PDA

View Full Version : Yêu như Chúa yêu..... !



Ngôi Sao
15-05-2012, 12:56 PM
YÊU NHƯ CHÚA YÊU


---------------------------------------------------------------------------


Yêu là một từ ngữ được sử dụng nhiều nhất, nhưng lại là một từ ngữ dễ gây hiểu lầm nhất. Vì người ta hiểu từ ngữ này theo những cách khác nhau. Có người hiểu yêu là những quan hệ thân xác. Có người hiểu yêu là quản lý chặt chẽ. Có người hiểu yêu thuộc lĩnh vực cảm tính. Để tránh những hiểu lầm, khi truyền cho ta yêu thương, Đức Giêsu đã đưa ra một khuôn mẫu cho tình yêu. Khuôn mẫu đó là: yêu như Chúa yêu.
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương anh em”. Không còn nhầm lẫn nào nữa. Muốn làm môn đệ Chúa, không phải yêu bằng bất cứ tình yêu nào, nhưng phải yêu như Chúa. Tình yêu của Đức Giêsu không phải tự Người nghĩ ra, nhưng phát xuất từ Chúa Cha: “Như Cha đã yêu mến Thày thế nào, Thày cũng yêu mến anh em như thế”. Thế là đã rõ. Tất cả bắt nguồn từ cùng một tình yêu. Đức Chúa Cha là nguồn cội. Từ nguồn mạch ấy, tình yêu tràn ra, lan toả đến mọi người. Mọi tình yêu, muốn chân thực, phải quy chiếu về trái tim Chúa Cha.
Tình yêu của Chúa Cha như thế nào? Đọc trong Tin Mừng, ta thấy Đức Giêsu đã nói nhiều về tình yêu Chúa Cha.
Trước hết tình yêu của Chúa Cha là một tình yêu phổ quát. Khác với tình yêu bình thường của con người chỉ yêu những người yêu mình, thù ghét những người ghét mình, chỉ yêu những người nào dễ yêu, ghét những người dễ ghét, chỉ giới hạn tình yêu vào một số người thân quen. Tình yêu của Chúa Cha là một tình yêu phổ quát. Tình yêu ấy lan tới tất cả mọi người không phân biệt tốt xấu. Tình yêu ấy không loại trừ một ai dù lành dù dữ. Thế nên “Người cho mặt trời mọc lên soi kẻ lành cũng như người dữ. Và cho mưa rơi xuống trên cả người công chính lẫn kẻ gian ác” (Mt 5,45). Tình yêu ấy lan toả tới súc vật cỏ cây: “Hãy xem chim trời, chúng không gieo không gặt, thế mà Cha trên trời vẫn nuôi chúng. Hãy xem bông huệ ngoài đồng. Chúng không dệt không may, thế mà Cha trên trời mặc cho chúng bộ áo đẹp hơn cả áo vua Salomon” (Lc 12,24-27).
Tình yêu Chúa Cha là một tình yêu hy sinh. Vì yêu thương, Đức Chúa Cha đã dựng nên con người. Vì yêu thương, Người đã nhận con người làm con, cho hưởng hạnh phúc với Người. Nhưng loài người vô tình không những không yêu mến mà còn muốn chống lại Thiên Chúa. vì thế, loài người đã bị phạt. Nhưng Đức Chúa Cha vẫn yêu thương loài người, nên đã có kế hoạch cứu độ loài người. Chính ở điểm này ta nhận biết tình yêu vô cùng tha thiết của Đức Chúa Cha. Không những Ngài không giận ghét loài người, không tự ái vì bị loài người xúc phạm, mà còn bày tỏ một tình yêu thương mãnh liệt không ai dám ngờ tới. Tình yêu thương mãnh liệt ấy đã thúc đẩy Ngài hy sinh Con Một yêu dấu để chuộc tội cho loài người. Vì yêu thương Chúa Cha đã hy sinh tất cả những gì có thể để cứu chuộc loài người.
