Hạt Mầm
04-06-2012, 10:18 PM
KIẾP LÀM DÂU
"Chồng Em chỉ biết nhìn xuống, chẳng dám nhìn lên. Một mình Em đấu tranh đòi độc lập." Ôi, đau cho cái sự nhu nhược của một nam nhân! Đâu rồi cái dũng? P.H.
http://a8.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/380274_234862456626942_200885066_n.jpg
EM.
Vợ chồng Em vừa hoàn thành căn phòng lộng lẫy. Đẹp quá, ai cũng bảo thế. Đường nét, màu sắc, thể khối hài hoà đến “nổi da gà”, ông Giáo Sư kiến trúc khen ngợi. Đây là tác phẩm đầu tay của Em. Em thiết kế, Em điều khiển công trình, Em mua vật tư, Em trả lương cho thợ. Dường như Em làm tất cả. Dường như Em nhớ thuộc lòng từng sợi dây chì…
Em đứng trước gương và cảm thấy mình đẹp quá chừng! Trong ánh mắt của chị chồng, anh chồng và chị dâu, Em cảm thấy như có cái gì gai gai. Họ thèm thuồng. Họ ganh tị.
Hai vợ chồng Em chỉnh tề trong bộ áo vét mới tinh, nghiêm trang đứng trước bàn thờ tổ tiên. Hiên ngang và kêu hãnh vô cùng!...Bỗng Em khóc oà lên. Nước mắt trào ra làm nhoè nhoẹt cả phấn son. Cả nhà nhớn nhác. Dường như có một chuyện gì đau đớn lắm, ấm ức lâu ngày, nay bùng vỡ.
1. Em là con gái út, xinh đẹp và thông minh nhất nhà. Mẹ chết sớm, Em được cha nâng niu hơn anh chị gấp ba bốn lần. Cha Em làm thầy giáo, thông minh và đức độ, nhưng không giàu có; được kính trọng như không được nể vì. Xã hội trọng phú khinh bần.
2. Em về làm dâu cho một gia đình quyền quý. Hoành phi, câu đối, sơn son, thếp vàng, huân chương, huy chương, chỗ nào cũng là giàu sang, chỗ nào cũng là chức trọng. Mỗi bước đi là một khúm núm. Mỗi lần gặp gỡ là phải vâng vâng, dạ dạ. Em bị cuốn hút vào cỗ máy khổng lồ của đại gia tộc ấy. Quên bẵng ruột thịt nhà mình. Vong linh của mẹ Em, chẳng ai thèm nhắc đến. Đức độ của cha Em, thì bà chị chồng mỉa mai là quân tử tàu. Chồng Em là phận út chẳng dám mở miệng nói một lời. Em bị vong thân. Tập thể nhà chồng chôn sống dòng họ nhà em. Ăn ngon, mặc đẹp mà chẳng có gì dâng cho mẹ. Mua quà cho cha, thì phải chìa tay xin chị cả. Ôi kì lạ!?
3. Đùng một cái, cha Em nằm xuống, lặng lẽ đi về cõi tiên, chẳng để lại một lời trăn trối. Em gào lên thảm thiết. Em bò từ ngoài cổng bò vào, đập đầu xuống đất mà khóc: “Cha ơi! Cha ơi! Cha giận ai mà ra đi không giã từ? Người ta trọng phú khinh bần cha ơi là cha ơi…”
Em muốn lập bàn thờ cho cha mẹ, nhưng chẳng biết đặt ở đâu. Chỉ có bàn thờ trong tim!
4. Chồng Em chỉ biết nhìn xuống, chẳng dám nhìn lên. Một mình Em đấu tranh đòi độc lập. Em thi vào Đại Học kiến trúc, cả dòng họ nhao nhao phản đối. Chồng Em câm như hến. Kệ, khổ quá rồi, Em phải tìm về cõi sống. Em vật lộn để sống. Em vật lộn để xứng với đời. Em thành công, nhờ vong linh của cha mẹ Em, nhờ lòng hiếu thảo đối với một người cha trọng nghĩa khinh tài.
Ngôi nhà này là của Em. Em xây dựng nó bằng mồ hôi của Em, bằng bộ óc thông minh của cha Em để lại. Em không móc ngoặc như người ta. Em không ăn bẩn ăn thỉu như người ta….
