PDA

View Full Version : Chén cơm



Pere Joseph
16-08-2011, 09:05 PM
Chén cơm





“Cơm gì mà dở quá! Nuốt không vào!”



+++



Cách đây một năm, người nông dân ngày nào cũng dậy thật sớm ra đồng làm việc. Đầu tiên, bác phải tỉ mỉ chọn các hạt giống tốt nhất để gieo mạ. Khi mạ đã dài một chút, bác mang ra đồng, vừa tách mạ ra từng dúm nhỏ vừa cúi gập lưng xuống cả ngày để cấy mạ vào đất. Người ta vẫn gọi tư thế mệt mỏi này là “bán mặt cho đất - bán lưng cho trời.” Sau khi cấy, mạ lớn dần thành cây lúa. Cỏ dại cũng mọc lên chen lấn lúa. Sâu bọ sinh sôi nảy nở cắn chết lúa. Rắn chuột cũng góp phần gây hại mùa màng. Bác nông dân phải cảnh giác tối đa để bảo vệ từng cây lúa. Bác làm cỏ, xới đất, xịt thuốc trừ sâu độc hại. Có khi công việc gấp quá chẳng ăn uống được đàng hoàng. Những khi nắng hạn, cả gia đình bác phải thức thật khuya cực khổ dẫn nước từ con suối nhỏ đến ruộng lúa. Khi lúa trổ đòng, cả nhà bác lại lo lắng đứng ngồi không yên sợ mưa đá. Có những năm mất mùa thất thu, gia đình bác phải thắt lưng buộc bụng ăn bớt lại để có gạo bán đi các nơi. Khi lúa đã chín, bác nông dân lại khom lưng cắt từng bó lúa, rồi vừa đập vừa đạp để tuốt từng hạt lúa ra khỏi thân lúa. Tuốt lúa xong, đóng bao, vác từng bao nặng chất lên xe đưa về nhà để phơi. Phơi lúa là một công đoạn dài ngày vất vả. Sau khi lúa đã khô, bác lại đóng vào bao, chất lên xe và đi lên phố để bán. Nơi ấy bác bán cho người buôn thóc. Người buôn thóc mang lúa đi xay. Nếu ai đã từng làm công việc xay lúa thì sẽ hiểu được sự gian lao trong môi trường làm việc bụi bặm, ồn ào, đòi hỏi sự chịu khó cao độ. Trải qua nhiều ngày tháng và công đoạn như thế, hôm nay mới có những hạt gạo trắng thơm. Rồi người ta mang gạo ra chợ bán. Ngồi bán gạo cũng cần nhiều thức khuya dậy sớm, dọn hàng ra cất hàng vào. Hạt gạo nằm đó chờ đợi.

Mẹ Cu Tí sáng dậy sớm, đi làm, vất vả kiếm đồng tiền. Có nhiều lần đứng trước nguy cơ bị thất nghiệp, mẹ lo lắng ngày đêm. Mất việc là mất cơm. Từ ngày có Cu Tí, mẹ đã quên hẳn hai chữ ‘hồn nhiên’ hay ‘vô tư’ thuở nào. Hôm ấy, trên đường đi làm về, lo lắng, mệt mỏi, chỉ muốn tìm chỗ nào ngả lưng ngủ một giấc, nhưng mẹ vẫn phải ghé vào chợ mua đồ về nấu ăn cho Cu Tí. Mang gạo về, mẹ nhặt sạn lần nữa để Cu Tí không ăn trúng sạn mà mẻ răng. Mẹ vừa bỏ gạo vào nồi vừa hơi lo lắng vì không biết gạo này mới hay cũ, hút nhiều nước hay ít nước, nấu xong có bị khô hay nhão không. Cầu mong nó ngon cho vừa khẩu vị của Cu Tí. Nhờ bàn tay mẹ, cuối cùng hạt gạo đã biến thành hạt cơm thơm dẻo. Mồ hôi thấm rịn trên vầng trán, mẹ ân cần dọn cơm ra, ngắm một lần, rồi mời gia đình vào bàn….

Đó mới chỉ là câu chuyện của chén cơm trắng thôi, chưa kể những câu chuyện của miếng thịt, bát canh, dĩa mắm, hũ cà, đôi đũa, chiếc thìa,…

Mọi người lấy cơm vào chén. Mẹ tận tay xới cho Cu Tí. Miếng cơm đầu tiên chạm vào lưỡi, Cu Tí thốt lên những lời ở đầu bài viết này.

