PDA

View Full Version : Sống mà còn phải "thử" sao???



Phù Vân
23-05-2011, 06:46 PM
SỐNG MÀ CÒN PHẢI “THỬ” SAO ???


Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, khoa học, y học...khiến cho nhiều người phải ngạc nhiên đến chóng mặt. Với các phát minh khoa học liên tiếp được đưa ra. Nhiều người cho rằng con người đang ở đỉnh cao của " sự văn minh".

Theo quy luật của sự phát triển sự tiến bộ của con người ngày càng được nâng cao để thống lĩnh các chân trời tri thức… cái mà con người đang khao khát và luôn tìm kiếm. Nhìn ở góc độ thực tiễn mà nói mức sống và tuổi thọ bình quân mỗi người ngày một tăng...các nền kinh tế của các quốc gia thi nhau phát triển, bên cạnh đó cách lĩnh vực về khoa học, giáo dục, y tế...cũng đạt được nhiều bước nhảy vọt...

Liệu tất cả những thành công như thế con người đã thành công hưa?

Song song với thành công là thất bại, đó là một sự thật mà con người không thể phủ nhận. Bên cạnh cái mà con người vẫn gọi là văn minh, còn có những vấn đề “nóng bỏng” đó là sự suy đồi của xã hội ngày nay.

Một trong những vấn đề "nóng" của xã hội mà chúng ta không thể không nói đến "sống thử". Nhiều người đặt ra câu hỏi: sống mà còn phải thử nữa sao?

"Thử" tức chưa là thật. “Sống thử” là từ dùng để nói đến một hiện tượng chung sống trước hôn nhân. Người ta còn gọi là ăn cơm trước kẻng. Đối với Việt Nam, hiện tượng này còn mới, nhưng ở phương Tây diễn ra vào những năm 60-65 của thế kỷ trước. Theo nghiên cứu chỉ có 10 - 15% số bạn trẻ từng sống thử tiến tới hôn nhân(kết quả nghiên cứu của bài báosống thử-cái bẫy trước hôn nhân_hôn nhân gia đình). Sống thử phổ biến nhất với giới trẻ: sinh viên, bạn trẻ đi làm ăn xa gia đình...những người tò mò, thường thích khám phá cảm giác mới lạ khác người, thích đi đầu trong các trào lưu...


Nguyên nhân dẫn đến sống thử rất nhiều. Khi các bạn sinh viên đi học xa với cảnh thiếu sự quan tâm của cha mẹ, người thân, hay đúng là thiếu thốn cả vật chất và tinh thần...Sống thử lúc này sẽ có người quan tâm, tài sản chung giúp tiết kiệm tiền bạc...vô vàn lý do sẽ được đưa ra. Và cái nguyên nhân chính không thể thiếu đó chính là “tình dục”. “Tình dục” là một trong hạ tính của con người. Trong tình yêu các bạn trẻ đòi hỏi là phải yêu hết mình, biết chấp nhận và không hối hận… Sống thử trước cảnh vợ chồng nếu hợp thì sống tiếp không thì chia tay, không có sự ràng buộc trách nhiệm như hôn nhân, đúng hơn không ai nợ ai.

Các đôi sống thử thường chạy theo cái vui thú của xác thịt. Rất ít người có thể hiểu được tình yêu đích thực là gì? Họ chạy theo cái mà người ta vẫn gọi là mode. Nhiều ý tưởng và hàng động xuất hiện không chạy theo mode là bị quê mùa, nhát gan, sợ chết... hoặc người ta đầy ra đó mình sợ gì cứ làm... Chắc chắn là nhiều hơn một nghìn lẻ một lý do để có thể lôi kéo các bạn trẻ bước chân vào...

Nhưng cũng đừng quên mất một điều mà ngay cả Thượng Đế cũng đã ban tặng cho con người “tự do”và Ngài đã rất tôn trọng nó. Nhưng con người thường lạm dụng tự do để sa vào tội lỗi. Con người được tự do quyết định mọi tư tưởng và hành động của mình. Xã hội học đã nói cho chúng ta biết con người là chủ thể của xã hội, mọi hành vi của con người đều góp phần ảnh hưởng đến xã hội(trường phái xã hội học Hoa Kỳ- xã hội học vi mô). Hành vi tốt hay xấu phụ thuộc ở bạn. Bạn có quyền quyết định có hay không sống thử. Đó là quyền của bạn không ai có thể quyết định thay bạn, và không ai có thể sống hộ cuộc sống của bạn ngoài bạn ra.

