PDA

View Full Version : Đức Giêsu và lịch sử



Jade
11-07-2012, 11:27 PM
Đề tài này mình bắt đầu viết vào tháng 10-2009 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Ý tưởng ban đầu là như sơ đồ trong hình, trình bày về Đức Giêsu qua nhiều cứ liệu lịch sử khác nhau, trong đó trưng dẫn cả các tài liệu từ các tôn giáo ngoài Kitô giáo có đề cập về Người, đặc biệt là Hồi Giáo. Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau mà chưa hoàn thành, nay đăng tải lại mời ACE có ý thích quan tâm đến đề tài này giúp cho mình một số phần còn chưa đủ tư liệu, được đánh dấu màu đỏ trong sơ đồ. Thanks so much !
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/book/untitled.jpg
996

Jade
11-07-2012, 11:28 PM
Đức Giêsu và lịch sử


Sự thật lịch sử là gì? Sự thật lịch sử là một quả bóng tròn: mỗi người chỉ nhìn được một phía. Sử gia Fustel de Coulanges (1830-1889) còn ví Lịch sử như là một tòa nhà Quốc Hội lập pháp, cũng có phe trái, phe phải, phe trung dung, phe nào cũng tự cho mình là đúng cả. Do đó mới phát sinh ra bộ môn khảo sử (critique historique), trong khi tra khảo vấn đề lịch sử nào đó thì: lời đồn đãi, truyền khẩu, ca dao, thơ văn, truyện cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại v.v. chỉ có thể gợi ý cho nhà sử học trên đường tìm tòi phát hiện sự thật lịch sử. Nhưng không thể coi chúng là sự thật lịch sử trước khi tìm ra những bằng chứng xác thực nhất. Khi đã tìm ra sự thật lịch sử phù hợp với nội dung của những tài liệu trên thì đó là những bằng chứng tốt nhất và trung thực nhất về giai đoạn lịch sử đó. Nếu không phản ánh sự thật lịch sử thì chúng vẫn cứ là ca dao, thơ văn … và vẫn rất có giá trị nếu chúng có lời hay ý đẹp. Kể cả thơ văn của những nhân vật nổi tiếng cũng vậy, vẫn có thể không sát đúng với sự thật lịch sử, vì họ cốt chú trọng đến chủ đề trong thơ văn của mình. Không ít tác phẩm văn học nổi tiếng đã mượn đề tài lịch sử để chuyển tải ý tưởng của tác giả. Xin nêu một ví dụ :

- Dương Quý Phi có tên là Dương Ngọc Hoàn, nguyên là vợ của Thọ Vương Lý Mạo, con trai thứ 18 của Đường Minh Hoàng. Năm 25 tuổi, bà xuất gia làm nữ đạo sĩ (tu sĩ của Đạo giáo, mà ở ta thường gọi là đạo Lão), với pháp danh là Thái Chân, để từ đó bước vào hậu cung của Đường Huyền Tông cho khỏi mang tiếng loạn luân. Chẳng bao lâu, bà được phong làm Quý Phi, địa vị chỉ kém hoàng hậu một bậc nhưng được hưởng thụ và sủng ái hơn hẳn hoàng hậu. Lai lịch của bà ta như thế, ai cũng biết, nhưng ở bài “Trường hận ca”, nhà thơ Bạch Cư Dị này đã viết như sau:

Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc
Ngự vũ đa niên cầu bất đắc
Dương gia hữu nữ sơ trưởng thành
Dưỡng tại thâm khuê nhân vị thức
Thiên sinh lệ chất nan tự khí
Nhất triêu tuyển tại quân vương trắc.
……………………………….

Nhà thơ Tản đà đã dịch như sau:

Đức vua Hán mến người khuynh quốc,
Trải bao năm tìm chuốc công tai.
Nhà Dương có gái mới choai,
Buồng xuân khoá kín chưa ai bạn cùng.
Lạ gì của tuyết đông ngọc đúc,
Chốn ngai vàng phút chốc kề bên.
…………..
Cứ theo lời thơ này thì trước khi vào cung, Dương Ngọc Hoàn là cô gái đồng trinh. Bạch Cư Dị (772-864) là một nhà thơ vĩ đại có học vấn uyên bác, từng đỗ tiến sĩ, kém Dương Quí Phi 53 tuổi. Hẳn ông chẳng lạ gì lai lịch của bà ấy. Trong bài thơ nổi tiếng này, chủ yếu ông chê trách thói ăn chơi hưởng lạc hiếu sắc của Đường Minh Hoàng để đến nỗi sắp sụp đổ cơ đồ, và ông có phần thương xót cho số phận của Dương Quý Phi khi bà bị quân lính và các tướng lĩnh đổ tội rồi bắt phải thắt cổ ở Mã Ngôi . Vì vậy, ông bỏ qua những nét không đẹp trong lý lịch của bà ta để khỏi làm mờ nhạt chủ đích của bài thơ. Mọi người đều coi đây là một kiệt tác của Bạch Cư Dị và không ai chê trách ông về việc viết không đúng tiểu sử của Dương Quý Phi, bởi vì đây là bài thơ chứ không phải là bài giảng lịch sử.

