khonglacuaai
09-04-2011, 09:44 AM
BA CẤP ĐỘ TRƯỞNG THÀNH CỦA ĐỨC TIN
Đức tin là một ân phúc con người nhận được từ Thiên Chúa, vì là một ân ban, là một quà tặng nên chúng ta phải lo giữ gìn, bảo toàn và làm cho đức tin ngày càng tăng trưởng. Không những thế, chúng ta còn có nhiệm vụ làm cho đức tin của chúng ta tỏa sáng để cho mọi người nhận thấy mà ngợi khen Cha của chúng ta ở trên trời.
Vì là một thứ quà tạng, nên chúng ta cũng có thể nhận thấy đức tin cũng có nhiều cấp độ khác nhau. Chúng ta có thể nhận ra điều đó khi đọc và suy gẫm đoạn Tin mừng Lc 9, 18-22, có thể phân biệt ba cấp độ của đức tin như sau:
1. Đức tin nghe nói (Lc 9,18) Người ta bảo Thầy là ai?
Có thể nói rằng, người kitô hữu chúng ta ai cũng trải qua và bắt đầu với cấp độ đức tin nghe nói này. Đành rằng, đức tin là một ân ban, nhưng chúng ta nhận ra ân ban đó khởi đầu từ một bài giảng, từ ai đó nói cho chúng ta biết, hay thông qua kinh đọc thường ngày, thông qua các bài giáo lý. Nói như thánh Phaolô “có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố Lời của Chúa” (Rm 10,17). Từ nghe nói, dần dần những nội dung mà ta nghe nói đó thầm dần vào trong đời sống của chúng ta, nó trở thành cái của chúng ta, nhờ người khác nói cho chúng ta biết, dẫn đến “Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất…” (Kinh tin kính). Chúng ta cùng nghe, cùng đọc, cùng tuyên xưng, và có thể nói là chúng ta lại truyền đạt điều mà chúng ta nhận được từ nghe nói đó cho người khác , truyền bá đức tin. Tuy nhiên, đây chỉ mới là bước khởi đầu của đức tin nên cũng dễ dàng lung lay, nghi ngờ, và khi gặp khó khắn, thử thách, đức tin của chúng ta dễ dàng lung lay hay đổ vỡ. Vì đức tin đó chưa được cắm rễ sâu trong tâm hồn, trong chính cuộc sống của ta. Bởi thế, mà chúng ta phải làm thế nào, biến từ cái chúng ta nghe nói, thứ mà người khác chỉ cho ta biết, giờ phải là cái của chính ta. Đức tin nghe nói như hạt giống được gieo, còn chúng ta có nhiệm vụ chăm bón cho hạt giống đức tin mà người khác đã gieo vãi trong ta nảy mầm và phát triển, nếu không chỉ một trận gió nhẹ, một thử thách nho nhỏ trong cuộc sống, đức tin đó đã không cánh mà biến mất khỏi ta.
2. Đức tin kinh nghiệm (Lc 9,20) Con bảo Thầy là ai?
Đây là một bước tăng trưởng trong đức tin, từ nghe nói chúng ta đã làm cho đức tin bén rễ sâu trong đời sống chúng ta, trở thành cái của chính tôi. Giờ đây chính bản thân chúng ta tự khám phá và làm cho đức tin đó tăng trưởng, lớn mạnh thêm. Giờ đây không còn là tôi nghe người khác nói, nhưng là chính tôi cảm nghiệm, chính mắt tôi thấy “không phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin, quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết thật Người là Đấng cứu độ trần gian” (Ga 4, 42). Từ chổ nghe người phụ nữ nói, giờ đây những người Samaria đã tin vào Đức Giêsu không phải qua lời người phụ nữ kia nói nữa, mà chính họ đã gặp Người, đã tin vào lời rao giảng của chính Người. Đây mới là cái chắc chắn, mới là đức tin vững chắc, có chiều sâu. Từ chổ chúng ta mượn dữ kiện của người khác, của sách vở để trả lời cho câu hỏi “người ta bảo Thầy là ai?” thì đến đây, chính ta tự trả lời cho câu hỏi đó bằng chính những dữ kiện của chúng ta “Thầy là….”, dữ kiện đó được rút ra từ kinh nghiệm cuộc sống, qua những gì mà tôi đã sống đã hành động, đã dấn thân…và câu trả lời của mỗi người mỗi khác, vì kinh nghiệm của tôi không giống của bạn, và cũng khác với người khác. Kinh nghiệm của tôi về Thiên Chúa là ngọt ngào, là êm ái, là dịu hiền, là tình yêu…đó là những giây phút trong cuộc đời, chỉ có tôi với Người, được tâm tình, được chia sẻ, được cảm nếm.
Nhưng để cho đức tin của chúng ta trở nên trọn hảo, thành toàn thì không được dừng lại ở đó, đặc biệt là đối với người môn đệ đích thực của Chúa Kitô.