Nguyên nhân sâu xa các tác động rất lớn đên việc sống thử của các bạn trẻ đó là gia đình. Gia đình là Hội Thánh thu nhỏ(http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/TuSachGiaoLyGP/GiaoAnThemSucIV/27Bai27.htm). Gia đình là tế bào của xã hội, hay gia đình là một xã hội thu nhỏ. Gia đình là môi trường đầu tiên tạo nền tảng ý thức hệ cho con người. Nó quyết định tính cách, đạo đức của con người. Nhưng đạo đức không phải tự nhiên mà có mà do quá trình học tập và rèn luyện mỗi ngày của từng người. Một gia đình gia giáo con cái thường ngoan ngoãn, biết vâng lời ông bà, bố mẹ, thầy cô... cũng không tránh khỏi ít trường hợp con cái hư hỏng do đua đòi bạn bè... Xã hội ngày nay, các bậc bố mẹ mải mê làm ăn kinh doanh, buôn gian bán lận để có nhiều tiền, nhiều bạc, có cuộc sống sung túc… nhiều trường hợp bố mẹ hư hỏng trước: ngoại tình, gian díu, li hôn...Tất cả chỉ vì đồng tiền và cái tôi của bố mẹ. Nhưng họ quyên mất một điều con cái mình đang “khát” tình thương yêu trầm trọng, “khát” sự chăm sóc của bàn tay người mẹ,"khát" sự dạy bảo của người bố… và “khát” là một con người đạo đức. Chỉ vì cái giàu có vật chất mà những người làm cha mẹ quên đi trách nhiệm của mình, đương tay làm hư hỏng cả một thế hệ trẻ. Những vực thẳm ngăn cách giữa bố mẹ và con cái ngày càng được đào sâu.

Nói đến sống thử thì người bị thiệt nhiều hơn vẫn là nữ giới, chỉ vì sự ngọt ngào của cái “không thật” để đánh đổi cái quý giá nhất của người con gái sự trinh tiết. Chưa kể đến những phi vụ có bầu, phá thai, hút thai...một cách rất nhẫn tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, rất nhiều bạn nữ bị vô sinh, có trường hợp tử vong. Khi phá thai các cặp bố mẹ này đã cầm dao cắt cổ con mình không hề thương tiếc, không những biết mà còn biết rõ là con mình nhưng vẫn làm. Sống thử đã biến những con người này trở thành thú vật dã man nhất…

Sống thử là một điều trái với luân lý, phi đạo đức của đạo Công Giáo và nhiều đạo khác nên chúng ta cần phải loại bỏ. Ở Việt Nam điều này cũng làm mất đi thuần phong mỹ tục, cái văn hóa truyền thống đã tích góp cả hơn bốn nghìn năm lịch sử. Rất nhiều người đã lên án và kịch liệt phản đối. Nhưng nhiều người thì cho là đó là mặt trái của sự phát triển nên là điều đương nhiên. Nhưng đây là việc cần loại trừ ra khỏi cuộc sống.
Sống thử là một cách mà ma quỷ dùng tình dục làm điểm chính để cám dỗ con người! Rất nhiều nguyên nhân để con người rơi vào tình trạng sống thử nhưng điều quan trọng là chính mình quyết định. Hay là "đừng tạo cơ hội cho kẻ thù"…

Là một người Công Giáo, quan điểm bạn là gì?


Phù Vân

(Từ đây trở đi xin phép cho hoangdiatrang ký tên bài viết của mình là Phù Vân nhé)