Tình yêu Chúa Cha là một tình yêu tha thứ. Tha thứ là dấu hiệu của tình yêu. Khi yêu, người ta sẵn sàng tha thứ. Trong Tin Mừng, Đức Giêsu nói nhiều về tình yêu tha thứ của Đức Chúa Cha. Cảm động nhất là dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu. Tóm tắt như sau: Người Cha có hai con trai. Đứa út xin Cha chia gia tài cho nó. Được rồi, nó cầm tiền, bỏ nhà ra đi, ăn chơi phung phí. Khi nó tiêu hết tiền thì vùng ấy xảy ra nạn đói. Đói bụng nó phải đi chăn lợn. Nó muốn ăn cám lợn mà chủ không cho. Bấy giờ nó hối hận và nghĩ: ở nhà cha mình các đầy tớ còn được ăn no, còn mình ở đây phải chết đói. Thế rồi, nó chỗi dậy, trở về nhà. Cha nó ngày nào cũng ra đầu ngõ chờ mong con trở về. Khi thấy nó về, ông chạy lại ôm lấy nó mà hôn lấy hôn để, rồi ông gọi gia nhân mang áo đẹp, nhẫn, giầy ra cho cậu và ra lệnh mở tiệc ăn mừng (cf Lc 15). Người cha ấy là hình ảnh Đức Chúa Cha. Thật là kỳ diệu tình yêu Người. Người quên hết những lỗi lầm của ta. Người yêu yêu ta trước khi ta yêu Người. Người tha thứ cho ta trước khi ta xin lỗi Người.
Đức Giêsu muốn chúng ta hãy noi theo tình yêu của Chúa Cha. Biết đối xử với nhau như Chúa Cha đối xử với chúng ta. Hãy yêu thương hết mọi người không loại trừ một ai. Nhất là hãy yêu thương những người bé nhỏ, cùng khổ, bất hạnh. Hãy biết tha thứ những lỗi lầm của người khác. Tha thứ không phải chỉ một lần mà tha thứ rất nhiều lần. Và hãy dám hy sinh, chấp nhận chịu thiệt thòi vì tình yêu. Yêu như Chúa yêu. Đó mới là tình yêu đích thực. Chỉ có tình yêu bắt nguồn từ Chúa mới bền vững và đem lại hạnh phúc cho nhân loại.
Lạy Cha, xin cho con hiểu được tình yêu của Cha. Xin cho con trở nên giống Cha, biết yêu thương bằng tình yêu của Cha. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Từ trước tới nay, bạn hiểu tình yêu thế nào?
2- Mỗi khi nghĩ đến Đức Chúa Cha, bạn nghĩ đến đặc tính nào của Người: yêu thương, quyền năng, thưởng phạt công minh…?
3- Đối với bạn, yêu thương người khác dễ hay khó?
4- Hãy kể ra những đặc tính của tình yêu của Chúa Cha.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐTGM Ngô Quang Kiệt
*******************************
http://tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX.HTM
P/S : Đọc bài này thấy hay quá,và giải quyết được nhiều vấn đề nên chia sẻ cùng cả nhà.Chắc ở đâu đó có nhiều người cũng đã đọc bài này rồi,nhưng thiết nghĩ dẫu có đọc thêm vài lần nữa,cũng chưa chắc đã sống được hết nhưng gì mà ĐGM đã chia sẻ ! Chúng ta chỉ có thể " Tập Yêu " theo gương mẫu của Chúa chúng ta,nên tập được càng nhiều thì càng tốt !
***** Yêu cả nhà nhiều ! *****

