PDA

View Full Version : Với bạn, Thiên Chúa là...?



Cát Bụi
31-05-2012, 06:47 AM
Các bạn thân mến,

Hôm nay Cát Bụi xin được mở một đề tài mà có nhiều người cho là ngớ ngẩn nhưng đã hao tổn bao nhiêu giấy mực trong những năm gần đây. Nếu các bạn chưa nghe qua đề tài này thì xin các bạn tham gia thảo luận chung để chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau nhé.

Thiên Chúa là đàn ông, đàn bà hay là gì khác?

Xin mời các bạn.....

Nhớ là thảo luận nghiêm túc chứ không phải "đâm chém" nhau nhé.

Cát Bụi

Mai Tín
31-05-2012, 09:08 AM
THIÊN CHÚA VÀ TRẦN THẾ
Joseph Ratzinger
Biển-đức XVI.
Thiên Chúa và Trần Thế
Tin và Sống trong thời đại ngày nay
Trao đổi với Peter Seewald
Phạm Hồng-Lam chuyển ra Việt ngữ









THIÊN CHÚA






Ta hãy bàn tới chuyện cốt yếu đích thực, như ngài vẫn nói, đó là Thiên Chúa, nguồn gốc và mục tiêu của sự sống. Kinh tin kính của Ki-tô giáo bắt đầu bằng câu “Tôi tin”. Nhưng ki-tô hữu đâu có tin một cách chung chung vào một quyền lực cao hơn, vào một bản thể cao hơn.

Câu “Tôi tin” này là một hành vi í thức của tôi. Một hành vi trong đó quyện lẫn cả í chí, trí hiểu, sự soi sáng và dẫn dắt, đó là những thứ đã được ban tặng cho tôi. Câu đó cho thấy niềm tín thác hay cả việc tôi bước ra khỏi chính mình để hướng tới Chúa. Và ở đây, không phải là tôi hướng tới một quyền lực nào đó cao hơn, nhưng là hướng tới Chúa, đấng biết tôi và chuyện trò với tôi. Ngài thật sự là một Tôi, dù cái Tôi đó mang bản chất cao hơn bình thường nhiều, tôi có thể vươn tới cái Tôi đó và cái Tôi đó cũng đi đến với tôi.

Ngài muốn nói gì khi bảo Chúa cũng là một “Tôi”?

Tôi muốn nói rằng Ngài là một con người. Chúa không phải một phép tính đại cương của vũ trụ. Ngài không hiện diện trong trần gian như một tinh thần nào đó. Ngài không phải là một hoà hợp vô định của thiên nhiên, hay một “vô cùng” không thể gọi tên, nhưng Ngài là đấng tạo dựng thiên nhiên, là nguồn cội của hoà hợp, là đấng hằng sống, là chúa tể.

Khoan, ngài tin Chúa là một con người? Chúa biết nghe, thấy, cảm…?

… Đúng. Chúa có tất cả những gì cơ bản mà con người có, như í thức, nhận biết và tình yêu. Như vậy, Ngài là người có thể biết nói biết nghe. Tôi tin đó là cái cơ bản nơi Chúa.
Thiên nhiên có thể tuyệt diệu. Bầu trời tinh tú có thể lạ lùng. Nhưng đó cũng chỉ là một lạ lùng tuyệt diệu thiếu chất người, bởi vì rốt cuộc chúng cũng làm tôi thành một cơ phận nhỏ trong một bộ máy vĩ đại.
Nhưng Chúa còn hơn nhiều. Ngài không đơn giản là thiên nhiên, nhưng là đấng đi trước và cưu mang thiên nhiên. Ngài là đấng có thể biết nói, biết nghe, biết yêu, biết nghĩ. Và đức tin cho ta hay, bản chất của Chúa là quan hệ. Đó là điểm mà chúng ta muốn nói tới khi gọi Ngài là ba ngôi. Vì chính Ngài là quan hệ, nên Ngài cũng có thể tạo ra vật mang quan hệ, và tạo vật này được quan hệ với Ngài, vì Ngài đã quan hệ với nó trước.

Ngài có lần nói: “Ai bước vào kinh tin kính này, thì thoát ra khỏi những quy luật của thế giới hiện tại?"

Í tôi muốn nói rằng, huyền nhiệm phục sinh của đức Ki-tô nâng ta lên trên sự chết. Dĩ nhiên, là người, chúng ta vẫn luôn sống theo quy luật tự nhiên của thế giới này. Thiên nhiên vận hành theo quy luật chết và sinh trưởng. Nhưng nơi đức Ki-tô, ta thấy con người là cái gì viên mãn. Con người không chỉ là một thành tố của quá trình chết và sinh trưởng lớn lao đó, nhưng nó là và vẫn là một đích điểm riêng của tạo dựng. Vì thế, nó được bốc ra khỏi cơn lốc sinh tử muôn đời và được nhận vào trong sự bền vững của tình yêu sáng tạo của Chúa.

Tại sao lại dùng hình tam giác và một con mắt ở giữa chòng chòng nhìn ta để làm biểu tượng cho Chúa?

