An Vi
18-05-2012, 10:52 AM
http://a7.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/231034_145149542225414_129629043777464_296237_4622 026_n.jpg (http://blog.yahoo.com/AnVi_Bau/articles/160906/index#)
Leonardo da Vinci vẽ bức "Bữa ăn chiều cuối cùng" (The Last Supper) mất bảy năm liền.
Đó là bức tranh vẽ Đức Chúa Trời và mười hai vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Chúa bị Judas phản bội.
Tranh của Leonardo Da Vinci, cũng như các tác phẩm khác của ông ẩn chứa rất nhiều điều bí mật, ở bức tranh này có hai nhân vật được ông lột tả rất chân thật, đó là Đức Chúa, với gương mặt thánh thiện, rạng ngời, nét hiền hòa bao dung, và người thứ hai chính là kẻ phản bội Judas, chính là khuôn mặt thứ tư từ trái sang, kẻ đang cầm túi tiền và đang tỏ vẻ ngạc nhiên rất khéo. Người này được họa sỹ khắc họa bằng một khuôn mặt đen đủi, râu ria rậm rạp, nét mặt gian xảo, thật trái ngược với khuôn mặt Chúa Trời.
Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông chọn được một chàng trai 19 tuổi có gương mặt thánh thiện, một nhân cách tinh khiết tuyệt đối để làm mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng trước chàng trai, và hình ảnh Chúa Jesus được hiện trên bức vẽ.
Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 12 vị tông đồ, chỉ còn có Judas, vị môn đồ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc, tương đương 16.96 đô la Mỹ. Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đứng người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình... Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy rằng chưa đủ để bộ lộ cái ác của Judas.
Một hôm, Vinci được thông báo rằng có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng được yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và phạm rất nhiều tội ác tày trời khác. Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mắt ông là một gã đàn ông nước da đen sậm với mái tóc dài bẩn thỉu phủ xoà xuống mặt, một khuôn mặt xấu xa, độc ác tự nó nói lên nhân cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá.
Đúng, đây là Judas! Được sự cho phép đặc biệt của Đức Vua, người tù được đưa tới Milan nơi bức tranh đang được vẽ dở. Mỗi ngày, tên tù im lặng ngồi trước Da Vinci và hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công viêc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc. Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo lính gác "Các ngươi đem hắn đi đi...".
Lính canh túm lấy kẻ tử tù, nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quì xuống bên chân Da Vinci, khóc nấc lên:
"Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư?"
Da Vinci quan sát kẻ mà suốt sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp: "Không, ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến cho ta từ hầm ngục ở Roma...".
Tên tử tù kêu lên "Ngài Vinci... Hãy nhìn kỹ lại tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ông đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Trời..."
Câu chuyện này có thật, như bức tranh "Bữa ăn chiều cuối cùng" là có thật. Chàng trai đã từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Trời chỉ sau hơn hai ngàn ngày, đã tự biến mình thành hình tượng hoàn hảo của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử.
Tương lai không hề được định trước.
Chính chúng ta là người quyết định số phận của chính mình.
- ST -
http://1.bp.blogspot.com/-FmQSQpzPTls/Tam0qWF5i0I/AAAAAAAACr4/FHeOWlpzmuE/s1600/LastSupper_1[1].jpg (http://blog.yahoo.com/AnVi_Bau/articles/160906/index#)
======================
Đọc thêm:
Chú thích về bức tranh:
Từ trái sang phải : Bartholomew - James nhỏ - Andrew - Juda – Simon Peter – John - Jesu – Thomas – James lớn – Philip – Mathew – Thaddaeus – Simon
Bức tranh “Bữa tối cuối cùng” của Leonadro Da Vince mô tả thái độ của 12 sứ đồ khi Jesu nói : Một người trong các ngươi sẽ phản bội ta !
Bartholomew : mặt sát khí, nhìn Jesu, sẵn sàng tuân lệnh. Tay ông ta đẩy bàn với sự tức giận tột cùng.
