PDA

View Full Version : Ngày Chúa Chịu Nạn



Jade
11-03-2011, 10:51 PM
Đối với người Kitô hữu, Kinh Thánh là mặc khải của Thiên Chúa, là niềm tin tuyệt đối vào chân lý chứa đựng trong đó.Niềm tin đó trải 2000 năm đã làm hao tốn bao giấy mực để phân tích, tìm tòi. Có những vấn đề khúc mắc mà phải đến giữa thế kỉ 20 mới được giải quyết cách sâu rộng. Tuy mất một khoảng thời gian khá dài như vậy nhưng những điểm khúc ắc đó không làm lung lay niềm tin của người Kitô hữu vào một Thiên Chúa yêu thương loài người. Tại các nước phương Tây, bộ môn nghiên cứu về Kinh Thánh phát triển rất lâu đời và được gọi thành một phân khoa riêng biệt : Khoa Chú Giải Kinh Thánh. Nhờ khoa này mà những khúc mắc, khó hiểu trong Kinh Thánh được giải quyết triệt để và hoàn toàn hợp với khoa học với những bằng chứng vững chắc và xác thực.

Một trong những vấn đề hay nhất khi tìm hiểu vào Khoa Chú Giải Kinh Thánh là vấn đề : ngày Chúa Giêsu chịu nạn. Ở đây là một tóm lược cách đơn giản nhất về vấn đề từ các nguồn tài liệu khác nhau mà các Nhà Chú Giải Kinh Thánh đã tìm tòi và cứng minh, cũng như đã được công nhận bời Giáo Quyền.

Bạn đọc chắc đang thắc mắc xem người viết muốn trình bày vấn đề này khúc mắc ở điểm nào ?

Như chúng ta vẫn biết và Hội thánh vẫn cử hành Phụng Vụ kỷ niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu vào ngày Thứ 6 Tuần Thánh, và Chúa Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật. Điều này không ai bàn cãi vì chính trong Tin Mừng đã nói rõ như vậy, nhưng vấn đề chúng ta muốn bết chính là Chúa Chịu Nạn có đúng vào ngày Lễ Vượt Qua của người Do Thái, tức ngày 15 tháng Nissan hay không ?

Jade
11-03-2011, 11:09 PM
Trước hết xin trưng bằng chứng về thời điểm ngày thứ 6 và ngày Chúa Nhật :
- Hôm sau, tức là khi ngày áp lễ đã qua, các thượng tế và những người Pharisêu kéo nhau đến ông Philatô (Mt 27, 62)
- Chiều đã đến, mà vì hôm ấy lại là ngày sửa soạn, tức là áp ngày sabát (Mc 15, 42)
- Hốm ấy là ngày áp lễ, và ngày sabát đã ló rạng (Lc 23, 54)
- Hôm đó là ngày áp lễ, người Dothái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. (Ga 19, 31)

Chúng ta thấy rằng, hôm sau ngày Chúa chịu chết là ngày Sabát, tức ngày thứ 7, vậy hôm Chúa chịu chết không thể khác hơn là ngày thứ 6. Kinh Thánh không chép rõ thứ vì không cần thiết, do trong cách tính niên lịch của người Do Thái sau đây đã chỉ rõ điều đó :

- VỀ NĂM : Cũng như người Việt Nam dùng âm lịch, người Do Thái theo ngày tháng mặt trăng. Mỗi năm chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày, theo khoa học mỗi tháng của họ là 29 ngày 12 giờ 44 phút 3 giây. Giữa năm mặt trăng (354 ngày 8 giờ 48 phút 3 giây) và năm mặt trời (365 ngày 5 giờ 44 phút 48 giây) có sự chênh lệch. Bời vậy muốn cho đúng với năm mặt trời, cứ 3 năm, năm mặt trăng phải thêm một tháng nhuận. Tháng nhuận của người việt Nam không nhất định, có qui tắc tính riêng. Nhưng tháng nhuận của người Do Thái là tháng chạp, năm nhuận sẽ có 2 tháng chạp : tháng chạp thượng và tháng chạp hạ.

- VỀ THÁNG : Tên các tháng theo thứ tự là : Nisan, Iyar, Sivan, Tammouz, Ab, Eloul, Tishri, Marheshevan, Kisleu, Tebeth, Shebat, Adar (năm nhuận thêm tháng Veadar hay Adar sheni). Lịch đời lấy tháng Tishri làm đầu, lịch đạo thông dụng hơn lấy tháng Nisan làm tháng giêng, nhưng giãn mãi đến rằm mới mừng Tết vì là ngày kỷ niệm ra khỏi Ai Cập và thoát ách nô lệ.

- VỀ TUẦN : Một tuần lễ người Do Thái có 7 ngày, năm ngày đầu gọi bằng số đếm. Ngày thứ bảy được gọi là ngày Sabath, để giữ luật ngày lễ nghỉ này, hôm trước mọi công việc phải được chuẩn bị sẵng nên ngày thứ 6 được gọi là "Paraskeve", nghĩa là dự bị, chuẩn bị.

- VỀ NGÀY : Người Do Thái kể ngày từ lúc mặt trời lặn chiều hôm trước đến lúc mặt trời lặn chiều hôm sau là một ngày. Nhưng thực ra họ vẫn hiểu từ sáng đến tối là một ngày, ta quen gọi là ban ngày. Khi trước họ chia ngày ra làm ba buồi : chiều, sáng, trưa (Tv 55, 18). Cho nên các ngày lễ bắt đầu khai mặc từ buổi chiều (Lv 23, 32; Xh 12, 18). Đời Đức Giêsu, một ngày chia làm 12 giờ và gọi bằng số đếm (Mt 20, 3-6; Ga 11, 9). Tuy nhiên khi sử dụng lại chia ngày làm 4 quãng, mỗi quãng ba giờ, gọi là giờ 1, 3, 6, 9.