BÚA
23-05-2011, 08:24 PM
Xin chào, tôi là một thành viên mới tham gia, đọc bài của bạn, tôi thấy hơi ưng ức nên muốn vào "chém" chúddeeer mọi sự rõ ràng!
Đầu tiên, tôi là một người Công giáo chính hiệu. Và tất nhiên tôi giữ đạo cũng không đến nỗi tệ, mỗi tuần đều đi lễ cả.
Thế nhưng, cái tôi thấy ở đây, theo đúng giáo lý của đạo Công giáo là sống để nên Thánh, đó mới là cách hướng tới. Bạn đưa ra quan điểm sống Thử là không nên, và bạn đưa ra những cái lý lẽ tiêu cực về sống thử. Thế bạn có nghĩ, vì sao người ta lại chọn sống thử hay không? Mà giờ thì chẳng ai dùng chữ sống thử nữa, mà là sống chung. Con người chứ có phải quần áo đâu mà sống thử. Đề nghị bạn xem xét lại, tôi thấy việc sống thử có nhiều cái lợi, và cũng vì những cái lợi đó mà nhiều bạn trẻ ngày nay mới chọn cách sống này chứ:
- Tiết kiệm được chi phí: đây thường là ưu tiên hàng đầu. Sống chung với nhau cả hai có thể share các khoản tiền cùng nhau, nhất là vào thời đại kinh tế thị trường như bây giờ. Điều này không tốt sao?
- Hiều về nhau hơn: người ta yêu nhau thường chỉ đem cái tốt để "chưng" ra, còn cái xấu thì phải khi về lập gia đình, nửa kia mới phát hiện ra được. Thế nhưng, khi sống chung với nhau, chẳng ai có thể che giấu được. Nhờ đó, cả hai sẽ biết và có sự lựa chọn đúng đắn hơn.
_ Trút bầu tâm sự: xa quê, lạ nước lạ cái. Những lúc buồn bạn sẽ tìm đến ai? Bạn bè ư? Chúng ở quá xa và chắc gì đã có thể chia sẻ với mình được. Lúc này người yêu là lựa chọn ok nhất, hiểu mình và có thể chia sẻ cả nỗi buồn và niềm vui. Điều đó không hay sao?
_ Nhu cầu sinh lý: cái này chỉ là thứ yếu, và các bạn có quyền lựa chọn có quan hệ với nhau hay không? Và lúc này, các bạn cũng có cơ hội để ứng dụng các kiến thức về giáo dục giới tính mình đã học, không tốt sao?
Với lại, tôi thấy Giáo Hội mói chỉ cấm phá thai, còn vụ cấm sống thử, tôi chưa nghe nói đến àh nha!!!
Đôi chút suy tư, nếu có gì quá xin thứ lỗi.
Búa Rìu dư luận...

Jade
23-05-2011, 10:02 PM
Xin chào, tôi là một thành viên mới tham gia, đọc bài của bạn, tôi thấy hơi ưng ức nên muốn vào "chém" chúddeeer mọi sự rõ ràng!
Đầu tiên, tôi là một người Công giáo chính hiệu. Và tất nhiên tôi giữ đạo cũng không đến nỗi tệ, mỗi tuần đều đi lễ cả.
Thế nhưng, cái tôi thấy ở đây, theo đúng giáo lý của đạo Công giáo là sống để nên Thánh, đó mới là cách hướng tới. Bạn đưa ra quan điểm sống Thử là không nên, và bạn đưa ra những cái lý lẽ tiêu cực về sống thử. Thế bạn có nghĩ, vì sao người ta lại chọn sống thử hay không? Mà giờ thì chẳng ai dùng chữ sống thử nữa, mà là sống chung. Con người chứ có phải quần áo đâu mà sống thử. Đề nghị bạn xem xét lại, tôi thấy việc sống thử có nhiều cái lợi, và cũng vì những cái lợi đó mà nhiều bạn trẻ ngày nay mới chọn cách sống này chứ:
- Tiết kiệm được chi phí: đây thường là ưu tiên hàng đầu. Sống chung với nhau cả hai có thể share các khoản tiền cùng nhau, nhất là vào thời đại kinh tế thị trường như bây giờ. Điều này không tốt sao?
- Hiều về nhau hơn: người ta yêu nhau thường chỉ đem cái tốt để "chưng" ra, còn cái xấu thì phải khi về lập gia đình, nửa kia mới phát hiện ra được. Thế nhưng, khi sống chung với nhau, chẳng ai có thể che giấu được. Nhờ đó, cả hai sẽ biết và có sự lựa chọn đúng đắn hơn.
_ Trút bầu tâm sự: xa quê, lạ nước lạ cái. Những lúc buồn bạn sẽ tìm đến ai? Bạn bè ư? Chúng ở quá xa và chắc gì đã có thể chia sẻ với mình được. Lúc này người yêu là lựa chọn ok nhất, hiểu mình và có thể chia sẻ cả nỗi buồn và niềm vui. Điều đó không hay sao?
_ Nhu cầu sinh lý: cái này chỉ là thứ yếu, và các bạn có quyền lựa chọn có quan hệ với nhau hay không? Và lúc này, các bạn cũng có cơ hội để ứng dụng các kiến thức về giáo dục giới tính mình đã học, không tốt sao?
Với lại, tôi thấy Giáo Hội mói chỉ cấm phá thai, còn vụ cấm sống thử, tôi chưa nghe nói đến àh nha!!!
Đôi chút suy tư, nếu có gì quá xin thứ lỗi.
Búa Rìu dư luận...
Có lẽ nên định nghĩa lại một chút giữ hai chữ : "sống thử" và "sống chung", để thấy rõ thêm một phần quan điểm của hai bạn hoangdiatrang và Búa.