Và…bây giờ đã có bàn thờ cha mẹ. Ôi cặp mắt mệt mỏi của người mẹ nhẫn nhục! Ôi vầng trán cao sang của một người cha suốt đời không bao giờ chịu sống hèn… Bỗng Em uất lên và lại thấy mình cô đơn, vì mẹ em đã nằm xuống, vì cha đã ra đi…không một lời trăn trối.
EM.
Trước hết tôi mừng cho Em vì Em là thân gái mà đã đơn thương độc mã giành được chiến thắng vẻ vang như thế. Nhưng không có chiến thắng nào mà không phải hi sinh, mà không có mất mát. Không có tấm huy chương nào mà lại không có mặt trái.
1,
Gia đình bên chồng Em là gia đình cực kỳ phong kiến. Cha chồng, chú chồng Em đều tham gia cách mạng dân chủ. Họ đã thành công. Đất nước đã độc lập. Nhưng họ lại không thành công trong cuộc cách mạng xã hội. Cái tính quan liêu là truyền thống của gia đình vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ. Lại còn ngang nhiên và ngạo nghễ.
Em tự bứt mình ra khỏi cái khuôn thước đó, cái gông cùm đó. Em làm đúng. Bây giờ Em đã độc lập rồi. Em có nhà riêng. Em ra riêng. Không còn lệ thuộc. Em làm chủ sinh hoạt của gia đình. Từ nay chồng Em được quyền cưng vợ mà không bị nói móc nói xéo. Từ nay em được quyền góp ý với chồng mà không cần chờ ý kiến của ông anh cả.
Nhưng…dường như Em lại bắt đầu quan liêu. Lại còn ngang nhiên và ngạo nghễ. Dáng đi vững vàng của Em, giọng nói sang sảng của Em, nụ cười trong gương của Em, ánh mắt tự tin của Em…đều mang tính thách thức, đều là những mũi tên vô hình nhắm thẳng vào bà chị chồng, cô em chồng, vợ ông anh cả và thậm chí cả ông bố chồng. “Từ nay không còn thằng nào, con nào có quyền khinh tao nữa. Chúng mày chỉ còn lác mắt mà nhìn”. Em thầm nghĩ như thế. Và…khi Em cùng niệm hương với chồng trước bàn thờ tổ, Em liếc mắt sang chồng và thì thầm trong bụng: “Từ nay chồng phải biết vâng lời vợ nha. Anh phải biết nghe lời em nha. Đừng có sợ người ta mà ăn hiếp vợ nữa…”
2.
Truyền thống gia đình, liên hệ trong đại gia tộc đang là điểm son của văn hoá Á Châu, của văn hoá VIệt Nam. Em thử liếc mắt nhìn sang các nhà hưu dưỡng tại các nước phương Tây, ở đó các cụ già có con có cháu mà cảm thấy cô đơn lạ lùng. Không có một căn nhà chung cho hai ba thế hệ. Thậm chí cha con trong nhà mà không có một giờ để nói chuyện với nhau, hoặc cùng ăn với nhau một bữa cơm. Mẹ đi làm sớm, khi con chưa thức dậy. Cha đi làm về trễ khi con đã đi ngủ. Tình yêu phôi pha. Tình nghĩa lợt lạt.
Người ta kể rằng có một bà già người Đức thuê khắc một bia mộ cho con chó. Nội dung bia mộ đó là: “Đây là nơi anh an nghỉ cuối cùng của niềm hi vọng độc nhất của đời tôi”. Tại sao, thì Em hiểu rồi.
Em hãy giữ lấy quan hệ đại gia tộc, nhưng hãy canh tân hình thức và cơ chế của nó. Gia đình phong kiến của bên chồng Em nặng về hình thức và trọng tôn ti đẳng cấp quá đáng. Nó là môi trường thuận lợi phát triển tinh thần nịnh trên đá dưới. Tập thể huỷ hoại cá nhân.
Em hãy xây dựng một đại gia đình mới, ở đó tình thân ái là chính, quyền bính là phụ. Còn Em thì cứ hãnh diện, nhưng đừng ngạo nghễ; vui mừng nhưng đừng thách thức. Như thế cha Em sẽ tiếp tục sống trong Em, người cha đáng mến vô vàn.