Hình tam giác là một cố gắng diễn tả sự hợp nhất trong bí ẩn ba ngôi. Người ta dùng hình đó để nói lên một thực thể duy nhất trong ba ngôi, và để diễn tả sự hoà tan của quan hệ tình yêu tay ba này vào trong một hợp nhất tối cao. Biểu tượng con mắt đã có từ rất xa xưa, và trong suốt lịch sử tôn giáo, nó được dùng để nói lên sự nhận thức. Con mắt cho ta biết, Chúa là đấng nhìn thấy, và con người là kẻ được nhìn thấy, và nhờ Chúa, chính con người cũng có thể trở nên nhìn thấy. Biểu tượng trên, dĩ nhiên, cũng có mặt nguy hiểm. Thời Khai sáng, người ta bỏ Chúa một phần lớn cũng vì nó. Bởi vì người ta không chấp nhận một Chúa luôn chằm chằm nhìn tôi mọi nơi mọi lúc, dõi mắt luôn cả vào chỗ riêng tư của tôi. Vì thế, nếu ta xem cái nhìn đó là sự đe doạ, là một cái nhìn nguy hiểm, nó lấy mất tự do của tôi, thì đó là một quan niệm sai và đi ngược lại với hình ảnh Chúa. Phải hiểu con mắt đó là hiện thân của sự quan tâm đời đời của Chúa đối với ta, nó cho ta hay: Tôi không bao giờ bị bỏ rơi, có ai đó luôn luôn mến tôi, đón lấy tôi và đỡ nâng tôi.
Truyền thống do-thái bảo rằng, trước khi Thiên Chúa tạo dựng thế giới, Ngài chỉ hiện diện một cách ẩn kín. Hình tượng của Ngài không hiện thực. Vì thế, Ngài cần thế giới để thể hiện ra bộ mặt của Ngài. Cũng như một vị vua mà không có dân thì làm sao gọi là vua? Làm sao Chúa có thể yêu, nếu không có ai để yêu? Câu hỏi: Tình trạng trước khi Chúa tạo dựng vũ trụ như thế nào? Ai đã dựng nên Chúa?
Quan điểm trên xuất phát từ một trong nhiều truyền thống của Do-thái. Sau này, những í nghĩ tương tự cũng xuất hiện nơi thần bí ki-tô giáo, chẳng hạn nơi sư phụ Eckart*. Tuy nhiên, những quan điểm coi Chúa chỉ trở nên Chúa sau khi Ngài đã tạo dựng một cái gì, không phù hợp với hình ảnh nguyên mẫu của Kinh Thánh. Không, Thiên Chúa của Ki-tô giáo, đấng đã tỏ ra cho chúng ta thấy, là Thiên Chúa.

Ngài nói : “Ta là Ta”. Vì thế, chẳng cần phải thắc mắc với câu hỏi luôn được đặt ra : Ai đã tạo nên Chúa, ai đã tạo nên kẻ tạo nên Chúa và vân vân. Hay cả câu hỏi : Có thật Tinh Thần Tạo Dựng đã tự mình hiện hữu trọn vẹn rồi không, một sự trọn vẹn vượt trên cái chết và sự sinh trưởng ?

Tôi nghĩ, ta có thể nói như vầy : Chính trong thực tại đã mang tính sáng tạo. Chúa không cần trần gian. Đó là điểm đức tin ki-tô giáo và cả đức tin trong Kinh Thánh Cựu Ước luôn nhấn mạnh. Các thần linh cần con người, để được trò chuyện và được nuôi ăn. Trái lại, tự thân Chúa chẳng cần gì tới con người. Ngài là đấng duy nhất, đời đời, là toàn bộ hiện hữu. Đức tin Thiên Chúa ba ngôi cho ta hay, chính Ngài là đấng yêu thương, yêu thương qua lại và bên nhau giữa ba ngôi, nhưng đồng thời Ngài cũng là một hợp nhất tối cao.
Mặt khác, câu nói « Chúa là tình yêu » cũng hàm chứa một câu hỏi khác: ai được yêu ? Và câu hỏi này đã tự biến tan đi trong ba ngôi Thiên Chúa, đấng đã tự trao tặng mình và trở thành người Con, và rồi Ngài rút lui và trở nên một Thánh Thần. Xem như thế, thì tạo dựng là một hành vi tự do, và truyền thống ki-tô giáo cũng luôn nhấn mạnh điều này: Việc tạo dựng, đối với Chúa, không phải là điều bó buộc, nhưng là một hành vi tự do.

Thế thì tại sao Chúa lại phải phiêu lưu tạo dựng thế giới và con người?

Rô-mano Guardini, người đã nhìn ra tất cả nỗi đau trong cuộc tạo dựng, đã phải dằn vặt ghê gớm với thắc mắc này: Tại sao Chúa lại làm điều, mà nếu không có nó, thì cũng chẳng sao ? Chúng ta không thể trả lời được câu hỏi đó. Ta chỉ biết chấp nhận, là Ngài hẳn muốn điều đó, Ngài muốn có tạo vật đối diện với Ngài, có thể nhận ra Ngài, và như thế vòng đai yêu thương của Ngài được nới rộng.
Người xưa đã cố diễn tả điều đó bằng một tư tưởng triết học : Tự thân cái Thiện có nhu cầu thông tin. Và vì Chúa là đấng tuyệt đối thiện hảo, nên đã có sự tuôn trào ra từ Ngài. Tư tưởng này cũng không giúp ta câu trả lời rốt ráo. Nhưng quan trọng ở đây : Tạo dựng là một hành vi tự hiến nhưng không, chứ không phải là một thứ nhu cầu của Chúa, vì nếu không, thì chính Chúa sẽ chỉ là Chúa nửa vời và, như thế, hi vọng của ta cũng có thể chỉ là hi vọng nửa vời.

