halleluyah
21-08-2010, 11:39 PM
http://www.chuacuuthe.com/timthumb.php?image=images/pieta0.jpg&mode=crop&size=200x200
VRNs - (22.08.2010) - Sài Gòn - Hạn từ tiếng Hy-lạp “agonia” có gốc là từ “agon” có nghĩa là “thi đấu” hoặc “chiến đấu”, thường được áp dụng cho các vận động viên thi đấu điền kinh thời xưa. Điều thú vị là thánh Lu-ca đã diễn tả cơn xao xuyến hãi hùng của Chúa Giêsu ở núi Ô-liu trước khi đi chịu chết bằng chính từ này, như thể ngài muốn cho thấy sự chiến đấu mãnh liệt của Chúa Giêsu để có thể hoàn tất kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa (x. Lc 24:42-44). Theo thánh Lu-ca, Chúa Giêsu đã thật sự phải “thi đấu” trong một trận đấu bi hùng đến độ mồ hôi như những giọt máu nhỏ xuống đất. Ngài đã thật sự phải qua “cửa hẹp.” Nhưng sau cùng, Ngài đã toàn thắng.
Nhờ toàn cảnh của trình thuật trên mà chúng ta hiểu câu nói của Chúa Giêsu về điều kiện để được vào bàn tiệc cánh chung với Người: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào” (Lc 13:24). Trái lại, với những người bị loại ra ngoài, không được cho vào dự tiệc, thì Người cho biết lý do, đó là vì họ đã “làm điều bất chính”: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!' (Lc 13:27). Vậy, nếu đặt điều kiện phải “chiến đấu” để được vào dự tiệc và lý do “làm điều bất chính” nên bị loại ra ngoài kề bên nhau thì chúng ta sẽ thấy xuất hiện một điểm chung, đó chính là con người Chúa Giêsu: nếu ai đón nhận Người (= tin) và chiến đấu “vì” Người (= Chúa Giêsu chính là phần thưởng cho người môn đệ khi chiến thắng trong trận đấu) thì sẽ có sự công chính và sẽ được vào dự tiệc Nước Trời, còn ai từ chối Ngài thì sẽ không có sự công chính (= làm điều bất chính) thì sẽ phải khóc lóc nghiến răng vì bị đuổi ra ngoài (x. Lc 13:28).
Tuy nhiên, con người chúng ta không thể tự tạo ra sự công chính cho riêng mình mà chỉ có thể đón nhận từ nơi Chúa Giêsu. Vậy ai có thể giúp chúng ta đón nhận Chúa Giêsu cho bằng Đức Mẹ? Ai có thể giúp chúng ta “chiến đấu” cho bằng Mẹ? Những lúc chúng ta gặp gian nan nguy hiểm khốn cùng, những giây phút phải qua “cửa hẹp” trần gian, nào ai có thể giúp chúng ta có đủ sức mạnh chiến đấu cho bằng Mẹ? Mẹ sẽ không để cho bất cứ điều gì làm hại chúng ta nếu chúng ta chạy đến cầu xin Mẹ chở che cứu giúp. Thật ra, chính Mẹ cũng đã phải chiến đấu mãnh liệt khi đứng kề bên thánh giá Chúa. Chính Mẹ cũng đã phải qua “cửa hẹp” tăm tối trần gian.
Vậy như xưa Mẹ đã chiến đấu “vì” Chúa Giêsu thế nào, thì hôm nay Mẹ cũng sẽ chiến đấu “cho” chúng ta như vậy. Tước hiệu “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” cũng có nghĩa là “Đức Mẹ Chiến Đấu” cho chúng ta, cho ơn cứu độ của chúng ta. Đức Mẹ đứng về phía chúng ta, đứng bên chúng ta, để giúp chúng ta đón nhận được sự công chính của Chúa Giêsu, dù chúng ta là kẻ tội lỗi. Hơn nữa, vì Mẹ đã được Chúa trao phó gìn giữ và ban phát kho tàng đó, nên chúng ta càng thêm lý do để vững lòng tin tưởng sẽ được vào dự bàn tiệc trên trời với Mẹ. Cùng với Mẹ, chúng ta hy vọng sau cùng sẽ được nghe Chúa Giêsu âu yếm nói: "Còn anh em, anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thầy gặp thử thách gian nan. Vì thế, Thầy sẽ trao Vương Quốc cho anh em, như Cha Thầy đã trao cho Thầy, để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy, và ngự toà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en." (Lc 22:28-30).