- VỀ CÁC NGÀY LỄ : người Do Thái có 3 đại lễ chính là Lễ Vượt qua, Lễ Năm Mươi và Lễ Trại cùng những lễ khác nữa (nhưng ở đây mình chỉ nói về 3 đại lễ chính thôi).LỄ VƯỢT QUA : người Do Thái mừng lễ này rất trọng thể đủ tám ngày, từ chiều ngày 14 đến ngày 21 tháng Nisan. Muốn mừng lễ này, đàn ông phải giữ mình thanh tịnh theo luật dạy. Và người con trưởng còn phải thủ trai. Ai có lỗi phải lùi đến rằm tháng sau mới được ăn lễ. Lễ này con được gọi là Lễ Chiên để nhắc việc Thiên Chúa dạy giết chiên lấy máu bôi vào cửa. Song vì có luật cấm dùng bánh có men trong tuần, nên cũng gọi là Lễ Bánh Không Men.
LỄ NĂM MƯƠI : vì được mừng sau Lễ Vượt Qua đúng 50 ngày nên có tên gọi này. Người ta còn gọi là Lễ Tuần vì tính từ Lễ Vượt Qua đến đó chẵn 7 tuần. Lễ này lập ra để kỷ niệm việc Thiên Chúa ban 10 điều răn trên núi Sinai. Ngoài ra còn có ý tạ ôn Thiên Chúa ban mùa màng nên còn gọi là Lễ Đầu Mùa.
LỄ TRẠI : lễ này được mở vào rằm tháng Tishri, đầu tiên người ta lập lễ này để tạ ơn Thiên Chúa đã cho ruộng đất phì nhiêu, sau thêm mục đích kỷ niệm 40 năm đi trong sa mạc, lấy trại làm nhà.

Jade
11-03-2011, 11:49 PM
Khi đọc Tin Mừng Nhất Lãm ta sẽ thấy Chúa Giêsu đã ăn lễ Vượt Qua chiều 14 tháng Nisan và chịu chết ngày 15. Vì các Tông Đồ đến thưa với chủ nhà xin nhờ chỗ ăn mừng lễ ở nhà ông và Chúa phán cùng các môn đệ khi đang ăn :

- Thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy (Mt 26, 18)
- Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: 'Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu ? (Mc 14, 14). Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua (Mc 14, 16)
- Thầy nhắn ông: "Căn phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?" Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một căn phòng rộng rãi trên lầu, đã được trang bị: các anh hãy dọn ở đó". Các ông ra đi, thấy mọi sự y như Người đã nói, và các ông dọn tiệc Vượt Qua. (Lc 22, 11-13)
- Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình." (Lc 22, 15)

Nhưng như thế làm sao hợp với luật giữ ngày lễ nghỉ của người Do Thái ? Nhất là khi đọc Tin Mừng theo Thánh Gioan, ta càng phải tin là Chúa Giêsu chịu chết trước ngày lễ Vượt Qua (tức ngày 14 tháng Nisan). Gioan kể rõ :

- Vậy, người Do Thái điệu Ðức Giêsu từ nhà ông Caipha đến dinh tổng trấn. Lúc đó trời vừa sáng. Nhưng họ không vào dinh kẻo bị nhiễm uế mà không ăn lễ Vượt Qua được (Ga 18, 28)

Chúa Giêsu bị kết án và bị đóng đinh vào ngày chuẩn bị mừng lễ. Chiều hôm Chúa chịu chết, người ta phải hạ xác và an táng vội vàng vì hôm sau là Đại Lễ. Tuần Lễ Vượt Qua người Do Thái mừng trong 7 ngày từ ngày 15 đến ngày 21. Nhưng chỉ có ngày đầu và ngày cuối là trọng thể hơn cả, vậy phải hiểu ngày Đại Lễ Thánh ký nói là chính là ngày Lễ Vượt Qua (15 tháng Nissan).

- Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa (Ga 19, 14)

Như vậy giữa Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng IV nảy sinh vấn đề khác biệt về thời gian chịu nạn của Chúa Giêsu !!! Có người sẽ nói là giữa Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng IV một trong hai bên sẽ có một bên sai. Nhưng chúng ta đều biết rằng Kinh Thánh được viết bởi sự bảo trợ của Chúa Thánh Thần linh hứng cho các thánh ký, như thế thì cả 4 sách Tin Mừng đều phải đúng hoàn toàn hết, không thể có bên đúng bên sai được.

Jade
23-03-2011, 11:13 PM
Để giải quyết các vấn đề Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng IV nảy sinh khác biệt về thời gian chịu nạn của Chúa Giêsu, khoa Chú Giải Kinh Thánh đã đưa ra nhiều giả thuyết như sau :
- Giả thuyết thứ nhất : Chúa Giêsu không ăn lễ Vượt Qua
Năm ấy Chúa chịu chết trước ngày lễ Vượt Qua, Ngài không ăn lễ năm đó. Bữa tiệc kể trong Tin Mừng là bữa tiệc Thầy trò tiễn biệt nhau. Vì quen dùng bánh có men trong phụng vụ, Giáo Hội Hy Lạp bênh vực cho giả thuyết này. Cũng có người nói đó là bữa ăn người Do Thái quen dùng trước các ngày đại lễ, gọi là Qiddoush. Trong bữa tiệc của Chúa, điều cốt yếu hơn cả là việc đọc lời chúc phúc trên bánh và rượu, thế nên trong bữa tiệc Tin Mừng kể, các thánh ký không nhắc đến nghi thức ăn lễ Vượt Qua, chỉ nhắc đến việc Chúa chúc phúc cho bánh và rượu.