Thế nên những lời đồn đoán hay truyền miệng hẳn đã tin cậy được. Các nhà nghiên cứu lịch sử khi tìm hiểu về một giai đoạn hay về một nhân vật nào đó đều chú trọng trước tiên đến các tài liệu ghi chép về chính sử dạng văn bản còn tồn tại. Cần phân biệt "chính sử" và "huyền sử" hay "dã sử" vì có thể trong các tài liệu chính sử cũng ghi chép về huyền sử nữa. Điển hình là quan niệm "4000 năm văn hiến" của dân tộc Việt Nam

Hùng Vương đời thứ nhất là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Truyền thuyết được ghi lại trong "Lĩnh Nam chích quái" thời Trần kể rằng Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương. Hùng Vương đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ), truyền ngôi được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương. Về sau, một số biên niên sử Việt Nam đã chép thời đại huyền thoại này vào chính sử như "Đại Việt sử lược" (thời Trần), "Đại Việt sử kí toàn thư" (thời Lê). "Đại Việt sử lược" xếp Hùng Vương ngang với Trang Vương của triều Chu của Trung Quốc, tức khoảng 696 - 682 Tr.CN. "Đại Việt sử kí toàn thư" thì chép từ Kinh Dương Vương đến hết đời Hùng Vương cuối cùng vào Kỉ Hồng Bàng thị, tổng số là 2.622 năm, từ năm Nhâm Tuất đến năm Quý Mão. Năm Quý Mão được ghi rõ là tương ứng với năm thứ 27 đời Chu Noãn Vương của Trung Quốc, tức năm 258 tcn. Từ đó, có thể tính ra năm Nhâm Tuất là năm 2879 Tr.CN. Cũng từ cách ghi chép của "Đại Việt sử kí toàn thư" mà người ta nói là thời đại Hùng Vương cách chúng ta 4.000 năm. Chúng ta chưa có cứ liệu để biết các sách biên niên sử nói trên đã dựa vào căn cứ nào để ghi chép như vậy.

Ngày nay, nhiều người cho rằng thời đại Hùng Vương với quan niệm thời gian tồn tại như trên, là tương ứng với thời kì Tiền Đông Sơn và Đông Sơn mà các nhà khảo cổ học đã đưa ra. Thời kì Tiền Đông Sơn, thuộc thời đại đồng thanh (ngành khảo cổ quen gọi là đồng thau), bắt đầu bằng văn hoá Phùng Nguyên, cũng có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm. Có thể coi đó là thời kì hình thành cái lõi đầu tiên của người Việt cổ. Nhưng các nhà sử học và khảo cổ học cho rằng chỉ đến thời kì văn hoá Đông Sơn mới có thể nói đến sự hình thành nhà nước. Văn hoá Đông Sơn hiện nay được coi là thuộc thời đại sắt và tồn tại trong khoảng thế kỉ 7 Tr.CN. đến thế kỉ 2 SCN. Vì vậy, nếu coi nước Văn Lang của Hùng Vương như một nhà nước thực sự thì có thể bắt đầu vào khoảng thế kỉ 7 Tr.CN, và điều đó phù hợp với sự ghi chép của sách "Đại Việt sử lược".

Như thế thì khi xét đến một sự kiện hay một nhân vật nào đó trong lịch sử, dù có trong tay các tài liệu ghi chép về chính sử dạng văn bản còn tồn tại, các nhà nghiên cứu lịch sử cũng phải đối chiếu giữa nhiều nguồn khác nhau.

Đức Giêsu, một nhân vật đã đi vào huyền thoại và là huyền thoại bất tử trong lịch sử thế giới. Mượn lời của một vị thánh trong GHCG, thánh Jerome “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô. Ignorance of Scripture is ignorance of Christ !”. Nhưng không vì thế mà các nhà nghiên cứu lịch sử, cũng như tư tưởng khi nghiên cứu về Đức Giêsu chỉ dựa vào một nguồn duy nhất là Kinh Thánh. Hãy bỏ qua một bên niềm tin của các Kitô hữu về thân thế và cuộc đời của Đức Giêsu là : Con Thiên Chúa xuống thế làm người, đã chết trên cây thập tự và đã phục sinh vinh hiển. Chúng ta chỉ xét về sự hiện diện của Người và thân thế của Người qua những tài liệu lịch sử ngoài Kitô giáo, và cũng đồng thời đối chiếu với các tài liệu của Kitô giáo viết về Người.




