PDA

View Full Version : Từ Bỏ Mình Và Thập Giá



Jade
03-05-2011, 02:59 AM
“Ai muốn theo Ta thì phải từ bỏ mình và vác thập giá mình mà theo” (Lc 9, 23).

Trong bất cứ một hoàn cảnh nào thì cuộc đời vẫn đòi buộc con người phải từ bỏ một cái gì hay một việc gì. Càng xét kĩ ra thì tất cả mọi giây phút của con người từ khi bước vào cho đến khi rời bỏ cuộc đời đều là từ bỏ chứ không phải là tất cả các nguyện vọng được thực hiện.

Khi còn là một thai nhi thì chẳng một ai hỏi ý kiến chúng ta mà cũng buộc chúng ta phải rời nơi cư ngụ đầu tiên đó để vào một thế giới mà ta phải sống và chiến đấu với nó hoặc là ngược lại thì phải từ bỏ nó mà ra đi. Đến cái tuổi trưởng thành thì cũng phải đối diện với những lựa chọn cho tương lai với một cuộc sống hạnh phúc hoặc là một cuộc đời lầm lạc. Khi tuổi già kéo đến thì lại từ bỏ nhưng cộng việc không còn hợp hay quá sức với độ tuổi của mình. Những điều này khi nói ra có lẽ sẽ làm cho bạn cảm thấy là cuộc sống này đầy những bất toàn. Và dường như tạo hoá đã làm cho con người phải khổ cực nhiều hơn là hạnh phúc khi đưa con ngừơi đến sống trong cuộc đời này. Nhưng sự thực lại là ngược lại, vì nếu hiểu như vậy, ta đã không thấy được ý nghĩa chân chính của sự từ bỏ.

Một ví dụ rất thực tế là : khi tôi viết những điều này cho các bạn thì đêm đã rất khuya và cái tôi phải từ bỏ ở đây là một vài giờ đồng hồ để nghi ngơi, cái tôi chọn lựa là một bài viết dành cho các bạn và một chút mệt mỏi do ngủ không đủ giấc. Có thể bạn sẽ trách tôi tại sao không nghỉ ngơi sớm, nhưng thế thì bạn lại quên mất kết quả tôi đạt được là tôi thoả mãn được sự yêu thích của mình khi được cống hiến một chút gì đó cho các bạn và sự mệt mỏi chỉ là một cái gì đó rất nhỏ thôi, thậm chí là vô nghĩa. Đến đây có lẽ bạn đã thấy rõ : “sự từ bỏ” chỉ là phương tiện, cái kết quả cuối cùng mới là “mục đích” tối hậu chúng ta cần đạt đến. Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi là sự từ bỏ không còn là một gánh nặng nữa nhưng là thiết yếu cho cuộc sống của con người.

Chỉ vì chúng ta cũng hay quên điều này nên Chúa Giêsu đã lặp lại điều đó với những ai muốn tiến lên đỉnh cao của kiếp người : “Ai muốn theo Ta thì phải từ bỏ mình và vác thập giá mình mà theo” (Lc 9, 23). Có lẽ sẽ thấy điều này thật là khó khăn đây, nó khó hơn gấp bội lần so với cái ví dụ mà tôi đưa ra, bạn cảm thấy việc vác thập giá này sẽ như một cuộc lội ngược dòng và có khi phải đối đầu với cả một dòng thác dữ. Nhưng Người yêu thương chúng ta quá đỗi mà không ngại ngần dạy chúng ta những phương thế giúp cho sự từ bỏ trở nên dễ dàng hơn và cái kết quả cuối cùng cũng mĩ mãn hơn chính là được sống đời đời.

“Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được” (Lc 16, 13)

“Tiền Của” là nói chung cho tất cả những đam mê về : của cải, địa vị, ham muốn, thoả mãn… Vì đam mê nên con người sẽ có xu hướng phải chiều theo những đam mê đó và có thể làm tất cả mọi sự để đạt được. Khi cố sức thì người ta phải từ bỏ sự thoải mái dễ chịu và hệ quả sự cố sức này sẽ là một gánh nặng thôi. Tất nhiên sẽ có nghịch lý là cố sức để đạt được địa vị thật cao, tiền của thật nhiều thì người ta dễ có những thứ để hưởng thụ, vậy tại sao ta không được đam mê điều đó ? Đơn giản thôi vì khi bị tước đi những thứ đó ta sẽ thấy thiếu thốn, khổ sở và có thể đến mức quỳ luỵ nó. Như vậy con đường cuối cùng của những đam mê này là con ngừơi phải làm tôi của nó thay vì phải làm chủ nhân của “Tiền Của” và hướng nó đi theo ý muốn của mình. Một thân phận nô lệ mà con ngừơi tự tròng vào cổ của mình vì những vẻ hào nhoáng ban đầu của nó là những lạc thú vô nghiã.

Vậy “từ bỏ mình” là từ bỏ những đam mê này và không quỳ luỵ, phụ thuộc vào nó. “Thập giá mình” chính thật là chìa khoá của con đường ngược lại, con đường của sự tự do : làm giàu của cải với những phương thức lương thiện và sử dụng khôn ngoan; đạt những vị thế cao trong xã hội bằng sức lực của mình và công chính khi thi hành những chức vụ đó; đáp ứng những nhu cầu của bản thân ở mức vừa phải thay cho sự sa đà; học tập vì sự thăng tiến của bản thân thay vì phải trả nợ đời bằng một tấm bằng giả; …

Hiểu được điều này rồi thì “sự từ bỏ” và “thập giá” có còn quá nặng và quá khó đối với bạn không ?
Bạn còn cảm thấy đây là một mệnh lệnh nặng nề hay đã nhận ra được rằng nó thật nhẹ nhàng và sẽ cho bạn một kết quả tốt đẹp ?


Dom.NTP, 03-05-2011

G7
03-05-2011, 09:13 AM
Bài viết khá gần gũi và thực tế. Thanks Jade đã chia sẻ.

"Vác thập giá mình" là điều mặc định trong cuộc đời này, nhưng trên hết là thái độ của bản thân. Khi nhìn nhận cuộc đời bằng đức tin người Kito Hữu, chúng ta sẽ có một thái độ sống tích cực hơn nhiều. "Thập giá mình" là cả một cuộc đời, những gian truân, khó khăn và những nỗ lực bước đi của chúng ta. Vào một ngày, hãy thử suy ngẫm lời Chúa, đó là chân lý, là sức mạnh và là sự động viên cho mỗi người. Cần phải thấy rằng là con người không ai có thể dễ dàng để chấp nhận những đau khỗ, nhưng nếu có một thái độ sống "công chính" thì sẽ đạt đến cái "mục đích" ý nghĩa của đời sống con người.

Con người không dễ dàng chấp nhận đau khổ, nghĩa là không dễ chấp nhận sự từ bỏ. Thế nhưng, khi suy xét đến cùng mục đích mà mỗi con người hướng đến thì đó lại không phải là "tiền của". Con người tìm kiếm chân lý, mục đích và ý nghĩa cuộc sống này. Đó là thập giá mỗi người đang gánh vác trên vai. Qua lời Chúa, là sự động viên rất to lớn, rằng : chúng ta hãy vác "thập giá đau khỗ của mình" mà bước tiếp đi trên con đường. Tìm kiếm chân lý, mục đích cuộc đời này qua "thập giá", đừng trốn tránh, đừng từ bỏ khi chúng ta đã biết rõ ý nghĩa của "thập giá mình".

Có một niềm vui rằng: Chúng ta không cần "cố gắng". Bởi vì chúng ta vẫn đang bước đi với "thập giá mình" trên vai. Mỗi ngày vẫn luôn nặng trĩu lo âu phiền muộn vì khó khăn, đau khỗ, gian truân ... Hãy tìm về chân lý, tìm về với Thiên Chúa của chúng ta để được an ủi động viên. Dễ có mấy ai, nhưng hãy "quẳng gánh lo đi mà vui sống"....