Cát Bụi
15-05-2012, 07:25 PM
... Nhưng loài người vô tình không những không yêu mến mà còn muốn chống lại Thiên Chúa. vì thế, loài người đã bị phạt.

Thiên Chúa yêu thương nhân loại vô bờ bến sao lại có chuyện đi phạt loài người?

Nếu nói "hãy yêu như Chúa yêu" thì có nên nói "hãy phạt như Chúa phạt" không?

Có chăng chỉ là loài người đã thất sủng trước mặt Thiên Chúa, tự mình xa lánh Thiên Chúa và rồi trở nên cô đơn lạnh giá.

Những khổ đau này là tự loài người tạo cho mình hơn là một hình phạt từ Thiên Chúa. Có rất nhiều lý do chính đáng để phủ nhận sự trừng phạt của Thiên Chúa. Các bạn có thể giúp mình tìm ra những lý do này không?

Ngôi Sao
15-05-2012, 10:05 PM
Thiên Chúa yêu thương nhân loại vô bờ bến sao lại có chuyện đi phạt loài người?
Anh Cát Bụi nói vấn đề này hoàn toàn không sai !"Thiên Chúa Là Tình Yêu " vì vậy làm sao Ngài lại muốn trừng phạt con người được ?
Nhưng câu : " Nhưng loài người vô tình không những không yêu mến mà còn muốn chống lại Thiên Chúa. vì thế, loài người đã bị phạt. " thì ngoisaovm thiết nghĩ ĐTGM muốn ám chỉ về tội Nguyên Tổ.Con Người thuở ban đầu đã kiêu ngạo,muốn mình được bằng Thiên Chúa nên đã ăn trái cấm.Đây cũng chỉ là một cách diễn tả của Kinh Thánh để diễn đạt vấn đề : Con Người đã từ chối Tình Yêu của Thiên Chúa,để rồi phạm tội,và từ đó sự dữ đã tràn vào thế gian.Nếu lần xem lại Kinh Thánh thời Cựu Ước,chắc chúng ta sẽ nhận ra một điều : Thiên Chúa của chúng ta Nghiêm Khắc quá : Hỏa thiêu thàn Sodoma và Gomora.hoặc như trong sách Xuất Hành : "Ðừng thờ lạy và phụng sự các hình tượng ấy, vì Ta là Chúa, Thiên Chúa ngươi, Chúa hùng mạnh, Chúa ganh tị, trừng phạt con vì tội lỗi cha, cho đến ba bốn đời, những kẻ ghét Ta; Ta tỏ lòng nhân lành đến ngàn đời đối với những ai kính mến Ta, và tuân giữ các giới răn Ta."Nhưng trên hết mọi điều,Thiên Chúa vẫn Yêu Thương con Người.Ví như cuộc " Ngã giá " giữa Apraham và Thiên Chúa trước khi tiêu diệt thành Sodoma : " Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có 50 người lành ..... Xin Chúa đừng giận, cho con nói một lần này nữa thôi: Giả như tìm được mười người thì sao?" Chúa đáp: "Vì mười người đó, Ta sẽ không phá huỷ Xơ-đôm.".Sang tới Tân Ước thì ta thấy một Thiên Chúa đã Yêu Thương con người đến độ : "Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Con Một Người sẽ không phải chết mà còn được sống đời đời “(Ga 3,16).
*********************************
P/S: Chia sẻ một chút về mầu nhiệm sự dữ
-- Mầu Nhiệm Sự Dữ :
Có nhiều người vẫn hỏi rằng : Trước những Thiên Tai như : động đất,sóng thần ở Nhật Bản,chiến tranh loạn lạc,Thiên Chúa Chúng ta ở đâu?Hoặc đó có phải là những tai ương mà Ngài giáng xuống để trừng phạt những Người tội lỗi không ? Tôi nghĩ bạn cũng như tôi đều cho rằng đó hoàn toàn không phải.
Chuyện kể rằng: Tái ông có một con ngựa, một hôm đang khi cho đi ăn thì lạc mất con ngựa. Nghe tin, hàng xóm đến chia buồn, nhưng Tái ông thì lại trả lời: "Không chừng mất ngựa mà lại là điều hay cho tôi". Một thời gian sau, con ngựa của ông trở về và dắt theo một con ngựa khác. Nghe tin, hàng xóm đến chúc mừng ông, nhưng ông lại trả lời: "Không chừng được ngựa mà lại là điều xui cho tôi". Ít lâu sau, người con trai của ông trong lúc tập cưỡi con ngựa mới đã té ngã gãy chân. Nghe tin, hàng xóm lại đến chia buồn với ông, nhưng Tái ông lại trả lời: "Không chừng con tôi gãy chân mà lại là điều hay cho tôi". Một thời gian sau, đất nước có chiến tranh và con trai ông vì gãy chân mà không phải ra chiến trường.

Trước hết, sự dữ là một thực tế có thật trong cuộc sống của chúng ta. Nó biểu hiện rất cụ thể qua chiến tranh, loạn lạc, tai ương, thiên tai, những bất công trong xã hội, nhất là tội lỗi mà chúng ta vẫn gặp hàng ngày trong cuộc sống. Chúng ta không thể tránh né mà cho rằng không có sự dữ. Nhưng ranh giới giữa sự dữ và sự thiện; giữa "lúa" và "cỏ lùng" trong thực tế thì không thật rõ ràng. Chúng ta không thể cho rằng điều này là sự dữ, còn điều kia là điều tốt.
Mặt khác, chúng ta cũng không thể đánh giá người này là tốt, còn người kia là xấu, vì cái nhìn của chúng ta không khách quan đủ, và cũng không nhìn hết mọi mặt của một con người. Hơn nữa, con người là một tạo vật có tự do, nên việc đánh giá còn khó khăn hơn. Với kinh nghiệm bản thân, chắc hẳn quý ông bà anh chị em cũng có cảm nghiệm như thánh Phaolô: "Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm...Bởi đó, tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa; nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sâu trong các chi thể tôi." (Rm 7, 15. 21-23).