Giả thiết này không thể nhận được. Mặc dù các Tin Mừng không nhắc đến các nghi thức ăn lễ Vượt Qua (lễ này có các nghi thức riêng được qui định rõ), những danh từ các thánh ký dùng bắt buộc ta phải hiều về ngày lễ đó .

- Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Ðức Giêsu: "Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" (Mt 26, 17)
- Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Ðức Giêsu: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" (Mc 14, 12)
- Ðã đến ngày lễ Bánh Không men, ngày phải sát tế chiên Vượt qua. Ðức Giêsu sai ông Phêrô với ông Gioan đi và dặn: "Các anh hãy đi dọn cho chúng ta ăn lễ Vượt Qua". (Lc 22, 7-8)
Công Đồng Trent (1545-1563) đã định tín : "Mừng lễ Vượt Qua cũ xong... Ngài lập lễ Vượt Qua mới" (Celebrato veteri Pascha... instituit novum Pascha)
- Giả thuyết thứ hai : Chúa Giêsu ăn lễ trước một ngày
Ngài đã mừng lễ vượt qua trước một ngày (lễ mô phỏng, ngụ ý). Vì chiên Vượt Qua là tiêu biểu cho việc Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá. Chúa Giêsu muốn dâng mình chịu chết giữa lúc trong Đền Thờ người ta mổ chiên dê.

Nhưng giả thuyết này không có bằng chứng và không hợp với các ký thuật trong Tin Mừng. Tin Mừng kể rõ các Tông đồ hỏi Chúa phải dọn chỗ nào để ăn lễ, chứ không phải Chúa bảo các ông đi dọn lễ. Mừng lễ trước đi một ngày, ắt phải là một việc khác thường. Thế mà Tin Mừng không nói nguyên do và các Tông Đồ không có gì tỏ vẻ bỡ ngỡ và ngạc nhiên. Vì thế giả thuyết này cũng không thể nhận được.

Jade
16-04-2011, 08:07 PM
- Giả thuyết thứ 3 : năm ấy có hai lễ Vượt Qua
Giả thuyết này có tính thuyết phục nhất nhưng có nhiều cách giải thích khác nhau cho giả thuyết này.
- Cách thứ nhất :
Năm ấy các thượng tế hoãn lễ Vượt Qua lại một ngày để lo liệu cho xong việc giết Chúa Giêsu. Gioan thuật lại theo ngày lễ hoãn của họ. Còn phần lớn dân chúng cứ mừng lễ đúng ngày, là 14 tháng Nisan. Và Tin Mừng Nhất Lãm đã kể theo ngày mừng lễ của số đông dân chúng.
- Cách thứ hai :
Người ta cho rằng năm ấy người Do Thái đã hoãn lễ Vượt Qua lại một ngày theo tục Badou. Nguyên tiếng "Badou" cấu thành bởi ba mẫu âm : b (beth : 2), d (daleth : 4) và w (u) wau : (6), nghĩa là nếu lễ Vượt Qua gặp phải ngày thứ 2, 4, 6 người ta sẽ mừng lui lại một ngày. Tục này cũng như tục "Adou" (a : alef : 1; b : 2; w : 6) hoãn ngày lễ đầu năm Tishri lại một ngày, nếu ngày đầu năm nhằm ngày 1, 2, 6 trong tuần. Do đó Chúa Giêsu và các môn đệ cứ mừng lễ vào chính ngày như Tin mừng Nhất Lãm kể. Người Do Thái thì mừng lui lại một ngày như Tin Mừng IV kể.
Ai cũng công nhận người Do Thái có tục lệ này, Nhưng là một tục mới có từ đời Hillel II, năm 344 sau CN. Trước đó nữa chưa có bằng chứng nào nên cách này không lấy làm chắc chắn lắm.
- Cách thứ ba :
Có thể năm ấy khách về Thánh Đô mừng lễ quá đông, chiều 14 tháng Nisan không tài nào giết chiên dê cho kịp. Do đó mà các thượng tế cho khách phương xa mừng trước từ chiều ngày 13, còn dân chúng ở Jerusalem mừng vào chính ngày 14. Chúa Giêsu và các môn đệ mừng trýớc (vì là ngừõi xứ Galilê) và Ngài chết vào chính ngày lễ. Tin Mừng Nhất Lãm theo đó. Gioan thì thuật theo ngày mừng lễ của dân thành Jerusalem.
- Cách thứ tư :
Ngừõi Do Thái theo âm lịch và họ cứ bằng mắt thường mà nhận ngày mùng một và ngày rằm. Vì thế người ở miền bắc (xứ Galilê) có thói quen tính ngày lễ trứõc một ngày. Chúa Giêsu và các môn đệ xúât xứ từ Galilê nên đã theo thói quen xứ mình mà mừng lễ (theo Tin Mừng Nhất Lãm kể), còn ở Jerusalem (miền nam) mừng đúng ngày theo lịch chính thức (theo Gioan kể).

Jade
16-04-2011, 08:15 PM
-Cách thứ tư :

Người Do Thái có hai lịch khác nhau, bởi đó nhiều khi một ngày lễ mừng vào hai ngày khác nhau. Xin xem (Lv 23, 11) :
"Nó sẽ làm nghi thức tiến dâng trước nhan Ðức Chúa để các ngươi được đoái nhận; tư tế sẽ làm nghi thức tiến dâng hôm sau ngày sa-bát." "sau ngày sabbath" Từ ngày ấy tính đủ 7 tuần mừng Lễ Năm Mươi. Phái Sađốc giải thích "sau ngày sabbath" là hôm sau ngày thứ 7 (ngày sabbath) trong tuần Lễ vượt Qua, và họ mừng lễ này vào ngày thứ nhất trong tuần (sau ngày sabbath) mãi mãi. Phái Pharisêu lại giải thích "sau nàgy sabbath" là hôm sau ngày Lễ Vượt Qua (tức 16 tháng Nisan), từ đó tính đủ 7 tuần là mừng lễ Năm Mươi.