OLPH (DCCT)
Truyền Thông Dòng Chúa cứu Thế
VRNs - (22.08.2010) - Sài Gòn - Hạn từ tiếng Hy-lạp “agonia” có gốc là từ “agon” có nghĩa là “thi đấu” hoặc “chiến đấu”, thường được áp dụng cho các vận động viên thi đấu điền kinh thời xưa. Điều thú vị là thánh Lu-ca đã diễn tả cơn xao xuyến hãi hùng của Chúa Giêsu ở núi Ô-liu trước khi đi chịu chết bằng chính từ này, như thể ngài muốn cho thấy sự chiến đấu mãnh liệt của Chúa Giêsu để có thể hoàn tất kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa (x. Lc 24:42-44). Theo thánh Lu-ca, Chúa Giêsu đã thật sự phải “thi đấu” trong một trận đấu bi hùng đến độ mồ hôi như những giọt máu nhỏ xuống đất. Ngài đã thật sự phải qua “cửa hẹp.” Nhưng sau cùng, Ngài đã toàn thắng.
Nhờ toàn cảnh của trình thuật trên mà chúng ta hiểu câu nói của Chúa Giêsu về điều kiện để được vào bàn tiệc cánh chung với Người: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào” (Lc 13:24). Trái lại, với những người bị loại ra ngoài, không được cho vào dự tiệc, thì Người cho biết lý do, đó là vì họ đã “làm điều bất chính”: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!' (Lc 13:27). Vậy, nếu đặt điều kiện phải “chiến đấu” để được vào dự tiệc và lý do “làm điều bất chính” nên bị loại ra ngoài kề bên nhau thì chúng ta sẽ thấy xuất hiện một điểm chung, đó chính là con người Chúa Giêsu: nếu ai đón nhận Người (= tin) và chiến đấu “vì” Người (= Chúa Giêsu chính là phần thưởng cho người môn đệ khi chiến thắng trong trận đấu) thì sẽ có sự công chính và sẽ được vào dự tiệc Nước Trời, còn ai từ chối Ngài thì sẽ không có sự công chính (= làm điều bất chính) thì sẽ phải khóc lóc nghiến răng vì bị đuổi ra ngoài (x. Lc 13:28).
Tuy nhiên, con người chúng ta không thể tự tạo ra sự công chính cho riêng mình mà chỉ có thể đón nhận từ nơi Chúa Giêsu. Vậy ai có thể giúp chúng ta đón nhận Chúa Giêsu cho bằng Đức Mẹ? Ai có thể giúp chúng ta “chiến đấu” cho bằng Mẹ? Những lúc chúng ta gặp gian nan nguy hiểm khốn cùng, những giây phút phải qua “cửa hẹp” trần gian, nào ai có thể giúp chúng ta có đủ sức mạnh chiến đấu cho bằng Mẹ? Mẹ sẽ không để cho bất cứ điều gì làm hại chúng ta nếu chúng ta chạy đến cầu xin Mẹ chở che cứu giúp. Thật ra, chính Mẹ cũng đã phải chiến đấu mãnh liệt khi đứng kề bên thánh giá Chúa. Chính Mẹ cũng đã phải qua “cửa hẹp” tăm tối trần gian.
Vậy như xưa Mẹ đã chiến đấu “vì” Chúa Giêsu thế nào, thì hôm nay Mẹ cũng sẽ chiến đấu “cho” chúng ta như vậy. Tước hiệu “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” cũng có nghĩa là “Đức Mẹ Chiến Đấu” cho chúng ta, cho ơn cứu độ của chúng ta. Đức Mẹ đứng về phía chúng ta, đứng bên chúng ta, để giúp chúng ta đón nhận được sự công chính của Chúa Giêsu, dù chúng ta là kẻ tội lỗi. Hơn nữa, vì Mẹ đã được Chúa trao phó gìn giữ và ban phát kho tàng đó, nên chúng ta càng thêm lý do để vững lòng tin tưởng sẽ được vào dự bàn tiệc trên trời với Mẹ. Cùng với Mẹ, chúng ta hy vọng sau cùng sẽ được nghe Chúa Giêsu âu yếm nói: "Còn anh em, anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thầy gặp thử thách gian nan. Vì thế, Thầy sẽ trao Vương Quốc cho anh em, như Cha Thầy đã trao cho Thầy, để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy, và ngự toà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en." (Lc 22:28-30).
OLPH (DCCT)
Truyền Thông Dòng Chúa cứu Thế