậy, ông đành hạ cọ, đì tìm người đó và xin lỗi. Sau khi được tha thứ thì Leonardo trở về chỗ làm và hoàn thành chân dung Chúa Giêsu cách dễ dàng.
Các bạn thân mến,
“Tha thứ.” Hai chữ ngắn gọn, đầy ý nghĩa mà nhiều người thường dùng để khuyên tha nhân mỗi khi thấy họ bực tức với một ai đó. Nhưng thật là mâu thuẫn vì khuyên người khác thì dễ, nhưng khi chính mình là người bị xúc phạm thì lại cả một vấn đề. Vì vậy mà ngày nay có rất nhiều người phải phấn đấu với sự tha thứ. Chúng ta không thể trở nên người mà Chúa muốn nếu không biết tha thứ và làm hoà với tha nhân.
Chúa dậy, “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Gn 15:12) Nhưng khổ nỗi, “Làm sao có thể yêu thương nếu không tha thứ?”
Chắc các bạn đều có em hoặc cháu nhỏ trong gia đình. Có bao giờ các bạn quan sát chúng cãi nhau? Toản có sáu đứa cháu. Một lần về thăm gia đình thì thấy hai thằng cháu đang chơi game rồi bỗng dưng cãi nhau. Thằng thứ nhất nói, “Cái này của tao!” Thằng kia cương cổ lên cãi lại, “Không phải. Cái này là của tao.” Thằng thứ nhất quát lại, “Tao đâu thấy tên của mày.” Thằng kia đáp lại, “Cũng đâu thấy tên của mày.” Và hai đứa cứ cãi qua cãi lại. Mình bỏ đi xuống bếp. Mười phút sau trở lại thì thấy hai đứa lại vui vẻ chơi với nhau như không có gì xảy ra. Đúng là trẻ con: dễ giận và cũng dễ tha thứ! Có thể nói, “Trẻ em dễ dàng tha thứ hơn người lớn.” Có lẽ trong quá trình trưởng thành chúng ta đã đánh mất sự ngây thơ và đã trở nên nhưng chuyên gia ganh tỵ và cái nôi chứa đựng những cái tôi mong manh và những bản tính không tha thứ. Có lẽ vì thế mà Chúa đã dậy chúng ta hãy trở nên như trẻ nhỏ để có thể vào nước trời, “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào.” (Mc 10:15)
Các bạn thân mến,
Chắc nhiều lần trong cuộc sống các bạn đã cảm nghiệm được sự ác hoại của tức giận và ích lợi của tha thứ như Leonardo da Vinci. Vậy thì trong tuần này xin mời các bạn cùng suy về sự tai hại của giận dữ và ích lợi của tha thứ. Đồng thời xin Chúa ban cho chúng ta có một tâm hồn đơn sơ như trẻ nhỏ để dễ dàng tha thứ để được thứ tha; vì bao lâu ta còn tức giận là bấy lâu tâm hồn còn bất an. Tâm hồn bất an thì chắc chắn sẽ không thể hoàn tật được những việc Chúa muốn nơi ta!
Padre Paolo
Các bạn thân mến,
“Tha thứ.” Hai chữ ngắn gọn, đầy ý nghĩa mà nhiều người thường dùng để khuyên tha nhân mỗi khi thấy họ bực tức với một ai đó. Nhưng thật là mâu thuẫn vì khuyên người khác thì dễ, nhưng khi chính mình là người bị xúc phạm thì lại cả một vấn đề. Vì vậy mà ngày nay có rất nhiều người phải phấn đấu với sự tha thứ. Chúng ta không thể trở nên người mà Chúa muốn nếu không biết tha thứ và làm hoà với tha nhân.
Chúa dậy, “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Gn 15:12) Nhưng khổ nỗi, “Làm sao có thể yêu thương nếu không tha thứ?”
Chắc các bạn đều có em hoặc cháu nhỏ trong gia đình. Có bao giờ các bạn quan sát chúng cãi nhau? Toản có sáu đứa cháu. Một lần về thăm gia đình thì thấy hai thằng cháu đang chơi game rồi bỗng dưng cãi nhau. Thằng thứ nhất nói, “Cái này của tao!” Thằng kia cương cổ lên cãi lại, “Không phải. Cái này là của tao.” Thằng thứ nhất quát lại, “Tao đâu thấy tên của mày.” Thằng kia đáp lại, “Cũng đâu thấy tên của mày.” Và hai đứa cứ cãi qua cãi lại. Mình bỏ đi xuống bếp. Mười phút sau trở lại thì thấy hai đứa lại vui vẻ chơi với nhau như không có gì xảy ra. Đúng là trẻ con: dễ giận và cũng dễ tha thứ! Có thể nói, “Trẻ em dễ dàng tha thứ hơn người lớn.” Có lẽ trong quá trình trưởng thành chúng ta đã đánh mất sự ngây thơ và đã trở nên nhưng chuyên gia ganh tỵ và cái nôi chứa đựng những cái tôi mong manh và những bản tính không tha thứ. Có lẽ vì thế mà Chúa đã dậy chúng ta hãy trở nên như trẻ nhỏ để có thể vào nước trời, “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào.” (Mc 10:15)
Các bạn thân mến,
Chắc nhiều lần trong cuộc sống các bạn đã cảm nghiệm được sự ác hoại của tức giận và ích lợi của tha thứ như Leonardo da Vinci. Vậy thì trong tuần này xin mời các bạn cùng suy về sự tai hại của giận dữ và ích lợi của tha thứ. Đồng thời xin Chúa ban cho chúng ta có một tâm hồn đơn sơ như trẻ nhỏ để dễ dàng tha thứ để được thứ tha; vì bao lâu ta còn tức giận là bấy lâu tâm hồn còn bất an. Tâm hồn bất an thì chắc chắn sẽ không thể hoàn tật được những việc Chúa muốn nơi ta!
Padre Paolo