PDA

View Full Version : THỦY CHUNG



dualuoi
08-05-2012, 03:43 PM
THỦY CHUNG
Thuở nằm nôi ta vẫn hay nghe mẹ hay bà ầu ơ hát ru bằng những bài dân ca, những bài ca dao. Thưở đó, đứa trẻ nằm nôi như ta thì hiểu gì, biết gì về “thế sự” được diễn tả trong những bài ca ấy. Vậy mà, lớn lên và thậm chí sống hơn nửa đời người ta vẫn không sao quên được những bài ca ấy.
Còn thơ ta không hiểu. Còn thơ ta không thuộc, không chủ tâm ghi nhớ.
Lớn lên ta nhớ. Lớn lên ta hiểu. Lớn lên ta thấm thía biết bao những tâm tình trong những bài hát ru thuở nào ấy.
Ta thấy mình hạnh phúc vì ta được nuôi dưỡng không chỉ bằng dòng sữa ngọt ngào nơi bầu vú mẹ, bằng cơm gạo mà ta còn được lớn lên, tâm hồn ta được trưởng thành bằng một loại “thức ăn” khác, quan trọng hơn, đó là những bài hát ru, dòng sữa tinh thần được chắt chiu từ bao tâm hồn người Việt. Ta không là những chú gà công nghiệp, những Rô-bốt tối tân. Ta là người. Ta có tâm hồn, có tình cảm, có nhân nghĩa, có…thủy chung. Thủy chung trong nhiều mối quan hệ nhưng có thể nói thủy chung trong hôn nhân là đỉnh điểm. Xin chia sẻ một vài suy tư về bài ca dao sau:


Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng anh tiếc lắm thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?
Mở đầu bài ca dao là một loạt những hành động thật lạ của chàng trai, anh như người “mất trí”, “loạn màu” : trèo lên cây bưởi không hái bưởi mà hái hoa, xuống vườn cà không hái cà lại hái nụ tầm xuân, tầm xuân chỉ có hai màu trắng hoặc hồng anh lại thấy “xanh biếc”. Những hành động đó vừa trái ngược nhau vừa phi lí với logic đời thường nhưng lại rất hợp lý với hoàn cảnh, với tâm trạng của chàng trai lúc bấy giờ : “Em có chồng anh tiếc lắm thay”. Người đọc như vỡ òa theo nỗi niềm của anh. Đồng cảm. Xót xa.
“Người yêu đi lấy chồng”. Anh rơi vào bi kịch. Anh không làm chủ được mình. Mọi thứ xung quanh dường như chỉ có một màu “xanh biếc”. Mịt mù lắm! Tối lắm! Có lẽ tình yêu anh dành cho cô gái nhiều lắm, lớn lắm!
Còn cô gái thì sao? Liệu nàng có nhận ra tình cảm đó không? Phải chăng nàng biết rõ tình yêu của anh nhưng anh không là lựa chọn của nàng?



Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?Nàng trách móc. Trách móc là biểu hiện của hờn dỗi. Hờn dỗi là biểu hiện của yêu thương. Người đọc một lần nữa vỡ òa, tiếc nuối cho cả chàng và nàng. Nàng yêu và đã mong, đã chờ chàng bấy lâu nay. Một mối tình song phương thật đẹp, thật trong sáng, ý nhị…Câu hỏi tu từ là niềm xót xa, tiếc nuối của cô gái cho duyên tình mình.
Họ đã nói được với nhau điều khó nói nhất. Họ đã cùng nhau nhìn thẳng vào vấn đề quan trọng nhất, vào sự thật của cuộc đời họ : họ yêu nhau. Hình như, chuyện tình của họ bây giờ mới bắt đầu. Người đọc sẽ tán đồng với tình yêu của chàng và nàng, sẽ ủng hộ để nàng đi theo tiếng gọi của tình yêu, nàng sẽ sống thật với con tim mình, với tình yêu của mình. Những người trẻ chúng ta sẽ đồng tình với cô gái nếu cô chia tay với người chồng mới cưới để đến với người yêu. Bởi lẽ, hành động như vậy là sống thật với mình, là dũng cảm, là cá tính, là biết sống cho mình. Người đọc sẽ càng chắc chắn khi nghe cô gái nói về hôn nhân của cô.



Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Những hình ảnh cô gái vận dụng để diễn tả hôn nhân của mình khiến người đọc liên tưởng đến một cuộc sống tù túng, mất tự do, ngột ngạt, miễn cưỡng. Đây là một lời than thở? Đây là cả một bầu trời tiếc nuối chăng? Đọc kỹ hơn, suy nghĩ kỹ hơn ta sẽ ngộ ra thông điệp mà cô gái gởi gắm :
Quá khứ- em còn không Hiện tại- em đã có chồng
â â
Em yêu và mong đợi anh chim đã vào lồng, cá đã cắn câu

“Yêu anh lắm nhưng em đã có chồng!” Người đọc cảm nhận được tình cảm của cô gái dành cho chàng trai trong cách nói, cách dùng hình ảnh. Cô xót xa lắm, tiếc nuối nhiều lắm mối duyên tình của mình. Tình yêu đối với cô thật quan trọng, lớn lao. Nhưng…(bao giờ cũng là vấn đề chính, là sự việc quan trọng, quyết định nội dung câu nói)- EM ĐÃ CÓ CHỒNG.
Đây là lời chia tay đầy dứt khoát! Đây là một lời nhắc nhở. Nhắc mình, nhắc người.
Yêu chàng trai nhưng cô gái không bất chấp tất cả để giữ lại tình yêu cho mình, cô nghĩ đến những người khác, những mối liên hệ khác. Cô không bỏ mặc người chồng mới cưới, bất chấp đạo nghĩa vợ chồng, cô nghĩ đến chồng, đến luân thường đạo lý. Cô không quên danh giá gia đình, không quên tâm tư của bố mẹ, cô biết nghĩ đến người thân,… Cuộc sống không chỉ có chàng và nàng, không chỉ có tình yêu của mình. Tình yêu sẽ chẳng là tình yêu nếu không được đặt trong những mối tương quan của cuộc sống. Nó là một phần của cuộc sống vì thế hãy đặt để nó trong cuộc sống với những mối tương quan nhất định. Mục đích của tình yêu là làm cho cuộc sống này tốt đẹp, con người hạnh phúc. Đừng bắt tình yêu mang tội bất hiếu, vô thủy vô chung.
Đồng thời, cô gái cũng gợi cho ta một suy nghĩ: phải chăng mất tự do cũng là một phần của hôn nhân? Ngày nay, chúng ta nói nhiều đến tự do, chúng ta đấu tranh để có, để giành lấy tự do nhưng hiểu về tự do thì hình như chưa thật đầy đủ. Lời cô gái là dịp để ta nhìn lại.
Hai câu cuối là lời khẳng định như đinh đóng cột của cô gái về hôn nhân của mình:



Cá nắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?
Hôn nhân là không xa cách, là gắn kết mãi mãi, là “biết đâu mà gỡ”, là “biết thuở nào ra”. Hai câu hỏi tu từ liên tiếp nhấn mạnh lập trường của cô gái: hôn nhân là thủy chung, thủy chung là nền tảng để ngôi nhà hôn nhân vững chắc. Thủy chung dù ban đầu hôn nhân đó không tình yêu. Thủy chung dù cuộc sống tù túng, mất tự do. Thủy chung đơn giản vì đó là chồng là vợ mình. Thủy chung là không điều kiện, không đòi hỏi.Và người Công giáo còn có một lý do quan trọng hơn nữa để thủy chung đó là vì: “ Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly”(Mt.19,6).
Nếu lần giở lại những trang Kinh Thánh, chúng ta sẽ bắt gặp một mối tình rất đặc biệt, bởi mối lương duyên ấy khác xa với quan niệm của đa số con người chúng ta, mối tình của Hô-sê và Gô-me. Ông Hô-sê nghe theo lời Chúa, ông cưới Gô-me, một cô gái điếm về làm vợ. Nàng Gô-me ngoại tình hết lần này đến lần khác bỏ mặc sự can ngăn và nổ lực hàn gắn của chồng (Hô-sê.2). Hô-sê làm gì? Từ bỏ. Chia tay. Tố cáo để người phụ nữ kia bị ném đá,….Nhưng không, Hô-sê nhận lại người vơ thất tín (Hô-sê.3,2). Vậy đó, Hô-sê thủy chung và tạo điều kiện để vợ mình chung thủy với mình. Thủy chung là tha thứ, là quảng đại với những lỗi lầm của người bạn đời, là kiên nhẫn chờ đợi, là…hy sinh.
Đến đây xin được chia sẻ nốt một mối tình nữa, một sự thủy chung nữa. Một mối tình, một sự thủy chung trổi vượt hơn tất cả, là mẫu mực cho tất cả mối tình khác, là chuẩn mực để định lượng thủy chung trên trần gian này. Đó là mối duyên tình giữa Thiên Chúa và loài người. Đó là sự thủy chung Thiên Chúa dành cho người yêu của mình - con người mỏng giòn hay thay lòng đổi dạ. Nếu cô gái trong bài ca dao hy sinh tình yêu đẹp đẽ của mình để vẹn nghĩa thủy chung với chồng, nếu Hô-sê kiên nhẫn, tha thứ để vẹn toàn sự chung thủy với Gô-me thì Thiên Chúa không chỉ cho con người tất cả (St.1,28-30)), cho cả Con Một của mình, Ngài không chỉ kiên nhẫn chờ đợi, không chỉ bao dung quảng đại với tất cả tội lỗi của con người mà Ngài còn hy sinh mạng sống vì con người, vì Hiền Thê của Ngài. Ngài thủy chung đến hơi thở cuối cùng với cái chết nhục nhã tận cùng “chết trên thập giá”, đón nhận đau khổ lớn nhất đó là tình yêu tuyệt đỉnh nhất. Chúa đã dùng cả mạng sống của Ngài để diễn tả sự gắn kết tuyệt vời của Bí Tích Hôn Phối ước mong sao chúng ta hiểu được điều đó và đừng bội ước với Ngài nữa mà gần nhất là đừng bội ước với nhau, đừng ly dị nữa.