(còn tiếp)

Jade
14-07-2012, 08:06 PM
Các sử gia chính thống gần với Đức Giêsu nhất là 2 sử gia thời danh y là Joephus và Tacitus, đây là 2 sử gia La Mã không phải là các Kitô hữu. Publius (hoặc Gaius) Cornelius Tacitus (khoảng 56 - 117 sau CN) là một thượng nghị sĩ và nhà sử học của Đế Quốc La Mã. Một trong những phần tài liệu do ông viết còn tồn tại là Annals (tiếng Latin : Annales), có giá trị lớn khi nghiên cứu về lịch sử đương thời, trong đó có chép một đoạn về sự xuất hiện của Đức Giêsu trong lịch sử. Bối cảnh của câu chuyện là vụ cháy thành Rome năm 64 sau CN trong cuộc đàn áp của hoàng đế Nero, mà lý do được đưa ra là sự phá hoại của các Kitô hữu đương thời. Đặc biệt là trong đoạn văn sau: "auctor nominis eius Christus Tiberio imperitante per procuratorem Pontium Pilatum supplicio adfectus erat " (Annals 15 : 44). Tạm dịch : Một người được gọi là "Chúa Kitô", thực hiện trong triều đại của Tiberius, có Kiểm sát viên Pontius Pilate.
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/book/CodexMediceus68IIfol38renCorneliusT-1.jpg
Codex Mediceus68II hiện đang lưu trữ tại Thư Viện Laurentian (Florence) nước Ý. Trong đó có đoạn được trưng dẫn ở trên.

Flavius Joephus (khoảng năm 37 – 100 sau CN), một công dân La Mã gốc Do Thái, dưới sự bảo trợ của triều đình Flavians, viết quyển Antiquitates Judaicae (Cổ sử Do Thái) khoảng năm 93. Trong tác phẩm này có một đoạn gọi là Testimonium Flavianum đề cập đến sự chết và phục sinh của Đức Giêsu:

Nguyên bản bằng Hy văn:
Γίνεται δὲ κατὰ τοῦτον τὸν χρόνον Ἰησοῦς, σοφὸς ἀνήρ, εἴγε ἄνδρα αὐτὸν λέγειν χρή· ἦν γὰρ παραδόξων ἔργων ποιητής, διδάσκαλος ἀνθρώπων τῶν ἡδονῇ τἀληθῆ δεχομένων, καὶ πολλοὺς μὲν Ἰουδαίους, πολλοὺς δὲ καὶ τοῦ Ἑλληνικοῦ ἐπηγάγετο· ὁ Χριστὸς οὗτος ἦν. καὶ αὐτὸν ἐνδείξει τῶν πρώτων ἀνδρῶν παρ’ ἡμῖν σταυρῷ ἐπιτετιμηκότος Πιλάτου, οὐκ ἐπαύσαντο οἱ τὸ πρῶτον ἀγαπήσαντες· ἐφάνη γὰρ αὐτοῖς τρίτην ἔχων ἡμέραν πάλιν ζῶν, τῶν θείων προφητῶν ταῦτά τε καὶ ἄλλα μυρία περὶ αὐτοῦ θαυμάσια εἰρηκότων. εἰς ἔτι τε νῦν τῶν Χριστιανῶν ἀπὸ τοῦδε ὠνομασμένον οὐκ ἐπέλιπε τὸ φῦλον

Bản dịch Anh ngữ của William Whiston (1667-1752) :
Now there was about this time Jesus, a wise man, if it be lawful to call him a man; for he was a doer of wonderful works, a teacher of such men as receive the truth with pleasure. He drew over to him both many of the Jews and many of the Gentiles. He was [the] Christ (http://en.wikipedia.org/wiki/Christ). And when Pilate (http://en.wikipedia.org/wiki/Pontius_Pilate), at the suggestion of the principal men amongst us, had condemned him to the cross (http://en.wikipedia.org/wiki/Crucifixion), those that loved him at the first did not forsake him; for he appeared to them alive again the third day; as the divine prophets had foretold these and ten thousand other wonderful things concerning him. And the tribe of Christians, so named from him, are not extinct at this day.

