migoi_sg
21-05-2011, 09:40 AM
MG muốn kể những câu chuyện này, không đơn thuần chỉ là để gây tiếng cười (nếu ai đó hiểu được nghĩa đen của nó) Nhưng muốn mọi người cùng suy nghĩ đôi chút về cuộc sống quanh ta, nhiều điều quả là "tức cười" (= Tức + Cười). Những mẫu chuyện này, nó có thực trong thực tế, được những người lớn kể lại (vì thiết nghĩ, thời đại ngày nay chắc không còn nữa).
Bắt đầu là câu chuyện ở vùng quê nghèo nọ:
Dạ ! Con mới câm ạ !
Có một cậu bé nọ, mồ côi cha mẹ khi chưa đến tuổi khôn, nhưng rất lười biếng, không muốn làm việc, đã nghỉ ra đủ trò để lừa gạt mọi người để có miếng ăn. Đi đêm lắm thì cũng có ngày gặp ma. Sau một thời gian như vậy, cậu ta bị ốm nặng kéo dài mấy tuần lễ. Người hàng xóm láng giềng thương cảm và ra tay giúp đỡ cậu ta. Sauk hi khoẻ lại, cậu không nói gì và vì không muốn cám ơn những người đã giúp đỡ mình, cậu ta nghĩ ra chiêu bài khác, “giả vờ câm”. Một tuần không nói năng gì, hai tuần, ba tuần… một tháng, hai tháng… Thấy vậy, mọi người tưởng như cậu câm thật, và cũng có một số người dủ tình thương mang đồ ăn đến cho cậu. Vẫn thinh lặng và không nói năng gì…
Rồi một hôm, khi mà những ngày đầu của mùa màng đến, ai nấy đều tất bật công việc đồng áng, không có thời gian mang đồ ăn cho cậu. Cậu cũng chẳng thèm lấy một que củi mà đun nắm gạo còn sót lại trong nhà mà cho vào miệng cho đỡ đói. Lê lết đi ăn xin… Khổ nỗi, trong làng không có ai ở nhà để mà “dủ lòng thương” cho cậu một bữa trưa. Đi mãi, cậu vào được đến cổng nhà xứ gần đó. Bấm chuông và người giúp việc cho cha xứ ra mở cửa… Nhìn vẻ mặt thật đáng thương của cậu, và tin đồn cậu đã câm bấy lâu nay do căn bệnh lâu ngày, người giúp việc của cha xứ dẫn cậu vào nhà và lấy nước mát cho uống. Mồ hôi nhễ nhãi chảy ướt đẫm cả lưng… Cậu được người phụ nữ tốt bụng này chăm sóc cho rất chu đáo.
Gần trưa, cha xứ đi công việc về, thấy cậu đang ngồi trong phòng. Và cậu đang say sưa suy nghĩ gì đó nên không để ý. Cha gọi người giúp việc lên và hỏi chuyện. Được biết thế, cha ân cần và chăm sóc cậu vì vẻ mặt thật đáng thương hại của cậu. Đến giờ ăn, hai cha con nói chuyện với nhau, nhưng cậu vẫn thinh lặng giả vờ câm vậy. Cha hỏi:
- Cha mẹ con đâu? Mặc dù thừa biết cậu mồ côi do dân làng kể lại.
- …
Cậu trả lời bằng thứ ngôn ngữ cơ thể học được đâu đó.
- Hôm nay con không đi làm à?
- …
Tỏ ra có vẻ mệt mỏi, cậu cũng trả lời bằng thứ ngôn ngữ đó. Cha xứ biết chắc cậu đang giả vờ để đánh lừa mọi người và mình suốt thời gian qua, nhưng vẫn lia lịa gắp đồ ăn vào chén cho cậu. Thấy cha quan tâm mình như vậy, cậu nghĩ chắc đây có thể là nơi để mình có thể kiếm được cái ăn. Cậu mừng thầm.
