PDA

View Full Version : Ông Xa-ra-xa-đai là ai ?



Jade
28-07-2011, 09:41 PM
Ngày hôm qua, người viết có nhận được câu hỏi : "Ông Xa-ra-xa-đai là ai ?" và nhân lấy câu hỏi đó làm tiêu đề cho bài viết này. Người hỏi dựa vào bản dịch Kinh Thánh Tiếng Việt của nhóm CGKPV trong sách Giuđitha đưa ra câu hỏi này :

- "Trong những ngày ấy, bà Giu-đi-tha nghe biết những chuyện đó. Bà là con gái ông Mơ-ra-ri; ông Mơ-ra-ri là con ông Ốc; ông Ốc là con ông Giô-xếp; ông Giô-xếp là con ông Út-di-ên; ông Út-di-ên là con ông Khen-ki-gia; ông Khen-ki-gia là con ông Kha-na-ni-a; ông Kha-na-ni-a là con ông Ghít-ôn; ông Ghít-ôn là con ông Ra-pha-in; ông Ra-pha-in là con ông A-khi-túp; ông A-khi-túp là con ông Ê-li-a; ông Ê-li-a là con ông Khen-ki-gia; ông Khen-ki-gia là con ông Ê-li-áp; ông Ê-li-áp là con ông Nơ-than-ên; ông Nơ-than-ên là con ông Sơ-lu-mi-ên; ông Sơ-lu-mi-ên là con ông Xa-ra-xa-đai; ông Xa-ra-xa-đai là con ông Ít-ra-en." (Gđt 8, 1)

Vì chiếu theo tên các con của ông Giacóp, còn gọi là It-ra-en, thì không có tên Xa-ra-xa-đai trong đó : "Con trai bà Lê-a: Rưu-vên, con đầu lòng của ông Gia-cóp, rồi đến Si-mê-ôn, Lê-vi, Giu-đa, Ít-xa-kha và Dơ-vu-lun. Con trai bà Ra-khen: Giu-se và Ben-gia-min. Con trai bà Bin-ha, nữ tỳ của bà Ra-khen: Ðan và Náp-ta-li. Con trai bà Din-pa, nữ tỳ của bà Lê-a: Gát và A-se. Ðó là những con trai ông Gia-cóp sinh được tại Pát-đan A-ram." (St 35, 23-26)

Dựa vào đó đưa ra một nghi vấn là : Sách Thánh đã viết sai chăng ?

Người viết sau một ngày nghiền ngẫm và tra khảo xin trả lời cho câu hỏi nghi vấn trên là : Sách Thánh viết không sai, chỉ có người hiểu sai do chưa tìm hiểu kỹ mà thôi. Người viết xin đưa ra các lý do sau :

- Kinh Thánh Công Giáo, trước hết, phải dựa vào bản chính thức là bản tiếng Latinh, thường được gọi là Bản Vulgate hay Bản Phổ Thông khi nghiên cứu và phê bình. Bản Vulgate với câu trên viết thế này : "Et erat in civitate commorans in diebus illis Iudith filia Merari filii Ox filii Ioseph filii Oziel filii Elchiae filii Ananiae filii Gedeon filii Rafain filii Achitob filii Eliab filii Nathanael filii Salamiel filii Surisaddai filii Simeon filii Israel."
+ Ta thấy rằng Xa-ra-xa-đai trong tiếng Latinh là Surisaddai, và giữa ông và Israel còn có Simeon. Một trong những khác biệt trong bản dịch đáng để lưu ý.
+ Đối chiếu với các bản dịch khác cũng có nhiều khác biệt tương tự :
# Bản dịch Anh ngữ : "Now in those days Judith, daughter of Merari, son of Joseph, son of Oziel, son of Elkiah, son of Ananias, son of Gideon, son of Raphain, son of Ahitob, son of Elijah, son of Hilkiah, son of Eliab, son of Nathanael, son of Salamiel, son of Sarasadai, son of Simeon, son of Israel, heard of this." Có đời ông Simeon.
# Bản dịch Ý-Đại-Lợi : "In quei giorni venne a conoscenza della situazione Giuditta figlia di Merari, figlio di Oks, figlio di Giuseppe, figlio di Oziel, figlio di Elkia, figlio di Anania, figlio di Gedeone, figlio di Rafain, figlio di Achitob, figlio di Elia, figlio di Chelkia, figlio di Eliàb, figlio di Natanaèl, figlio di Salamiel, figlio di Sarasadai, figlio di Israele. " Không có đời ông Simeon.
# Bản tiếng Tây Ban Nha (Español) : En aquellos días llegó todo esto a oídos de Judit, hija de Merarí, hijo de Ox, hijo de José, hijo de Oziel, hijo de Helcías, hijo de Ananías, hijo de Gedeón, hijo de Rafaín, hijo de Ajitob, hijo de Elías, hijo de Jilquías, hijo de Eliab, hijo de Natanael, hijo de Salamiel, hijo de Sarasadai, hijo de Israel." không có đời ông Simeon
# Bản Pháp ngữ : "Ces paroles furent rapportées à Judith, une veuve, fille de Mérari, fils d'Idox, fils de Joseph, fils d'Ozias, fils d'Elaï, fils de Jamnor, fils de Bédéron, fils de Raphaïm, fils d'Achitob, fils de Melchias, fils d'Enan, fils de Nathanias, fils de Salathiel, fils de Siméon, fils d'Israël." Có đời ông Simeon.

