†Chalice†
23-05-2012, 10:41 PM
Chúa Giêsu là Thiên Chúa
là Ðấng có quyền tha tội
Chúng ta đã quan sát thấy Chúa Giêsu mạc khải chính mình cho dân chúng, như là Ðấng vừa giảng dạy có uy quyền, vừa thực hiện những dấu lạ khử trừ ma quỷ, chửa lành bệnh tật, cho người bị phung hủi được lành sạch. Và dân chúng thì có thái độ vừa kinh ngạc vừa tôn vinh Thiên Chúa. Họ từ khắp nơi đến với Chúa Giêsu. Tác giả Phúc âm theo thánh Marcô đã kết thúc chương I với nhận định như vậy.
Giờ đây chúng ta đọc và suy niệm chương 2, câu 1-12, kể lại biến cố Giêsu làm phép lạ cho người bất toại được đi đứng khỏe mạnh, để chứng tỏ một điều hết sức quan trọng, là chính Ngài là Ðấng có quyền tha tội.
Như thế mạc khải về Mầu Nhiệm Chúa Giêsu Kitô được tiến thêm một bước quan trọng: Chúa Giêsu không phải chỉ là Ðấng đầy quyền năng trong lời nói và trong việc làm xua đuổi ma quỷ và chữa lành bệnh tật, nhưng Ngài còn là Ðấng có quyền tha tội như Thiên Chúa. Từ phía những kẻ đón nhận mạc khải của Chúa Giêsu, tác giả Phúc âm Marcô cũng bắt đầu lưu ý thêm chi tiết quan trọng sau đây: có những người có lòng tin vào Chúa và cũng có những người bắt đầu chống đối ngài. Cao điểm của sự chống đối nầy là âm mưu giết Chúa.
Nơi đoạn trích từ câu 1-12 chương 2, Phúc Âm Marcô, chúng ta ghi nhận được những chi tiết vừa nói trên. Lần đầu tiên, tác giả nhắc đến Ðức Tin của những người đến với Chúa, và cũng là lần đầu tiên tác giả nhắc đến thái độ bắt đầu chống đối Chúa Giêsu nơi những vị kinh sư, những luật sĩ. Chúng ta hãy cùng nhau đọc lại đoạn tin mừng như sau:
Vài ngày sau, Chúa Giêsu trở lại thành Capharnaum. Hay tin Nguời ở nhà; người ta tụ tập lại, đông đến nỗi không còn chổ nữa, cả ngoài cửa cũng không còn. Người giảng Lời cho họ. Bấy giờ người ta đem đến cho Chúa Giêsu một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chổ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. Thấy họ có lòng tin như vậy, Chúa Giêsu bảo người bại liệt: Nầy con, con đã được tha tội lỗi rồi. Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng: "Sao Ông nầy lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ngoài một mình Thiên Chúa ra, ai có quyền tha tội?" Tâm trí Chúa Giêsu thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế. Người mới bảo họ: Sao trong bụng các ông lại nghĩ đến những điều ấy? Trong hai điều: một là bảo người bại liệt: "Con đã được tha tội rồi", hai là bảo: Ðứng vậy vác chõng của con mà đi, điều nào dễ hơn? Vậy để các ông biết: ở dưới đất nầy, Con Người có quyền tha tội--, như Chúa Giêsu bảo người bại liệt: -- Ta truyền cho con: hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà. Người bại liệt đứng dặy, và lập tức vác chõng mà đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sững sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: "Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ." (Mc 2, 1-12).
"Vậy để các ông biết, ở dưới đất nầy, Con Người có quyền tha tội, Chúa Giêsu bảo người bị bại liệt: Ta truyền cho con, hãy đứng dậy vác chỏng của con mà đi về nhà. Người bại liệt đứng dậy và lập tức vác chỏng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nầy đều sững sốt và tôn vinh Thiên Chúa."