James nhỏ : nhìn thắng vào Jesu với sự kinh ngạc.
Andrew : đưa hai tay lên nói “không phải tôi”
Juda : Ngồi im lặng giữa Simon Peter và John đang nói chuyện với nhau, nhưng mắt ông ta nhìn vượt qua Jesu, một tay nắm chặt túi tiền, tay kia đưa ra như đang tóm lấy.
Simon Peter : không để ý đến Jesu, ông ta nói chuyện riêng với John. Ông thể hiện như đã cảm nhận rõ ai là kẻ phản bội.
John : với bộ mặt thánh thiện là "môn đồ được Chúa yêu", ông chắc chắn không ai nghi ngờ mình nên yên lặng một cách tin tưởng.
Jesu : nhìn vào nơi bàn tay mới lật lên thể hiện ý nghĩa đã biết rõ mọi việc.
Thomas : Với bộ mặt “không thể hiểu được”, Thomas đang mong đơi Jesu cho phép đặt câu hỏi và chỉ tay lên trời như muốn nói : “Hãy nguyền rủa sự phản bội”.
James lớn : đưa tay ra như muốn ngăn mọi người lại để Jesu nói tiếp.
Philip : tỏ thái độ muốn nhấn mạnh ý mình không thể tin được việc đó sẽ xảy ra.
Mathew : quay sang hỏi Simon : “Có chuyện đó không, Jesu vừa nói cái gì vậy ?”.
--------
Các tông đồ của chúa Jesu:
1. Peter cũng gọi là Simon Peter (Phê-rô hoặc Phi-e-rơ) nghĩa là đá,là một ngư phủ đến từ thành Bethsaida xứ Galilee (thuộc Israen ngày nay – gần làng Nazareth, nơi Jesu ra đời). Ông là môn đệ thân tín của Jesu. Bị Hoàng đế Nero xử quyết ở La Mã năm 66.
2. Andrew, em của Peter, ngư phủ thành Bethsaida và là một môn đệ của Giăng Báp-tít (John the Baptist). Ông là nhân vật luôn luôn đứng ra giới thiệu người khác cho Chúa Jesu. Ông đi truyền giáo đến vùng đất có "tiếng ăn thịt người," ngày nay là Nga. Những người Cơ Đốc ở đó gọi ông là người đầu tiên đem Đạo đến đất nước họ. Sau đó Ông đến Tiểu Á, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Ở đó ông bị xử tử hình.
3. James "Lớn" (Giacôbê hoặc Gia-cơ) là em họ của Jesu, là người già nhất. Ông bị vua Hê rốt tử hình năm 44.
4. John (Gioan hay Giăng) được Chúa Giê-xu gọi là Boanerges (Con trai của sấm sét) là "môn đồ được Chúa yêu". Ông là em cùng cha khác mẹ với James "Lớn". Ông là người duy nhất trong mươì hai sứ đồ chết khi về già. Ông là người lãnh đạo hội thánh Epheso (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay – nơi có nhà của bà Maria) và là người chăm sóc bà Maria khi về già. Khi còn ở thành La Mã, ông từng trốn thoát được khi bị quăng vào lò dầu nóng.Vào giữa thập niên 90 trong thế kỷ đầu tiên, ông bị đày ra đảo Patmos (1 hòn đảo thuộc Hy Lạp ngày nay), ở đó ông viết cuốn sách cuối cùng của Tân Ước - sách Khải Huyền.
5. Philip người thành Bethsaida xứ Galilee. Ông truyền giáo có kết quả thành công ở Carthage, phía Bắc Phi Châu. Sau ông sang Tiểu Á, ở đó ông làm chứng cho bà vợ của vị Thống đốc tin Chúa. Để trả thù, vị Thống đốc ra lệnh bắt và giết ông một cách tàn nhẫn.