3. Đức tin vào Chúa Kitô chịu đóng đinh. (Lc 9,22)
Tin vào Đức Kitô đòi hỏi chúng ta dấn thân và hành động theo những gì Ngài dạy, hay nói cách khác là thi hành thánh ý Chúa. Tin vào Ngài, cũng có nghĩa là chúng ta đi theo một con người và sống như Người đã sống, đã hành động. Mà Ngài đã sống, đã hành động như thế nào?Chúa của chúng ta đã sống một cuộc đời phục vụ, đã chịu đau khổ, đã chết để cho con người được sống và sống dồi dào. Vậy đó, chúng ta tin vào một Đức Kitô chịu đóng đinh, cũng có nghĩa là chúng ta chấp nhận đi một con đường không hề êm ái, bằng phẳng, luôn xuôi chèo mát mái…nhưng là con đường đòi hỏi sự từ bỏ chính mình và hy sinh chính mình, thậm chí chịu đau khổ như Người, vì chính Người đã nói: “Ai muốn theo Tôi, thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mỗi ngày mà theo Tôi”. Nếu chúng ta không chấp nhận một Đức Kitô chịu đóng đinh thì chúng ta chưa thể rao giảng về Người cho người khác được, vì lẽ nào mà chúng ta trên những bước đường rao giảng về Đức Kitô chịu đóng đinh mà chúng ta lại không chấp nhận chịu đau khổ cùng với Người. Lẽ nào mà đi theo con đường mà Thầy Giêsu đã đi qua lại không có chông gai gian khổ, sự ngược đãi giành cho chúng ta là môn đệ của Người sao? Lẽ nào là môn đệ, chúng ta lại không cùng chung gánh với Thầy mình sao? Chúa minh định rõ rệt rằng Nước Trời phải được mua bằng giá khá đắt, bằng sức mạnh, bằng hy sinh. Lời nói suông sẽ chẳng đưa tới đâu, mà chỉ có việc làm mới tạo nên hiệu quả ước mong. Việc hàng đầu ở đây, như chúng ta quá biết, là phải làm theo ý Chúa Cha trên trời. Nhờ biến Đức Tin nên hành động cụ thể, ta sẽ trở thành những cuốn Kinh Thánh sống động để người đời có thể đọc và gẫm suy. Sống Đức Tin ở đây sẽ trở thành phương thế ý nghĩa và hữu hiệu nhất để bênh vực Đức Tin của mình.
khonglacuaai
Đức tin là một ân phúc con người nhận được từ Thiên Chúa, vì là một ân ban, là một quà tặng nên chúng ta phải lo giữ gìn, bảo toàn và làm cho đức tin ngày càng tăng trưởng. Không những thế, chúng ta còn có nhiệm vụ làm cho đức tin của chúng ta tỏa sáng để cho mọi người nhận thấy mà ngợi khen Cha của chúng ta ở trên trời.
Vì là một thứ quà tạng, nên chúng ta cũng có thể nhận thấy đức tin cũng có nhiều cấp độ khác nhau. Chúng ta có thể nhận ra điều đó khi đọc và suy gẫm đoạn Tin mừng Lc 9, 18-22, có thể phân biệt ba cấp độ của đức tin như sau:
1. Đức tin nghe nói (Lc 9,18) Người ta bảo Thầy là ai?
Có thể nói rằng, người kitô hữu chúng ta ai cũng trải qua và bắt đầu với cấp độ đức tin nghe nói này. Đành rằng, đức tin là một ân ban, nhưng chúng ta nhận ra ân ban đó khởi đầu từ một bài giảng, từ ai đó nói cho chúng ta biết, hay thông qua kinh đọc thường ngày, thông qua các bài giáo lý. Nói như thánh Phaolô “có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố Lời của Chúa” (Rm 10,17). Từ nghe nói, dần dần những nội dung mà ta nghe nói đó thầm dần vào trong đời sống của chúng ta, nó trở thành cái của chúng ta, nhờ người khác nói cho chúng ta biết, dẫn đến “Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất…” (Kinh tin kính). Chúng ta cùng nghe, cùng đọc, cùng tuyên xưng, và có thể nói là chúng ta lại truyền đạt điều mà chúng ta nhận được từ nghe nói đó cho người khác , truyền bá đức tin. Tuy nhiên, đây chỉ mới là bước khởi đầu của đức tin nên cũng dễ dàng lung lay, nghi ngờ, và khi gặp khó khắn, thử thách, đức tin của chúng ta dễ dàng lung lay hay đổ vỡ. Vì đức tin đó chưa được cắm rễ sâu trong tâm hồn, trong chính cuộc sống của ta. Bởi thế, mà chúng ta phải làm thế nào, biến từ cái chúng ta nghe nói, thứ mà người khác chỉ cho ta biết, giờ phải là cái của chính ta. Đức tin nghe nói như hạt giống được gieo, còn chúng ta có nhiệm vụ chăm bón cho hạt giống đức tin mà người khác đã gieo vãi trong ta nảy mầm và phát triển, nếu không chỉ một trận gió nhẹ, một thử thách nho nhỏ trong cuộc sống, đức tin đó đã không cánh mà biến mất khỏi ta.