THIÊN CHÚA ĐÀN ÔNG HAY ĐÀN BÀ ?
Thiên Chúa là nam hay nữ ?
Thiên Chúa là Thiên Chúa. Ngài chẳng phải nam mà cũng chẳng phải nữ, mà là Chúa trên đàn ông và đàn bà. Ngài hoàn toàn khác. Đức tin Kinh Thánh luôn nói rõ : Thiên Chúa chẳng phải nam mà cũng chẳng phải nữ, nhưng Ngài là Chúa, và cả nam lẫn nữ đều được tạo nên theo hình ảnh Ngài. Cả hai xuất thân từ Ngài, và mọi khả năng phát triển của họ đều múc từ nơi Ngài. Tôi tin, đấy là điều quan trọng, cần phải nắm vững.
Nhưng Kinh Thánh gọi Chúa là Cha, và như thế đã khoác vào Ngài tấm áo đàn ông.
Trước hết phải nói rằng, quả thật Kinh Thánh đã dùng hình ảnh người cha, chứ không phải người mẹ, trong ngôn ngữ cầu nguyện, nhưng đồng thời Kinh Thánh cũng dùng nhiều thuộc tính nữ giới khi nói về Chúa. Chẳng hạn, khi nói về sự thương cảm hay cùng đau khổ của Chúa đối với con người, Cựu Ước không dùng từ «thương cảm» hay «đồng khổ» trừu tượng, nhưng dùng một từ có liên quan tới cơ thể con người, « Rachamin », có nghĩa là « lòng mẹ / bụng mẹ » của Chúa. Như vậy, trong í nghĩa tinh thần, từ đó cũng nói lên mẫu tính của Chúa. Mọi hình ảnh nói về Chúa được dùng trong Kinh Thánh, nói chung, đều cho ta thấy con người cả nam lẫn nữ đều là hình ảnh của Ngài. Chúa dựng nên cả hai giới. Như vậy, cả hai ở trong Ngài – nhưng đồng thời Ngài vượt lên trên họ.
Thế thì tại sao điều đó không được diễn tả ra trong các lời nguyện ?
Vâng, tại sao người ta vẫn hạn chế cứng nhắc vào từ Cha ? Và câu hỏi tiếp nhức nhối hơn : Tại sao Thiên Chúa xuống trần như một «nam nhi » ? Tại sao Thiên Chúa làm người như một người nam ? Và tại sao người Con Chúa đó lại dạy ta, cùng với Ngài gọi Thiên Chúa là Cha, để cho từ đó chữ « Cha » trong suốt dòng lịch sử đức tin không còn chỉ là một hình ảnh nữa, mà mãi mãi ở lại như một lời dạy của Chúa Con ?
Ngài có thể trả lời được chứ ?
Trước hết, tôi muốn xác định từ « Cha » dĩ nhiên vẫn là một hình ảnh. Đúng là Chúa chẳng phải nam mà cũng chẳng phải nữ, Ngài là Chúa. Đó cũng chỉ là một hình ảnh, mà đức Ki-tô đã dùng trong lời nguyện, để giúp ta hiểu đôi chút về khuôn mặt Thiên Chúa.
Nhưng tại sao ? Câu hỏi này hiện nay đang dẫn chúng ta bước vào một giai đoạn suy tư mới, nhưng tôi tin, rốt cuộc thì ta cũng không thể trả lời được nó. Có lẽ ta có thể nói được hai điều. Thứ nhất : Các tôn giáo trong vùng quanh Is-ra-en xưa tin Thiên Chúa có đôi, Chúa nam và Chúa nữ. Trái lại, tôn giáo độc thần không chấp nhận hình ảnh cặp đôi đó, và thay vào đó, tôn giáo này coi nhân loại được chọn, cũng như dân Do-thái được chọn, là hiền thê của Chúa. Lịch sử tuyển chọn này cho thấy Chúa yêu dân Ngài như yêu một người vợ. Như vậy, hình ảnh người nữ được khoác cho Is-ra-en và Giáo hội, và cuối cùng, hình ảnh đó một lần nữa lại được hiện thân một cách đặc biệt nơi mẹ Maria.
Thứ hai : Nơi đâu các hình ảnh Thần Mẹ được dùng, nơi đó người ta buộc phải tạo nên những mô hình phiếm thần. Là vì các hình ảnh này làm cho tư tưởng tạo dựng biến đổi, thay vì tạo dựng, người ta giờ đây chỉ nghĩ tới sự phát sinh, việc sinh đẻ. Thiên Chúa, trái lại, dưới hình ảnh người cha, được tạo ra do Lời – và chính vì vậy nổi bật lên sự khác biệt giữa tạo dựng và tạo vật.

THIÊN CHÚA NHƯ THẾ NÀO ?
Dù Chúa không là nam hay nữ, ta vẫn có thể hỏi, Ngài như thế nào ? Cựu Ước kể chuyện bụi gai cháy và tiếp đó là những bản án. Ngài nói : « Bởi vì Ta là chúa tể, là Chúa ngươi, là Thiên Chúa ganh tị : Ai thù địch Ta, Ta sẽ truy tội đời cha, đời con đến đời thứ ba, thứ bốn của chúng ». Thiên Chúa ngày nay còn thịnh nộ như xưa, hay Ngài đã đổi khác ?
Trước hết, tôi muốn hoàn chỉnh câu trích dẫn. Câu đó như sau : « Ta sẽ phạt tới đời thứ ba, thứ tư, Ta sẽ đổ thứ tha xuống trên ngàn đời ». Ta thấy, qua câu tiên tri này, đã có sự bất cân xứng giữa thịnh nộ và thứ tha. Thứ tha nhiều gấp ngàn lần thịnh nộ, và nếu đọc đầy đủ, thì đây là một câu đong đầy hi vọng. Dù tôi có đáng phạt, dù tôi vấp ngã rơi khỏi tình yêu, tôi vẫn biết rằng, lòng nhân Chúa lớn gấp ngàn lần cơn bực bội của Ngài.
Nhưng quả Thiên Chúa của Do-thái giáo và Ki-tô giáo đó cũng tỏ ra thịnh nộ.
Cơn giận của Chúa là dấu chỉ cuộc sống sai trái của ta, ta chống lại tình yêu, nghĩa là chống lại Ngài. Ai sống xa Chúa, sống xa sự thiện, kẻ đó đang bước vào thịnh nộ. Ai rời khỏi tình yêu, kẻ đó đang bước vào vùng phủ định. Vì thế, đây không phải cái gì như hành vi của một tay độc tài hám quyền đánh vào người nào đó, nhưng chỉ nói lên cái lô-gích nội tại của hành động. Khi tôi hành động ngược lại í nghĩ của tạo dựng, khi tôi tách khỏi tình yêu là nền tảng đỡ nâng tôi, lúc đó tôi rơi vào khoảng không, vào vực tối. Và lúc đó, có thể nói, tôi không còn ở trong không gian tình yêu, nhưng ở trong một không gian mà ta có thể gọi là không gian thịnh nộ.
Hình phạt của Chúa không giống như việc mấy ông bà cảnh sát bắt nộp tiền phạt hoặc thích dí người khác. « Chúa phạt » thật ra là một lối nói nhắc nhở về việc lệch hướng sống của ta, và qua đó, ta sẽ nhận thấy hậu quả sai trái của hành động mình.
Nhưng làm sao không tránh khỏi cảm giác bị lệ thuộc, hay cả cảm giác bị xỏ mũi, khi đọc câu : « Chúa là đấng tác động í muốn và hành động trong các ngươi ». Đây là Thiên Chúa nào đây, khi Ngài lúc nào cũng bảo, nếu không có Ta thì ngươi không làm được gì hết ? Tại sao Ngài lại không mang lấy trách nhiệm cho ta ? Bởi có ai trong ta ảnh hưởng được gì trên việc có mặt của mình trên mặt đất này đâu.
Quan trọng là Giáo hội trình bày hình ảnh Chúa đủ lớn, và Giáo hội không gán Ngài với những đe doạ sai trái. Trước đây giáo lí có đôi chỗ như vậy thật, và ngày nay có lẽ cũng còn sót lại đây đó đôi chỗ. Trái lại, ta phải luôn nhìn Ngài qua đức Ki-tô và trình bày Ngài như một đấng luôn dẫn ta đi với một sợi dây thật dài. Đôi lúc có người lại bảo, lẽ ra Ngài phải nói rõ hơn cho tôi hay. Có người lại tự hỏi : Tại sao Ngài để tôi quá tự do như thế này ? Tại sao Ngài để cho sự dữ lộng hành và quyền năng như thế ? Tại sao Ngài không ra tay nhiều hơn, sớm hơn ?

