PDA

View Full Version : “Tam nhân thành hổ”



Jade
20-02-2011, 04:26 AM
“Tam nhân thành hổ”

Câu thành ngữ này có từ thời Chiến Quốc (từ thế kỉ thứ V đến năm 221 TCN). Đại khái có nghĩa đen như sau : Ba người nói có cọp (http://vi.wiktionary.org/wiki/cọp), thiên hạ (http://vi.wiktionary.org/wiki/thiên_hạ) cũng tin có cọp thật. Qua đó mà nói đến một ý nghĩa sâu xa hơn : Một việc, dù cho sai lầm đến nhiều người đã có cùng một nghị luận (http://vi.wiktionary.org/wiki/nghị_luận) đều như thế cả, thì cũng dễ khiến (http://vi.wiktionary.org/wiki/khiến) người ta nghi nghi hoặc hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải. Một chân lý (http://vi.wiktionary.org/wiki/chân_lý) có chứng minh (http://vi.wiktionary.org/wiki/chứng_minh) rõ ràng, mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận.

Những lời lưỡi mềm độc quá đuôi ong hoặc sức mạnh của dư luận cũng khiến cho những người tin tưởng bạn nhất, yêu thương bạn nhất cũng có thoáng chút phải lung lay. Câu “tam nhân thành hổ” rút ra từ câu chuyện của Bàng Thông tâu với Nguỵ Vương. Quân - thần có lúc tin có lúc ngờ, dụng nhân thế nào cho tốt là tài của người lãnh đạo. Người xưa có câu “dùng thì không nghi, nghi thì không dùng” là lẽ ấy. Nhưng tình mẫu - tử chí than còn có lúc không tin vào con mình, dù người ấy có là bậc đại hiền như Tăng Sâm.

Câu chuyện “Tăng Sâm giết người” có lẽ sẽ khiến ta có nhiều ngẫm nghĩ hơn cả câu chuyện “tam nhân thành hổ” :

“Ông Tăng Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng tên với ông giết chết người.
Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng:
"Tăng Sâm giết người."
Bà mẹ nói: "Chẳng khi nào con ta lại giết người". Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi.
Một lúc lại có người đến bảo:
"Tăng Sâm giết người."
Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi .
Một lúc lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người."
Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.” (Cổ Học Tinh Hoa)

Miệng lưỡi thế gian ghê gớm đến vậy, lung lay được cả lòng những người cương nghị nhất. Một người nói sẽ không tin, hai người nói sẽ đặt ngay câu hỏi, ba người thì cơ hồ chuyện ấy là có thật. Việc này không phải là hiếm, có thể trong một ngày ta có tểh gặp đến những mấy lần việc “tin chuyện từ “ba người nói”.

Bậc đại hiền như Tăng Sâm khi biết chuyện chắc hẳn nhiên đã không bao giờ dám oán mẹ. Nhưng chắc chắn ông sẽ tự ngẫm mình có gì lỗi đạo hay không mà để mẹ không hoàn toàn tin tưởng, có lúc lung lay về mình ? Chúng ta đôi khi cũng bị người thân, bạn hữu nghe lời thị phi mà gây ra nhưng hiểu lầm với mình. Vậy ta có tự ngẫm mình như ông Tăng Sâm không ?

Lời qua tiếng lại chắn chắn không ít những điều thêm bớt, tam sao thất bản cũng chưa phải là quá nhiều. Số đông chưa chắc là sẽ đúng, và cố nhiên số ít chưa chắc là sẽ sai. Vậy nên xem xét việc thì cần tỉnh táo, có được như vậy thì tránh biết bao lỗi lầm ? .

Như người mẹ Tăng Sâm sau này biết chuyện làm sao không tránh khỏi ray rứt xấu hổ vì đã hiểu lầm con. Thường ngày chúng ta có thể gặp nhiều câu chuyện từ “ba người nói” nhưng bao nhiêu lần tỉnh táo, bao nhiêu lần phải ray rứt, xấu hổ ?

Chuyện xưa chuyện nay, truyện nào cũng mang tính răn đời. Đời thì nhiều người nghe và cũng đều ít nhiều hiểu cả. Nhưng dễ mấy ai thấy đúng mà theo, thấy hay mà ngẫm, mà theo lời người xưa tự răn mình. Thậm chí còn có người biết là mình đang nói sai đấy nhưng vì lẽ gì đó vẫn phải nói.

Đông tây cũng có lúc gặp nhau, có lẽ là vì trái đất tròn hay chăng ? Brunô đã phải lên giàn thiêu chỉ vì chống lại đức tin của tất cả mọi người để bảo vệ chân lý. Cuộc đời này là thế, có những việc không có thật, nhưng ai cũng nói như vậy, rồi đến một ngày ta cũng phải tin.

Trong những năm thuộc thập niên 30-40 thế kỷ XX có vị chính khách Josef Goebbels, Bộ trưởng tuyên truyền của Hitler, đã nêu một lý thuyết như sau : "Một điều lừa dối, bịa đặt khó tin nhất, nếu được nhắc đi nhắc lại trăm ngàn lần sẽ được mọi người tin là thật”. Phải chăng cũng chính là kế : “vô trung sinh hữu” của người xưa mà ra nhưng được hình tượng hoá trong một việc cụ thể hơn ?

Cái học của người xưa thâm trầm, nhẹ nhàng nhưng chuyển tải được nhiều bài học khác nhau chỉ trong một câu chuyện. “Tam nhân thành hổ” có lẽ hợp với đạo trị quốc, còn “Tăng Sâm giết người” hợp với đạo làm người hơn : học cách đoán định việc trước lời thị phi, xét lại mình trước “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, xét lại động cơ nảy lời thị phi vì có khi nó nảy sinh từ một ý tốt hơn là từ ý xấu… Bởi vì có lúc thấy như vậy không hẳn là phải như vậy : "Tôi nói trái đất vuông, nhưng thực tế nó tròn"


Một câu chuyện cổ suy ngẫm được nhiều điều !



20-02-2011, Dom.NTP