PDA

View Full Version : Trên thế giới hiện có 1 tỉ 196 triệu tín hữu Công giáo



Phero_Hau
23-05-2012, 10:48 AM
– Vatican – Đây là số giáo dân Công giáo trên toàn thế giới tính đến 31.12.2010, vừa được công bố ngày 10.03.2012, trong Niêm giám thống kê Vatican năm 2012.
Theo Niên Giám mới, trong năm 2011, ĐTC đã thành lập thêm 8 giáo phận mới, 1 giáo hạt tòng nhân và 1 giáo hạt quân đội. Tổng số các đơn vị hành chánh (cấp giáo phận) của toàn Giáo Hội là 2.966.
Thống kê này cho thấy trong năm 2010, trên thế giới có gần 1 tỷ 196 triệu tín hữu Công Giáo, tức là tăng thêm 15 triệu so với năm 2009 trước đó (tăng 1,3%). Trong năm 2010, số GM trong Giáo Hội là 5.104 vị tức là tăng thêm 39 vị so với năm 2009. Số GM gia tăng tại Phi (+16), Mỹ (+16) và Á châu (+12) đồng thời giảm sút tại Âu và Úc châu. Số LM trong Giáo Hội nói chung tiếp tục tăng thêm 1.643 vị trong năm 2010, nên hiện có 412.236 LM. Trong toàn Giáo Hội hiện có 277.009 LM triều (thuộc giáo phận) và 135.227 LM dòng.
Số phó tế vĩnh viễn, triều và dòng, tiếp tục gia tăng và năm 2010 có 39.564 vị tức là tăng 3,7% so với năm 2009. Bắc Mỹ và Âu Châu có số phó tế vĩnh viễn, đã lập gia đình đông nhất.
Số tu sĩ chọn không lãnh sứ vụ linh mục trên thế giới đang tăng: trong năm 2010 có 54.655 thầy tức là tăng thêm 436 thầy so với năm 2009. Trái lại, số nữ tu tiếp tục giảm sút trầm trọng: năm 2010 có 721.935 tức là giảm mất 7.436 chị. Sự giảm sút này ở mức độ cao nhất tại Âu Châu (-2,9%), rồi tại Úc châu (-2,6%), Mỹ châu (-1,6%), nhưng gia tăng tại Phi châu và Á châu, khoảng 2%.
Số chủng sinh và tu sinh ban triết và thần học trong Giáo Hội tiếp tục gia tăng trong 5 năm qua: trong năm 2010 có 118.990 thầy, tức là tăng thêm hơn 4.550 thầy so với tình trạng năm 2005, nghĩa là tăng 4%. Tuy nhiên, xét từng đại lục, có nhiều khác biệt: số chủng sinh và tu sinh tại Âu Châu giảm 10,4%, trong khi đó gia tăng 14,2% tại Phi châu, 13% tại Á châu và tăng 12,3% tại Úc châu.
Việt Nam thuộc Á châu, vẫn đang hưởng mùa gặt của Chúa, nhưng cũng không vì thế mà không quan tâm đến nguyên do giảm sút ơn gọi và số giáo dân của Âu châu cũng như Mỹ châu. Tại Á châu, Hàn Quốc vẫn là nước có mức độ tăng trưởng về dân số Công giáo nhiều và nhanh nhất hiện nay.
Được biết công trình thống kê này do các tu sĩ dòng Don Bosco thực hiện.
Theo StandwithUs, hiện nay trên thế giới có 2 tỉ người tin Chúa Yêsu (bao gồm Công giáo, Chính Thống giáo, Anh giáo, và các nhánh Tin Lành), 1,3 tỉ người theo Hồi giáo, 900 triệu người theo Ấn Độ giáo, 360 triệu người theo Phật giáo, 14 triệu người theo Do Thái giáo và số còn lại theo các tôn giáo khác.
PV.VRNs
Nguồn: http://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/03/12/tren-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-hi%E1%BB%87n-co-1-t%E1%BB%89-196-tri%E1%BB%87u-tin-h%E1%BB%AFu-cong-giao/.
(http://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/03/12/tren-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-hi%E1%BB%87n-co-1-t%E1%BB%89-196-tri%E1%BB%87u-tin-h%E1%BB%AFu-cong-giao/)

nguahoangtvt
24-05-2012, 08:37 AM
Cho nguahoangtvt thắc mắc xíu là "Do Thái Giáo không phải là những người tin Chúa Giê-su sao?"