catarina_hang
08-05-2012, 04:50 PM
Đâu là đúng đâu là sai? Tại sao phải cưới người mình không yêu, liệu có hạnh phúc nếu đã cưới chồng mà coi cuộc hôn nhân này " như chim vào lồng, như cá cắn câu"? Phải chăng cuộc hôn nhan này đã xây dựng trên sự giả dối, mà đã giả dối thì làm sao có kết quả tốt được, làm sao vợ chồng có thể chia sẻ với nhau, làm sao nuôi dạy con cái trưởng thành với cái nền tảng giả dối ấy? Đọc bài ca dao này mình chợt nghĩ đến bài thơ " Hai sắc hoa Tigôn" _ TTKH có đoạn như sau:
"Từ đấy, thu rồi, thu lại thu..
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ"
Liệu như vậy có phải là chung thuỷ, khi thể xác bên cạnh một người mà tâm hồn lại hướng về người khác. Hôn nhân phải chăng chỉ là chiếm hữu thể xác, chung thuỷ phải chăng là sự đạt được thể xác?

Mai Tín
08-05-2012, 05:10 PM
Trèo lên cây bưởi hái hoa,


Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.


Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,


Em có chồng anh tiếc lắm thay.


Ba đồng một mớ trầu cay,


Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?


Bây giờ em đã có chồng,


Như chim vào lồng như cá cắn câu.


Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,


Chim vào lồng biết thuở nào ra?




Ba đồng một mớ trầu cay,


Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?






Bình Chiểu, một giáo xứ giáp tỉnh Bình Dương, nơi Phúc Thanh đã từng phục vụ năm 1998, thời của cha Giuse Vũ Anh Tuấn (đã qua đời). Thuở ấy, Phúc Thanh và một số anh em mở lớp nội trú ngay sát bên nhà thời để nuôi dạy các em học sinh nam. Phía bên kia nhà thờ là cộng đoàn của các sơ dòng Mến Thánh Giá Tân Lập (hiện nhà các sơ đã dời ra phía sau, còn ngôi nhà anh em chúng mình nuôi học sinh, hiện đã giao lại cho giáo xứ Bình Chiểu).
Nhìn tên của bạn DuaLuoi, thấy quen quá. Bài viết của bạn cũng "quen quen".

Đọc bài của bạn, mình thích vì lối viết văn rất hay. Mình muốn góp thêm một chút ý trong bài thơ nhé.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay

Cái màu xanh biếc kia chẳng "mịt mù, tối tăm" chút nào cả. Nó vẫn "xanh", xanh màu tình yêu. Tình yêu ấy của chàng trai dành cho cô gái trước sau như một, trọn vẹn, trong sáng. Ấy thế mà nàng từ chối tình yêu ấy, để anh phải tiếc. Tiếc lắm!
Hạnh phúc khi yêu là được sống với người mình yêu.
Đau khổ nhất cũng là "mất người yêu".
Chỉ có một tình yêu duy nhất, dám "chết vì người mình yêu", đó là Tình Yêu của Ngôi Hai Thiên Chúa dành cho con người.
Thương mến nhiều.

Cát Bụi
08-05-2012, 08:00 PM
Với đức tin của người Công Giáo thì "sự gì Thiên Chúa kết hợp loài người không được phân ly".

Vì tin vào điều này mà có không ít người đã phải chịu đựng bao nhiêu nỗi oan trái trong hôn nhân Công Giáo.

Nếu các bạn đã từng chứng kiến những cảnh một người chồng sáng say chiều xỉn vác dao đuổi đánh vợ con. Nếu các bạn đã tận mắt chứng kiến những vết bầm tím sưng vù trên khuôn mặt một người phụ nữ bị chồng hành hạ. Các bạn sẽ cảm thấy sự bất công và phi lý của luật lệ trên.