6. Bartholomew, thường được gọi là Nathanael. Có một thời gian ông với sứ đồ Thomas sang Ấn Độ, rồi ông đi đến Armenia, xứ Ethiopia và phía Nam của xứ Ả Rập. Ông chết vì danh của Chúa ở đó.
7. Thomas, cũng gọi là Thomas Didymus (có nghĩa là sinh đôi) là người hoạt động hăng hái nhất ở vùng phía Đông của xứ Syria cho đến Ấn Độ. Ông là người sáng lập hội thánh ở đó nên họ gọi là Mar Thomas. Và bị giết ở đó qua mũi lao của bốn người lính.
8. James "Nhỏ" là người thâu thuế, là người trẻ nhất. Ông đi truyền bá Đạo ở Syria. Ông bị ném đá và đánh bằng gậy cho tới chết ở đó.
9. Matthew (Mát-thêu hoặc Ma-thi-ơ) là người thâu thuế. Ông là tác giả sách đầu tiên của Tân Ước. Ông đi giảng đạo ở vùng Điạ Trung Hải và xứ Ethiopia. Ông bị đánh cho tới chết ở đó.
10. Simon người Canaan (vùng đất Israen ngày nay). Ông đi truyền giáo ở vùng Địa Trung Hải và bị giết vì từ chối cúng cho thần mặt trời.
11. Judas Iscariot "kẻ bội phản", được cho là người muốn phục hồi quốc gia Do Thái. Sau khi Judas tự vẫn, Matthias được chọn vào chỗ của Judas trong các tông đồ. Matthias đi giảng Đạo ở xứ Syria với Andrewvà bị thiêu sống ở đó.
12. Thaddaeus, còn gọi là Judas con của James. Ông thường xuyên đi cùng Simon Peter truyền giáo ở vùng Tiều Á, khu vực Libanol và Thổ Nhĩ Kỳ.
SƯU TẦM (Có quá nhiều nguồn nên AV không biết đâu là "gốc")
Nếu có gì sai sót, xin cả nhà góp ý.
Nếu bài viết này đã có rồi, nhờ BQT xóa giúp AV nhé!
Leonardo da Vinci vẽ bức "Bữa ăn chiều cuối cùng" (The Last Supper) mất bảy năm liền.
Đó là bức tranh vẽ Đức Chúa Trời và mười hai vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Chúa bị Judas phản bội.
Tranh của Leonardo Da Vinci, cũng như các tác phẩm khác của ông ẩn chứa rất nhiều điều bí mật, ở bức tranh này có hai nhân vật được ông lột tả rất chân thật, đó là Đức Chúa, với gương mặt thánh thiện, rạng ngời, nét hiền hòa bao dung, và người thứ hai chính là kẻ phản bội Judas, chính là khuôn mặt thứ tư từ trái sang, kẻ đang cầm túi tiền và đang tỏ vẻ ngạc nhiên rất khéo. Người này được họa sỹ khắc họa bằng một khuôn mặt đen đủi, râu ria rậm rạp, nét mặt gian xảo, thật trái ngược với khuôn mặt Chúa Trời.
Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông chọn được một chàng trai 19 tuổi có gương mặt thánh thiện, một nhân cách tinh khiết tuyệt đối để làm mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng trước chàng trai, và hình ảnh Chúa Jesus được hiện trên bức vẽ.
Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 12 vị tông đồ, chỉ còn có Judas, vị môn đồ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc, tương đương 16.96 đô la Mỹ. Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đứng người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình... Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy rằng chưa đủ để bộ lộ cái ác của Judas.
Một hôm, Vinci được thông báo rằng có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng được yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và phạm rất nhiều tội ác tày trời khác. Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mắt ông là một gã đàn ông nước da đen sậm với mái tóc dài bẩn thỉu phủ xoà xuống mặt, một khuôn mặt xấu xa, độc ác tự nó nói lên nhân cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá.