Lm. Pio Ngô Phúc Hậu
Nguồn: dunglac.org
"Chồng Em chỉ biết nhìn xuống, chẳng dám nhìn lên. Một mình Em đấu tranh đòi độc lập." Ôi, đau cho cái sự nhu nhược của một nam nhân! Đâu rồi cái dũng? P.H.
http://a8.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/380274_234862456626942_200885066_n.jpg
EM.
Vợ chồng Em vừa hoàn thành căn phòng lộng lẫy. Đẹp quá, ai cũng bảo thế. Đường nét, màu sắc, thể khối hài hoà đến “nổi da gà”, ông Giáo Sư kiến trúc khen ngợi. Đây là tác phẩm đầu tay của Em. Em thiết kế, Em điều khiển công trình, Em mua vật tư, Em trả lương cho thợ. Dường như Em làm tất cả. Dường như Em nhớ thuộc lòng từng sợi dây chì…
Em đứng trước gương và cảm thấy mình đẹp quá chừng! Trong ánh mắt của chị chồng, anh chồng và chị dâu, Em cảm thấy như có cái gì gai gai. Họ thèm thuồng. Họ ganh tị.
Hai vợ chồng Em chỉnh tề trong bộ áo vét mới tinh, nghiêm trang đứng trước bàn thờ tổ tiên. Hiên ngang và kêu hãnh vô cùng!...Bỗng Em khóc oà lên. Nước mắt trào ra làm nhoè nhoẹt cả phấn son. Cả nhà nhớn nhác. Dường như có một chuyện gì đau đớn lắm, ấm ức lâu ngày, nay bùng vỡ.
1. Em là con gái út, xinh đẹp và thông minh nhất nhà. Mẹ chết sớm, Em được cha nâng niu hơn anh chị gấp ba bốn lần. Cha Em làm thầy giáo, thông minh và đức độ, nhưng không giàu có; được kính trọng như không được nể vì. Xã hội trọng phú khinh bần.
2. Em về làm dâu cho một gia đình quyền quý. Hoành phi, câu đối, sơn son, thếp vàng, huân chương, huy chương, chỗ nào cũng là giàu sang, chỗ nào cũng là chức trọng. Mỗi bước đi là một khúm núm. Mỗi lần gặp gỡ là phải vâng vâng, dạ dạ. Em bị cuốn hút vào cỗ máy khổng lồ của đại gia tộc ấy. Quên bẵng ruột thịt nhà mình. Vong linh của mẹ Em, chẳng ai thèm nhắc đến. Đức độ của cha Em, thì bà chị chồng mỉa mai là quân tử tàu. Chồng Em là phận út chẳng dám mở miệng nói một lời. Em bị vong thân. Tập thể nhà chồng chôn sống dòng họ nhà em. Ăn ngon, mặc đẹp mà chẳng có gì dâng cho mẹ. Mua quà cho cha, thì phải chìa tay xin chị cả. Ôi kì lạ!?
3. Đùng một cái, cha Em nằm xuống, lặng lẽ đi về cõi tiên, chẳng để lại một lời trăn trối. Em gào lên thảm thiết. Em bò từ ngoài cổng bò vào, đập đầu xuống đất mà khóc: “Cha ơi! Cha ơi! Cha giận ai mà ra đi không giã từ? Người ta trọng phú khinh bần cha ơi là cha ơi…”
Em muốn lập bàn thờ cho cha mẹ, nhưng chẳng biết đặt ở đâu. Chỉ có bàn thờ trong tim!
4. Chồng Em chỉ biết nhìn xuống, chẳng dám nhìn lên. Một mình Em đấu tranh đòi độc lập. Em thi vào Đại Học kiến trúc, cả dòng họ nhao nhao phản đối. Chồng Em câm như hến. Kệ, khổ quá rồi, Em phải tìm về cõi sống. Em vật lộn để sống. Em vật lộn để xứng với đời. Em thành công, nhờ vong linh của cha mẹ Em, nhờ lòng hiếu thảo đối với một người cha trọng nghĩa khinh tài.
Ngôi nhà này là của Em. Em xây dựng nó bằng mồ hôi của Em, bằng bộ óc thông minh của cha Em để lại. Em không móc ngoặc như người ta. Em không ăn bẩn ăn thỉu như người ta….