Chữ "sống thử" của hoangdiatrang là một trạng thái sống giữa đôi bạn trước khi tiến đến hôn nhân và việc sống đó giữa hai bạn : như một đôi vợ chồng. Hệ tại là : như một đôi vợ chồng, thì họ không chĩ sống chung dứơi một mái nhà với những hoạt động sống thông thường, trong đó bao gồm có cả việc quan hệ tình dục. Bởi 1 lẽ trong đời sống hôn nhân, quan hệ tình dục là một mối dây liên kết khá chặt chẽ với đời sống hôn nhân và tình cảm của 1 đôi vợ chồng. Với GHCG, việc quan hệ tình dục giữa đôi vợ chồng được đề cao, là một phần không thể thiếu trong đời sống hôn nhân, đó là một ân ban của Thiên Chúa. Tuy nhiên đó không phải là một trò chơi hay thú tiêu khiển, giữa đôi vợ chồng phải ý thức và có trách nhiệm với việc đó. Có thể lượt qua một vài điểm trong Bộ Giáo Luật 1983 để thấy tầm quan trọng của việc QHTD trong đời sống hôn nhân được GHCG công nhận :

- Ðiều 1061: (1) Hôn phối hữu hiệu giữa những người đã chịu phép rửa tội được gọi là chỉ mới thành nhận, nếu chưa có sự hoàn hợp; hôn phối là thành nhận và hoàn hợp khi đôi bạn đã giao hợp với nhau một cách hợp với nhân tính. Sự giao hợp là hành động hướng đến việc sinh con cái, tức là một mục tiêu tự nhiên của hôn nhân, và do hành động ấy, đôi bạn trở nên một xác thể.
- Ðiều 1084: (1) Bất lực để giao hợp, có trước khi kết hôn và vĩnh viễn, hoặc về phía người nam, hoặc về phía người nữ, dù tuyệt đối, dù tương đối, tự bản tính của nó khiến cho hôn phối vô hiệu.
- Ðiều 1142: Hôn phối bất hoàn hợp giữa những người đã lĩnh bí tích rửa tội, hay giữa một người đã được rửa tội với một người không được rửa tội, có thể được tháo gỡ bởi Ðức Giáo Hoàng khi có lý do chính đáng, do lời thỉnh cầu của cả hai bên hay của một bên, dù bên kia phản đối.

Vì vậy có một điều hiển nhiên là nếu không có việc QHTD thì chắc chắn sẽ không phải là "sống thử" như một đôi vợ chồng, và họ sẽ là "sống chung" như một đôi bạn. Trong 4 điều Búa nêu ra, phải bỏ đi điều thứ 4 mới có thể nói là "sống chung" được.

Tuy nhiên việc sống chung giữa hai đôi bạn nam nữ thì giới hạn dừng để không có việc QHTD xảy ra trước hôn nhân thì thật là mong manh. Có quá nhiều tác động để việc đó xảy ra một cách dễ dàng. Nếu không bàn đến lý do thứ 4 mà Búa nêu ra, thì 3 lý do đầu tiên cũng đã có những sơ hở rất lớn. Xin phân tích từng lý do một :

- Tiết kiệm được chi phí : nếu bạn là một "kẻ di trú" đến một thành phố lớn như Hà Nội hoặc Sài Gòn để học tập và làm việc thì có thể xét đến lý do này. Bởi 1 lẽ nếu bạn là dân bản xứ thì đôi bạn đều có gia đình tại nơi đó : có cần thiết rời xa gia đình trứơc khi tiến đến hôn nhân mà "ra riêng", tăng thêm một khoản chi phí vô lý sao ? Nếu bạn là một "kẻ di trú", rất thường thấy những nhà trọ nhỏ nhưng có nhiều người bạn cùng phái tính (rất nhiên là lớn hơn 2) sống chung với nhau, chi phí chia nhỏ hơn là chỉ 2 người nam nữ sống cùng. =>> Lý do này chưa hợp lý.