Đúng, đây là Judas! Được sự cho phép đặc biệt của Đức Vua, người tù được đưa tới Milan nơi bức tranh đang được vẽ dở. Mỗi ngày, tên tù im lặng ngồi trước Da Vinci và hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công viêc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc. Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo lính gác "Các ngươi đem hắn đi đi...".
Lính canh túm lấy kẻ tử tù, nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quì xuống bên chân Da Vinci, khóc nấc lên:
"Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư?"
Da Vinci quan sát kẻ mà suốt sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp: "Không, ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến cho ta từ hầm ngục ở Roma...".
Tên tử tù kêu lên "Ngài Vinci... Hãy nhìn kỹ lại tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ông đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Trời..."
Câu chuyện này có thật, như bức tranh "Bữa ăn chiều cuối cùng" là có thật. Chàng trai đã từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Trời chỉ sau hơn hai ngàn ngày, đã tự biến mình thành hình tượng hoàn hảo của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử.
Tương lai không hề được định trước.
Chính chúng ta là người quyết định số phận của chính mình.
- ST -
http://1.bp.blogspot.com/-FmQSQpzPTls/Tam0qWF5i0I/AAAAAAAACr4/FHeOWlpzmuE/s1600/LastSupper_1[1].jpg (http://blog.yahoo.com/AnVi_Bau/articles/160906/index#)
======================
Đọc thêm:
Chú thích về bức tranh:
Từ trái sang phải : Bartholomew - James nhỏ - Andrew - Juda – Simon Peter – John - Jesu – Thomas – James lớn – Philip – Mathew – Thaddaeus – Simon
Bức tranh “Bữa tối cuối cùng” của Leonadro Da Vince mô tả thái độ của 12 sứ đồ khi Jesu nói : Một người trong các ngươi sẽ phản bội ta !
Bartholomew : mặt sát khí, nhìn Jesu, sẵn sàng tuân lệnh. Tay ông ta đẩy bàn với sự tức giận tột cùng.
James nhỏ : nhìn thắng vào Jesu với sự kinh ngạc.
Andrew : đưa hai tay lên nói “không phải tôi”
Juda : Ngồi im lặng giữa Simon Peter và John đang nói chuyện với nhau, nhưng mắt ông ta nhìn vượt qua Jesu, một tay nắm chặt túi tiền, tay kia đưa ra như đang tóm lấy.
Simon Peter : không để ý đến Jesu, ông ta nói chuyện riêng với John. Ông thể hiện như đã cảm nhận rõ ai là kẻ phản bội.
John : với bộ mặt thánh thiện là "môn đồ được Chúa yêu", ông chắc chắn không ai nghi ngờ mình nên yên lặng một cách tin tưởng.
Jesu : nhìn vào nơi bàn tay mới lật lên thể hiện ý nghĩa đã biết rõ mọi việc.
Thomas : Với bộ mặt “không thể hiểu được”, Thomas đang mong đơi Jesu cho phép đặt câu hỏi và chỉ tay lên trời như muốn nói : “Hãy nguyền rủa sự phản bội”.
James lớn : đưa tay ra như muốn ngăn mọi người lại để Jesu nói tiếp.
Philip : tỏ thái độ muốn nhấn mạnh ý mình không thể tin được việc đó sẽ xảy ra.
Mathew : quay sang hỏi Simon : “Có chuyện đó không, Jesu vừa nói cái gì vậy ?”.
--------
Các tông đồ của chúa Jesu:
1. Peter cũng gọi là Simon Peter (Phê-rô hoặc Phi-e-rơ) nghĩa là đá,là một ngư phủ đến từ thành Bethsaida xứ Galilee (thuộc Israen ngày nay – gần làng Nazareth, nơi Jesu ra đời). Ông là môn đệ thân tín của Jesu. Bị Hoàng đế Nero xử quyết ở La Mã năm 66.
