PDA

View Full Version : Văn hóa xưng hô



Sky
24-06-2011, 12:04 AM
Văn hóa xưng hô.

Có nhận định rằng tiếng Việt giàu về từ xưng hô, so với các thứ tiếng phổ thông trên thế giới. Tiếng Việt được cho là phong phú và đa dạng.

Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt.
Để xưng hô đúng phép người giao tiếp phải biết được tương quan tuổi tác, liên hệ bà con, mức độ thân sơ, chức vị... Có thể kể đến như : Con,cháu, em , anh, chị, cô, dì, chú, bác, ông, bà, cụ. Rồi là: Ta, tôi, tao, tớ, mày, mi, tau, thằng, hắn, họ, chúng nó, bọn nó.. Và cả : tía, má, mợ, bu, bầm, u, thầy, dượng... Qúa phức tạp

Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh thì lại rất đơn giản, chỉ gồm : I, you, he, she, we, they, it. Nó được sử dụng rộng rãi, Không phân biệt tuổi tác, giới tính, vị thế xã hội

Nhân xưng trong tiếng Pháp chỉ có chữ "Je", tiếng Anh chỉ có chữ "I".


Xừng hô trong tiếng việt không chỉ dừng lại ở đó, nó còn được phát triển rất phức tạp.
Tuổi teen thì thường xưng hô với nhau bằng ''tao và mày'' rồi '' tôi và bà''... Sinh viên thì có cả kiều '' vợ ơi!, chồng ơi..''
VD một câu chào của chàng thanh niên với người xe ôm " Chào bố già", không biết đây là một câu thân mật hay mỉa mai nữa ?.

Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt đa dạng, phong phú không phải là tốt. Chính sự đa dạng có thể kiến cho nó trở nên phức tạp, dễ gây hiểu nhầm, dẫn đến giao tiếp không đạt hiệu quả.
Sự phân biệt quá rạch ròi cấp bậc, chức vị, khiến cho cuộc thoại mất đi sự tự do, bình đẳng cần có của nó. Khi giao tiếp người tham gia mất đi một phần không nhỏ cho sự tập trung cho vấn đề chính cần truyền đạt, Họ phải chú ý mình xưng hô đã đúng chưa, có xúc phạm ai không. Trong khi đó tiếng Anh thì không cần sự tập trung nào cho vấn đề này.
Sự phân biệt nay có thể là một hệ lụy của tàn dư phong kiến.



Tại sao tiếng Anh lại trở thành " international language" có thể nói đây là ngôn ngữ đơn giản nhất và nó giúp cho quá trình giao tiếp thành công cao

Ngôn ngữ các nước khó có thể so sánh, vì đó là nét đặc trưng cho một văn hóa khác nhau. Để giao tiếp tốt và thành công thì chúng ta nên tập trung vào vấn đề nào?. Không nên qua cầu kì về cách sưng hô.

Tham khảo : Hữu Đạt 2000: Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt. – HN: NXB Văn hóa Thông tin.
Báo cáo tại Hội nghị về Các vấn đề Văn hoá Việt nam
Tại Tp. Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2000
Phạm Thu Nguồn tin: Tuổi trẻ
http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Tuoi-tre-cuoi-tuan/278895/Tu-xung-ho-den-tu-duy.html

hoamaudon
24-06-2011, 10:54 AM
Từ xưa ông bà ta đã có câu: Phong Ba Bão Táp Không Bằng Ngữ Pháp Việt Nam. Từ đây ta có thể hiểu rằng Ngữ Pháp Việt Nam quá đa dạng.

Chẳng hạn, nếu như hai người nào đó không cùng quan điểm:

Theo Tiếng Anh: chi có I, She, He....Nó rất nhẹ nhàng, thậm chí nó khó phân biệt đươc ý nào mạnh ý nào yếu.

Theo tiếng Việt: xưng hô theo anh em. chị em thì rất đầm ấm nhưng nếu xưng mày tao theo lứa tuổi chênh lệch nhiều thì rất là mất tôn trọng Vì nó có nhấn diểm mạnh diểm yếu.

Chỉ vậy thôi cũng đủ để ta suy nghĩ.

Vì như thế đó, anh em chúng ta cùng cho nhau những lời nói thật nhẹ nhàng, ấm áp nhé. Chúng ta là con người Việt Nam mà, hihi.