Đứng trước bối cảnh thương tâm trên sự chung thuỷ của một người vợ sẽ trở nên sự dại dột hơn là sự hy sinh chết vì người mình yêu! Nhưng không hiểu sao có nhiều người biết rằng sẽ bị ăn đòn nhưng cứ lao vào cuộc chơi ấy?

dualuoi
09-05-2012, 08:45 AM
[QUOTE=Phúc Thanh;14852]Bình Chiểu, một giáo xứ giáp tỉnh Bình Dương, nơi Phúc Thanh đã từng phục vụ năm 1998, thời của cha Giuse Vũ Anh Tuấn (đã qua đời). Thuở ấy, Phúc Thanh và một số anh em mở lớp nội trú ngay sát bên nhà thời để nuôi dạy các em học sinh nam. Phía bên kia nhà thờ là cộng đoàn của các sơ dòng Mến Thánh Giá Tân Lập (hiện nhà các sơ đã dời ra phía sau, còn ngôi nhà anh em chúng mình nuôi học sinh, hiện đã giao lại cho giáo xứ Bình Chiểu).
Nhìn tên của bạn DuaLuoi, thấy quen quá. Bài viết của bạn cũng "quen quen".

Đọc bài của bạn, mình thích vì lối viết văn rất hay. Mình muốn góp thêm một chút ý trong bài thơ nhé.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay


Cái màu xanh biếc kia chẳng "mịt mù, tối tăm" chút nào cả. Nó vẫn "xanh", xanh màu tình yêu. Tình yêu ấy của chàng trai dành cho cô gái trước sau như một, trọn vẹn, trong sáng. Ấy thế mà nàng từ chối tình yêu ấy, để anh phải tiếc. Tiếc lắm!
Hạnh phúc khi yêu là được sống với người mình yêu.
Đau khổ nhất cũng là "mất người yêu".
Chỉ có một tình yêu duy nhất, dám "chết vì người mình yêu", đó là Tình Yêu của Ngôi Hai Thiên Chúa dành cho con người.
Thương mến nhiều.

Chào bạn Thanh, cám ơn bạn vì đã góp ý cho suy nghĩ mình thêm phong phú và mình cũng xin đặc biệt cám ơn bạn nhiều lắm vì xưa nay chưa ai khen văn của mình cả, lời khen ấy của bạn động viên mình rất nhiều,hiii!!!! Thanh ơi, nếu bạn đọc kỹ thì cô gái không muốn từ chối tình yêu nhưng do chàng trai lần lữa, chậm lời yêu và giờ đây cô gái đã có chồng nên đành chịu, điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là cả hai đều yêu nhau nhưng tất cả đã muộn và mình tán đồng, trân trọng, ngưỡng mộ lựa chọn dũng cảm đầy thủy chung của cô gái,vậy ha,hiiii!!!! Thanh ơi, bạn thấy bài viết của mình "quen quen" hả, bạn đọc được ở đâu rồi hả?
Mình cũng mới đến Bình Chiểu và bây giờ lại ra đi rồi,hiiii!!!! Nhưng mình biết cha Tuấn vì mình ở trọ gần 4 năm nhà của em trai cha bên Tam Hà. Bây giờ thì............. nhà cửa mình đã ổn định ở Tam Hà rồi,hiiii!!!!Vì mình khá già độ và ngại giao tiếp nên không dám mời các bạn tới nhà chơi, chừng nào đủ can cảm mình sẽ mời heng! Cám ơn Thanh lần nữa heng!

dualuoi
09-05-2012, 09:18 AM
Với đức tin của người Công Giáo thì "sự gì Thiên Chúa kết hợp loài người không được phân ly".

Vì tin vào điều này mà có không ít người đã phải chịu đựng bao nhiêu nỗi oan trái trong hôn nhân Công Giáo.

Nếu các bạn đã từng chứng kiến những cảnh một người chồng sáng say chiều xỉn vác dao đuổi đánh vợ con. Nếu các bạn đã tận mắt chứng kiến những vết bầm tím sưng vù trên khuôn mặt một người phụ nữ bị chồng hành hạ. Các bạn sẽ cảm thấy sự bất công và phi lý của luật lệ trên.