Lưu ý là 4 bản dịch trên đều lấy từ những bản đã được Imprimatur và công bố chính thức trên website của Tòa Thánh: http://www.vatican.va . Ta thấy rằng 2 bản dịch Anh và Pháp theo sát bản Vulgate, còn bản Ý-Đại-Lợi và Tây Ban Nha, cũng như bản Việt ngữ khác với bản Vulgate ở chỗ : không có đời ông Simeon. Vậy 3 bản khác với bản Vulgate đã dịch sai chăng ? Xin thưa một lần nữa : vẫn là không hề sai, tất cả đều đúng hết.

- Trong một số nguồn tài liệu mà người viết tìm được thì theo phả hệ Xa-ra-xa-đai thuộc chi tộc Simeon (http://freepages.genealogy.rootsweb.ancestry.com/~royalancestors/biblical/2timeline/progenitors4.htm) còn vào đời nào theo trực hệ thì người viết chưa có khả năng nghiên cứu để sắp xếp lại dựa vào các bản văn Cựu Ước. Tuy nhiên chỉ cần lưu ý ở chỗ Xa-ra-xa-đai thuộc chi tộc Simeon và Simeon là con của Israel và bà Lê-a là đủ giải quyết vấn đề phía trên.

- Ta biết là người Do Thái khi ghi gia phả có nhiều cách ghi khác nhau :
+ khi thì theo cách ghi gia phả tự nhiên : tức là cha ruột rồi đến con ruột.
+ khi thì theo cách ghi luật anh em rể (Lévirat) : tức là chị em dâu goá chồng mà không có con, thì tái hôn với anh em chồng. Nếu có con thì truy nhận đứa trẻ ấy là con của người chồng trước đã chết (Đnl 25, 5-6). Dựa vào điều này những người Sađốc hỏi Chúa Giêsu về người phụ nữ lần lượt lấy 7 anh em và Chúa trả lời câu : Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống.
+ khi theo luật chép gia phả : người Do Thái khi viết chữ chỉ viết phụ âm mà không dùng nguyên âm. Khi chép gia phả, người ta quen tìm tên ông tổ nào nổi tiếng nhất trong gia tộc, đem tên ấy tách lấy những phụ âm, dịch ra thành số rồi cộng các chữ số đó lại với nhau. Con số cộng đó được bao nhiêu thì sẽ là số đời để chia lớp trong phả hệ được chép, cách chép này gọi là "Gématrie". Ví dụ trong gia phả Chúa Giêsu thì có vua David là trỗi vượt, tên ấy được viết bằng 3 phụ âm : d-w-d. Dịch ra số như sau : d=4, w=6, d=4; cộng lại là 14 đời, nên cũng có thể đó là cách chia lớp gồm 14 đời như trong Matthêu chép.

- Xin lưu ý ở cách thứ 3 : khảo sát bản gia phả trong Matthêu ta thấy chữ "sinh" có khi được hiểu theo nghĩa "hẹp" tức là "cha sinh con", vd Ap-ra-ham sinh I-xa-ác); có khi hiểu theo nghĩa "rộng" tức là quan hệ cháu chắt, vd Giô-ram sinh Út-di-gia (Mt 1, 8) khi đọc các đoạn (2 V 8, 24; 11, 2; 12, 21) và (2 Sb 23, 1) ta thấy giữa 2 ông này còn có A-khát-gia-hu, Giô-át, A-mát-gia.

- Điều đó có thể thấy câu : "ông Xa-ra-xa-đai là con ông Ít-ra-en" hay "figlio di Sarasadai, figlio di Israele" hoặc "hijo de Sarasadai, hijo de Israel" là không sai vì chữ "con, figlio, hijo" đều được hiểu theo nghĩa "rộng".

- Còn câu : "filii Simeon" "son of Simeon" "fils de Siméon", chẳng qua là giảng giải rõ nghĩa hơn Xa-ra-xa-đai thuộc chi tộc Simeon mà thôi. Cũng đừng thắc mắc là tại sao bản có bản không hay do người đời sau thêm vào vì cái này thuộc về lịch sử. Như đã biết chính bản của Cựu Ước đã không còn tồn tại, những gì lưu truyền lại chỉ là các bản sao nên không tránh khỏi nạn "tam sao thất bản". Có những người khi sao chép vì thấy : chỗ đó không rõ nghĩa hay theo ý riêng nên chữa thêm vào cũng có. Do đó bản Vulgate muốn rõ nghĩa hơn cho người đọc nên đã lựa chọn bản văn "có đời ông Simeon" cho rõ nghĩa hơn mà không sai ý nghĩa bản văn. Bản dịch Việt ngữ do dịch giả tuy dựa vào bản Vulgate nhưng cũng đối chiếu với các bản văn khác và lựa chọn cách "không có đời ông Simeon" trong bản dịch của mình.