- Hiều về nhau hơn : chẳng phải khi yêu là người ta luôn luôn khám phá nhau đó sao ? Thời gian tìm hiểu này hình như không có giới hạn cho cả hai trứơc khi quyết định tiến đến hôn nhân mà. Hay tại vì ngày nay người ta quá hời hợt, quá vội vàng và quá vô tâm nên chẳng thấy và chẳng thể bao dung cho nhau ? Vì vậy mà cần phải gần nhau hơn nữa để khám phá sao ? Chắc bạn sẽ nói : "trong chăn mới biết chăn có rận" cho lý do này, nên àần phải sống thật gần nhau để biết xem đại khái như là : chàng ngủ có ngáy hay không ? hay tối đến có đánh răng ? hoặc nhiều thứ khác nữa sao ? Hình như đó là việc của hành động bề ngoài chứ không phải là việc của con tim ! Nếu nói xa nhau quá con tim không cảm nhận được gì, e rằng lý do này thì cần gặp một bác sĩ tim mạch gấp vì nó có quá nhiều chất xơ rồi đấy ! =>> Lý do này cũng thiếu tính thuyết phục.

_ Trút bầu tâm sự: với lý do này càng làm tôi ngạc nhiên hơn nữa, bởi vì có lẽ đôi tình nhân này : chả nói với nhau lời nào nếu xa nhau. Họ không ở chung một nhà thì có gặp nhau họ cũng chẳng nói gì cả, vì sao ư ? Vì gặp nhau họ không nói gì nên mới cần ở gần nhau mà nói, mà tâm sự. Đó chỉ là đùa một chút thôi, ai cũng biết là tâm sự thì có khi nói được với người này nhưng lại không nói được với người kia ! Vd lúc này người yêu vì lo học thi hay lo công việc nhiều quá mà xao lãng người yêu, vô tình lúc đó lại có những hành động gậy hiểu lầm cho đối phương nữa. Bạn chọn cách hỏi ngừơi yêu : "em có ngoại tình không ?" hay tâm sự với thằng bạn thân : "em yêu tao lúc này hơi khác khác hay sao đó !".

Đây là mình chỉ nói chơi 1 khía cạnh nhỏ thôi. Nói một cách toàn cục, cả 3 lý do này nó dính nhau nhiều lắm, hầu hết chỉ nói một phần nào cho các bạn trẻ xa quê. Với những bạn trẻ là dân Sài Gòn chính hiệu chẳng hạn, không nhất thiết phải sống chung dưới một mái nhà mới là "sống thử".

Bàn thêm riêng về lý do thứ 4 mà Búa đưa ra : không biết "cơ hội để ứng dụng các kiến thức về giáo dục giới tính mình đã học" của bạn là bạn ứng dụng những gì ? Mình đoán xem : cách đưa nàng lên đỉnh hay chăng ? hoặc đâu là điểm khoái cảm của đàn ông và phụ nữ ? hay là thử nghiệm các phương pháp tránh thai ? Vậy ra bạn xem người bạn của mình là một con chuột bạch để thí nghiệm sao ? Xem ra những kiến thức giúp cho người ta thay vì yêu nhau hơn lại phản tác dụng, nó làm người chú ý đến hiệu quả của nó làm cho việc yêu đương như một trò chơi thay vì là một hành động cao đẹp.

Riêng về luật Giáo Hội tôi chưa tìm hiểu kỹ nhưng cũng biết 2 điều sau : thứ nhất phá thai phạm điều răn thứ 5 : chớ giết người, QHTD bừa bãi phạm điều răn thứ 6 : chớ làm chuyện dâm dục. Do đó nếu chỉ "sống chung" mà không "sống thử" tức là không có QHTD trước hôn nhân thì việc phạm điều răn thứ 6 khó xảy ra hơn. Có lẽ là bạn quên chứ không phải là chưa nghe nói !

Vài lời chia sẻ cùng bạn

Lan Anh
24-05-2011, 08:49 AM
Hì hì hì! Để bào chữa cho lối sống buông thã rồi biện minh cho rằng thế nọ thế kia...Tại sao để tiết kiệm không kiếm bạn cùng phái cho đỡ phiền phức.
Có ai nghĩ chuyện mai sau không "khi con ong đã tỏ đường đi lối về" thì người thiệt thòi vẫn là nữ giới.
Ở nước ngoài, cụ thể ở Hoa Kỳ đang đề cao lối sống lành mạnh của giới trẻ. Các em trong phong trào giới trẻ, có nhận đeo môt chiếc nhẫn "biễu tượng của sự tinh khiết trước hôn nhân". Và có nhiều cuộc mạn đàm lành mạnh đề cao sự "trinh trắng, khiết tịnh..."
Tại sao không học theo những điều này ta? Hì hì hì! Điều hay không học lại học lấy cái xấu để minh chứng mình là người phóng khoáng, văn minh hơn người. Thầy chạy!