Như vậy nhiều năm có hai lễ Năm Mươi : một là vào ngày thứ nhất trong tuần, hai là một ngày vào ngày thứ 50 sau ngày 16 tháng Nisan, là bất cứ ngày nào trong tuần. Những người làm lịch tức là các tư tế thuộc chi tộc Boetho (Sađốc), muốn dung hòa hai bên để tránh hai lễ Năm Mươi liền nhau, thì khi ngày 15 tháng Nisan gặp vào ngày thứ nhất hay thứ sáu trong tuần, họ dịch đi hay lui lại một ngày. Đó là lịch chính thức. Nhưng các Pharisêu luôn đối đầu với Sađốc thường không theo thế. Ta biết ảnh hưởng của Pharisêu trong vấn đề tôn giáo rất lớn, dĩ nhiên ta nhận thấy phần đông dân chúng đã theo các ông Pharisêu.

Lễ Vượt Qua năm Chúa Giêsu chịu nạn cũng vậy, có hai phe theo hai lịch khác nhau : một theo lịch đúng, một theo lịch dịch. Lễ Vượt Qua đúng năm ấy (15 tháng Nisan) vào thứ 6 trong tuần, lễ theo lịch dịch vào thứ 7 :
Ngày trong tháng__________Ngày trong tuần______________Ngày trong tháng
(lịch đúng)___________________________________________ (lịch dịch)
14__________________________thứ 5______________________13
15__________________________thứ 6______________________14
16__________________________thứ 7______________________15
17__________________________thứ 1______________________16

Tin M ừng Nhất Lãm thuật truyện theo lễ các ông Pharisêu và dân chúng về phe các ông, mừng vào chiều thứ 5 trong tuần (chiều 14 Nisan lịch đúng). Gioan viết theo lễ phái Sađốc, lùi lại một ngày. Thế là Chúa Giêsu chĩu chết vào 15 tháng Nisan theo lịch đúng (thứ 6 trong tuần), lĩch dịch là 14 tháng Nisan (áp lễ Vượt Qua).

Thựa ra chúng ta cũng nhận thấy được các tư tế thuộc phái Sađốc đóng vai hành động ráo riết trong việc giết Chúa Giêsu. Họ kết án tử cho Ngài, giải Ngài cho Pilate và truy tố Ngài:
- các thượng tế mới quyết định giết cả anh Ladarô nữa, vì tại anh mà nhiều người Dothái đã bỏ họ và tin vào Ðức Giêsu. (Ga 12, 10-11)
- Ông Philatô trả lời: "Tôi là người Dothái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?" (Ga 18, 35)
- Các thượng tế tố cáo Người nhiều tội (Mc 15, 3)
- Bởi ông thừa biết chỉ vì ghen tỵ mà các thượng tế nộp Người. (Mc 15, 10)
- Ông Philatô nói với các thượng tế và đám đông: "Ta xét thấy người này không có tội gì". (Lc 23, 4)
- Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. (Lc 24, 20)

Họ xúi dân xin tha Baraba và kêu gào đóng đinh Chúa, họ phân trần mình chỉ biết có hoàng đế Ceasar. Để từ chối Chúa đến cùng họ xin Pilate đổi bản án cho Ngài :
- Nhưng các thượng tế sách động đám đông đòi ônbg Philatô phóng thích tên Baraba thì hơn (Mc 15, 11)
- Khi vừa thấy Ðức Giêsu, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: "Ðóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá!" Ông Philatô bảo họ: "Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy". (Ga 19, 6)
- Họ liền la lớn: "Ðem đi! Ðem nó đi! Ðóng đinh nó vào thập giá!" Ông Philatô nói với họ: "Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao?" Các thượng tế đáp: "Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xêda". (Ga 19, 15)
- Các thượng tế của người Dothái nói với Philatô: "Xin ngài đừng viết: "Vua dân Dothái" nhưng viết: "Tên này đã nói: Ta là Vua dân Dothái". (Ga 19, 21)

Còn các Pharisêu, kẻ thù không đội trời chung với Chúa lúc trước thì nay lại hầu như biến mất ! Một hai chỗ Tin Mừng cũng có nhắc đến các kinh sư Pharisêu nhưng rất ít. Điều đó không lạ vì Pharisêu và Sađốc thỏa hiệp với nhau trong việc giết Chúa. Còn Giuse thành Arimathê và Nicođêmô xin tháo xác Chúa xuống vì lẽ hôm sau là đại lễ. Có lẽ đó là cớ các ông dựa vào (theo lịch dịch) để xin phép tổng trấn cho dễ dàng hơn.

Jade
16-04-2011, 08:33 PM
- Cách thứ năm :

Cách giải thích này có sau năm 1947 khi ngừơi ta phát hiện ra ở nhiều hang trong rừng vắng Giu-đê-a gần Biển Chết các cuộn sách và được gọi là "các cuộn sách Biển Chết" hay "tài liệu Qumrân". Nhân cuộc khám phá này người ta tìm thấy một cách tính ngày tháng giống hệt cuốn Lịch Toàn Xá (Jubilés), Do đó có thể giải quyết dễ dàng vấn đề của chúng ta.

Muốn hiểu lịch này, cần biết Lịch chính thức Do Thái là thế nào. Lịch chính thức Do Thái giống âm lịch Việt Nam , chia làm 12 tháng, mỗi tháng 29 hay 30 ngày. (xin xem lại cách tính niên lịch phía trên).