Cát Bụi
31-05-2012, 09:53 AM
Chúng ta thường thưa với Chúa rằng:

"Lạy CHA chúng con ở trên Trời...."

Vậy Chúa là giống nào?

Mai Tín
31-05-2012, 12:43 PM
Chết đi rồi biết.
Giờ chỉ cần trả lời cho một trong những loài thụ tạo:


THIÊN THẦN BẢN MỆNH LÀ GIỐNG NÀO?
Không trả lời được thì khoan hỏi Chúa là giống nào:b


Trong một lớp học Giáo lý, vị giáo sư già đang giảng cho các học viên về bài: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ. Bỗng có một học viên chuyên "đâm hơi" đứng lên hỏi cắc cớ:
- Thưa thầy, lúc chưa có trời đất muôn vật, Chúa đứng ở đâu để tạo dựng ạ?
Biết người học trò hay đâm hơi, vị giáo sư cũng trả lời ngang.
- Đứng trên đầu bố mày ấy!
(câu chuyện này tôi lượm lặt, viết lại vậy). Xin hết.

Cát Bụi
31-05-2012, 12:52 PM
Chết đi rồi biết.
Giờ chỉ cần trả lời cho một trong những loài thụ tạo:


THIÊN THẦN BẢN MỆNH LÀ GIỐNG NÀO?
Không trả lời được thì khoan hỏi Chúa là giống nào:b


Trong một lớp học Giáo lý, vị giáo sư già đang giảng cho các học viên về bài: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ. Bỗng có một học viên chuyên "đâm hơi" đứng lên hỏi cắc cớ:
- Thưa thầy, lúc chưa có trời đất muôn vật, Chúa đứng ở đâu để tạo dựng ạ?
Biết người học trò hay đâm hơi, vị giáo sư cũng trả lời ngang.
- Đứng trên đầu bố mày ấy!
(câu chuyện này tôi lượm lặt, viết lại vậy). Xin hết.


Không thấy có tài liệu nào nói về THiên Thần Giống nào hết nên chúng ta không biết.

Nhưng về Thiên Chúa thì có rất rất nhiều tài liệu chính thức trong Giáo Hội gọi Thiên Chúa là "Cha". Vậy Thiên Chúa là giống nào?

Mai Tín
31-05-2012, 01:27 PM
http://nn3.upanh.com/b4.s27.d1/e52024de71285abfcb1c7d40b8fcbc2e_45501983.1.jpg

Thiên thần bướm: Suốt ngày tung tăng bay khắp nơi hái hoa thơm trái lạ.

http://nn3.upanh.com/b1.s28.d3/f0478d86ed27cb1e92a62ca941176dce_45502293.2.jpg

Thiên thần Mặt trăng hiền dịu, tối tối tỏa xuống gian trần ánh sáng huyền ảo.

http://nn5.upanh.com/b2.s27.d1/a3c3e0129cb6d0064ed76b68f89fbc68_45502315.3.jpg


Thiên thần tình yêu: đa cảm! Vui khi được yêu và buồn khi...thất tình

http://nn8.upanh.com/b2.s28.d3/33f7c4c9075940389a132cb42828809d_45502628.4.jpg

Thiên thần nhút nhát. Một cơn gió bay qua làm tung sợi tóc, cũng làm sợ lắm rồi.

http://nn4.upanh.com/b1.s26.d2/110886045d4f54d037871f58b132e924_45502784.5.jpg

Thiên thần "xì tin". Rất cá tính và phong cách. Luôn nở nụ cười tự tin.

http://nn5.upanh.com/b5.s27.d1/dee2b8555a2b3ed57a52db85020067a1_45502805.6.jpg

Thiên thần rừng xanh. Hay "buôn dưa lê" khắp núi rừng và...phao tin đồn nhảm.

http://nn9.upanh.com/b2.s28.d2/a6a2ad3d100bce6fbeb4829d81087611_45502829.7.jpg

Thiên thần nhí nhố. Luôn mang niềm vui và hạnh phúc đến mọi người.
Đi nhiều nên lúc nào mặt cũng đơ đơ như buồn ngủ vậy.

http://nn2.upanh.com/b5.s27.d2/4561879f0c9443674fd7cc05b065646d_45502852.8.jpg

Thiên thần lười biếng, thích nằm trong ổ rơm cho ấm.

http://nn1.upanh.com/b1.s29.d3/91ececab8f8e93011306dcd4b4e2c8ff_45502871.9.jpg

Thiên thần dũng cảm. Thích chơi đùa với thú dữ và quái vật các loại.

Cát Bụi
31-05-2012, 01:46 PM
Thiên thần rừng xanh. Hay "buôn dưa lê" khắp núi rừng và...phao tin đồn nhảm.


Xin yêu cầu BĐH nhắc nhở thành viên Mai Tín thảo luận nghiêm túc trên điễn đàn.

Xin cảm ơn.

