Duy-an
03-02-2012, 03:55 PM
Ba mình mất sớm. Ông nội mất trước Ba!
Rồi đến Mẹ, rồi... hầu như tất cả.
Mọi người đã về lại với bụi đất, chỉ còn lại một mình mình...
Nhưng mình vẫn nhớ như in những ngày mình còn bé xíu:
Ông nội rất cưng mình, đứa cháu đích tôn đích thị!
Ông thường hay cho mình tiền
những đồng tiền xu lẻ mà ông dành dụm
không biết từ những 'nguồn' nào!
Ba dặn: Không được nhận tiền từ ông.
Vì ông già rồi, không làm gì ra tiền!
Là con cháu, đúng ra mình phải nên cho ông thêm
để ông có thể mua quà bánh, trà thuốc... chứ!
Ai đời lại đi nhận tiền của Ông bao giờ?
Mình vỡ lẽ...
Nhưng hình như thấy ông không vui
khi mình không nhận tiền của Ông cho nữa...
Mẹ biết chuyện, sẽ sàng nói:
Ba nói đúng đó con!
Nhưng con đủ lớn rồi, biết thế nào là tế nhị.
Con có để ý thấy Ông buồn buồn
khi con từ chối nhận tiền từ Ông?
Tế nhị là khi Ông cho con 1 đồng thì con chỉ nhận 50 xu thôi
và nói với Ông rằng: con vẫn còn một ít tiền dành dụm...
Hoặc: cứ 2 hay 3 lần Ông cho tiền thì con chỉ nhận 1 lần thôi
còn những lần khác thì con hãy nói với ông là:
Con cám ơn ông, tiền để dành của con vẫn còn,
Ông cứ cất đó đi, khi nào con hết tiền để dành
thì con sẽ lại xin ông, ông nhé!
Tế nhị là con đúng ý Ba,
nhưng vẫn không làm Ông buồn, con trai ạ!
Mình lại một lần nữa vỡ lẽ...
Học lớp 12, có một thằng bạn nói đùa:
- Tế nhị là cái gì? Đơn giản là thế này:
Tế là cúng; nhị là hai. Tế nhị là cúng hai;
Cúng hai là 'cái hung'!
(nó người miền Nam rặt, nên mình biết:
ý nó muốn nói là 'cái hun' -> cái hôn, nụ hôn!)
Ngẫm nghĩ lại thấy cũng hay!
Cuộc sống cần phải có nhiều 'cái hun' (tế nhị) lắm chứ!
Lại thêm một lần nữa mình vỡ lẽ!
Bây giờ, là thành viên của nhóm Huấn luyện,
thường được mời đi huấn luyện ở chỗ này, Xứ nọ...
'Truyền thống' của nhóm là không bao giờ nhận thù lao!
Có lần, đến Xứ kia, khi kết thúc khoá huấn luyện 4 ngày
Cha Chính Xứ cầm 1 bao thư đưa cho Trưởng nhóm huấn luyện
trước mặt các khoá sinh khoá huấn luyện, và nói:
- Đây chỉ là chút thù lao nhỏ mọn...
Nhưng anh Trưởng nhóm bằng mọi giá đã từ chối,
thậm chí từ chối rất nhiệt tình, quá hơn điều cần thiết,
và còn nêu lên cái 'truyền thống' của nhóm bao năm qua...
Lúc ấy chắc ít có ai nhìn thấy nét chưng hửng, buồn bã của Cha
và của đa số các Khoá sinh.
Mình không làm gì được lúc đó, nhưng khi về, mình đã góp ý,
nói rất mạnh với anh Trưởng nhóm (dựa theo ý của mẹ mình ngày xưa).
Đại loại là: Chúng ta không nên dựa vào cái 'truyền thống' của mình
mà bỏ đi cái cơ hội thực thi việc bác ái của rất nhiều người!
Nhóm Khoá Sinh đó đã theo lời yêu cầu của Cha Chính Xứ,
đóng góp tiền (tạm coi là lệ phí khoá học) mà theo Cha là để
trang trải tiền điện cho phòng lớp, nước uống cho giảng viên
rồi thù lao cho giảng viên...
Khoá sinh đã đóng góp, rồi Cha đã dùng số tiền đó gửi chúng ta.
Anh từ chối là từ chối cả tấm lòng của Cha con trong Giáo Xứ...
Rồi sau đó, chẳng lẽ Cha Xứ lại phải trả lại học phí cho Khoá sinh sao?
mà trả lại liệu người ta có nhận không?
Nếu anh là Cha Xứ thì anh làm sao đây?