Lịch Toàn Xá, tức Lịch Qumrân, mỗi năm có 364 ngày, 12 tháng gọi bằng số đếm, 52 tuần lễ, năm chia làm 4 mùa, mỗi mùa 13 tuần lễ, ngày đầu mùa là một ngày kỷ niệm. Theo Lịch Qumrân thì lễ nào cũng vào một ngày nhất định trong tuần. Mỗi tháng có 30 ngày và cứ mỗi tam cá nguyệt lại thêm 1 ngày cho đủ 13 tuần chẵn tức 91 ngày (91 x 4 = 364). Như thế Lịch Qumrân (364 ngày) gần giống với dương lịch (365 ngày) hơn là âm lịch, tức Lịch chính thức Do Thái (354 ngày). Lịch Qumrân còn thua dương lịch mỗi năm 1 ngày 5 giờ 44 phút 44 giây và cứ mỗi Toàn Xá (Jubilé), tức 49 năm, nó chậm hơn dương lịch là 61 ngày.

Trong Lịch Qumrân người ta chú trọng đến Lễ Năm Mươi cũng gọi là Lễ Tuần. Theo Lịch này thì bao giờ Lễ Tuần cũng nhằm vào ngày 15 tháng 3. Nhưng làm thế nào để dung hoà được với điều luật sách Lêvi (Lv 23, 15-16) buộc phải mừng lễ dâng bông lúa đầu mùa vào sau ngày sabbath, từ đó tính đủ 50 ngày mừng Lễ Năm Mươi. Phái Sađốc giải thích là ngày hôm sau thứ 7 (ngày sabbath) trong Tuần Lễ Vượt Qua và mừng Lễ Năm Mươi vào ngày thứ 1 mãi. Phái Pharisêu lại bảo : ngày hôm sau Lễ Vượt qua tức 16 tháng Nissan, và mừng lễ Năm Mươi vào ngày 6 tháng Sivan bất luận ngày nào trong tuần. Còn theo Lịch Qumrân hiểu là ngày thứ 7 (ngày sabbath) sau tuần Lễ Vượt Qua. Như thế lễ Năm Mươi bao giờ cũng nhằm ngày 15 tháng 3, ngày thứ 7 (ngày sabbath) trước ngày dâng bông lúa đầu mùa sẽ là 25 tháng 1 và ngày lễ Vượt Qua nhằm vào 15 tháng 1 là thứ 4 trong tùân. Như vậy ngày đầu năm của Lịch Qumrân là ngày thứ 4.

246http://www.ycsvietnam.org/portal/attachment.php?attachmentid=781&d=1286556520&thumb=1 (http://www.ycsvietnam.org/portal/attachment.php?attachmentid=781&d=1274021772)
Theo đó thì :
Lễ Vượt Qua __________ ngày 15 tháng 1 __________ thứ 4 trong tuần
Lễ Năm Mươi _________ ngày 15 tháng 3 __________ thứ 1 trong tuần
Lễ Sám Hối ___________ ngày 10 tháng 7 __________ thứ 6 trong tuần
Lễ Trại _______________ ngày 15 tháng 7 __________ thứ 4 trong tuần

Và ngày đầu tháng nhằm ngày thứ 1, thứ 4 hay thứ 6 trong tuần. Theo lịch Qumrân mỗi tuần có 3 ngày trọng : 1, 4, 6; song đặc biệt là ngày thứ 4 vì có lễ Vượt Qua, Lễ Trại và 4 ngày đầu mùa (tháng 1, 4, 7, 10). Như vậy lễ Vượt Qua theo lịch Qumrân nhằm ngày thứ 4 và bữa tiệc Vượt Qua vào chiều thứ 3 sang ngày thứ 4.

Như thế xảy ra khả năng Chúa Giêsu đã ăn lễ Vượt Qua tức Bữa Tiệc Ly và lập phép Thánh Thể chiều ngày thứ 3 và bị bắt đêm đó. (giả thuyết về khả năng này xin xem ở link đính kèm để được rõ thêm (http://giaophanmytho.net/view.aspx?idx=120b1a63-d697-4f1d-b1ba-073caadb6e40&ag=cdtl (http://svconggiao.net/showthread.php?9823-Ng%C3%A0y-c%E1%BB%A7a-B%E1%BB%AFa-Ti%E1%BB%87c-Ly-m%E1%BB%99t-gi%E1%BA%A3-thuy%E1%BA%BFt)) Chấp nhận khả năng này chúng ta sẽ có một thời gian biểu cho cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu như sau :

- Chiều thứ 3 : Chúa Giêsu ăn lễ Vượt Qua và lập phép Thánh Thể. Đêm ấy Ngài bị bắt, điệu đến Anna (Mc 14, 53 ; Lc 22, 54 ; Ga 18, 13) và Caipha (Ga 18, 24)
- Ngày thứ 4 : Chúa bị điệu ra trứơc Thượng Hội Đồng (Mc 14, 55-64) và bị nhạo báng.
- Ngày thứ 5 : Chúa bị lên án (Mt 27, 1 ; Mc 15, 1), bị điệu đến Pilate (Mt 27, 2 ; Mc 15, 1 ; Lc 23, 1 ; Ga 18, 28). Người Do Thái không vào dinh Tổng Trấn để khỏi bị ô uế và không ăn được lễ Vượt Qua (theo lịch chính thức) (Ga 18, 28). Trong ngày này Chúa ở trước tòa của Pilate, bị điệu đến Hêrôđê (Lc 23, 6-12)
- Ngày thứ 6 : Pilate lên án tử cho Chúa (Lc 23, 13) và bị điệu đi đóng đinh.

Tóm lại : theo Lịch Qumrân, lễ Vượt Qua mừng chiều thứ 3 sang ngày thứ 4 (14 sang 15/1 lịch Qumrân = 11 sang 12 tháng Nisan lịch chính thức Do Thái); Chúa chịu chết thứ 6 tức 17/1 Lịch Qumrân = 14 Nisan lịch chính thức Do Thái. Theo Lịch ch1inh thức Do Thái, Lễ Vượt Qua mừng chiều thứ 6 sang thứ 7 (tức 17 sang 18/1 Lịch Qumrân = 14 sang 15 tháng Nissan lịch chính thức Do Thái)

Ba Tin Mừng Nhất Lãm đã thuật lại theo Lịch Qumrân, Gioan đã thuật lại theo Lịch chính thức Do Thái. Như thế dưới 2 quan điểm khác nhau, Tin Mừng Nhất Lãm và Tin mừng IV không nói cùng về một ngày lễ.