G7
24-05-2011, 02:36 PM
Thêm một tí về "nhu cầu sinh lý". Nếu thực tế mà nói thì công nhận điều đó là có thật, không lấy ví dụ ở tận Mỹ, thì ở vietnam bây giờ cũng đã khá phổ biến lối sống này rồi. Không dễ để một sớm một chiều phản ánh vấn đề này triệt để vì đó là yếu tố tự nhiên. Hix, cái khó là làm sao lý giải: "tại sao không nên làm điều đó?". Tác hại là gì thì sư tỉ LanAnh nói rồi, Jade lại không nói sát với thực tế lắm. Nói chung là chỉ biết cấm và cấm tiệt .... ^^! Thời nay người trẻ không còn nhiều áp lực đạo đức nên không thể kiềm hãm cái sự sung sướng nữa, thế nên xã hội buộc phải dẫn đường cho hưu chạy (vào rọ) vậy.

Hehehe "Búa Rìu Dư Luận" công kích vào đúng vài "yếu điểm" của con người nên bà con chống chế hehehe Cái sự hoàn thiện của người tín hữu mà Công giáo mong mỏi khó lắm. Thấy "búa rìu" câu nệ chữ nghĩa trong từ "tự nguyện" nên G7 cũng post luôn "Bảy mối tội đầu" vì tội đầu nó dẩn đến tội thứ n :D

BẢY MỐI TỘI ĐẦU
(Tương đương trong GlCg92 số 1866)
Theo truyền thống Kitô giáo từ thời các Giáo phụ đã xếp các tội chính vào một nhóm gọi là tội đầu, vì nó là nguồn của nhiều tội khác. Thánh Grêgôriô Cả (năm 604) xếp thành 7 loại:
1. Kiêu ngạo (Pride) là ước ao vô trật tự vinh dự, nổi nang và độc lập. Đối ngược kiêu ngạo là Khiêm nhường (Humility).
2. Hà tiện (Avarice) là theo đuổi cách vô trật tự những của cải vật chất, trái nghịch các đức tự do và công bằng.
3. Mê tà dâm (Lust) là ham muốn thỏa mãn tính dục cách vô trật tự, nghịch đức thanh khiết.
4. Hờn giận (Anger) là bùng lên sự ghen tức muốn cho người khác bị hình phạt cách vô lối, trái với sự hiền lành và nhẫn nhục.
5. Mê ăn uống (Gluttony) là sự quá đáng trong thưởng thức đồ ăn uống, trái với đức tiết độ và chừng mực.
6. Ghen ghét (Envy) là không hài lòng với sự tốt lành tha nhân, trái với đức yêu người và quảng đại.
7. Lười biếng (Sloth) là tình trạng thiếu chăm chỉ thực hành những việc thiêng liêng, trái với đạo đức và lòng kính mến Chúa.


Chuyện kể vua David một hôm rãnh rỗi ra sân thượng chơi "THẤY" một người đàn bà đang tắm mà cùng ăn nằm với nhau rồi vì chuyện đó mà phải giết ông tướng chồng bà ấy để xóa dấu vết :D Có LM kết luận : "Thấy" cái không nên thấy cũng là một cái tội đầu T_T.

G7 cũng phải ráng thuộc lòng điều này vậy :D G7 có tốt hơn gì ai đâu :|

@Sư tỉ : kiếm bạn cùng phái là sao sư tỉ ? :D mà con trai thường ở dơ và lười ..... :p
@Jade : đôi khi con người mệt mỏi vì cơm áo gạo tiền công danh sự nghiệp học hành đuối sức nản chí ... thì trở nên ích kỉ chỉ nghĩ đến chuyện trước mắt thôi.