Tại sao anh không nhận số tiền đó, sau đó phát biểu rằng:
Chúng con đã nhận ở đây tấm lòng của Giáo Xứ,
nhưng chúng con xin mạn phép chia ra làm hai:
một phần chúng con gửi lại cho các khoá Sinh đây để làm Quỹ
chi dụng cho những buổi sinh hoạt thực hành tiếp tục những gì đã học hôm nay;
một phần chúng con xin được gửi Cha và xin Cha đừng từ chối
phần đóng góp của chúng con vào Quỹ truyền giáo (hoặc Quỹ Giáo Lý) của Giáo Xứ...
Như thế có phải tất cả cùng vui và trọn vẹn cả đôi đàng hay không?
Chúng ta vẫn giữ đúng 'truyền thống' mà Cha con trong Xứ cũng hài lòng...
Hiện tại, trong xóm mình có mấy người không khá giả cho lắm...
Họ không biết đường xá Sài Gòn, cũng không có xe honda,
lại cũng không thể đi xe bus vì luôn bị say xe...
nên mình thường xung phong lấy xe honda chở họ đi những nơi họ cần.
Nhưng họ cũng ngại lắm, nếu mình không bao giờ lấy thù lao.
(Mà họ nghĩ cũng đúng: mình phải bỏ thời gian, đổ xăng...)
nên mình chọn cách vẫn nhận thù lao nhưng chỉ là tượng trưng...
Thí dụ phải đổ chừng 20K tiền xăng là có thể chở họ đi về,
Thì nếu họ đưa 50K mình vẫn nhận, nhưng 2 lần chở sau mình sẽ không nhận tiền...
Ấy mà họ vẫn cứ ái ngại...
Chỉ bất đắc dĩ lắm họ mới nhờ mình,
và khi nhờ, họ vẫn cứ nói những lời áy náy ray rứt đến là tội nghiệp!
Vậy đấy, với mình, Tế nhị là Cái hôn làm cho cuộc đời thêm tươi, thêm vui,
thêm dễ thương...
nhưng nếu nói theo kiểu nhà Đạo thì mình luôn tâm niệm:
- Khi mình làm việc bác ái cho người khác thì cố gắng đừng tước bỏ
cái quyền của người khác được làm việc bác ái cho mình!
- Khi mình làm việc bác ái cho người khác cũng đừng vì thế mà
ngăn trở người khác sống công bằng với mình.
Còn các bạn, các bạn nghĩ sao?
Duy-an.
Rồi đến Mẹ, rồi... hầu như tất cả.
Mọi người đã về lại với bụi đất, chỉ còn lại một mình mình...
Nhưng mình vẫn nhớ như in những ngày mình còn bé xíu:
Ông nội rất cưng mình, đứa cháu đích tôn đích thị!
Ông thường hay cho mình tiền
những đồng tiền xu lẻ mà ông dành dụm
không biết từ những 'nguồn' nào!
Ba dặn: Không được nhận tiền từ ông.
Vì ông già rồi, không làm gì ra tiền!
Là con cháu, đúng ra mình phải nên cho ông thêm
để ông có thể mua quà bánh, trà thuốc... chứ!
Ai đời lại đi nhận tiền của Ông bao giờ?
Mình vỡ lẽ...
Nhưng hình như thấy ông không vui
khi mình không nhận tiền của Ông cho nữa...
Mẹ biết chuyện, sẽ sàng nói:
Ba nói đúng đó con!
Nhưng con đủ lớn rồi, biết thế nào là tế nhị.
Con có để ý thấy Ông buồn buồn
khi con từ chối nhận tiền từ Ông?
Tế nhị là khi Ông cho con 1 đồng thì con chỉ nhận 50 xu thôi
và nói với Ông rằng: con vẫn còn một ít tiền dành dụm...
Hoặc: cứ 2 hay 3 lần Ông cho tiền thì con chỉ nhận 1 lần thôi
còn những lần khác thì con hãy nói với ông là:
Con cám ơn ông, tiền để dành của con vẫn còn,
Ông cứ cất đó đi, khi nào con hết tiền để dành
thì con sẽ lại xin ông, ông nhé!
Tế nhị là con đúng ý Ba,
nhưng vẫn không làm Ông buồn, con trai ạ!
Mình lại một lần nữa vỡ lẽ...
Học lớp 12, có một thằng bạn nói đùa:
- Tế nhị là cái gì? Đơn giản là thế này:
Tế là cúng; nhị là hai. Tế nhị là cúng hai;
Cúng hai là 'cái hung'!
(nó người miền Nam rặt, nên mình biết:
ý nó muốn nói là 'cái hun' -> cái hôn, nụ hôn!)
Ngẫm nghĩ lại thấy cũng hay!