Jade
16-04-2011, 08:52 PM
@ Anh G7 : về cách giải thích thứ 5 của giả thuyết thứ 3 này, hiện có một tài liệu đánh giá về cái được gọi là "Lịch Qumrân" có đúng là xuất phát từ :"cộng đoàn Qumrân" mà tài liệu của cha Vũ Văn An đã nêu hay không. Do đó thay vì kết luận như trong lần trao đổi trước với anh, nay xin tạm dừng, trong lúc tham khảo tài liệu của giáo sư Norman Golb về vấn đề này trước khi kết lại.

G7
18-04-2011, 10:58 AM
Thanks Jade đã chia sẻ. Anh bỏ quên đề tài này lâu quá rồi, những "nút thắt" trước đây không còn nhớ rõ nữa nên cũng phân vân. Hôm nào Jade tổng kết thử các luận điểm theo ý Jade được không? Anh đang cố gắng đọc hiểu hết những giả thuyết của Jade. Anh nghĩ về "lịch" thì tất nhiên là khác nhau vì mốc thời gian đã thay đổi. Hầu hết trước đây G7 dựa hoàn toàn vào kinh thánh Tân Ước và những gì được viết trong đó để chia sẽ, G7 nhớ chính xác thì 2 phe Phariseu và Sadoc là 2 trường phái khác nhau (không hoàn toàn) nên việc họ sử dụng 2 lịch khác nhau là có thể. Đâu đó có ghi chép: có năm có 2 lễ vượt qua (do tục lệ từ việc trùng hợp lịch/bị trì hoãn do "lịch") hoặc các Tin Mừng không thể hiện giá trị mốc thời gian mà chỉ tập trung cho đối tượng (cần nguồn!!!).

Lâu rồi không có để tài để cảm hứng đọc sách nghiên cứu học thuật :D Chờ Jade viết tiếp để tham khảo vậy. hehehe Về nhà đọc Tân Ước tiếp để xem có cung cấp cho Jade được thông tin nào không nhé.

Jade
18-04-2011, 10:39 PM
G7 nhớ chính xác thì 2 phe Phariseu và Sadoc là 2 trường phái khác nhau (không hoàn toàn) nên việc họ sử dụng 2 lịch khác nhau là có thể. Đâu đó có ghi chép: có năm có 2 lễ vượt qua (do tục lệ từ việc trùng hợp lịch/bị trì hoãn do "lịch") hoặc các Tin Mừng không thể hiện giá trị mốc thời gian mà chỉ tập trung cho đối tượng (cần nguồn!!!).

Việc hai phe Phariseu va Sadoc là hai trường phái khác nhau như thế nào thì trong KInh Thánh không nói chi tiết lắm, thấy rõ trong Tin Mừng nêu tên hai phe một cách riêng biệt. Nếu chỉ dựa vào Tin Mừng mà không dựa vào các tài liệu khác cũng thấy 2 phe này cũng có một chút khác biệt trên nền tảng giáo lý, đơn cử là cách (hình như là) phe Sadoc hỏi Chúa Giêsu về người chết sống lại, mà Chúa Giêsu có trả lời rằng : Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống....

Muốn biết chi tiết và rõ ràng hơn phải tham khảo thêm tài liệu của hai sử gia thời đó là : Phi-lô (Philon) và Gio-xê-phô Fla-viô (Flavius Josephe). Tuy nhiên em không có khả năng để đọc hết các bản văn này để đưa ra dữ liệu chính xác, chỉ cung cấp được do các học giả trứơc đó đã ghi chép và tổng hợp thôi. Anh xem tạm một đoạn ĐC Phạm Ngọc Chi viết :

.Về mặt tôn giáo, đời Chúa Giê-su có ba đảng phái lớn : Pha-ri-siêu, Sa-đu-kêu và E-xê-ni. Về mặt chính trị, người Do-thái có hai đảng : Xê-lo-tê và Hê-ro-đê.