Quý vị và các bạn thân mến, như đã nói trên, mạc khải về Mầu Nhiệm Chúa Giêsu Kitô, bắt đầu mở ra cho chúng ta nhìn thấy một yếu tố mới: Chúa Giêsu Kitô là Ðấng có quyền tha tội, như một vì Thiên Chúa. Phép lạ cho người bị bại liệt được đi đứng khỏe mạnh là một bằng chứng rõ ràng và mạnh mẽ. Sau nầy, sau khi đã hoàn tất công việc cứu chuộc qua cái chết và sống lại của Ngài, Chúa Giêsu trao ban quyền ấy cho các tông đồ: Hãy lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Chúng con tha tội ai thì nguời đó được tha, chúng con cầm tội ai thì tội người đó bị cầm buộc (Gioan 20,22-23). Các tông đồ không bở ngở khi nghe lại những lời trên của Chúa Phục Sinh, vì các ngài đã nghe những lời đó trước rồi, chẳng hạn như trong biến cố phép lạ chữa lành người bị bại liệt mà chúng ta suy niệm hôm nay: Nầy con, con đã được tha tội rồi. Những kẻ chống đối Chúa thì cho đấy là một sự phạm thượng, vì chỉ một mình Thiên Chúa mới là Ðấng có quyền tha tội mà thôi. Và hẳn thật như vậy. Chúa Giêsu muốn vén mở cho con người biết Ngài là Thiên Chúa, là Ðấng có quyền tha tội. Nên ngài mới nói với người bị bại liệt: Hãy đứng dậy, và vác chỏng về nhà đi. Chúng ta có thái độ như thế nào trước mạc khải quan trọng nầy của Chúa Giêsu? Quyền tha tội đã được Chúa Giêsu Kitô ban cho các tông đồ và những ai được tham dự vào tác vụ tông đồ của các ngài trong dòng thời gian, từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Quyền tha tội luôn luôn tác động trong Giáo Hội Chúa. Chúng ta có xác tín như vậy hay không?
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì đã thiết lập bí tích tha tội, cho chúng con được trở về làm hòa với Thiên Chúa, được tha thứ mọi tội lỗi. Xin cho chúng con biết quý trọng ơn nầy, và biết thành thật sám hối trở về lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa, mội lần chúng con phạm tội xa lìa Chúa, xúc phạm đến Chúa và anh chị em. Lạy Chúa, con tin. Xin thương gia tăng đức tin của con vào Chúa và thương tha thứ mọi tội lỗi cho con. Amen.
là Ðấng có quyền tha tội
Chúng ta đã quan sát thấy Chúa Giêsu mạc khải chính mình cho dân chúng, như là Ðấng vừa giảng dạy có uy quyền, vừa thực hiện những dấu lạ khử trừ ma quỷ, chửa lành bệnh tật, cho người bị phung hủi được lành sạch. Và dân chúng thì có thái độ vừa kinh ngạc vừa tôn vinh Thiên Chúa. Họ từ khắp nơi đến với Chúa Giêsu. Tác giả Phúc âm theo thánh Marcô đã kết thúc chương I với nhận định như vậy.
Giờ đây chúng ta đọc và suy niệm chương 2, câu 1-12, kể lại biến cố Giêsu làm phép lạ cho người bất toại được đi đứng khỏe mạnh, để chứng tỏ một điều hết sức quan trọng, là chính Ngài là Ðấng có quyền tha tội.
Như thế mạc khải về Mầu Nhiệm Chúa Giêsu Kitô được tiến thêm một bước quan trọng: Chúa Giêsu không phải chỉ là Ðấng đầy quyền năng trong lời nói và trong việc làm xua đuổi ma quỷ và chữa lành bệnh tật, nhưng Ngài còn là Ðấng có quyền tha tội như Thiên Chúa. Từ phía những kẻ đón nhận mạc khải của Chúa Giêsu, tác giả Phúc âm Marcô cũng bắt đầu lưu ý thêm chi tiết quan trọng sau đây: có những người có lòng tin vào Chúa và cũng có những người bắt đầu chống đối ngài. Cao điểm của sự chống đối nầy là âm mưu giết Chúa.