Mai Tín
31-05-2012, 02:12 PM
http://nn4.upanh.com/b2.s27.d2/a931a3d6c3e7072c92e258006ded7adc_45505564.nnn.jpg

Judas_Phan
31-05-2012, 11:31 PM
Cát Bụi có suy nghĩ rất cá tính mình thích. Vì Chúa là Chúa nên ta không tường tận được người mà chỉ phỏng đoán thôi.
Chúa xuống thế làm người thì chắc chắn là đàn ông rồi, tất nhiên là theo qui luật sinh học là cũng dậy thì và vỡ giọng, cũng có ham muốn và tội lỗi như loài người vì thế thần Khí mới phải mang người đi thử và cám giỗ. Chúa hơn mọi người là vượt qua cám giỗ để đến với đức tin.
Khi Chúa hiển linh trên giời thì không còn khái niệm vật chất nữa, không có ham muôn nhục dục, không có thể xác vì vậy chúa không có giới tính, thậm chí không phải bài tiết mà có bộ phận đàn ông hay đàn bà.

Hạt Mầm
31-05-2012, 11:49 PM
Hahaha! Judas_Phan có những ý tưởng sock thiệt, hahahaha!!! P.H.

Khi Chúa hiển linh trên giời thì không còn khái niệm vật chất nữa, không có ham muôn nhục dục, không có thể xác vì vậy chúa không có giới tính, thậm chí không phải bài tiết mà có bộ phận đàn ông hay đàn bà.

Mai Tín
31-05-2012, 11:49 PM
Cát Bụi có suy nghĩ rất cá tính mình thích. Vì Chúa là Chúa nên ta không tường tận được người mà chỉ phỏng đoán thôi.
Chúa xuống thế làm người thì chắc chắn là đàn ông rồi, tất nhiên là theo qui luật sinh học là cũng dậy thì và vỡ giọng, cũng có ham muốn và tội lỗi như loài người vì thế thần Khí mới phải mang người đi thử và cám giỗ. Chúa hơn mọi người là vượt qua cám giỗ để đến với đức tin.
Khi Chúa hiển linh trên giời thì không còn khái niệm vật chất nữa, không có ham muôn nhục dục, không có thể xác vì vậy chúa không có giới tính, thậm chí không phải bài tiết mà có bộ phận đàn ông hay đàn bà.

?????????????????????????????????????????????????? ?????????????????????????????????????????????????? ?????????????????????????????????????????????????? ??????????

Hạt Mầm
31-05-2012, 11:51 PM
Tên đề tài đáng lẽ phải sửa lại là: Với Bạn, Thiên Chúa là ai? Chứ còn ngồi đây phân tích thì làm sao mà biết khi Chúa là Đấng cao sang vượt trên mọi vật, mọi thụ tạo, trong khi suy nghĩ của chúng ta so với Ngài chỉ là hạt cát giữa sa mạc mênh mông!!! P.H.

Mai Tín
31-05-2012, 11:53 PM
Tên đề tài đáng lẽ phải sửa lại là: Với Bạn, Thiên Chúa là ai? Chứ còn ngồi đây phân tích thì làm sao mà biết khi Chúa là Đấng cao sang vượt trên mọi vật, mọi thụ tạo, trong khi suy nghĩ của chúng ta so với Ngài chỉ là hạt cát giữa sa mạc mênh mông!!! P.H.

"Phu quyét đường" ơi, hãy làm "việc của mình" đi. Hic

Judas_Phan
01-06-2012, 01:17 AM
?????????????????????????????????????????????????? ?????????????????????????????????????????????????? ?????????????????????????????????????????????????? ??????????
Rõ ràng là thế mà. Người sinh ra ở hang đá Bê Lem cũng phải khóc, phải uống sữa dê, cũng phải ăn bánh mỳ, rượu vang. Người cũng phải làm cha mẹ bồn chồn khi xa hai người và phải đi tìm khi 12 tuổi. Người cũng vẫn phải rửa tội tổ tông truyền... có thế mời là ngôi Con chứ bạn.

Mai Tín
01-06-2012, 01:35 AM
Rõ ràng là thế mà. Người sinh ra ở hang đá Bê Lem cũng phải khóc, phải uống sữa dê, cũng phải ăn bánh mỳ, rượu vang. Người cũng phải làm cha mẹ bồn chồn khi xa hai người và phải đi tìm khi 12 tuổi. Người cũng vẫn phải rửa tội tổ tông truyền... có thế mời là ngôi Con chứ bạn.
?????????????????????????????????????????????????? ????????!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!:khieukhich:khieu khich

Judas_Phan
01-06-2012, 01:43 AM
Thanh Tẩy (hay còn gọi là Rửa tội, Báp têm từ tiếng Pháp (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Ph%C3%A1p): baptême) là nghi thức được thực hành với nước trong các tôn giáo như Kitô giáo (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kit%C3%B4_gi%C3%A1o) (Cơ Đốc giáo),đạo Mandae (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BA%A1o_Mandae&action=edit&redlink=1), đạo Mormon (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_Mormon), đạo Sikh (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_Sikh) và một số giáo phái của Do Thái giáo (http://vi.wikipedia.org/wiki/Do_Th%C3%A1i_gi%C3%A1o). Thuật ngữ báp-têm trong nguyên ngữ Hi văn (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Hy_L%E1%BA%A1p) βαπτίζω (baptízô) có nghĩa là "tắm" hoặc "nhúng vào", nhưng chính xác hơn có nghĩa là "nhúng toàn bộ một nguời hay vật vào trong nước sao cho nước phủ lấp hoàn toàn".
Ngày nay Thanh Tẩy được biết đến nhiều nhất qua Kitô giáo, nghi lễ tôn giáo (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o) này được dùng như một biểu tượng cho sự thanh tẩy tội lỗi (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%99i_l%E1%BB%97i) cũng như cho sự hiệp nhất của tín hữu với Chúa Kitô trong sự chết, sự chôn và sự sống lại (http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_Ph%E1%BB%A5c_sinh_c%E1%BB%A7a_Ch%C3%BAa _Gi%C3%AA-xu) của Ngài. Lễ Thanh Tẩy được xem là có khởi nguồn từ Gioan Baotixita (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gioan_Baotixita) (còn gọi là Gioan Tẩy Giả hoặc Giăng Báp-tít), theo Tân Ước (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2n_%C6%AF%E1%BB%9Bc), là người đã làm nghi thức Thanh Tẩy cho Chúa Giê-xu (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c_%C4%91%E1%BB%9Di_Ch%C3%BAa_Gi%C3%AA-xu_theo_T%C3%A2n_%C6%AF%E1%BB%9Bc) tại sông Jordan (http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_Jordan). Việc Thanh Tẩy được thực hành trong cộng đồng Kitô giáo theo các hình thức khác nhau như rảy nước, đổ nước lên đầu hay dầm mình trong nước. Một số giáo hội chỉ làm nghi thức Thanh Tẩy cho người đủ hiểu biết để xin thụ lễ (credobaptism), một số khác ban lễ này cho trẻ em chiếu theo sự xưng nhận đức tin (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%A9c_tin_C%C6%A1_%C4%90%E1%BB%91c) của cha mẹ (paedobaptism), trong khi một số khác chấp nhận cả hai chọn lựa này.