Và…bây giờ đã có bàn thờ cha mẹ. Ôi cặp mắt mệt mỏi của người mẹ nhẫn nhục! Ôi vầng trán cao sang của một người cha suốt đời không bao giờ chịu sống hèn… Bỗng Em uất lên và lại thấy mình cô đơn, vì mẹ em đã nằm xuống, vì cha đã ra đi…không một lời trăn trối.
EM.
Trước hết tôi mừng cho Em vì Em là thân gái mà đã đơn thương độc mã giành được chiến thắng vẻ vang như thế. Nhưng không có chiến thắng nào mà không phải hi sinh, mà không có mất mát. Không có tấm huy chương nào mà lại không có mặt trái.
1,
Gia đình bên chồng Em là gia đình cực kỳ phong kiến. Cha chồng, chú chồng Em đều tham gia cách mạng dân chủ. Họ đã thành công. Đất nước đã độc lập. Nhưng họ lại không thành công trong cuộc cách mạng xã hội. Cái tính quan liêu là truyền thống của gia đình vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ. Lại còn ngang nhiên và ngạo nghễ.
Em tự bứt mình ra khỏi cái khuôn thước đó, cái gông cùm đó. Em làm đúng. Bây giờ Em đã độc lập rồi. Em có nhà riêng. Em ra riêng. Không còn lệ thuộc. Em làm chủ sinh hoạt của gia đình. Từ nay chồng Em được quyền cưng vợ mà không bị nói móc nói xéo. Từ nay em được quyền góp ý với chồng mà không cần chờ ý kiến của ông anh cả.
Nhưng…dường như Em lại bắt đầu quan liêu. Lại còn ngang nhiên và ngạo nghễ. Dáng đi vững vàng của Em, giọng nói sang sảng của Em, nụ cười trong gương của Em, ánh mắt tự tin của Em…đều mang tính thách thức, đều là những mũi tên vô hình nhắm thẳng vào bà chị chồng, cô em chồng, vợ ông anh cả và thậm chí cả ông bố chồng. “Từ nay không còn thằng nào, con nào có quyền khinh tao nữa. Chúng mày chỉ còn lác mắt mà nhìn”. Em thầm nghĩ như thế. Và…khi Em cùng niệm hương với chồng trước bàn thờ tổ, Em liếc mắt sang chồng và thì thầm trong bụng: “Từ nay chồng phải biết vâng lời vợ nha. Anh phải biết nghe lời em nha. Đừng có sợ người ta mà ăn hiếp vợ nữa…”
2.
Truyền thống gia đình, liên hệ trong đại gia tộc đang là điểm son của văn hoá Á Châu, của văn hoá VIệt Nam. Em thử liếc mắt nhìn sang các nhà hưu dưỡng tại các nước phương Tây, ở đó các cụ già có con có cháu mà cảm thấy cô đơn lạ lùng. Không có một căn nhà chung cho hai ba thế hệ. Thậm chí cha con trong nhà mà không có một giờ để nói chuyện với nhau, hoặc cùng ăn với nhau một bữa cơm. Mẹ đi làm sớm, khi con chưa thức dậy. Cha đi làm về trễ khi con đã đi ngủ. Tình yêu phôi pha. Tình nghĩa lợt lạt.
Người ta kể rằng có một bà già người Đức thuê khắc một bia mộ cho con chó. Nội dung bia mộ đó là: “Đây là nơi anh an nghỉ cuối cùng của niềm hi vọng độc nhất của đời tôi”. Tại sao, thì Em hiểu rồi.
Em hãy giữ lấy quan hệ đại gia tộc, nhưng hãy canh tân hình thức và cơ chế của nó. Gia đình phong kiến của bên chồng Em nặng về hình thức và trọng tôn ti đẳng cấp quá đáng. Nó là môi trường thuận lợi phát triển tinh thần nịnh trên đá dưới. Tập thể huỷ hoại cá nhân.
Em hãy xây dựng một đại gia đình mới, ở đó tình thân ái là chính, quyền bính là phụ. Còn Em thì cứ hãnh diện, nhưng đừng ngạo nghễ; vui mừng nhưng đừng thách thức. Như thế cha Em sẽ tiếp tục sống trong Em, người cha đáng mến vô vàn.
Lm. Pio Ngô Phúc Hậu
Nguồn: dunglac.org