Nơi đoạn trích từ câu 1-12 chương 2, Phúc Âm Marcô, chúng ta ghi nhận được những chi tiết vừa nói trên. Lần đầu tiên, tác giả nhắc đến Ðức Tin của những người đến với Chúa, và cũng là lần đầu tiên tác giả nhắc đến thái độ bắt đầu chống đối Chúa Giêsu nơi những vị kinh sư, những luật sĩ. Chúng ta hãy cùng nhau đọc lại đoạn tin mừng như sau:
Vài ngày sau, Chúa Giêsu trở lại thành Capharnaum. Hay tin Nguời ở nhà; người ta tụ tập lại, đông đến nỗi không còn chổ nữa, cả ngoài cửa cũng không còn. Người giảng Lời cho họ. Bấy giờ người ta đem đến cho Chúa Giêsu một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chổ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. Thấy họ có lòng tin như vậy, Chúa Giêsu bảo người bại liệt: Nầy con, con đã được tha tội lỗi rồi. Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng: "Sao Ông nầy lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ngoài một mình Thiên Chúa ra, ai có quyền tha tội?" Tâm trí Chúa Giêsu thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế. Người mới bảo họ: Sao trong bụng các ông lại nghĩ đến những điều ấy? Trong hai điều: một là bảo người bại liệt: "Con đã được tha tội rồi", hai là bảo: Ðứng vậy vác chõng của con mà đi, điều nào dễ hơn? Vậy để các ông biết: ở dưới đất nầy, Con Người có quyền tha tội--, như Chúa Giêsu bảo người bại liệt: -- Ta truyền cho con: hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà. Người bại liệt đứng dặy, và lập tức vác chõng mà đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sững sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: "Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ." (Mc 2, 1-12).
"Vậy để các ông biết, ở dưới đất nầy, Con Người có quyền tha tội, Chúa Giêsu bảo người bị bại liệt: Ta truyền cho con, hãy đứng dậy vác chỏng của con mà đi về nhà. Người bại liệt đứng dậy và lập tức vác chỏng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nầy đều sững sốt và tôn vinh Thiên Chúa."
Quý vị và các bạn thân mến, như đã nói trên, mạc khải về Mầu Nhiệm Chúa Giêsu Kitô, bắt đầu mở ra cho chúng ta nhìn thấy một yếu tố mới: Chúa Giêsu Kitô là Ðấng có quyền tha tội, như một vì Thiên Chúa. Phép lạ cho người bị bại liệt được đi đứng khỏe mạnh là một bằng chứng rõ ràng và mạnh mẽ. Sau nầy, sau khi đã hoàn tất công việc cứu chuộc qua cái chết và sống lại của Ngài, Chúa Giêsu trao ban quyền ấy cho các tông đồ: Hãy lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Chúng con tha tội ai thì nguời đó được tha, chúng con cầm tội ai thì tội người đó bị cầm buộc (Gioan 20,22-23). Các tông đồ không bở ngở khi nghe lại những lời trên của Chúa Phục Sinh, vì các ngài đã nghe những lời đó trước rồi, chẳng hạn như trong biến cố phép lạ chữa lành người bị bại liệt mà chúng ta suy niệm hôm nay: Nầy con, con đã được tha tội rồi. Những kẻ chống đối Chúa thì cho đấy là một sự phạm thượng, vì chỉ một mình Thiên Chúa mới là Ðấng có quyền tha tội mà thôi. Và hẳn thật như vậy. Chúa Giêsu muốn vén mở cho con người biết Ngài là Thiên Chúa, là Ðấng có quyền tha tội. Nên ngài mới nói với người bị bại liệt: Hãy đứng dậy, và vác chỏng về nhà đi. Chúng ta có thái độ như thế nào trước mạc khải quan trọng nầy của Chúa Giêsu? Quyền tha tội đã được Chúa Giêsu Kitô ban cho các tông đồ và những ai được tham dự vào tác vụ tông đồ của các ngài trong dòng thời gian, từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Quyền tha tội luôn luôn tác động trong Giáo Hội Chúa. Chúng ta có xác tín như vậy hay không?
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì đã thiết lập bí tích tha tội, cho chúng con được trở về làm hòa với Thiên Chúa, được tha thứ mọi tội lỗi. Xin cho chúng con biết quý trọng ơn nầy, và biết thành thật sám hối trở về lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa, mội lần chúng con phạm tội xa lìa Chúa, xúc phạm đến Chúa và anh chị em. Lạy Chúa, con tin. Xin thương gia tăng đức tin của con vào Chúa và thương tha thứ mọi tội lỗi cho con. Amen.