Benedictus
01-06-2012, 06:26 AM
Tôi có điều này muốn nói với bạn Phan:
- Về Thiên Chúa, chúng ta cần hết sức thận trọng khi phát ngôn. Những suy luận kiểu cảm tính là điều phải nên tránh. Thiên Chúa vượt ngoài tầm mọi trí hiểu của con người, con người được Chúa mạc khải qua Kinh Thánh, nên những điều gì xa vời Kinh Thánh quá thì cần phải rất mực e dè.
- Việc bạn đưa ra mệnh đề rằng 'Thiên Chúa xuống thế làm người cũng có tội lỗi và ham muốn nhục dục', 'Chúa không có giới tính...'; rồi bạn chứng minh Chúa có "tội lỗi" bằng cách viện dẫn Chúa ăn uống và chịu Phép Rửa; tiếp sau đó bạn lại trích bài trong Wikipedia (mà không ghi nguồn) để chứng minh việc Chúa có chịu Phép Rửa, gián tiếp chứng minh Chúa có "tội lỗi". Hành động như vậy và việc bạn type văn bản một cách ẩu tả chứng tỏ bạn chưa thực sự suy nghĩ chín chắn hành động phát ngôn của bạn.
- ...

Vậy tóm lại ý của tôi là:
- Bạn nên rút lại những phát ngôn của bạn về Thiên Chúa, và tìm đến các Cha quen thuộc để học hỏi thêm. Tôi thấy có vẻ như bạn hơi mất căn bản giáo lý rồi.
- Trích dẫn cần ghi tên tác giả và nguồn gốc
- Tối kỵ dùng Wikipedia để làm nguồn trích dẫn, vì ai cũng có thể sửa thông tin trên đó

Thân mến, chúc bạn bình an.

Benedictus
01-06-2012, 06:40 AM
@Anh Cát Bụi:
Hôm rồi em có được thọ giáo một Cha (là giáo sư Thần học) về nhiều vấn đề. Thật sự thì như bạn Mầm nói, cách đặt tên topic này - "Thiên Chúa là?" - có vẻ không ổn lắm. Mà đổi lại đại khái như "Với bạn, Thiên Chúa là...?" thì ổn hơn.

Những phạm trù con người "áp đặt" vào Thiên Chúa hay nỗ lực dùng ngôn ngữ giới hạn của con người để diễn tả Thiên Chúa đều là vô vọng, mãi mãi vẫn như chuyện múc nước biển đổ vào cái hang còng thôi.

Ta có thể lấy một vài cái ví dụ kinh điển mà ai học Thần học cũng biết, đó là ví dụ về các tập hợp để xác định việc có một tập hợp lớn nhất, hoặc việc suy luận kiểu hoàn hảo tuyệt đối... nhưng Cha đó đặt vấn đề rằng: "Đâu có gì để chứng minh rằng lý luận logic của con người sẽ dẫn tới Thiên Chúa?"

Về vấn đề này thì Ben xin kiếu.
Chúa ơi! Người là Ai?
...

Cát Bụi
01-06-2012, 09:27 AM
Các bạn thân mến,

Mình nghĩ có một vài người đã đưa đề tài này đi lạc đề rồi.

Theo bài trích đăng của anh Mai Tín thì ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng đã vào cuộc tranh luận về vấn đề này. Mục đích không phải để tìm hiểu cho thấu đáo Thiên Chúa là gì mà để tìm hiểu thêm về Thiên Chúa là Đấng vô song, và là để tìm ra cách tốt đẹp cho nhân loại giao tiếp với Thiên Chúa.

Cách chúng ta giao tiếp với Thiên Chúa rất quan trọng vì nó phản ảnh không những đức tin của chúng ta mà nó còn phản ảnh tư tưởng và hành động của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày nữa. Ví dụ như nếu chúng ta thưa chuyện với Thiên Chúa như một người phụ nữ toàn năng từ bao nhiêu thế kỷ qua thì có lẽ người ta không coi rẻ thân phận người phụ nữ như bao nhiêu xã hội trên thế giới như hiện nay.

Hãy tỏ cho mọi người biết rằng chúng ta là những người đã trưởng thành và có khả năng thảo luận trong tinh thần xây dựng, nhất là trong đức bác ái.

Mai Tín
01-06-2012, 12:00 PM
http://nn8.upanh.com/b6.s26.d2/e535cdfbb4aec3f7858dafbb02a3d159_45536668.123.jpg

Mai Tín
01-06-2012, 12:13 PM
http://www.nhaccuatui.com/m/SbnTwBwsVJ


CHÚA LÀ
Tác giả: Ý Vũ






1: Chúa là mẹ hiền âu yếm con bao phút giây
Chúa là người cha chăm sóc con từng ngày tháng
Chúa yêu con nhiều chan chứa như ngàn biển khơi
Chúa yêu con nhiều cao vời tựa như non núi.

Chúa là ngọt ngào chia sẻ khi con đắng cay
Chúa là ủi an nâng đỡ khi con sầu chán
Suốt một cuộc đời nương náu bên Ngài Chúa ơi
Suốt một cuộc đời an bình hồn con mãi thôi.

ĐK:Chúa là ánh sáng đưa dẫn con trong cuộc đời
Chúa là tình yêu chan chứa bao nhiêu niềm vui
Chúa là dịu dàng ấp ủ hồn con năm tháng
Chúa là tất cả hạnh phúc ước mơ trong đời.