+++

Cu tí chẳng biết chén cơm mà cậu đang cầm trên tay chê bai đã trải qua biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của nhiều người, trong đó có người mẹ thân yêu của cậu. Cậu chưa hiểu:


Ai ơi bưng bát cơm đầy



Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.



Nhưng thái độ này của Cu Tí không phải do Cu Tí tự sáng tạo vì cậu còn ngây thơ lắm. Cu Tí học nó từ những người lớn trong nhà.

+++

Cũng có một câu chuyện có thật xảy ra đối với Thầy Giêsu như sau: “Trên đường lên Giêrusalem, Ðức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samaria và Galilê. Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng: "Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!" Thấy vậy, Ðức Giêsu bảo họ: "Hãy đi trình diện với các tư tế". Ðang khi đi thì họ đã được sạch. Một người trong bọn, thấy mặt được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Ðức Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là người Samari. Ðức Giêsu mới nói: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?" (Lc 17: 11-18)



Giuse Việt, O.Carm.







Bowl of rice





“This rice tastes bland! I can’t swallow it!”



+++



A year ago, the farmer would get up very early each morning to work on the field. First, he had to carefully pick out the best rice seeds to make rice seedlings. When the rice seedlings were some centimeters tall, he took them to the field, separated them, grouped them and planted them in paddies with his hands. It was a back-breaking work since he had to bend down his body all day long as one description of this activity literally reads “selling your face to earth – selling your back to sky”. Rice seedlings then grew up and became rice plants. Now weeds began to appear and choke them. Worms, snakes and rats also came and damaged the crops. The farmer had to be always on the alert to protect the rice plants. He would work hard to remove weeds, spray pesticide (dangerous for his health)…. His meal time at times got disordered. When there was no rain, his family had to stay up late to irrigate the rice field. When came the time for panicles and grains, they were worried about ice rain. When the grains matured, the farmers bent their backs to cut the rice plants with sickles, packed them into sheaves, and carried them to where they would thresh to separate the grain from the stalk. Tiring job! They then stored the grains in big sacks and carried them home. At home, they would dry the grains under the sun for days. This process could take weeks if the sun was ‘on vacation’ somewhere. After this the farmer put them back in the sacks and transported them to the city where he would sell them. The rice buyer purchased his rice and brought them to the mill. Milling process is hard work. It is noisy and dusty. After many periods of hard labor, finally one saw the white beautiful rice that could be cooked. The rice seller then brought it to the market. Selling rice is a work that is involved lots of transportation and requires a great deal of patience. The rice was sitting there waiting to be purchased.

Tummy’s mother gets up very early in the morning. She has to work hard to make ends meet. Several times she has been sitting on fire upon hearing of a possibility of being laid off. Losing job would equal losing meal. Since Tummy’s birth, she has forgotten the term ‘carefree’. Today, on the way home from work, worried and tired, she only wanted to find a place to take a little nap but she couldn’t because she still had to go to the market to buy food to cook for Tummy…. Then came the cooking time. After making sure there were no grits in the rice that might cause damage to her son’s teeth, she put it in the cooker. She was a little worried about this new rice since it was normally difficult to cook well for the first time. Would it be too dry or too wet? She prayed that it turn out delicious to Tummy’s taste. Thanks to her gracious motherly hands, finally, the rice was beautifully cooked. Wiping the sweat on her forehead, putting out the food on the table, looking at it one more time with a smile, she invited everyone to the table….

This is just a short story of a bowl of white rice, not yet mentioning the story of other foods on the table such as meat, soup, sauce, eggplant, pepper, salt, chopsticks, spoon, …

Everyone takes their portion. Tummy’s mommy lovingly serves him. On the first touch of this tongue with the rice, Tummy makes the comment at the beginning of this writing.

+++

Tummy does not know that the bowl of rice on his hands contains a lot of sweats and tears of many people, among whom is his beloved mother. But this attitude is not ‘created’ by Tummy himself since he is too young and innocent. He has learned it from the adults in the family.

+++

There is also another similar story that happens to Jesus as follows: “Now on his way to Jerusalem, Jesus traveled along the border between Samaria and Galilee. As he was going into a village, ten men who had leprosy met him. They stood at a distance and called out in a loud voice, “Jesus, Master, have pity on us!” When he saw them, he said, “Go, show yourselves to the priests.” And as they went, they were cleansed. One of them, when he saw he was healed, came back, praising God in a loud voice. He threw himself at Jesus’ feet and thanked him—and he was a Samaritan. Jesus asked, “Were not all ten cleansed? Where are the other nine? Has no one returned to give praise to God except this foreigner?...” (Lk 17: 11-18)


Joseph Viet, O.Carm.