2. Đức tin kinh nghiệm (Lc 9,20) Con bảo Thầy là ai?
Đây là một bước tăng trưởng trong đức tin, từ nghe nói chúng ta đã làm cho đức tin bén rễ sâu trong đời sống chúng ta, trở thành cái của chính tôi. Giờ đây chính bản thân chúng ta tự khám phá và làm cho đức tin đó tăng trưởng, lớn mạnh thêm. Giờ đây không còn là tôi nghe người khác nói, nhưng là chính tôi cảm nghiệm, chính mắt tôi thấy “không phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin, quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết thật Người là Đấng cứu độ trần gian” (Ga 4, 42). Từ chổ nghe người phụ nữ nói, giờ đây những người Samaria đã tin vào Đức Giêsu không phải qua lời người phụ nữ kia nói nữa, mà chính họ đã gặp Người, đã tin vào lời rao giảng của chính Người. Đây mới là cái chắc chắn, mới là đức tin vững chắc, có chiều sâu. Từ chổ chúng ta mượn dữ kiện của người khác, của sách vở để trả lời cho câu hỏi “người ta bảo Thầy là ai?” thì đến đây, chính ta tự trả lời cho câu hỏi đó bằng chính những dữ kiện của chúng ta “Thầy là….”, dữ kiện đó được rút ra từ kinh nghiệm cuộc sống, qua những gì mà tôi đã sống đã hành động, đã dấn thân…và câu trả lời của mỗi người mỗi khác, vì kinh nghiệm của tôi không giống của bạn, và cũng khác với người khác. Kinh nghiệm của tôi về Thiên Chúa là ngọt ngào, là êm ái, là dịu hiền, là tình yêu…đó là những giây phút trong cuộc đời, chỉ có tôi với Người, được tâm tình, được chia sẻ, được cảm nếm.
Nhưng để cho đức tin của chúng ta trở nên trọn hảo, thành toàn thì không được dừng lại ở đó, đặc biệt là đối với người môn đệ đích thực của Chúa Kitô.
3. Đức tin vào Chúa Kitô chịu đóng đinh. (Lc 9,22)
Tin vào Đức Kitô đòi hỏi chúng ta dấn thân và hành động theo những gì Ngài dạy, hay nói cách khác là thi hành thánh ý Chúa. Tin vào Ngài, cũng có nghĩa là chúng ta đi theo một con người và sống như Người đã sống, đã hành động. Mà Ngài đã sống, đã hành động như thế nào?Chúa của chúng ta đã sống một cuộc đời phục vụ, đã chịu đau khổ, đã chết để cho con người được sống và sống dồi dào. Vậy đó, chúng ta tin vào một Đức Kitô chịu đóng đinh, cũng có nghĩa là chúng ta chấp nhận đi một con đường không hề êm ái, bằng phẳng, luôn xuôi chèo mát mái…nhưng là con đường đòi hỏi sự từ bỏ chính mình và hy sinh chính mình, thậm chí chịu đau khổ như Người, vì chính Người đã nói: “Ai muốn theo Tôi, thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mỗi ngày mà theo Tôi”. Nếu chúng ta không chấp nhận một Đức Kitô chịu đóng đinh thì chúng ta chưa thể rao giảng về Người cho người khác được, vì lẽ nào mà chúng ta trên những bước đường rao giảng về Đức Kitô chịu đóng đinh mà chúng ta lại không chấp nhận chịu đau khổ cùng với Người. Lẽ nào mà đi theo con đường mà Thầy Giêsu đã đi qua lại không có chông gai gian khổ, sự ngược đãi giành cho chúng ta là môn đệ của Người sao? Lẽ nào là môn đệ, chúng ta lại không cùng chung gánh với Thầy mình sao? Chúa minh định rõ rệt rằng Nước Trời phải được mua bằng giá khá đắt, bằng sức mạnh, bằng hy sinh. Lời nói suông sẽ chẳng đưa tới đâu, mà chỉ có việc làm mới tạo nên hiệu quả ước mong. Việc hàng đầu ở đây, như chúng ta quá biết, là phải làm theo ý Chúa Cha trên trời. Nhờ biến Đức Tin nên hành động cụ thể, ta sẽ trở thành những cuốn Kinh Thánh sống động để người đời có thể đọc và gẫm suy. Sống Đức Tin ở đây sẽ trở thành phương thế ý nghĩa và hữu hiệu nhất để bênh vực Đức Tin của mình.
khonglacuaai