Phái Pha-ri-siêu.
Có lẽ phái này thành lập từ hồi dân Do-thái bị lưu đầy. Trong cảnh lầm than đau khổ, nhiều người nhận thấy nguyên nhân tai nạn là tại người ta bỏ Thiên Chúa. Những người tự biết giác ngộ mình như thế quyết tâm ăn ở trung thành với Thiên Chúa, sống cuộc đời đạo đức hơn. Vì thế dân chúng gọi Pha-ri-siêu là người “Biệt phái” (bởi peru-shin nghĩa là người đã khu biệt). Ban đầu những người này chưa họp thành đoàn thể và chỉ theo đuổi mục đích tôn giáo. Về sau sự tham tàn độc ác của đế quốc Sy-ria đã khiến họ làm chính trị. Từ đó học tổ chức thành đảng phái với mục đích bài ngoại và giúp nhà Ma-ca-bê-ô khôi phục nền độc lập. Nhưng về sau, Hê-ro-đê lên cầm quyền, đảng này không phò vua, cũng không làm chính trị. Họ trở về đường cũ, nguyên lo việc tôn giáo.
Người Pha-ri-siêu quý trọng Thánh Kinh và tục truyền. Đáng tiếc, nhiều khi họ coi Tục truyền hơn Thánh Kinh ! Dựa vào Tục lệ họ bắt người ta giữ những điều rất tỷ mỷ. Họ tin linh hồn bất tử, xác kẻ lành sẽ sống lại và nhận có Thiên Chúa quan phòng.
Người Pha-ri-siêu mắc phải tính giả hình đạo đức, kiêu căng ghen tỵ và hay thù oán. Chúa Giê-su đã nhiều lần mắng trách họ nặng lời. Họ rất căm giận Ngài.
Tuy nhiên ta phải nhận rằng : đảng Pha-ri-siêu đã giúp ích cho dân Do-thái rất nhiều. Dầu họ có lắm nết hư, lắm tin tưởng sai lầm, nhưng xét chung cũng nhờ họ một phần lớn, đạo Do-thái mới tồn tại vững bền. Chúa Giê-su vì thế đã công kích việc làm của họ, nhưng dạy người ta cứ nghe theo lời họ khuyên răn (Mt XXIII, 12).
Trong đảng Pha-ri-siêu có một số người chuyên môn học đạo rất thông tức bọn Luật sĩ hay Thông giáo. Bọn này chia làm ba giai cấp : trên cùng là những người thông minh,có văn bằng đạo luật. Họ được công chúng xưng là Thày và có quyền xét xử những nố kiện thường thức. Cấp thứ hai là những bậc thân hữu, hạng người tài học tuy cao nhưng chưa có bằng sắc. Bọn này ở những tỉnh thành nhỏ, được quyền giảng đạo và xét xử những nố vi cảnh. Cấp thứ ba là những người học lực dưới bậc trung đẳng gọi là sinh đồ (1).

Phái Sa-đu-kêu.
68.Sa-đu-kêu bởi tiếng Sadoc, tên một quý tộc đã giữ chức thượng tế từ lâu đời (3 Reg. II, 35). Các người trong đảng hầu hết tuyển ở hàng tư tế thượng cấp (Act. V, 17).
Người Sa-đu-kêu họp thành đảng phái từ hồi Ba-tư thuộc. Vận mệnh của đảng đã trải qua nhiều phen suy thịnh. Đời La-mã đô hộ, đảng Sa-đu-kêu có thế lực rất mạnh về tôn giáo và chính trị. Về tôn giáo, khác xa với đảng Pha-ri-siêu, họ khinh thị tục truyền. Người Pha-ri-siêu tin có Thiên Chúa quan phòng, linh hồn bất tử, người chết sống lại… Những tin tưởng ấy, người Sa-đu-kêu lắc đầu từ chối. Giữa hai đảng vẫn có sự bất bình. Không nguyên về mặt tôn giáo, cả về chính trị, hai đảng cũng chia rẽ. Người Pha-ri-siêu càng nhiệt thành với nền tự chủ bao nhiêu, bọn Sa-đu-kêu càng thờ ơ lãnh đạm bấy nhiêu. Chiếm được địa vị cao quí dưới sự che chở của nước đô hộ, họ không thiết lập gì đến độc lập.
Chính phủ La-mã dành cho đảng này nhiều ghế trong hội đồng Cộng Tọa để chia rẽ người Do-thái. Ban Trưởng tế và Kỳ lão hầu hết là người đảng Sa-đu-kêu.

Phái Ê-xê-ni.
69.Đảng này Phúc Âm không nói đến; nhưng là một đảng phái quan trọng trong lịch sử Do-thái đời Chúa Giê-su.
Gọi là E-xê-ni có lẽ vì họ tự xưng là người thánh thiện trinh khiết, hoặc vì họ nhiệm nhặt giữ sự yên lặng. Không ai biết rõ đảng này thành lập tự bao giờ và ở đâu.
Về lý thuyết, họ nhận Ngũ kinh ông Mai-sen và theo triết lý Py-tha-go-ra tin linh hồn tiên hữu (préexistence de I’àme), nhưng không tin xác loài người sẽ sống lại. Trong hành vi, họ còn câu nệ giữ cổ truyền hơn bọn Pha-ri-siêu nhất là trong việc tắm gội.
Cách tổ chức của phái này gần giống các dòng tu công giáo : ai muốn nhập phái phải chịu thử hai kỳ: kỳ trước một năm, kỳ sau hai năm. Ai thật có chí tu mới được nhận hẳn.
Ngày được nhận, phải thề buộc giữ trọn luật phép của phái, giữ bí mật các tục lệ và mệnh lệnh thượng cấp. Sau khi đã nhập phái phải ở độc thân, để chung tài sản và phục tùng bề trên.
Theo sử gia Phi-lô và Gio-xê-phô Fla-viô, đời Chúa Giê-su số người E-xê-ni có tới 4 nghìn.

Phái Xê-lô-tê.
Phái Xê-lô-tê là một phái chính trị mục đích khôi phục nền tự chủ. Họ cho phàm phương tiện nào giúp ích cho mục đích đó đều là chính đáng, như làm cách mệnh, sát hại những người thờ ơ, phản động v.v… Phái này do ông Giu-đa người xứ Gau-la-ni-ti-đê lập ra năm 6, 7 sau kỷ nguyên. Ông và nhiều người không chịu nộp thuế cho La-mã và cố tình bài ngoại, nên đã bị tử hình (Act. V, 37). Cuộc khởi loạn năm 66 đã đem nước Do-thái đến kiếp diệt vong (năm 70) cũng là do bọn họ.

Phái Hê-ro-đê.
Phái Hê-ro-đê là bọn nịnh thần, phó tá nhà Hê-ro-đê, nhất là dưới triều An-ti-pa. Vì là hạng người ích kỷ cầu vinh, nên dân chúng đem lòng oán ghét. Số đảng viên ít ỏi và không có ảnh hưởng là bao. Phúc Âm chỉ có ba lần nhắc đến bọn họ (Mc III, 6; XII. 13; Mt XXII, 16).Về Gio-xê-phô Fla-viô (Flavius Josephe) : có thể xem trong hai tác phẩm này
- Cổ Sử Do Thái - Jewish Antiquities
- Chiến Tranh Do Thái - Jewish War
Bản Anh ngữ cho hai tác phẩm trên => http://sacred-texts.com/jud/josephus/index.htm#aoj

Riêng Phi-lô (Philon), hiện giờ em chưa biết sẽ phải tìm ở đâu. Sẽ cố gắng bổ sung sớm chương nào, câu nào tiện hơn cho việc tra cứu.