Suốt từ nãy đến giờ, người phụ nữa đứng tuổi giúp việc cho cha xứ kia, đứng phía sau cậu xem cậu ăn ngon lành và nói những lời an ủi dễ thương. Chốc chốc, quay qua nói với cha xứ… “Tội nghiệp thằng bé, mới bằng tuổi đầu đã ra nông nổi này, …” làm cậu càng xúc động hơn.
Cha xứ thinh lặng, ngồi trầm ngâm suy tư một vấn đề gì đó, vừa chờ đợi cho cậu ăn cơm xong. Đoạn hai người thong thả dùng đồ tráng miệng. Người giúp việc soạn chén đĩa xuống nhà, vừa kịp quay lên, Cha xứ có vẻ đang muốn quan tâm đến cậu và nói với người giúp việc:
- Chị thấy thằng bé ở đâu?
- Con thấy nó bấm chuông và rồi dẫn vào nhà, trông nó tội nghiệp lắm cha ơi!
- Sao mà tội nghiệp?
- ... Người phụ nữ ấp úng trả lời.
Cha xứ hỏi tiếp.Cậu bé ngồi trầm ngâm nghe hai người nói chuyện, và những câu trả lời của người phụ nữ kia như đang cố gắng làm cho thằng bé tội nghiệp hơn. Cha xứ cũng bắt đầu thương cảm với cậu hơn thì phải. Thinh lặng khoảng năm phút sau, cha xứ hỏi thằng bé:
- Con ăn no chưa?
Cậu bé trả lời bằng cách gật đầu. Cha hỏi tiếp một vài câu… Và như đang được quan tâm hơn bởi nhiều câu hỏi của cha, cậu sung sướng vô cùng. Đoạn cha xứ hỏi:
- Con bị câm lâu chưa vậy?
Thật không còn lòng thành nào để đáp trả cho những gì cha xứ đã dành tặng cho hôm nay, không kịp suy nghĩ và quên mất rằng mình đang “câm” trong chốc lát, cậu nhanh nhẹn đáp trả:
- Dạ, thưa cha, con mới câm ạ!
Nói xong, bừng tỉnh, cậu đang câm sao nói được, vội ba chân bốn cẳng chạy một mạch mất tích. Từ đó về sau, không ai thấy cậu ở trong làng nữa.
Bắt đầu là câu chuyện ở vùng quê nghèo nọ:
Dạ ! Con mới câm ạ !
Có một cậu bé nọ, mồ côi cha mẹ khi chưa đến tuổi khôn, nhưng rất lười biếng, không muốn làm việc, đã nghỉ ra đủ trò để lừa gạt mọi người để có miếng ăn. Đi đêm lắm thì cũng có ngày gặp ma. Sau một thời gian như vậy, cậu ta bị ốm nặng kéo dài mấy tuần lễ. Người hàng xóm láng giềng thương cảm và ra tay giúp đỡ cậu ta. Sauk hi khoẻ lại, cậu không nói gì và vì không muốn cám ơn những người đã giúp đỡ mình, cậu ta nghĩ ra chiêu bài khác, “giả vờ câm”. Một tuần không nói năng gì, hai tuần, ba tuần… một tháng, hai tháng… Thấy vậy, mọi người tưởng như cậu câm thật, và cũng có một số người dủ tình thương mang đồ ăn đến cho cậu. Vẫn thinh lặng và không nói năng gì…
Rồi một hôm, khi mà những ngày đầu của mùa màng đến, ai nấy đều tất bật công việc đồng áng, không có thời gian mang đồ ăn cho cậu. Cậu cũng chẳng thèm lấy một que củi mà đun nắm gạo còn sót lại trong nhà mà cho vào miệng cho đỡ đói. Lê lết đi ăn xin… Khổ nỗi, trong làng không có ai ở nhà để mà “dủ lòng thương” cho cậu một bữa trưa. Đi mãi, cậu vào được đến cổng nhà xứ gần đó. Bấm chuông và người giúp việc cho cha xứ ra mở cửa… Nhìn vẻ mặt thật đáng thương của cậu, và tin đồn cậu đã câm bấy lâu nay do căn bệnh lâu ngày, người giúp việc của cha xứ dẫn cậu vào nhà và lấy nước mát cho uống. Mồ hôi nhễ nhãi chảy ướt đẫm cả lưng… Cậu được người phụ nữ tốt bụng này chăm sóc cho rất chu đáo.