Thế đó, ranh giới giữa sự dữ và điều tốt không phải là ở những gì ta thấy ở bên ngoài. Cỏ lùng và lúa vẫn còn lẫn lộn với nhau trong cuộc sống hiện tại và ngay cả trong từng người chúng ta. Điều tốt và điều xấu chỉ cách nhau một ý hướng, một nguyên nhân thúc đẩy hành động. Thấy rõ điều đó, nên Thiên Chúa rất nhân hậu và khoan dung khi xét đoán. Tác giả sách Khôn ngoan trong bài đọc một viết: "Vì Người là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người... vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành" (Kn 12, 16a. 18a). Lòng nhân hậu này còn được diễn tả thật rõ nét qua lời đáp của ông chủ với những người đầy tớ, khi họ xin đi nhổ cỏ lùng trong ruộng lúa: "Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt" (Mt 13, 29-30a).Trước hết, sự dữ là một thực tế có thật trong cuộc sống của chúng ta. Nó biểu hiện rất cụ thể qua chiến tranh, loạn lạc, tai ương, thiên tai, những bất công trong xã hội, nhất là tội lỗi mà chúng ta vẫn gặp hàng ngày trong cuộc sống. Chúng ta không thể tránh né mà cho rằng không có sự dữ. Nhưng ranh giới giữa sự dữ và sự thiện; giữa "lúa" và "cỏ lùng" trong thực tế thì không thật rõ ràng. Chúng ta không thể cho rằng điều này là sự dữ, còn điều kia là điều tốt. Nói đến đây, tôi nhớ chuyện "Tái ông mất ngựa".

Chuyện kể rằng: Tái ông có một con ngựa, một hôm đang khi cho đi ăn thì lạc mất con ngựa. Nghe tin, hàng xóm đến chia buồn, nhưng Tái ông thì lại trả lời: "Không chừng mất ngựa mà lại là điều hay cho tôi". Một thời gian sau, con ngựa của ông trở về và dắt theo một con ngựa khác. Nghe tin, hàng xóm đến chúc mừng ông, nhưng ông lại trả lời: "Không chừng được ngựa mà lại là điều xui cho tôi". Ít lâu sau, người con trai của ông trong lúc tập cưỡi con ngựa mới đã té ngã gãy chân. Nghe tin, hàng xóm lại đến chia buồn với ông, nhưng Tái ông lại trả lời: "Không chừng con tôi gãy chân mà lại là điều hay cho tôi". Một thời gian sau, đất nước có chiến tranh và con trai ông vì gãy chân mà không phải ra chiến trường.

Mặt khác, chúng ta cũng không thể đánh giá người này là tốt, còn người kia là xấu, vì cái nhìn của chúng ta không khách quan đủ, và cũng không nhìn hết mọi mặt của một con người. Hơn nữa, con người là một tạo vật có tự do, nên việc đánh giá còn khó khăn hơn. Với kinh nghiệm bản thân, chắc hẳn quý ông bà anh chị em cũng có cảm nghiệm như thánh Phaolô: "Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm...Bởi đó, tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa; nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sâu trong các chi thể tôi." (Rm 7, 15. 21-23).

Thế đó, ranh giới giữa sự dữ và điều tốt không phải là ở những gì ta thấy ở bên ngoài. Cỏ lùng và lúa vẫn còn lẫn lộn với nhau trong cuộc sống hiện tại và ngay cả trong từng người chúng ta. Điều tốt và điều xấu chỉ cách nhau một ý hướng, một nguyên nhân thúc đẩy hành động. Thấy rõ điều đó, nên Thiên Chúa rất nhân hậu và khoan dung khi xét đoán. Tác giả sách Khôn ngoan trong bài đọc một viết: "Vì Người là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người... vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành" (Kn 12, 16a. 18a). Lòng nhân hậu này còn được diễn tả thật rõ nét qua lời đáp của ông chủ với những người đầy tớ, khi họ xin đi nhổ cỏ lùng trong ruộng lúa: "Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt" (Mt 13, 29-30a).
--- Tham khảo thêm : http://www.giaophanvinhlong.net/Chua-Nhat-XVI-TN-A-3.html