PERSONAL BLOG:
http://only3minutes.wordpress.com/tieng-viet/chen-c%C6%A1m/
http://only3minutes.wordpress.com/english/bowl-of-rice/ (http://only3minutes.wordpress.com/english/bowl-of-rice/)

Pham Du
16-08-2011, 09:56 PM
Nhớ đến người bác nông dân , con lại nhớ đén cha mẹ ở nhà .Chưa đến 50 tuổi nhưng ba mẹ đầu đã có hai hì tóc như mấy ông cụ rùi.
vì quá thương con mà hai người đã làm nội ko biết mệt nhọc .Con nhớ cứ mỗi ngày mùa thì bố mẹ lại ttúi bụi ngày đêm.
LẠY CHÚA, xin cho thời tiết được mưa thuận gió hòa .

Bông Hoa Nhỏ
17-08-2011, 04:24 PM
Con chào Cha ! Con cám ơn bài viết chia sẻ này của Cha,con đọc xong ngồi thinh lặng chợt ngẫm nghĩ một chút,thỉnh thoảng con cũng giống cu tí thật có tật hay chê cơm nhà, đôi khi con thấy mình quá sung sướng hơn nhiều người khác rất nhiều nhưng con lại chưa biết quý trọng từng hạt cơm,có ngồi ăn một chén cơm con mới thấy thấm thía và hiểu rằng muốn có một hạt cơm như ngày hôm nay chúng ta ăn cũng là công sức mồ hôi vất vả rất nhiều của những người nông dân .Con từng chứng kiến nhiều em bé nghèo xung quanh con không có cơm ăn,phải đi ăn cơm thừa còn sót lại.thật tội nghiệp

thuyvu
17-08-2011, 04:31 PM
Bài viết của cha hay lắm, chứa đựng nhiều bài học quý giá và mang đậm tính giáo dục sâu sắc, khi còn nhỏ con cũng giống như "Cu tí" nhưng khi lớn lên đi làm con mới hiểu được hết những khó nhọc mà cha mẹ đã trải qua ... cha biết không nhiều lúc con ra đường gặp những hình ảnh ông cụ bà cụ già lắm nhưng vẫn phải kiếm tiền thấy thương lắm cha.

Nguyện chúa xin soi sáng chúng con để chúng con thêm yêu cha, yêu mẹ khi cha mẹ còn ở trên đời này, bên cạnh chúng con và xin chúa ban nhiều sức khỏe đến cha mẹ của chúng con.

Cảm ơn cha rất nhiều. Xin chúa ban nhiều hồng ân xuống trên cha và gia đình của cha thân yêu.

Phù thủy nhỏ
18-08-2011, 08:33 PM
Ba mẹ con cũng là nông dân nên từ bé, cảm tạ Chúa vì Ngài đã dạy cho con biết quý trọng từng hạt cơm, thứ lương thực dường như không thể thiếu của con người Việt Nam, chứa đựng mồ hôi nước mắt của biết bao con người....

Bất chợt con lại nghĩ tới 1 thứ lương thực khác, không phải là loại thức ăn nuôi dưỡng thân xác, mà là thần lương, mình thánh nuôi linh hồn ta, do Chúa Giê-su, vì tình yêu vô biên mà Ngài đã hy sinh chính bản thân mình cho ta, vậy mà đôi khi con lại vô tâm hờ hững...

Lạy Chúa, xin cho con biết quý trọng mọi tạo vật của Ngài, và xin cho con biết cảm nhận tình yêu của Ngài qua bí tích thánh thể.

Pere Joseph
21-08-2011, 02:13 PM
Hồi trước mình vẫn thỉnh thoảng nhắc nhớ cho mình rằng mình may mắn hơn nhiều người lắm, đặc biệt là những anh chị em nghèo khổ thuộc 'thế giới thứ ba' (có quê hương Việt Nam thân yêu của mình nữa). Xem ra nhớ như thế cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ nhớ thôi, mủi lòng một chút thì có chứ chưa thực sự trân trọng một cách sâu xa chén cơm, bát canh... mình đang đón nhận mỗi ngày. Nghĩ kỹ một chút, đúng là trên tay mình đang cầm những kho tàng còn quý hơn cả châu báu (vì châu báu đâu có ....ăn được đâu! hì hì hì...)

Càng để ý thì càng thấy hồng ân Chúa dồi dào quá, dồi dào mà nhẹ nhàng, nhưng không. Thấy như thế để bản thân mình bớt đi lối suy nghĩ "Những gì tôi đang có là đương nhiên".

Bây giờ mình ăn cơm thấy quý và ngon hơn nhiều!