Cuộc sống cần phải có nhiều 'cái hun' (tế nhị) lắm chứ!
Lại thêm một lần nữa mình vỡ lẽ!
Bây giờ, là thành viên của nhóm Huấn luyện,
thường được mời đi huấn luyện ở chỗ này, Xứ nọ...
'Truyền thống' của nhóm là không bao giờ nhận thù lao!
Có lần, đến Xứ kia, khi kết thúc khoá huấn luyện 4 ngày
Cha Chính Xứ cầm 1 bao thư đưa cho Trưởng nhóm huấn luyện
trước mặt các khoá sinh khoá huấn luyện, và nói:
- Đây chỉ là chút thù lao nhỏ mọn...
Nhưng anh Trưởng nhóm bằng mọi giá đã từ chối,
thậm chí từ chối rất nhiệt tình, quá hơn điều cần thiết,
và còn nêu lên cái 'truyền thống' của nhóm bao năm qua...
Lúc ấy chắc ít có ai nhìn thấy nét chưng hửng, buồn bã của Cha
và của đa số các Khoá sinh.
Mình không làm gì được lúc đó, nhưng khi về, mình đã góp ý,
nói rất mạnh với anh Trưởng nhóm (dựa theo ý của mẹ mình ngày xưa).
Đại loại là: Chúng ta không nên dựa vào cái 'truyền thống' của mình
mà bỏ đi cái cơ hội thực thi việc bác ái của rất nhiều người!
Nhóm Khoá Sinh đó đã theo lời yêu cầu của Cha Chính Xứ,
đóng góp tiền (tạm coi là lệ phí khoá học) mà theo Cha là để
trang trải tiền điện cho phòng lớp, nước uống cho giảng viên
rồi thù lao cho giảng viên...
Khoá sinh đã đóng góp, rồi Cha đã dùng số tiền đó gửi chúng ta.
Anh từ chối là từ chối cả tấm lòng của Cha con trong Giáo Xứ...
Rồi sau đó, chẳng lẽ Cha Xứ lại phải trả lại học phí cho Khoá sinh sao?
mà trả lại liệu người ta có nhận không?
Nếu anh là Cha Xứ thì anh làm sao đây?
Tại sao anh không nhận số tiền đó, sau đó phát biểu rằng:
Chúng con đã nhận ở đây tấm lòng của Giáo Xứ,
nhưng chúng con xin mạn phép chia ra làm hai:
một phần chúng con gửi lại cho các khoá Sinh đây để làm Quỹ
chi dụng cho những buổi sinh hoạt thực hành tiếp tục những gì đã học hôm nay;
một phần chúng con xin được gửi Cha và xin Cha đừng từ chối
phần đóng góp của chúng con vào Quỹ truyền giáo (hoặc Quỹ Giáo Lý) của Giáo Xứ...
Như thế có phải tất cả cùng vui và trọn vẹn cả đôi đàng hay không?
Chúng ta vẫn giữ đúng 'truyền thống' mà Cha con trong Xứ cũng hài lòng...
Hiện tại, trong xóm mình có mấy người không khá giả cho lắm...
Họ không biết đường xá Sài Gòn, cũng không có xe honda,
lại cũng không thể đi xe bus vì luôn bị say xe...
nên mình thường xung phong lấy xe honda chở họ đi những nơi họ cần.
Nhưng họ cũng ngại lắm, nếu mình không bao giờ lấy thù lao.
(Mà họ nghĩ cũng đúng: mình phải bỏ thời gian, đổ xăng...)
nên mình chọn cách vẫn nhận thù lao nhưng chỉ là tượng trưng...
Thí dụ phải đổ chừng 20K tiền xăng là có thể chở họ đi về,
Thì nếu họ đưa 50K mình vẫn nhận, nhưng 2 lần chở sau mình sẽ không nhận tiền...
Ấy mà họ vẫn cứ ái ngại...
Chỉ bất đắc dĩ lắm họ mới nhờ mình,
và khi nhờ, họ vẫn cứ nói những lời áy náy ray rứt đến là tội nghiệp!
Vậy đấy, với mình, Tế nhị là Cái hôn làm cho cuộc đời thêm tươi, thêm vui,
thêm dễ thương...
nhưng nếu nói theo kiểu nhà Đạo thì mình luôn tâm niệm:
- Khi mình làm việc bác ái cho người khác thì cố gắng đừng tước bỏ
cái quyền của người khác được làm việc bác ái cho mình!
- Khi mình làm việc bác ái cho người khác cũng đừng vì thế mà
ngăn trở người khác sống công bằng với mình.
Còn các bạn, các bạn nghĩ sao?
Duy-an.