†Chalice†
24-05-2012, 11:49 AM
1 tỉ 196 triệu tín hữu Công giáo, Nhưng trong đó, mỗi người quang trọng với Thiên Chúa biết chừng nào, có ai nhận ra điều ấy không..............Chúa ơi.

Mai Tín
25-05-2012, 04:57 PM
Cho nguahoangtvt thắc mắc xíu là "Do Thái Giáo không phải là những người tin Chúa Giê-su sao?"

Câu "thắc mắc chút xíu" của Ngựahoang sao bị "bỏ không" thế này. Tiếc quá đi thôi.
Ngựahoang mến, Do Thái Giáo không tin Chúa Giêsu là Đấng Messiah... Qua nhiều thế kỷ lưu lạc, ngày nay dân tộc Do Thái vẫn tiếp tục mơ ước về sự xuất hiện đấng Messiah.
Các lời nguyện được đọc trong Thứ Sáu Tuần Thánh, có lời nguyện cho người Do Thái Giáo.
Mình chỉ có thể trả lời tí tẹo vậy thôi. Bạn có thể hỏi các linh mục, hoặc gặp gỡ các giáo lý viên lớn tuổi hoặc tham khảo sách vở để hiểu thêm. Đây là vấn đề hay mà mình tin rằng rất nhiều bạn trẻ chúng mình chưa rõ. Thân mến.

Cát Bụi
25-05-2012, 07:15 PM
Cho nguahoangtvt thắc mắc xíu là "Do Thái Giáo không phải là những người tin Chúa Giê-su sao?"

Do Thái giáo (tiếng Hebrew (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Hebrew) יהודה, Yehudah)[1] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Do_Th%C3%A1i_gi%C3%A1o#cite_note-0)[2] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Do_Th%C3%A1i_gi%C3%A1o#cite_note-1) là một tôn giáo gắn liền với Kinh Thánh Do Thái (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tanakh) và lịch sử dân tộcIsrael (http://vi.wikipedia.org/wiki/Israel), như đã được giải thích và nói rất rõ trong sách Talmud (http://vi.wikipedia.org/wiki/Talmud) và các sách thánh khác. Do Thái giáo xem mình là mối quan hệ giao ước giữa Con cái Israel (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Con_c%C3%A1i_Israel&action=edit&redlink=1) (sau này là, nhà nước Do Thái (http://vi.wikipedia.org/wiki/Do_Th%C3%A1i)) với Thiên Chúa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_Ch%C3%BAa). Và như thế, nhiều người xem đây là tôn giáo (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o) thờ độc thần (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99c_th%E1%BA%A7n) đầu tiên. Nhiều phương diện của Do Thái giáo tuân theo các khái niệm về đạo đức (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_%C4%91%E1%BB%A9c) vàLuật Dân sự (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lu%E1%BA%ADt_D%C3%A2n_s%E1%BB%B1&action=edit&redlink=1) của phương Tây. Do Thái giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất mà vẫn còn được thực thi cho đến ngày hôm nay, và có rất nhiều sách thánh và truyền thống của đạo này là trung tâm của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_t%C3%B4n_gi%C3%A1o_kh%E1%BB%9Fi_ngu%E1%BB %93n_t%E1%BB%AB_Abraham). Như vậy, lịch sử và những luân lý đạo đức của Do Thái giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến các tôn giáo khác, bao gồm cả Kitô giáo (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kit%C3%B4_gi%C3%A1o) và Hồi giáo (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93i_gi%C3%A1o).
Vì đại đa số người theo Do Thái giáo là người Do Thái (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Do_Th%C3%A1i) nên tín đồ tôn giáo này cũng còn được gọi là người Do Thái, và gọi như thế là đang nói đến nhóm tôn giáo-dân tộc (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%C3%B4n_gi%C3%A1o-d%C3%A2n_t%E1%BB%99c&action=edit&redlink=1), vì các lý do trong sách thánh đã xác định họ là một quốc gia (http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_gia), chứ không chỉ riêng những người theo đạo. Năm 2007, dân số (http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2n_s%E1%BB%91) Do Thái ước tính khoảng 13.2 triệu người, trong đó có 41% sinh sống ở Israel (http://vi.wikipedia.org/wiki/Israel).[3] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Do_Th%C3%A1i_gi%C3%A1o#cite_note-2)
Trong Do Thái giáo hiện đại, uy quyền không được trao cho một người riêng lẻ hay một cơ quan nào cả mà nó ở trong sách thánh, giáo luật (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Halakha&action=edit&redlink=1), và các thầy giảng (Rabbi) là những người diễn dịch Kinh Thánh thư Giáo luật. Theo những lời truyền của người Do Thái, Do Thái giáo khởi nguồn bằng Giao ước (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giao_%C6%B0%E1%BB%9Bc&action=edit&redlink=1) giữa Thiên Chúa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_Ch%C3%BAa) và ông Abraham (http://vi.wikipedia.org/wiki/Abraham) (khoảng năm 2000 trước Công nguyên), tổ phụ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%E1%BB%95_ph%E1%BB%A5&action=edit&redlink=1) và quốc tổ của nhà nước Do Thái. Qua nhiều thời đại, Do Thái giáo gắn liền với rất nhiều luân lý tôn giáo (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lu%C3%A2n_l%C3%BD_t%C3%B4n_gi%C3%A 1o&action=edit&redlink=1), mà quan trọng nhất là đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất là đấng toàn năng, rất nhân từ, thông biết mọi sự, Người đã tạo dựng vũ trụ (http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1ch_S%C3%A1ng_th%E1%BA%BF) và tiếp tục thống trị nó. Theo tục truyền Do Thái, Thiên Chúa thiết lập giao ước với con cái Israel và hậu duệ của nó và cho chúng biết lề luật và giới răn của Người thông qua ông Moses (http://vi.wikipedia.org/wiki/Moses) trên Núi Sinai (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=N%C3%BAi_Sinai&action=edit&redlink=1). Do Thái giáo trân trọng việc học hỏi Cựu ước (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%B1u_%C6%B0%E1%BB%9Bc) và tuân giữ các điều răn (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0%E1%BB%9Di_%C4%91i%E1%BB%81u_r%C4%83n) đã ghi trong Cựu ước như đã được dẫn giải chi tiết trong sách Talmud (http://vi.wikipedia.org/wiki/Talmud).