2: Chúa là thuận khiên che chở khi con hiểm nguy
Chúa là quyền uy cứu thoát khi con hèn yếu
Chúa như thành trì kiên cố không hề chuyển lay
Chúa như sức mạnh oai hùng ngàn năm bền vững

Chúa là sự thật soi sáng cuộc đời tối tăm
Chúa là đường đi đưa tới bến bờ hạnh phúc
Chúa như mặt trời đem ánh rạng ngời khắp nơi
Chúa như con thuyền đưa hồn về nơi ước mơ.

3: Chúa là bầu trời con ví như bao cánh chim
Chúa là biển khơi con ví như từng ngọn sóng
Cánh chim bay lượn vui hót giữa trời gió mây
Sóng dâng chập chùng reo mừng biển khơi bát ngát

Chúa là nguồi suối con ví như nai khát khao
Chúa là mạch cây con ví như cành nhờ sống
Suốt bao đêm ngày cây dưỡng nuôi cành thắm tươi
Cũng như suối nguồn no thỏa đàn nai tháng năm.

duongga17
01-06-2012, 12:51 PM
Thiên Chúa không là nam,cũng chẳng phải là nữ.Thiên Chúa là Tình Yêu.hjhj

Mai Tín
01-06-2012, 01:50 PM
http://nn9.upanh.com/b5.s28.d1/c86ab3bfb5d5c04c20c895fb47c3df3e_45542079.thuongto i1.jpg

Cát Bụi
01-06-2012, 02:17 PM
Đạo Công Giáo phô bày một cách dứt khoát rằng Thiên Chúa là một người đàn ông qua những sự kiện như sau:

1. Nội dung Kinh Thánh được mạc khải bởi Thiên Chúa: Kinh Thánh đã đưa ra một hình ảnh rõ nét về Thiên Chúa như một người Cha ít nhất là 17 lần.

2. Đức Chúa Giê-su không những là con người lịch sử như mọi người chúng ta ngoại trừ tội lỗi, mà Ngài còn là Ngôi Hai Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa và ngang hàng với Thiên Chúa giống như Chúa Thánh Thần. Nếu Đức Giê-su là Thiên Chúa và là một bé trai sinh ra tại hang đá Bê-lem thì dĩ nhiên Thiên Chúa là một người đàn ông rồi.

3. Giáo Hội Công Giáo cũng công khai công nhận Thiên Chúa là một người đàn ông khi Giáo Hội dạy chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa bằng kinh "Lạy Cha"

Vậy thì sao hầu hết mọi người Công Giáo đều không tin rằng Thiên Chúa là một người đàn ông? Ngay cả Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng phủ nhận rằng Thiên Chúa không phải là đàn ông trong bài đã được trích đăng bởi Mai Tín?

Nếu đạo Công Giáo chúng ta muốn thật sự rao giảng tin mừng yêu thương và công bằng bác ái đến cho mọi người thì đạo Công Giáo có nên nghĩ đến việc rao giảng Thiên Chúa qua một hình ảnh khác thích hợp hơn không?

Hạt Mầm
01-06-2012, 02:31 PM
Thứ nhất: xin anh Cát Bụi xem lại tên của box: Trung tâm tư vấn Thảo luận chung. Vì vậy hoan nghênh những mem thích thảo luận và đóng góp ý kiến để làm sáng tỏ những vấn đề mà con người chúng ta vẫn chưa rõ được, hoặc là vì kiến thức hạn chế nên chưa thông hiểu được mà muốn nhờ người khác giúp đỡ. Thế nhưng ở đây, anh Cát Bụi lại mong muốn:

Hãy tỏ cho mọi người biết rằng chúng ta là những người đã trưởng thành và có khả năng tranh luận trong tinh thần xây dựng, nhất là trong đức bác ái.
Xin lưu ý anh là tranh luận và thảo luận khác nhau xa lắm đấy anh ạ.
Thứ hai: nếu như anh muốn tìm hiểu Thiên Chúa là ai, có thể đến gặp các Cha hoặc các Đấng nghiên cứu về Thần học Công giáo để được tranh luận như ý muons của anh, còn ở đây, em nghĩ là anh chỉ có thể hỏi xem" với mỗi người, Thiên Chúa là ai? chứ không thể nào ngồi và dùng suy nghĩ của con người để phân tích về Thiên Chúa!
Xin hỏi anh: Gió muốn thổi đâu thì thổi; anh nghe tiếng gió, nhưng anh có biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu hay không? (tất nhiên là trừ khi gió đó do con người tạo ra). Nếu muốn biết về Thiên Chúa, anh hãy hỏi thánh Augustino, thiết nghĩ Ngài sẽ có câu tả lời cho anh!
Thứ ba: còn về giới tính của Thiên Chúa, đợi khi nào qua thế giới bên kia, chắc Ngài sẽ cho anh biết! Nếu anh nói Thiên Chúa là nam vì được xưng tựng là Cha, thì dám hỏi: anh có biết vì sao người ta lại xưng tụng Thiên Chúa là Cha?
Thứ tư: Thiên Chúa là??? Có thể thấy đã rất nhiều lần Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người:
- Cho Mô-sê: "Ta là Đấng Hằng Hữu"
- Thiên Chúa là tình yêu trong sách Giê-rê-mi-a
- Thầy là Đường, là Sự thật và là Sự sống!
Xin đừng đem suy nghĩ của con người để áp đặt một định nghĩa cho Thiên Chúa để rồi khi nhận ra sự vĩ đại của Ngài, ta lại phải e thẹn!!!
Đôi dòng sẻ chia!!!
Cầu chúc bình an
P.H.

superman
01-06-2012, 02:54 PM
Cát Bụi thân, qua các luận điểm Cát Bụi đưa ra ở comment #24, superman có chút phản hồi theo suy nghĩ cá nhân thế này:

