allihavetogive
19-09-2010, 09:50 AM
Phim bộ và giới trẻ
http://www.gioitresaigon.org/v2/images/stories/images/tonghop/movie.jpg (http://www.gioitresaigon.org/v2/images/stories/images/tonghop/movie.jpg)Trong vài năm qua, truyền hình liên tục chiếu những bộ phim của Việt nam và các nước láng giềng. Có người thích vì xem cũng vui, nhất là thích phim ngoại hơn vì tình tiết và diễn xuất hơn hẳn phim Việt nam. Có người chê là dài dòng, vớ vẩn… Nhưng các nhà giáo dục lại nhìn hiện tượng này ở một khía cạnh khác.
Một linh mục có uy tín vừa mới nói với tôi về ảnh hưởng đáng buồn của phim bộ trên lối sống giới trẻ. Tôi giật mình và nhận thấy quả đúng như nhận xét tinh tế của ngài.
Những bộ phim đã và đang chiếu đều theo một mô típ chung, dù là phim hiện đại hay cổ trang: có một lớp người khá giả. Một lớp người khác nghèo, thất bại, đổ vỡ trong đời sống gia đình. Để giành giật chỗ đứng, họ làm mọi cách, bất chấp thủ đoạn và gian xảo.
Chủ đề chung nhất ấy được thể hiện dưới những hình thức và nội dung khác nhau. Nhưng nếu chú ý đến luồng gió lốc phía dưới các phim ấy, chúng ta có thể nhìn thấy các ảnh hưởng đáng nói sau:
Mạnh được yếu thua. Các nhân vật hoặc là mạnh về thế lực và tiền bạc, hoặc là mạnh về mưu kế và gian xảo. Những giá trị chân chính như sự thật, tình yêu… đều được để sang một bên. Đó là những thứ trang trí mà khi cần, người ta vất đi để quàng vào cổ mình những tấm khăn choàng dệt bằng những sợi chỉ trần gian rất mơ hồ mà cũng rất lôi cuốn. Kết quả là giới trẻ chỉ còn nhìn mọi thứ là trò đùa của sức mạnh. Và người ta bắt chước phim, sẵn sàng giẫm đạp lên mọi giá trị khi họ cần đạt đến mục tiêu.
Vật chất quyết định tất cả. Đây là nhận định sai đã khiến cho thế giới phải đi lạc bao nhiêu năm mới tìm ra lối thoát. Trong phim bộ, lắm khi người ta bỏ ra cả đời mình để tìm nhà cao cửa rộng, những bữa ăn sang trọng, chỗ ngồi được nể trọng… Giữa xã hội nghèo khổ, các nhân vật đi xe to, ở lâu đài, ăn cao lương mỹ vị, uống bia sang rượu ngoại. Những người không cùng “hệ” ấy, được coi như thất bại và không có cơ hội hòa vào cộng đồng người của thời đại mới. Do đó người nghèo dần dần bị loại ra khỏi xã hội vốn có quá nhiều người nghèo (!)
Tình yêu phục vụ các mục tiêu khác. Những mối tình trong phim bộ có vẻ rất lòng lẻo. Yêu nhau thật, muốn cưới nhau, muốn sống hạnh phúc bên nhau, nhưng lắm khi chỉ vì một mối lợi nào đó, đành chia tay, đành phản bội để chọn người sẽ giúp mình đạt đến lợi lộc. Yêu rồi bỏ, cưới rồi chia tay, có thai rồi phá bỏ… tất cả là những cơn lốc, nhưng ngày càng quá đỗi bình thường và giới trẻ cũng bình thường làm theo.
Cách đây hơn một trăm mười năm, điện ảnh ra đời như nghệ thuật thứ bảy (sau sáu loại hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, văn chương và múa). Lẽ ra điện ảnh phải đóng vai trò của nghệ thuật như các nghệ thuật kia là hướng con người về sự thiện hảo, về với Thiên Chúa là Chân Thiện Mỹ. Nhưng thế gian vốn gian như thế, đã lợi dụng những điều tốt đẹp để chống lại chính sự thiện hảo.
Người ta vẫn đang chờ những bộ phim giáo dục, những bộ phim đề cao các giá trị nhân bản và nâng cao phẩm giá con người. Câu hỏi “làm gì, thế nào, ai v.v…” hãy còn là những thách đố cho những người làm truyền thông Công giáo.