BÚA
24-05-2011, 09:45 PM
Hahaha!!
Xin lỗi những các bạn chỉ đưa ra lý thuyết suông và không thực tế! Thử hỏi: ai không biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, vậy mà có bao nhiêu người hút thuốc trên thế giới? Ai chẳng rõ ma túy là chất gây nghiện, nhưng biết bao cầu thủ, bao nhà nghệ thuật lại sử dụng nó? Các bạn đã có bao giờ tiếp xúc với những người sống thử chưa? Các bạn chỉ đưa ra những cái khuyết còn ưu thì sao? Cái gì cũng có 2 mặt của nó, và với lý thuyết suông của các bạn, liệu sẽ thuyết phục được bao nhiêu người???
Tôi thiết nghĩ: tác giả viết bài này là đang muốn mọi người nói lên quan điểm của mình, chứ chẳng phải để các bạn đem mấy lý luận sách vở đó ra mà giải thích này nọ!!
Các bạn là người trẻ, là những người thực tế mà, hay phải chăng các bạn đã lên tầm giáo sư, tiến sĩ rồi?
Đôi dòng chia sẻ và phản biện!!
Búa Rìu dư luận...

Padre Paolo
25-05-2011, 12:13 PM
Mến chào các bạn,

Cám ơn các bạn đã đọc và nhất là đã comment topic của hoangdiatrang. Toản đã đọc qua những quan điểm của các bạn. Xin cám ơn các bạn: Búa, Jade, G7 và Chị Lan Anh đã comment. Toản tính để theo dõi xem quan điểm của các bạn, là GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO, nghĩ sao về đề tài “Sống Thử” hoặc “Sống Chung” như Búa đã đề nghị.

Qua những comments thì mình hiểu ý nghĩa của những từ “Sống Thử” hoặc “Sống Chung” ở đây kết cục là đưa đến việc quan hệ tính dục trước hôn nhân.

Các bạn mến, đề tài "Sống Thử" hoặc "Sống Chung" là một hiện tượng đang thịnh hành trong xã hội ngày nay. Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này như các bạn đã nêu lên. Những lý do khác thì mình cũng chẳng quan tâm nhưng có một điều mà bạn Búa nêu ra làm mình hơi lo:

_ Nhu cầu sinh lý: cái này chỉ là thứ yếu, và các bạn có quyền lựa chọn có quan hệ với nhau hay không? Và lúc này, các bạn cũng có cơ hội để ứng dụng các kiến thức về giáo dục giới tính mình đã học, không tốt sao?
Với lại, tôi thấy Giáo Hội mói chỉ cấm phá thai, còn vụ cấm sống thử, tôi chưa nghe nói đến àh nha!!!

Nhất là cầu “còn vụ cấm sống thử, tôi chưa nghe nói đến àh nha!!!”. Vì mình đã từng học qua khoa luân lý nên ở đây xin chia sẻ với các bạn một vài quan điểm của Giáo Huấn Giáo Hội về việc quan hệ tính dục trước hôn nhân. Nhưng trước hết là xin cám ơn Jade đã trích dẫn những khoản Giáo Luật để nói rõ về những điều kiện và việc làm trong hôn nhân.

Các bạn, nhất là bạn Búa, mến, sau khi tham khảo một vài tài liệu, mình nhận thấy Linh Mục Agostinô Nguyễn Văn Dụ đã trả lời cho đề tài này trong tác phẩm của ngài rất rõ nên xin trích dựa theo cầu trả lời của ngài lại đây để các bạn hiểu rõ.

Theo Cha Dụ thì Giáo Hội đã tái khẳng định giáo huấn về việc giao hợp tính dục là chỉ được phép trong hôn nhân mà thôi. Hơn nữa, mình thiết nghĩ, nếu là một người Công Giáo thì ai cũng biết là quan hệ tính dục ngoài hôn nhân là lỗi đến Điều Răn Thứ Sáu như bạn Jade đã nêu lên. Ngoài ra, Bộ Giáo Lý Đức Tin trong Tuyên Ngôn “Persona Humana” về luân lý tính dục cũng đã qủa quyết: “Nhiều người ngày nay đòi được giao hợp với nhau trước khi thành hôn, miễn là hai người quyết tâm kết hôn với nhau và thực tình thương yêu nhau. Họ coi tương giao tính dục là điều tự nhiên trong mối quan hệ giữa họ với nhau, nhất là khi việc cử hành hôn lễ bị cản trở vì những hoàn cảnh bên ngoài, hoặc vì họ nghĩ rằng việc giao hợp là điều cần thiết để bảo toàn tình yêu của họ. Quan niệm như vậy là trái ngược với giáo lý Kitô, theo đó, mọi tương giao tính dục trọn vẹn chỉ được phép thực hiện trong hôn nhân mà thôi” (Persona Humana số 7).

Chính Đấng Đáng Kính Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tái khẳng định trong Tông Huấn Familiaris Consortio về đời sống gia đình trong số 80. Hơn nữa, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng dậy rõ ràng:

- Số 2390: …Hành vi phú thê chỉ có thể diễn ra trong hôn nhân thôi; ngoài hôn nhân, hành vi này luôn là một tội trọng và gạt người ta ra khỏi việc rước lễ.