Gần trưa, cha xứ đi công việc về, thấy cậu đang ngồi trong phòng. Và cậu đang say sưa suy nghĩ gì đó nên không để ý. Cha gọi người giúp việc lên và hỏi chuyện. Được biết thế, cha ân cần và chăm sóc cậu vì vẻ mặt thật đáng thương hại của cậu. Đến giờ ăn, hai cha con nói chuyện với nhau, nhưng cậu vẫn thinh lặng giả vờ câm vậy. Cha hỏi:
- Cha mẹ con đâu? Mặc dù thừa biết cậu mồ côi do dân làng kể lại.
- …
Cậu trả lời bằng thứ ngôn ngữ cơ thể học được đâu đó.
- Hôm nay con không đi làm à?
- …
Tỏ ra có vẻ mệt mỏi, cậu cũng trả lời bằng thứ ngôn ngữ đó. Cha xứ biết chắc cậu đang giả vờ để đánh lừa mọi người và mình suốt thời gian qua, nhưng vẫn lia lịa gắp đồ ăn vào chén cho cậu. Thấy cha quan tâm mình như vậy, cậu nghĩ chắc đây có thể là nơi để mình có thể kiếm được cái ăn. Cậu mừng thầm.
Suốt từ nãy đến giờ, người phụ nữa đứng tuổi giúp việc cho cha xứ kia, đứng phía sau cậu xem cậu ăn ngon lành và nói những lời an ủi dễ thương. Chốc chốc, quay qua nói với cha xứ… “Tội nghiệp thằng bé, mới bằng tuổi đầu đã ra nông nổi này, …” làm cậu càng xúc động hơn.
Cha xứ thinh lặng, ngồi trầm ngâm suy tư một vấn đề gì đó, vừa chờ đợi cho cậu ăn cơm xong. Đoạn hai người thong thả dùng đồ tráng miệng. Người giúp việc soạn chén đĩa xuống nhà, vừa kịp quay lên, Cha xứ có vẻ đang muốn quan tâm đến cậu và nói với người giúp việc:
- Chị thấy thằng bé ở đâu?
- Con thấy nó bấm chuông và rồi dẫn vào nhà, trông nó tội nghiệp lắm cha ơi!
- Sao mà tội nghiệp?
- ... Người phụ nữ ấp úng trả lời.
Cha xứ hỏi tiếp.Cậu bé ngồi trầm ngâm nghe hai người nói chuyện, và những câu trả lời của người phụ nữ kia như đang cố gắng làm cho thằng bé tội nghiệp hơn. Cha xứ cũng bắt đầu thương cảm với cậu hơn thì phải. Thinh lặng khoảng năm phút sau, cha xứ hỏi thằng bé:
- Con ăn no chưa?
Cậu bé trả lời bằng cách gật đầu. Cha hỏi tiếp một vài câu… Và như đang được quan tâm hơn bởi nhiều câu hỏi của cha, cậu sung sướng vô cùng. Đoạn cha xứ hỏi:
- Con bị câm lâu chưa vậy?
Thật không còn lòng thành nào để đáp trả cho những gì cha xứ đã dành tặng cho hôm nay, không kịp suy nghĩ và quên mất rằng mình đang “câm” trong chốc lát, cậu nhanh nhẹn đáp trả:
- Dạ, thưa cha, con mới câm ạ!
Nói xong, bừng tỉnh, cậu đang câm sao nói được, vội ba chân bốn cẳng chạy một mạch mất tích. Từ đó về sau, không ai thấy cậu ở trong làng nữa.