Nguồn: gioitresaigon.com
http://www.gioitresaigon.org/v2/images/stories/images/tonghop/movie.jpg (http://www.gioitresaigon.org/v2/images/stories/images/tonghop/movie.jpg)Trong vài năm qua, truyền hình liên tục chiếu những bộ phim của Việt nam và các nước láng giềng. Có người thích vì xem cũng vui, nhất là thích phim ngoại hơn vì tình tiết và diễn xuất hơn hẳn phim Việt nam. Có người chê là dài dòng, vớ vẩn… Nhưng các nhà giáo dục lại nhìn hiện tượng này ở một khía cạnh khác.
Một linh mục có uy tín vừa mới nói với tôi về ảnh hưởng đáng buồn của phim bộ trên lối sống giới trẻ. Tôi giật mình và nhận thấy quả đúng như nhận xét tinh tế của ngài.
Những bộ phim đã và đang chiếu đều theo một mô típ chung, dù là phim hiện đại hay cổ trang: có một lớp người khá giả. Một lớp người khác nghèo, thất bại, đổ vỡ trong đời sống gia đình. Để giành giật chỗ đứng, họ làm mọi cách, bất chấp thủ đoạn và gian xảo.
Chủ đề chung nhất ấy được thể hiện dưới những hình thức và nội dung khác nhau. Nhưng nếu chú ý đến luồng gió lốc phía dưới các phim ấy, chúng ta có thể nhìn thấy các ảnh hưởng đáng nói sau:
Mạnh được yếu thua. Các nhân vật hoặc là mạnh về thế lực và tiền bạc, hoặc là mạnh về mưu kế và gian xảo. Những giá trị chân chính như sự thật, tình yêu… đều được để sang một bên. Đó là những thứ trang trí mà khi cần, người ta vất đi để quàng vào cổ mình những tấm khăn choàng dệt bằng những sợi chỉ trần gian rất mơ hồ mà cũng rất lôi cuốn. Kết quả là giới trẻ chỉ còn nhìn mọi thứ là trò đùa của sức mạnh. Và người ta bắt chước phim, sẵn sàng giẫm đạp lên mọi giá trị khi họ cần đạt đến mục tiêu.
Vật chất quyết định tất cả. Đây là nhận định sai đã khiến cho thế giới phải đi lạc bao nhiêu năm mới tìm ra lối thoát. Trong phim bộ, lắm khi người ta bỏ ra cả đời mình để tìm nhà cao cửa rộng, những bữa ăn sang trọng, chỗ ngồi được nể trọng… Giữa xã hội nghèo khổ, các nhân vật đi xe to, ở lâu đài, ăn cao lương mỹ vị, uống bia sang rượu ngoại. Những người không cùng “hệ” ấy, được coi như thất bại và không có cơ hội hòa vào cộng đồng người của thời đại mới. Do đó người nghèo dần dần bị loại ra khỏi xã hội vốn có quá nhiều người nghèo (!)
Tình yêu phục vụ các mục tiêu khác. Những mối tình trong phim bộ có vẻ rất lòng lẻo. Yêu nhau thật, muốn cưới nhau, muốn sống hạnh phúc bên nhau, nhưng lắm khi chỉ vì một mối lợi nào đó, đành chia tay, đành phản bội để chọn người sẽ giúp mình đạt đến lợi lộc. Yêu rồi bỏ, cưới rồi chia tay, có thai rồi phá bỏ… tất cả là những cơn lốc, nhưng ngày càng quá đỗi bình thường và giới trẻ cũng bình thường làm theo.
Cách đây hơn một trăm mười năm, điện ảnh ra đời như nghệ thuật thứ bảy (sau sáu loại hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, văn chương và múa). Lẽ ra điện ảnh phải đóng vai trò của nghệ thuật như các nghệ thuật kia là hướng con người về sự thiện hảo, về với Thiên Chúa là Chân Thiện Mỹ. Nhưng thế gian vốn gian như thế, đã lợi dụng những điều tốt đẹp để chống lại chính sự thiện hảo.
Người ta vẫn đang chờ những bộ phim giáo dục, những bộ phim đề cao các giá trị nhân bản và nâng cao phẩm giá con người. Câu hỏi “làm gì, thế nào, ai v.v…” hãy còn là những thách đố cho những người làm truyền thông Công giáo.
Nguồn: gioitresaigon.com