- Số 2391: Ngày nay nhiều người đòi hỏi một thứ “quyền thử” khi hai bên đã có ý lấy nhau. Dù hai bên cương quyết đến đâu trong dự tính, thì những quan hệ có trước như thế đều “không cho phép bảo đảm sự chân thành và sự thủy chung trong liên hệ nhân bản giữa người nam và người nữ, và nhất là làm sao bảo vệ được họ chống lại những thị hiếu và những sự ngông cuồng.” Quan hệ xác thịt chỉ hợp luân lý khi đã thiết lập xong một cộng đồng sinh sống dứt khoát giữa người nam và người nữ. Tình yêu con người không cho phép “thử.” Nó đòi hỏi một sự hiến thân trọn vẹn của hai người cho nhau.

Còn về những “ích lợi” hoặc “thiệt hại” về mặt khác do việc “Sống Thử” hoặc “Sống Chung” mà các bạn đã nêu ra thì Toản xin chia sẻ như sau. Vì Toản đi tu nên chẳng có kinh nghiệm gì, nên xin trích lại những ý tưởng của Ông Tim Stafford, người đã trả lời cho một thắc mắc về việc quan hệ tính dục trước hôn nhân mà Linh mục Augustinô Nguyễn Văn Dụ đã trích dẫn. Ông Stafford đưa ra một vài lý do mong giúp các bạn trẻ chọn lựa nên đợi đến khi thành hôn rồi mới quan hệ xác thịt:

1. Sự chờ đợi như vậy giúp đào sâu thêm mối tương giao và tình yêu giữa hai người nam nữ. Qủa thực, quan hệ tình dục là một cách thức biểu lộ tình yêu, nhưng đó không phải là cách duy nhất. Để thắt chặt tình yêu, cần phải có thời gian tìm hiểu nhau. Nếu bạn chỉ nghĩ đến việc làm tình thì sẽ không còn thời giờ cần thiết để tìm cách biểu lộ tình yêu bằng những phương thức khác nhau. Hơn nữa, việc tập chờ đợi trong kiên nhẫn sẽ giúp bạn tự chế trong đời sống lứa đôi sau này. Vì cho dù đã thành hôn, nhiều khi bạn cũng phải kiên nhẫn trước khi đạt được điều bạn mong muốn.

2. Thời kỳ đính hôn, trên nguyên tắc, là thời kỳ thử thách và tìm hiểu nhau. Khoảng 50% những người kết hôn đã từng đính hôn hơn một lần trước đó. Điều này có nghĩa là người ta vẫn có thể rút lui hoặc thay đổi khi đã đính hôn với nhau, và việc đính hôn không nhất thiết phải đi tới hôn nhân trong mọi trường hợp. Vì thế, nếu hai người đính hôn mà ăn ở với nhau thì họ khó lòng từ bỏ nhau ngay cho dù thấy có những xung khắc với nhau. Và điều này có ảnh hưởng tai hại đến cuộc sống chung sau này.

3. Quan hệ tính dục này không nhất thiết phải thành công ngay, kể cả trong những đôi vợ chống. Có nhiều trường hợp, hai người phải kiên nhẫn trong nhiều năm mới đạt được sự hoà hợp về tính dục.

Các bạn mến, theo Cha Dụ, qua những lý do trên của Ông Stafford, thì những người có chủ trương phải làm tình thử với nhau xem có hợp sinh lý không thì mới kết hôn là không đúng.

Các bạn mến,

Xin lỗi là comment này hơi dài nhưng hy vọng những trích dựa vào câu trả lời của Cha Dụ trên giúp các bạn hiểu thêm về Giáo Huấn của Giáo Hội về việc “Sống Thử” hoặc “Sống Chung,” nhất là về mặt luân lý để các bạn có thể chia sẻ cách chính xác hơn.

--------------
Tài liệu tham khảo:
1. Phần lớn trích từ sách "Giải Đáp Thắc Mặc về Luân Lý" của Lm. Agostino Nguyễn Văn Dụ.
2. Sách: Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
3. Tuyên Ngôn Persona Humana (Bộ Giáo Lý Đức Tin - ngày 29-12-1975)
4. Tông Huấn Familiaris Consortio - về các nghĩa vụ của đời sống gia đình Kitô (Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cống bố năm 1981)