Đứng trước bối cảnh thương tâm trên sự chung thuỷ của một người vợ sẽ trở nên sự dại dột hơn là sự hy sinh chết vì người mình yêu! Nhưng không hiểu sao có nhiều người biết rằng sẽ bị ăn đòn nhưng cứ lao vào cuộc chơi ấy?
Chào Cát Bụi nghen, cám ơn bạn đã đọc bài và chia sẻ suy nghĩ với mình. Vấn đề bạn đặt ra cho mình không hề xa lạ. Bây giờ mình cùng nhau nhìn lại nhé!
1. Mình không rõ lắm những "oan trái trong hôn nhân Công giáo", bởi lẽ hôn nhân công giáo đòi buộc tự do, mình lựa chọn và mình phải chịu trách nhiệm về lựa chọn đó. Nói như thế không phải là bắt buộc người trong cuộc chịu đựng một cách vô lý mà người trong cuộc phải cố gắng tìm ra giải pháp, tìm ra lối thoát cho mình, cho người bạn đời, giải pháp đó không được phép làm tổn thương người khác (nhất là những đứa trẻ vô tội, những người cha người mẹ cả đời tần tảo, hy sinh cho ta nên vóc nên hình, đó là chưa nói đến những hệ lụy mà xã hội phải gánh chịu). Hơn nữa, là người Công giáo, mình có niềm tin, sao mình không cầu nguyện, Chúa sẽ biến dữ ra lành, Ngài sẽ soi sáng và thêm sức mạnh cho ta, "Ơn Ta đủ cho ngươi".
2. Mình muốn nói với bạn thế này, hôn nhân không phải là "một cuộc chơi", hôn nhân là một bí tích, hôn nhân diễn tả mối tình tuyệt vời giữa Thiên Chúa và loài người, hôn nhân nghiêm túc và vô cùng thiêng liêng.
3. câu cuối cùng bạn viết nếu chịu đựng sự vũ phu, nói chung là sự ngược đãi của người bạn đời là "dại dột" không phải là "hy sinh"? Mình nghĩ hy sinh hay dại dột là sự nhìn nhận của con người, đặc biệt là người trong cuộc. Khi Giesu chết trên thập tự cũng khối người nói Chúa dại dột đấy thôi, còn chúng mình bảo rằng Chúa hy sinh. Nói vậy không có nghĩa mình ủng hộ bạo hành gia đình, mình phải tìm cách giải quyết, mỗi nhà mỗi cảnh nên chẳng có giải pháp nào phù hợp cho tất cả nhưng có 1 điểm chung mà người Công giáo chúng ta giống nhau, đó là cầu nguyện. Mình tin chỉ với cầu nguyện chúng ta mới tìm ra lối thoát cho cuộc đời mình.
4. Một chút kinh nghiệm chia sẻ với bạn : khi bị đánh đập mình phải hỏi tại sao? có những người chẳng bao giờ bị ai đánh mà sao mình cứ bị chồng đánh? Phụ nữ là người giữ lửa trong gia đình đó bạn.

dualuoi
09-05-2012, 09:20 AM
Chào bạn Thanh, cám ơn bạn vì đã góp ý cho suy nghĩ mình thêm phong phú và mình cũng xin đặc biệt cám ơn bạn nhiều lắm vì xưa nay chưa ai khen văn của mình cả, lời khen ấy của bạn động viên mình rất nhiều,hiii!!!! Thanh ơi, nếu bạn đọc kỹ thì cô gái không muốn từ chối tình yêu nhưng do chàng trai lần lữa, chậm lời yêu và giờ đây cô gái đã có chồng nên đành chịu, điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là cả hai đều yêu nhau nhưng tất cả đã muộn và mình tán đồng, trân trọng, ngưỡng mộ lựa chọn dũng cảm đầy thủy chung của cô gái,vậy ha,hiiii!!!! Thanh ơi, bạn thấy bài viết của mình "quen quen" hả, bạn đọc được ở đâu rồi hả?
Mình cũng mới đến Bình Chiểu và bây giờ lại ra đi rồi,hiiii!!!! Nhưng mình biết cha Tuấn vì mình ở trọ gần 4 năm nhà của em trai cha bên Tam Hà. Bây giờ thì............. nhà cửa mình đã ổn định ở Tam Hà rồi,hiiii!!!!Vì mình khá già độ và ngại giao tiếp nên không dám mời các bạn tới nhà chơi, chừng nào đủ can cảm mình sẽ mời heng! Cám ơn Thanh lần nữa heng!

dualuoi
09-05-2012, 09:55 AM
Chào Hằng nhé, cám ơn bạn đã đọc và chia sẻ với mình. Câu hỏi bạn đặt ra rất hay "đâu là đúng đâu là sai?" Theo mình, phù hợp với Thiên Chúa là đúng ngược lại với Thiên Chúa là sai. Thiên Chúa thể hiện quan điểm, tư tưởng,... của Ngài nơi Kinh Thánh. Bạn đồng ý không?
Tiếp theo nhé, "tại sao phải cưới người mình không yêu?". Mình mời bạn quay về xã hội VN thời PK, vậy đi cho gần ha, các cô con gái trong nhà làm gì có quyền quyết định hôn nhân của mình, "cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đó", chàng trai chậm lời yêu, bố mẹ bắt lấy chồng cô gái phải vâng lời thôi. Chúng ta bây giờ có tự do, chúng ta được lựa chọn theo ý của mình. Vậy mà, Hằng nhìn lại đi chúng ta thủy chung bằng cố gái không. chúng mình được dạy dỗ nhiều, chúng mình tiến bộ lắm nhưng chúng mình có hiểu đạo lý như cô gái bình dân đó không?
"liệu có hạnh phúc nếu... cắn câu?" Hạnh phúc là gì vậy bạn? Bạn có từng nghe tình yêu đến sau hôn nhân chưa? Có đấy, mình là một bằng chứng đây, hôn nhân của mình bắt đầu bằng niềm tin đó bạn. Hạnh phúc hay không là do mình có nhận ra và tạo ra hay không thôi, đặc biệt là người công giáo chúng ta còn có niềm tin nữa, còn có một Người Cha quyền năng và luôn yêu thương nữa thì sợ gì không hạnh phúc.