http://vi.wikipedia.org/wiki/Do_Th%C3%A1i_gi%C3%A1o

Judas_Phan
25-05-2012, 08:26 PM
Như vậy là vẫn ít hơn đạo Hồi. Đạo Hồi là 1,3 tỷ cơ.

Cát Bụi
26-05-2012, 07:16 PM
Như vậy là vẫn ít hơn đạo Hồi. Đạo Hồi là 1,3 tỷ cơ.

Theo như tiêu đề thì:"Trên thế giới hiện có 1 tỉ 196 triệu tín hữu Công giáo"
Theo nhiều nguồn thống kê thì dân số tín đồ Hồi Giáo trên thế giới hiện nay là khoảng hơn 1.5 tỉ. Vậy tính ra thì con số tín hữu Công Giáo hiện nay đã ít hơn số tín hữu Hồi Giáo rồi.

Vì Đạo hồi không giới hạn số vợ một người đàn ông được phép cưới về làm vợ (tuy nhiên con số 4 vợ đang được hiện hành) và vì rất dễ để gia nhập đạo Hồi nên có nhiều người tiên đoán rằng chẳng bao lâu nữa thì con số tín hữu Hồi Giáo sẽ qua mặt số người theo Thiên Chúa Giáo.

zeldery
26-05-2012, 10:28 PM
Ít nhất thì Kitô giáo vẫn có tới 2 tỉ người (mặc dù không phải ai cũng theo công giáo) ^^
Theo mình thấy thì ngoài nguyên nhân do kết hôn, rất khó để một người trưởng thành có thể theo đạo công giáo. Các tôn giáo khác thường có các cách mở rộng khác nhau (theo mình biết thì Tin Lành hỗ trợ những du học sinh nghèo, chỉ cần họ gia nhập đạo), niềm tin của một số đạo thì đơn giản hơn (ví dụ đạo hồi, mình thấy ít chú trọng đến việc học biết ý nghĩa của lề luật, chỉ cần biết và làm theo thôi) (mình biết vụ này là vì một người bạn của mình đạo hồi, mình hỏi tại sao lại không ăn thịt heo, bò thì người đó nói ... chỉ vì đạo bắt làm vậy thôi) nên họ mới phát triển nhanh như vậy ...
Công giáo mình có cách gì không nhỉ ?