Thêm nữa thời xưa khi chép thường không có dấu châm phẩy rõ ràng để ngắt câu và ngắt ý, nên người đọc có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ như câu : "Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Ðiều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại." (Ga 1, 3-4). Theo nguyên bản Latinh sẽ có 2 cách ngắt dấu câu như sau : [a) “Et sine Ipso, factum est nihil quod factum est; in Ipso vita erat et vita erat lux…” ; b) “Et sine Ipso, factum est nihil. Quod factum est in Ipso vita erat, et vita erat lux…”. Chấm câu theo cách b lại hiểu được hai nghĩa : “Quod factum est in Ipso (= in Verbo, tamquam in exemplo), vita erat” nghĩa là phàm thụ tạo nào có trí khôn, giống như Ngôi Lời (như người ta, thiên thần) thì có sự sống. Câu này giả sử do ngòi bút thánh Phao-lô viết ra, thì nhận được. Vì thánh nhân hay bàn về Chúa Giê-su là kiểu mẫu muôn vật nhất là loài người (xem Dt 1, 3;Col 1, 15-17). Nhưng đối với Gioan trong Phúc-Âm cũng như trong các thư tín, không hề bao giờ ta thấy ngài có ý tưởng này. Còn đọc cách khác “In Ipso (= Verbo), quod factum est, vita erat” nghĩa là trong chính mình Ngài, là vật đã chịu tác thành, có sự sống…] *

Vậy mới thấy khi đọc Thánh Kinh thì điều đầu tiên phải tâm niệm : Thánh Kinh không sai lầm. Sau đó mới đem nhưng khúc mắc của mình ra bàn giải và tìm hiểu xem vì sao có lẽ ấy vì chưng dầu không có đức tin thì trải hàng ngàn năm qua các tiền nhân đi trước đã chẳng nhận ra những sai lầm sao ?

* Phúc Âm Dẫn Giải - Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi - Ra Khơi - 1959 trang 95.


28-07-2011, Dom.NTP

G7
29-07-2011, 07:33 PM
Cũng hay ^^ thanks Jade. Anh chưa biết gì về một số nhân vật trên. Jade phải đọc nhiều sách lắm mới biết hết được các nhân vật đó, ghê thiệt ... hehehe...

Câu này là chính xác nhất nè :

Vậy mới thấy khi đọc Thánh Kinh thì điều đầu tiên phải tâm niệm : Thánh Kinh không sai lầm. Sau đó mới đem nhưng khúc mắc của mình ra bàn giải và tìm hiểu xem vì sao có lẽ ấy vì chưng dầu không có đức tin thì trải hàng ngàn năm qua các tiền nhân đi trước đã chẳng nhận ra những sai lầm sao ?

Jade
29-07-2011, 09:21 PM
Cũng hay ^^ thanks Jade. Anh chưa biết gì về một số nhân vật trên. Jade phải đọc nhiều sách lắm mới biết hết được các nhân vật đó, ghê thiệt ... hehehe...
Dạ không phải vậy anh, ông Xa-ra-xa-đai em cũng chỉ mới biết khi được hỏi mà thôi. Toàn bộ Cựu Ước em đọc qua 1 lần cách đây 6 năm nhưng đọc rất sơ sài nên chẳng nhớ gì. Khi được hỏi em mới giật mình ngay câu : "Sách Thánh đã viết sai chăng ?" nên đành phải mò tìm mà trả lời không khéo người hỏi lại bào Kinh Thánh sai thì khổ.

Trước tiên em chỉ lần tìm đến Bản Vulgate làm chuẩn, từ đó lấy được tên ông Xa-ra-xa-đai bằng tiếng Latin mà search thông tin từ Google. Tự nhiên thấy bản Vulgate và bản Anh Ngữ có đời ông Simeon mới giật mình lần hai. Nhớ lại có đọc đâu đó là các dịch giả nhóm CGKPV khi dịch Kinh Thánh Tiếng Việt có đối chiếu so sánh với nhiều bản Kinh Thánh trong các ngôn ngữ khác như Hy Lạp và Pháp Ngữ nên sẽ có chỗ thêm bớt vài chữ cho câu văn uyển chuyển, rõ nghĩa mà không sai ý nghĩa nguyên gốc. Sẵn trong tay có bản "Phúc Âm Dẫn Giải", trong đó có nói sơ về cách chép gia phả của người Do Thái nên tổng hợp được nhiều thông tin và rút ra được kết luận trên.