Với chia sẻ ở trên bạn thấy rằng cô gái ngày xưa không xây dựng hôn nhân mình trên nền tảng giả dối mà cô không có lựa chọn khác, cái ta học được từ cô gái ấy là tích cực xây dựng cuộc sống mới, vun đắp cho hôn nhân của mình, cho gia đình nhỏ của mình. À, xin nói với bạn điều này nữa hình ảnh cá cắn câu, chim vào lồng dường như ám chỉ 1 hôn nhân không mấy hạnh phúc nhưng dù thế cô gái vẫn thủy chung, trung thành với hôn ước của mình ( không như chúng ta ngày nay khó khăn 1 tí là không hợp, kinh tế khó khăn cũng không thể chấp nhận được, trục trặc "chuyện yêu" cũng không được,.... ngày nay chúng ta thiếu thiện chí, thiếu cố gắng, thiếu kiên nhẫn với mình, với người...). Và 1 ý nữa trong bài viết mình cũng có nói, 2hình ảnh đó thể hiện phần nào đòi hỏi của hôn nhân, 2 người phải mất tự do 1 tí, bạn có nghĩ vậy không hay là sau này chồng bạn luôn được tự do thích đi với ai cũng được, làm gì cũng được.
Ngày nay chúng mình có lựa chọn hãy chọn lựa cho đúng để hôn nhân có nền tảng là sự thật và từ đó dẫn theo những điều khác như bạn nói.
Còn bài thơ, mình nghĩ người phụ nữ trong bài thơ nên nhìn lại mình, phải giải quyết vấn đề của mình cho xong đã. vậy ha bạn, mong nhận được phản hồi từ bạn.

dualuoi
09-05-2012, 10:01 AM
Chào Hằng nhé, cám ơn bạn đã đọc và chia sẻ với mình. Câu hỏi bạn đặt ra rất hay "đâu là đúng đâu là sai?" Theo mình, phù hợp với Thiên Chúa là đúng ngược lại với Thiên Chúa là sai. Thiên Chúa thể hiện quan điểm, tư tưởng,... của Ngài nơi Kinh Thánh. Bạn đồng ý không?
Tiếp theo nhé, "tại sao phải cưới người mình không yêu?". Mình mời bạn quay về xã hội VN thời PK, vậy đi cho gần ha, các cô con gái trong nhà làm gì có quyền quyết định hôn nhân của mình, "cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đó", chàng trai chậm lời yêu, bố mẹ bắt lấy chồng cô gái phải vâng lời thôi. Chúng ta bây giờ có tự do, chúng ta được lựa chọn theo ý của mình. Vậy mà, Hằng nhìn lại đi chúng ta thủy chung bằng cố gái không. chúng mình được dạy dỗ nhiều, chúng mình tiến bộ lắm nhưng chúng mình có hiểu đạo lý như cô gái bình dân đó không?
"liệu có hạnh phúc nếu... cắn câu?" Hạnh phúc là gì vậy bạn? Bạn có từng nghe tình yêu đến sau hôn nhân chưa? Có đấy, mình là một bằng chứng đây, hôn nhân của mình bắt đầu bằng niềm tin đó bạn. Hạnh phúc hay không là do mình có nhận ra và tạo ra hay không thôi, đặc biệt là người công giáo chúng ta còn có niềm tin nữa, còn có một Người Cha quyền năng và luôn yêu thương nữa thì sợ gì không hạnh phúc.