Jade
18-04-2011, 10:55 PM
Về phái E-xê-ni hay Étsen, tuy không được nhắc đến trong Kinh Thánhm nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong cách giải thích thứ 5 của giả thuyết 3. Vì khi phát hiện các cuộn bản thảo ở Biển Chết, gần khu vực Khirbet Qumrân, nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã cố gắng chứng minh các bản thảo này được viết hoặc sao chép lại bởi cộng đoàn E-xê-ni này.

Cách giải thích thứ 5 của giả thuyết 3, em đưa ra là dựa trên sách "Phúc Âm Dẫn Giải" của ĐC Phạm NGọc Chi, in lần đầu năm 1952. Năm 1947, hang động đầu tiên tại Qumrân được phát hiện, trong hang đó có 7 cuộn bản thảo. Đáng lưu ý nhất là cuộn bản thảo mang tên Qui Luật Cộng Đoàn. Từ cuộn bản thảo này mà ngời ta đưa ra giả thuyết đồng nhất E-xê-ni và Qumrân là nơi cư ngụ của phái này. Từ đó Lagrange mới đưa ra cách giải thích mới mà Cha Vũ Văn An dùng làm tài liệu tham khảo : (http://giaophanmytho.net/view.aspx?idx=120b1a63-d697-4f1d-b1ba-073caadb6e40&ag=cdtl (http://svconggiao.net/showthread.php?9823-Ng%C3%A0y-c%E1%BB%A7a-B%E1%BB%AFa-Ti%E1%BB%87c-Ly-m%E1%BB%99t-gi%E1%BA%A3-thuy%E1%BA%BFt))

Năm 1950, một tờ báo của Tin Lành ở Việt Nam có dịch lại giả thuyết mà Lagrange đưa ra, ĐC Phạm Ngọc Chi có tham khảo ở đó một phần. Tuy nhiên những cuộc khai quật sau này người ta lại tìm thêm một số cuộn bản thảo khác nữa, hình như đến những năm giữa của thập kỷ 1960 mới chấm dứt. Vậy những cách đã nêu phia 1trên đã cũ.

Trong tài liệu của giáo sư Norman Golb (viết ở Chicago năm 1998) thì chứng minh phái E-xê-ni không ở tại Qumrân, do đó họ không phải là tác giả hay người sao chép các cuộn bản thảo trên. Như vậy thì cách giải thích thứ 5 của giả thuyết 3 lại thiếu tính thuyết phục. Xem ra điểm bí ẩn lớn nhất của Kinh Thánh về ngày Chúa Giêsu chịu nạn vẫn chưa được giải quyết hết được.

Jade
19-04-2011, 10:33 PM
Về vấn đề vì sao người ta cố gắng chứng minh mối liên hệ giữa giáo phái E-xê-ni và Qumrân :

- Cách giải thích thứ 5 ở giả thuyết 3 dựa vào quyển LỊCH TOÀN XÁ (Jubilés), mà quyển này được tìm thấy trước đó vào thế kỷ 19. Các nhà chú giải KInh Thánh thời đó cũng không mấy chú ý đến nó, vì người ta không có một cơ sở nào để xác định được tác giả hay người / nhóm người sử dụng tác phẩm này.
- Năm 1974 khi tìm ra hang động thứ nhất ở Qumrân, trong đó đặc biệt là cuộn bản thảo được đặt tên sau này là : QUI LUẬT CỘNG ĐOÀN.
- Đối chiếu với tác phẩm của Flavius Josephe, các nhà nghiên cứu đưa ra mệnh đề Qumrân là nơi mà giáo phái E-xê-ni cư ngụ.
- Các cuộc khai quật tiếp theo, người ta tìm thấy ở các hang khác các mảnh của LỊCH TOÀN XÁ (Jubilés).
- Khảo sát văn phong, tinh thần... người ta cho rằng LỊCH TOÀN XÁ (Jubilés) được giáo phái E-xê-ni sử dụng, trong khi đây cũng là một giáo phái có tầm ảnh hưởng vào thời Chúa Giêsu.

=> Người ta cho rằng LỊCH TOÀN XÁ (Jubilés) xuất phát và sử dụng bởi giáo phái E-xê-ni và Gioan dùng lịch này cho trình thuật Thương Khó.

Nếu mệnh đề E-xê-ni và Qumrân bị bác bỏ thì LỊCH TOÀN XÁ (Jubilés) sẽ không chắc được xuất phát hay được giáo phái E-xê-ni sử dụng.

Lưu ý là thời Chúa Giêsu thì tầm ảnh hưởng của các giáo phái rất lớn. Do đó trong khi lịch dân sự thì lấy tháng 7 (Ethanim hay Tishri) làm tháng đầu năm, nhưng lịch tôn giáo vẫn thông dụng hơn và lấy tháng Nisan làm tháng đầu năm.
--------------------------------------------------------------
LỊCH TOÀN XÁ (Jubilés) : hay còn gọi là SÁCH CÁC NĂM THÁNH (Book of Jubilees, Livre des Jubilés).
Thông tin ở Wikipedia : http://en.wikipedia.org/wiki/Jubilees
Bản Anh Ngữ : http://wesley.nnu.edu/index.php?id=2127

Phân tích về LỊCH TOÀN XÁ (tiếng Pháp) : http://www.louisg.net/C_essenien.htm