Cát Bụi
27-05-2012, 08:28 AM
Ít nhất thì Kitô giáo vẫn có tới 2 tỉ người (mặc dù không phải ai cũng theo công giáo) ^^
Theo mình thấy thì ngoài nguyên nhân do kết hôn, rất khó để một người trưởng thành có thể theo đạo công giáo. Các tôn giáo khác thường có các cách mở rộng khác nhau (theo mình biết thì Tin Lành hỗ trợ những du học sinh nghèo, chỉ cần họ gia nhập đạo), niềm tin của một số đạo thì đơn giản hơn (ví dụ đạo hồi, mình thấy ít chú trọng đến việc học biết ý nghĩa của lề luật, chỉ cần biết và làm theo thôi) (mình biết vụ này là vì một người bạn của mình đạo hồi, mình hỏi tại sao lại không ăn thịt heo, bò thì người đó nói ... chỉ vì đạo bắt làm vậy thôi) nên họ mới phát triển nhanh như vậy ...
Công giáo mình có cách gì không nhỉ ?

Cách hiện hành của đạo Công Giáo mình bây giờ đã là hơi quá đáng lắm rồi: đạo mình ép buộc người Công Giáo sinh con ra là phải rửa tội vào đạo trong thời gian sớm nhất. Nếu đợi cho đến khi trưởng thành để quyết định việc gia nhập đạo thì chưa chắc số người theo đạo Công Giáo có con số đông như hiện nay.

Các nước phát triển trên thế giới đang dần dần loại bỏ nội dung giáo dục đạo giáo ra khỏi các môn học cần thiết nơi học đường cấp thấp.

Tuy nhiên, họ vẫn duy trì và khuyến khích các trường đại học phát triển về thần học vì nó giúp ích cho nền tảng đạo đức và nhân bản của loài người.

Hiện nay hầu như gần hết các trường đại học cổ kính và nổi tiếng nhất nhất trên thế giới vẫn còn giảng dạy và phát triển môn thần học.

nguahoangtvt
04-06-2012, 07:43 PM
Cách hiện hành của đạo Công Giáo mình bây giờ đã là hơi quá đáng lắm rồi: đạo mình ép buộc người Công Giáo sinh con ra là phải rửa tội vào đạo trong thời gian sớm nhất

Hi anh Cát Bụi!
Em không đồng ý với anh về vấn đề này.
"Cách hiện hành của đạo Công Giáo mình" đây không phải là cách truyền giáo, đây là việc cử hành Bí Tích tôn giáo nên nếu dùng từ cách thì hơi hạ thấp rồi.
"đạo mình ép buộc người" cái này em cũng không đồng ý. Không ai ép buộc nhau hết, đến với tôn giáo trên tinh thần tự nguyện, cha mẹ đưa con cái đến nhà thờ để rửa tội. Và từ nhỏ các trẻ em được giáo dục ở nhà thờ không chỉ là Lời Chúa và kinh nguyện cũng như Giáo Lý công giáo. Các em còn được vui chơi, được dạy các kỹ năng chuyên môn.
"rửa tội trong thời gian sớm nhất" theo như em biết, thì ở xứ em, các em mới sinh ra thì khoảng xấp xỉ 1 tháng mới đến nhà thờ để rửa tội. Vì mới sinh ra sức đề kháng yếu nên các bé hạn chế ra ngoài nhất là chỗ đông người sợ hơi hám. Cha mẹ thường đưa các em đến nhà thờ khi đầy tháng, lúc đó rửa tội xong họ về nhà tổ chức lễ mừng ăn đầy tháng và rửa tội chung. Và em cũng thấy nhiều gia đình để con đủ 1 tuổi rồi mới rửa tội, 4 tuổi em cũng thấy rồi. Không phải là rửa tội trong thời gian sớm nhất.

Mong anh xem xét lại ý kiến của mình nhé. Em chỉ nêu ra luận điểm của em thôi.

Thân mến!
-Ngựa Hoang-

cattrang
04-06-2012, 09:35 PM
Cách hiện hành của đạo Công Giáo mình bây giờ đã là hơi quá đáng lắm rồi: đạo mình ép buộc người Công Giáo sinh con ra là phải rửa tội vào đạo trong thời gian sớm nhất. Nếu đợi cho đến khi trưởng thành để quyết định việc gia nhập đạo thì chưa chắc số người theo đạo Công Giáo có con số đông như hiện nay. [...]