Với chia sẻ ở trên bạn thấy rằng cô gái ngày xưa không xây dựng hôn nhân mình trên nền tảng giả dối mà cô không có lựa chọn khác, cái ta học được từ cô gái ấy là tích cực xây dựng cuộc sống mới, vun đắp cho hôn nhân của mình, cho gia đình nhỏ của mình. À, xin nói với bạn điều này nữa hình ảnh cá cắn câu, chim vào lồng dường như ám chỉ 1 hôn nhân không mấy hạnh phúc nhưng dù thế cô gái vẫn thủy chung, trung thành với hôn ước của mình ( không như chúng ta ngày nay khó khăn 1 tí là không hợp, kinh tế khó khăn cũng không thể chấp nhận được, trục trặc "chuyện yêu" cũng không được,.... ngày nay chúng ta thiếu thiện chí, thiếu cố gắng, thiếu kiên nhẫn với mình, với người...). Và 1 ý nữa trong bài viết mình cũng có nói, 2hình ảnh đó thể hiện phần nào đòi hỏi của hôn nhân, 2 người phải mất tự do 1 tí, bạn có nghĩ vậy không hay là sau này chồng bạn luôn được tự do thích đi với ai cũng được, làm gì cũng được.
Ngày nay chúng mình có lựa chọn hãy chọn lựa cho đúng để hôn nhân có nền tảng là sự thật và từ đó dẫn theo những điều khác như bạn nói.
Còn bài thơ, mình nghĩ người phụ nữ trong bài thơ nên nhìn lại mình, phải giải quyết vấn đề của mình cho xong đã. vậy ha bạn, mong nhận được phản hồi từ bạn.

dualuoi
09-05-2012, 10:11 AM
Chào Hằng nhé, cám ơn bạn đã đọc và chia sẻ với mình. Câu hỏi bạn đặt ra rất hay "đâu là đúng đâu là sai?" Theo mình, phù hợp với Thiên Chúa là đúng ngược lại với Thiên Chúa là sai. Thiên Chúa thể hiện quan điểm, tư tưởng,... của Ngài nơi Kinh Thánh. Bạn đồng ý không?
Tiếp theo nhé, "tại sao phải cưới người mình không yêu?". Mình mời bạn quay về xã hội VN thời PK, vậy đi cho gần ha, các cô con gái trong nhà làm gì có quyền quyết định hôn nhân của mình, "cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đó", chàng trai chậm lời yêu, bố mẹ bắt lấy chồng cô gái phải vâng lời thôi. Chúng ta bây giờ có tự do, chúng ta được lựa chọn theo ý của mình. Vậy mà, Hằng nhìn lại đi chúng ta thủy chung bằng cố gái không. chúng mình được dạy dỗ nhiều, chúng mình tiến bộ lắm nhưng chúng mình có hiểu đạo lý như cô gái bình dân đó không?
"liệu có hạnh phúc nếu... cắn câu?" Hạnh phúc là gì vậy bạn? Bạn có từng nghe tình yêu đến sau hôn nhân chưa? Có đấy, mình là một bằng chứng đây, hôn nhân của mình bắt đầu bằng niềm tin đó bạn. Hạnh phúc hay không là do mình có nhận ra và tạo ra hay không thôi, đặc biệt là người công giáo chúng ta còn có niềm tin nữa, còn có một Người Cha quyền năng và luôn yêu thương nữa thì sợ gì không hạnh phúc.

Với chia sẻ ở trên bạn thấy rằng cô gái ngày xưa không xây dựng hôn nhân mình trên nền tảng giả dối mà cô không có lựa chọn khác, cái ta học được từ cô gái ấy là tích cực xây dựng cuộc sống mới, vun đắp cho hôn nhân của mình, cho gia đình nhỏ của mình. À, xin nói với bạn điều này nữa hình ảnh cá cắn câu, chim vào lồng dường như ám chỉ 1 hôn nhân không mấy hạnh phúc nhưng dù thế cô gái vẫn thủy chung, trung thành với hôn ước của mình ( không như chúng ta ngày nay khó khăn 1 tí là không hợp, kinh tế khó khăn cũng không thể chấp nhận được, trục trặc "chuyện yêu" cũng không được,.... ngày nay chúng ta thiếu thiện chí, thiếu cố gắng, thiếu kiên nhẫn với mình, với người...). Và 1 ý nữa trong bài viết mình cũng có nói, 2hình ảnh đó thể hiện phần nào đòi hỏi của hôn nhân, 2 người phải mất tự do 1 tí, bạn có nghĩ vậy không hay là sau này chồng bạn luôn được tự do thích đi với ai cũng được, làm gì cũng được.
Ngày nay chúng mình có lựa chọn hãy chọn lựa cho đúng để hôn nhân có nền tảng là sự thật và từ đó dẫn theo những điều khác như bạn nói.
Còn bài thơ, mình nghĩ người phụ nữ trong bài thơ nên nhìn lại mình, phải giải quyết vấn đề của mình cho xong đã. vậy ha bạn, mong nhận được phản hồi từ bạn.