2. Andrew, em của Peter, ngư phủ thành Bethsaida và là một môn đệ của Giăng Báp-tít (John the Baptist). Ông là nhân vật luôn luôn đứng ra giới thiệu người khác cho Chúa Jesu. Ông đi truyền giáo đến vùng đất có "tiếng ăn thịt người," ngày nay là Nga. Những người Cơ Đốc ở đó gọi ông là người đầu tiên đem Đạo đến đất nước họ. Sau đó Ông đến Tiểu Á, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Ở đó ông bị xử tử hình.
3. James "Lớn" (Giacôbê hoặc Gia-cơ) là em họ của Jesu, là người già nhất. Ông bị vua Hê rốt tử hình năm 44.
4. John (Gioan hay Giăng) được Chúa Giê-xu gọi là Boanerges (Con trai của sấm sét) là "môn đồ được Chúa yêu". Ông là em cùng cha khác mẹ với James "Lớn". Ông là người duy nhất trong mươì hai sứ đồ chết khi về già. Ông là người lãnh đạo hội thánh Epheso (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay – nơi có nhà của bà Maria) và là người chăm sóc bà Maria khi về già. Khi còn ở thành La Mã, ông từng trốn thoát được khi bị quăng vào lò dầu nóng.Vào giữa thập niên 90 trong thế kỷ đầu tiên, ông bị đày ra đảo Patmos (1 hòn đảo thuộc Hy Lạp ngày nay), ở đó ông viết cuốn sách cuối cùng của Tân Ước - sách Khải Huyền.
5. Philip người thành Bethsaida xứ Galilee. Ông truyền giáo có kết quả thành công ở Carthage, phía Bắc Phi Châu. Sau ông sang Tiểu Á, ở đó ông làm chứng cho bà vợ của vị Thống đốc tin Chúa. Để trả thù, vị Thống đốc ra lệnh bắt và giết ông một cách tàn nhẫn.
6. Bartholomew, thường được gọi là Nathanael. Có một thời gian ông với sứ đồ Thomas sang Ấn Độ, rồi ông đi đến Armenia, xứ Ethiopia và phía Nam của xứ Ả Rập. Ông chết vì danh của Chúa ở đó.
7. Thomas, cũng gọi là Thomas Didymus (có nghĩa là sinh đôi) là người hoạt động hăng hái nhất ở vùng phía Đông của xứ Syria cho đến Ấn Độ. Ông là người sáng lập hội thánh ở đó nên họ gọi là Mar Thomas. Và bị giết ở đó qua mũi lao của bốn người lính.
8. James "Nhỏ" là người thâu thuế, là người trẻ nhất. Ông đi truyền bá Đạo ở Syria. Ông bị ném đá và đánh bằng gậy cho tới chết ở đó.
9. Matthew (Mát-thêu hoặc Ma-thi-ơ) là người thâu thuế. Ông là tác giả sách đầu tiên của Tân Ước. Ông đi giảng đạo ở vùng Điạ Trung Hải và xứ Ethiopia. Ông bị đánh cho tới chết ở đó.
10. Simon người Canaan (vùng đất Israen ngày nay). Ông đi truyền giáo ở vùng Địa Trung Hải và bị giết vì từ chối cúng cho thần mặt trời.
11. Judas Iscariot "kẻ bội phản", được cho là người muốn phục hồi quốc gia Do Thái. Sau khi Judas tự vẫn, Matthias được chọn vào chỗ của Judas trong các tông đồ. Matthias đi giảng Đạo ở xứ Syria với Andrewvà bị thiêu sống ở đó.
12. Thaddaeus, còn gọi là Judas con của James. Ông thường xuyên đi cùng Simon Peter truyền giáo ở vùng Tiều Á, khu vực Libanol và Thổ Nhĩ Kỳ.
SƯU TẦM (Có quá nhiều nguồn nên AV không biết đâu là "gốc")
Nếu có gì sai sót, xin cả nhà góp ý.
Nếu bài viết này đã có rồi, nhờ BQT xóa giúp AV nhé!