PDA

View Full Version : Lễ Mẹ Đau Thương



Padre Paolo
15-09-2011, 10:39 AM
Lễ Mẹ Đau Thương được mừng từ thế kỷ 12 do sự cổ động của hai Dòng Xitô và Tôi Tớ Đức Mẹ. Vào năm 1482 lễ này được thêm vào Sách Lễ Rôma dưới tước hiệu “Đức Mẹ Xót Thương – Our Lady of Compassion.” Năm 1727 Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XIII đặt lễ này vào Thứ Sáu trước Chúa Nhật Lễ Lá trong Lịch Rôma. Năm 1913, Đức Giáo Hoàng Piô X chuyển ngày kính sáng ngày 15 tháng 09 như ngày nay.

Mừng Lễ Mẹ Đau Thương, Giáo Hội muốn tập trung đến một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của Mẹ: đó là cuộc tử đạo thiêng liêng và lòng thương cảm của Mẹ với những đâu khổ của Chúa Giêsu.

Nhìn vào những bậc làm Cha-Mẹ, nhất là Cha-Mẹ của chúng ta, thì thấy rằng cuộc sống của các ngài luôn gắn liền với những: thành công-thất bại, vui-buồn, sướng-khổ của con cái. Đối với Mẹ Maria thì càng gắn bó hơn và sự gắn bó này càng gay cấn hơn vì con của Mẹ lại chính là Con Thiên Chúa. Chúa Giêsu là Đấng Toàn Thiện đã xuống thế gian lạnh lùng-tăm tối để cứu chuộc nhân loại khỏi vòng tội lỗi và được kêu mời trở nên Tình Yêu giữa thế giới đầy hận thù ghen ghét. Để chu toàn trọng trách Ngài đã phải trải qua nhiều khó khăn và đau khổ. Đức Mẹ được mời gọi tham dự vào công trình này. Mẹ biết sẽ phải cùng chịu những khó khăn - đâu khổ và Mẹ đã thưa lời FIAT – XIN VÂNG.

Mẹ đã nghe cụ già Simeon tiên báo là Chúa Giêsu sẽ trở nên mục tiêu cho người ta chống đối cũng như một lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng Mẹ, nhưng Mẹ vẫn hiên ngang đón nhận sứ mạng Đồng Công với Chúa trong công trình cứu chuộc.

Chúa Giêsu muốn dậy chúng ta làm thế nào để “cùng được thông phần những đâu khổ của Người” đó là trở “nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người.” (Phil 3:10) Mẹ Maria là mẫu gương tuyệt hào trong việc này. Mẹ đã chịu đau khổ cách vô tội, tự do, và trong yêu thương. Mẹ chịu đau khổ không phải vì tội lỗi, nhưng vì Mẹ yêu Chúa Giêsu. Mẹ chịu đau khổ không phải vì Mẹ không vâng lời Con Mẹ, nhưng vì Mẹ vâng lời Ngài.

Mẹ đã chịu đau khổ cách vô tội. Mẹ không phải là nạn nhân của những cảnh huống khổ đâu. Qua lời tiên báo của cụ Simeon, Mẹ biết là Mẹ sẽ bị lưỡi gươm đâm thâu lòng (Lc 2:35), nghĩa là Mẹ biết Mẹ sẽ phải chịu đâu khổ rất nhiều nếu Mẹ thưa Xin Vâng. Qủa thật, Mẹ đã tự do thưa XIN VÂNG để chịu mọi khổ đâu và nhất là đứng dưới chân thập giá để cùng chịu đau khổ với Con Mẹ. Mẹ đã chịu đâu khô trong yêu thương. Như Chúa Giêsu, Mẹ đã không ghét những kẻ giết Con mình. Mẹ còn tha thứ cho các tông đồ sau khi các ông đã bỏ Chúa để cho Ngài chịu chết một mình (Mc 14:50). Mẹ còn cùng cầu nguyện với các ngài để đón nhận Chúa Thánh Thần (Tđcv 1:14).

Mừng Lễ Mẹ Đau Thương không có nghĩa là cuộc đời của Mẹ chỉ có khổ đâu. Thiên Chúa là Đấng rất công bằng. Mẹ chịu đau khổ thì Người cũng cho Mẹ những niềm vui. Nhìn lại những Tin Mừng ta sẽ thấy đối ngược với 7 Sự Đâu Thương thì có 7 Niêm Vui của Mẹ: Truyền Tin, Giáng Sinh, Ba Vua bái thờ Chúa, Chúa Sống Lại, Chúa Lên Trời, Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, và chính Mẹ được Thưởng trên Thiên Đàng.

Khi suy ngắm 7 Sự Đâu Thương và 7 Niềm Vui của Đức Mẹ chúng ta sẽ thấy chúng xác nhận cho sứ điệp cức độ: Thánh giá đau khổ của Chúa Kitô được biến đổi thành Thánh giá chiến thắng như chúng ta thường hát trong mùa Phục Sinh: Thánh giá chiến thắng, thánh giá vinh quang, thánh giá mở cửa Thiên Đàng.

Hôm nay mừng Lễ Mẹ Đau Thương thì đồng thời cũng mừng sự chiến thắng của Mẹ và mừng việc chúng ta được tham gia vào sự linh động và biến đổi từ đâu khổ đến vui mừng.

Là những con của Mẹ, chắc chắn chúng ta không tránh khỏi những khổ đâu nơi thể xác và trong tâm hồn. Xin Mẹ dậy chúng ta biết cùng chịu những khổ đâu với Chúa như Mẹ đã chịu, biết noi gương Mẹ đón nhận đâu khổ cách tự do và trong yêu thương. Xin Mẹ giúp chúng con tin chắc rằng qua lời cầu bầu của Mẹ, những đau khổ của chúng con sẽ biến thành những niềm vui.


Padre Paolo

Mai Cồ
15-09-2011, 01:07 PM
Trong ngày hôm nay, ngày lễ Mẹ đau thương, cầu xin cho chúng con luôn vững mạnh trước những khó khăn trở ngại trong cuộc sống và vui vẻ đón nhận theo gương Mẹ Maria.