Hi anh Cát Bụi!
Em không đồng ý với anh về vấn đề này.
"Cách hiện hành của đạo Công Giáo mình" đây không phải là cách truyền giáo, đây là việc cử hành Bí Tích tôn giáo nên nếu dùng từ cách thì hơi hạ thấp rồi.
"đạo mình ép buộc người" cái này em cũng không đồng ý. Không ai ép buộc nhau hết, đến với tôn giáo trên tinh thần tự nguyện, cha mẹ đưa con cái đến nhà thờ để rửa tội. Và từ nhỏ các trẻ em được giáo dục ở nhà thờ không chỉ là Lời Chúa và kinh nguyện cũng như Giáo Lý công giáo. Các em còn được vui chơi, được dạy các kỹ năng chuyên môn.
"rửa tội trong thời gian sớm nhất" theo như em biết, thì ở xứ em, các em mới sinh ra thì khoảng xấp xỉ 1 tháng mới đến nhà thờ để rửa tội. Vì mới sinh ra sức đề kháng yếu nên các bé hạn chế ra ngoài nhất là chỗ đông người sợ hơi hám. Cha mẹ thường đưa các em đến nhà thờ khi đầy tháng, lúc đó rửa tội xong họ về nhà tổ chức lễ mừng ăn đầy tháng và rửa tội chung. Và em cũng thấy nhiều gia đình để con đủ 1 tuổi rồi mới rửa tội, 4 tuổi em cũng thấy rồi. Không phải là rửa tội trong thời gian sớm nhất.

Mong anh xem xét lại ý kiến của mình nhé. Em chỉ nêu ra luận điểm của em thôi.

Thân mến!
-Ngựa Hoang-

Cattrang học Anh văn nên có học chút xíu về phân tích câu, nên khi phân tích câu xong thì cattrang hiểu ý của anh Cát Bụi thế này này:
- Cách = "đạo mình ép buộc người Công Giáo sinh con ra là phải rửa tội trong thời gian sớm nhất": Đây là một sự việc, và cattrang nghĩ dùng từ cách ở đây cũng không sao. Ví dụ như cattrang nói: Cách rước lễ của bạn này hay thật! thì có hạ thấp không?
- "Ép buộc": cattrang nghĩ là anh Cát Bụi muốn nói đến lời thề hứa trước mặt Chúa Kitô và Hội Thánh khi hai người lãnh Bí tích hôn phối (Các con có sẵn sàng yêu thương đón nhận con cái mà Chúa sẽ ban, và giáo dục chúng theo luật Chúa Kitô và Hội Thánh không? - Thưa sẵn sàng). Đồng ý rằng không có sự ép buộc nào, nhưng đây có thể được xem như là một sự "rào đón", để cha mẹ ý thức được trách nhiệm và tầm quan trọng của mình trong việc giáo dục con cái mình theo lề luật Thiên Chúa và Hội Thánh. Và lời hứa trước mặt Thiên Chúa thì không phải là một lời hứa tầm thường.
Các em đi lễ hoặc học giáo lý thì cattrang nghĩ là không phải 100% đều thích đâu, một phần các em đi là vì bị cha mẹ ép buộc đấy chứ ^^. Lúc tuổi nhỏ thì chỉ biết vâng lời thôi :)
- Việc "rửa tội trong thời gian sớm nhất" này, cattrang nghĩ rằng đó cũng là điều tốt cho các bé. Có cha mẹ Công giáo nào lại không muốn đưa con đi rửa tội trong thời gian sớm nhất đâu! Đặt trường hợp xấu nhất, nhỡ các bé chưa kịp sống mà đã được Chúa đón về thì các bé sẽ thành thiên thần ngay, nếu đã được rửa tội, vì các bé đã sạch tội nguyên tổ.
Thường thì thời gian sớm nhất mà các bậc cha mẹ đưa con đi lãnh Bí Tích Rửa Tội là một tháng sau khi sinh. Trường hợp 1 tuổi, 4 tuổi hoặc lớn hơn thì cattrang nghĩ là vì gia đình có lý do riêng thôi.

Trên đây là một số ý kiến của cattrang. Anh Cát Bụi, Ngựa Hoang hoặc someone thấy có gì không ổn thì góp ý giúp cattrang với nha ^_^. Cattrang cảm ơn rất nhiều.

Thân mến,
cattrang

nguahoangtvt
04-06-2012, 11:24 PM
Hi cattrang! Nguahoang chỉ là nói theo ý nghĩ của cá nhân mình thôi và đánh giá theo tinh thần khách quan thấy gì nói đó. Mọi người đưa ra ý kiến để hoàn thiện vấn đề. Đây gọi là thảo luận mà. Cảm ơn cattrang nhiều nhé! Chúc 1 đêm ngon giấc!