catarina_hang
09-05-2012, 10:58 AM
Cảm ơn bạn đã nói lên quan điểm của mình, Hằng đồng ý với bạn ở một số điểm " Thiên Chúa thể hiện ý định của Người qua Thánh Kinh" và đúng hay sai là phải đăt trong mối tương quan với ý định của Thiên Chúa. Nhưng bạn ủng hộ tình yêu đến sau hôn nhân có phải không, Hằng hiểu ý bạn như vậy không biết có đúng không? Nếu là vậy thì Hằng cũng có một suy nghĩ khác cho vấn đề này. Hằng đồng ý hôn nhân là cái gì đó rất thiêng liêng và gắn bó, nó là sự liên kết hai con người thành một như Kinh Thánh có nói: " Từ nay hai người sẽ không còn là hai nhưng là một xương một thịt", chính vì tính thiêng liêng cao quý như vậy nên càng không thể qua loa với chuyện hôn nhân. Hằng nghĩ rằng, cuộc đời là cuộc đời của chính bản thân mình, vậy đối với việc trọng đại cả đời mình phải do mình quyết định, tình yêu là nền tảng của hôn nhân. Ai dám chắc rằng sẽ có tình yêu đến sau hôn nhân, phải chăng nếu lựa chọn để tình yêu đến sau hôn nhân có phải là sự liều lĩnh cho cuộc đời của mình, cho một cái gì đó thiêng liêng nhất. Hơn nữa đối với Hôn nhân Công giáo là hôn nhân tự nguyện, nếu bạn đã có gia đình chắc chắn bạn đã được hỏi về sự tự nguyện trước khi đọc lời thề Hôn phối phải không? Có thể quan niệm truyền thống của người Việt xưa là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nên cô gái trong bài thơ đã phải lấy người mình không yêu, nhưng mình hoàn toàn không đồng ý với cái hủ tục đó. Giáo lý Công giáo cũng không đồng tình với việc cưỡng hôn như vậy. Không biết bạn đã bao giờ nghe đến việc tiêu hôn trong Giáo lý Công giáo chưa, với hôn nhân mà để tình yêu đến sau như vậy là hôn nhân vô hiệu hoá nghĩa là Bí Tích không thành sự vì là ưng thuận " với điều kiện trong tương lai".
Hằng chỉ không đồng tình với hôn nhân không có tình yêu hay để tình yêu đến sau hôn nhân thôi, còn tất cả Hằng đều đồng ý với bạn. Khi quyết định tiến đến hôn nhân thì "cả hai đã thành một xương một thịt" cho nên mỗi người cần hy sinh một chút vì nhau cho 2 con người trở nên một. Cũng như bạn nói, để vượt qua khó khăn của đời sống vợ chồng thì phải đặt tình yêu của mình trong Tình yêu của Thiên Chúa. Và Hằng cũng tin rằng tình yêu thực sự xuất phát từ Thiên Chúa cho nên nó sẽ là nền tảng cho hôn nhân.
Mong nhận được hồi đáp của bạn. Chúc bạn luôn hạnh phúc với gia đình của mình!

Mai Tín
09-05-2012, 11:52 AM
Em hỏi tôi:
- "Anh có biết dấu cộng (+) nằm sau nick của các bạn trong diễn đàn này là gì không?
- Không
- "Đó có nghĩa là người ta đã chấp nhận mình là bạn rồi đấy.

À, ra là thế. Diễn đàn này hay quá (thầm nghĩ thế)
Vậy là khi đón nhận ai, mình sẽ cộng thêm người ấy vào cuộc đời mình; mình đón nhận người ấy cùng chung với những "nỗi", những "niềm" của những thao thức người trẻ. Những người ấy khác mình, lớn hơn hoặc nhỏ tuổi hơn mình. Ừ thì có sao đâu, miễn là mình có tấm lòng (viết tới đây tự nhiên nhớ cái "nước lèo" trong bài "Phở" của mình). Sự đón nhận nhau giản đơn hay phức tạp là do thái độ đón nhận của mình, như lời chào của Diễn Đàn: "Mến chào Phúc Thanh trong bình an, niềm vui và tình yêu". Bình an, Niềm vui và Tình yêu không cân đong đo đếm được, mà nó là sự cảm nhận từ nội tâm.

Dấu cộng trong mỗi nicknamne, lại cho Phúc Thanh suy tưởng đến dấu thập giá.

Đón nhận người khác vào cuộc đời mình, có khi là đón nhận cả thập giá nữa. Chắc là vậy rồi.
Vì sự khác biệt về tính cách, về trình độ văn hóa, về tập quán, về sự hiểu biết..., nên một lúc nào đó, vô tình hay cố ý, mình làm tổn thương người khác và người khác làm tổn thương mình. Viết tới đây lại nhớ bài Chung Thủy của bạn DuaLuoi.

Nhưng suy đi nghĩ lại, mình vẫn chọn giải pháp tốt nhất, đó là học theo Thầy Chí Thánh, Ngài đón nhận tất cả, và mang lên thập giá. Thập giá ấy trở thành Thánh Giá, để bất cứ ai nhìn lên và tin tưởng đó là Cây Cứu Chuộc, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian, người ấy sẽ tìm được BÌNH AN, NIỀM VUI VÀ TÌNH YÊU thật sự.