1.
Kinh Thánh đã đưa ra một hình ảnh rõ nét về Thiên Chúa như một người Cha ít nhất là 17 lần Cát Bụi cũng viết là nói về Thiên Chúa như 1 người Cha, chứ không ở đâu trong Kinh Thánh khẳng định hay viết lại lời Thiên Chúa là "Ta là đàn ông/Ta là đàn bà". Hình ảnh người Cha trong văn hóa xưa và nay là hình ảnh được dùng để chỉ sự bảo bọc che chở và yêu thương bao quát nhất, là một chỗ dựa vững chắc mà bất kỳ đứa con nào cũng có thể tựa nương. Cho nên Thiên Chúa được diễn tả như một người Cha để hình ảnh Ngài gẫn gũi hơn và dễ được tìm đến hơn với con người.
2.
Nếu Đức Giê-su là Thiên Chúa và là một bé trai sinh ra tại hang đá Bê-lem thì dĩ nhiên Thiên Chúa là một người đàn ông rồi. Cát Bụi cho mình hỏi 1 câu là có ai nói được nước có hình gì hay không? Mình đổ nước vào một cái chai hình trụ, mình nhìn vào đó thì có thể nói nước có hình trụ giống cái chai. Nhưng từ đó mình đưa luôn kết luận là nước có hình trụ thì Cát Bụi thấy có thuận tai hong nhỉ? Chúa Giêsu sinh ra làm người thì phải mang lấy thân phận con người, nhưng không vì thân phận con người của Ngài mà kết luận giới tính của Thiên Chúa được bạn ạ.

3. Mình có đọc được cái này trên website tgpsaigon.net
Khi mạc khải cho biết Thiên Chúa là Cha, Chúa Giêsu đã đưa ra một hình ảnh về Thiên Chúa hoàn toàn khác với hình ảnh các vị thần của các tôn giáo khác. Không những Người cho ta thấy Thiên Chúa Cha yêu thương ta vô cùng, mà còn muốn ta đi vào tình nghĩa thâm sâu, tha thiết với Cha - ĐTGM Ngô Quang Kiệt Như vậy, tất cả những hình ảnh về người Cha đều phải được hiểu theo ý nghĩa biểu tượng chứ mình không thể chăm chăm vào nghĩa đen của từng con chữ vì ngôn ngữ con người làm sao diễn tả được cho hết Thiên Chúa toàn năng đúng hong nè.

Trên đây là những hiểu biết ít ỏi của mình, chia sẻ với Cát Bụi và mọi người.
Cuối cùng, với mình Thiên Chúa là tất cả ^_^

Pere Joseph
01-06-2012, 04:51 PM
Việt có vài chia sẻ sau trong topic này:

1. Về phương pháp thảo luận: Nếu ta không phải là một chuyên gia trong một lĩnh vực thì nên tránh tối đa những câu phát biểu (kết luận) mang tính khẳng định và nên đưa vấn đề hay thắc mắc của mình dưới một dạng hỏi ý kiến, cùng nhau đi từng bước để mong làm sáng tỏ vấn đề (nếu có thể làm sáng tỏ được). Đọc các comment của một số bạn cho đến thời điểm này trong topic này, Việt thấy khá nhiều những câu khẳng định rất hỏng kiến thức về đạo. Thay vì khẳng định, cách tốt hơn và thể hiện được sự khiêm nhường cần thiết của một không gian thảo luận là: trình bày những gì mình góp nhặt được và xin mọi người cùng bổ sung cho mình sáng tỏ hơn về vấn đề . Chẳng hạn: "Tôi thấy có tài liệu, do tác giả A, viết thế này..... Đọc xong thì tôi hiểu thế này.... Anh chị em nghĩ sao?" hoặc là: "Theo ý kiến RIÊNG của tôi thì thế này, thế này... Còn theo các bạn thì sao?" Khi một lĩnh vực nào đó không phải là chuyên môn của mình, ngay cả đó là lĩnh vực về đạo, đặc biệt đối với những vấn đề khó, rất cần tránh những khẳng định cá nhân. Điều này cũng thể hiện tính chuyên môn (professional) của thảo luận.

2. Vấn đề đặt ra trong topic này không phải là một điều mới lạ gì. Từ mạc khải Kito giáo, ta có giáo huấn chung thế này: Thiên Chúa là Đấng vượt trội tất cả mọi phạm trù ngôn ngữ, trí hiểu, định nghĩa của con người giới hạn. Do mang thân phận giới hạn của thụ tạo, con người bắt buộc phải dùng ngôn ngữ biểu tượng và rất tương đối để diễn tả Đấng tuyệt đối. Thiên Chúa thuộc giới tính nào? Thiên Chúa Ba Ngôi tự bản chất của mình không thể bị quy vào một giới tính nào. Nếu bảo Thiên Chúa là giới tính nào đó là đang làm công việc của "lấy hết nước biển đổ vào cái lọ bé tí". Thiên-Chúa-làm-người, Đức Giêsu Kito, là trường hợp duy nhất chỉ có trong Kito giáo. Đức Giêsu là một người nam trong tư cách là con người. Điều này không thể dẫn đến kết luận rằng Thiên Chúa (trong bản chất của Đấng Tạo Hóa) thuộc giới tính nam được. Tiếp theo, Đức Giêsu dạy chúng ta gọi Thiên Chúa bằng từ "cha" là đang nói đến sự gần gũi, yêu thương không khoảng cách mà Thiên Chúa dành cho con người chứ không phải đang nói đến giới tính. Ở đây, ta lại cần nhớ đến sự giới hạn của ngôn ngữ loài người trong việc diễn tả những điều vô hạn. Thánh Gioan thì đúc kết suy tư của mình về Thiên Chúa bằng câu "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1Gioan 4,8). Tình yêu vượt lên trên phạm trù giới tính. Nói về Thiên Chúa là tình yêu thì đúng đắn và quan trọng hơn cho việc xây dựng tất cả mọi lãnh vực đời sống, từ văn hóa, chính trị, xã hội cho đến tâm linh và sự sống đời đời. Việc mổ xẻ xem Ngài là nam hay nữ là điều thật ra không đi xa được bao nhiêu trong tranh luận và không quan trọng cho lắm, một khi đã thấm nhuần định nghĩa "Thiên Chúa là Tình Yêu", một Tình Yêu viết hoa cho con người và vì con người chúng ta.

Chúc anh chị em bình an và vui tươi.

Bông Hoa Nhỏ
01-06-2012, 05:10 PM
Mình hoàn toàn đồng ý cách nói chia sẻ của Tía Pere Joseph,con cám ơn Tía đã khơi mở kiến thức thêm cho anh chị em chúng con,Tình Yêu là Thiên Chúa và chính Thiên Chúa là Tình Yêu.


http://www.youtube.com/watch?v=18XOR90gdrA