Tạm dịch sang Việt ngữ :

Ngay lúc này là lúc Giêsu, một người thông thái (nếu chúng ta được phép coi Ngài là "con người"), Ngài đã làm ra những việc thật tuyệt vời, là thầy dạy của nhân loại, cũng là lúc con người nhận được sự thật với sự hài lòng. Ông thu hút được nhiều người cả người Do Thái và dân ngoại. Ông là Chúa. Khi Pilate, theo cáo buộc của những người lãnh đạo chúng ta, kết án [Giêsu] đóng đinh trên thập tự giá, những kẻ yêu thương người ấy không chịu từ bỏ người, vì người hiện ra cùng họ trong ngày thứ ba, sống lại, như các tiên tri đã báo trước, cùng với nhiều điều kỳ lạ liên quan đến người. Và một nhóm người được gọi là các Kitô hữu, được đặt theo tên của Ngài, tồn tại đến ngày nay.
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/book/testimoniumambrosianus.png
Codex Ambrosianus (Mediolanensis) F. 128 hiện đang lưu trữ tại Thư Viện Thánh Ambrosian thành Milan.

Nhiều học giả cho rằng Testimonium Flavianum chỉ là phần thêm vào, song cũng có các học giả khác tin vào tính chính xác của văn bản. Tuy không xét đến các dữ kiện khác mà hai bản văn của hai sử gia đương thời (Tacitus và Josephus) ghi chép như là sự phục sinh của Người, nhưng ít nhất là ta có thể xác định được rằng Đức Giêsu là một nhân vật từng xuất hiện thật sự trong lịch sử. Giáo phụ Origen thành Alexandria (185-255) và Eusebius thành Caesarea(263-339) trong các tác phẩm mang tính chất hộ giáo của mình có trích dẫn từ 2 sử gia này.

Jade
14-07-2012, 08:07 PM
(Annals 15 : 44) nguyên văn Latin :
Et haec quidem humanis consiliis providebantur. mox petita [a] dis piacula aditique Sibyllae libri, ex quibus supplicatum Volcano et Cereri Proserpinaeque, ac propitiata Iuno per matronas, primum in Capitolio, deinde apud proximum mare, unde hausta aqua templum et simulacrum deae perspersum est; et sellisternia ac pervigilia celebravere feminae, quibus mariti erant.Sed non ope humana, non largitionibus principis aut deum placamentis decedebat infamia, quin iussum incendium crederetur. ergo abolendo rumori Nero subdidit reos et quaesitissimis poenis adfecit, quos per flagitia invisos vulgus Chrestianos appellabat. auctor nominis eius Christus Tibero imperitante per procuratorem Pontium Pilatum supplicio adfectus erat; repressaque in praesens exitiablilis superstitio rursum erumpebat, non modo per Iudaeam, originem eius mali, sed per urbem etiam, quo cuncta undique atrocia aut pudenda confluunt celebranturque. igitur primum correpti qui fatebantur, deinde indicio eorum multitudo ingens haud proinde in crimine incendii quam odio humani generis convicti sunt. et pereuntibus addita ludibria, ut ferarum tergis contecti laniatu canum interirent aut crucibus adfixi [aut flammandi atque], ubi defecisset dies, in usu[m] nocturni luminis urerentur. hortos suos ei spectaculo Nero obtulerat, et circense ludicrum edebat, habitu aurigae permixtus plebi vel curriculo insistens. unde quamquam adversus sontes et novissima exempla meritos miseratio oriebatur, tamquam non utilitate publica, sed in saevitiam unius absumerentur.

Bản dịch Anh Ngữ của Alfred John Church và William Jackson Brodribb (1876):
Such indeed were the precautions of human wisdom. The next thing was to seek means of propitiating the gods, and recourse was had to the Sibylline books, by the direction of which prayers were offered to Vulcanus, Ceres, and Proserpina. Juno, too, was entreated by the matrons, first, in the Capitol, then on the nearest part of the coast, whence water was procured to sprinkle the fane and image of the goddess. And there were sacred banquets and nightly vigils celebrated by married women. But all human efforts, all the lavish gifts of the emperor, and the propitiations of the gods, did not banish the sinister belief that the conflagration was the result of an order. Consequently, to get rid of the report, Nero fastened the guilt and inflicted the most exquisite tortures on a class hated for their abominations, called Christians by the populace. Christus, from whom the name had its origin, suffered the extreme penalty during the reign of Tiberius at the hands of one of our procurators, Pontius Pilatus, and a most mischievous superstition, thus checked for the moment, again broke out not only in Judæa, the first source of the evil, but even in Rome, where all things hideous and shameful from every part of the world find their centre and become popular. Accordingly, an arrest was first made of all who pleaded guilty; then, upon their information, an immense multitude was convicted, not so much of the crime of firing the city, as of hatred against mankind. Mockery of every sort was added to their deaths. Covered with the skins of beasts, they were torn by dogs and perished, or were nailed to crosses, or were doomed to the flames and burnt, to serve as a nightly illumination, when daylight had expired. Nero offered his gardens for the spectacle, and was exhibiting a show in the circus, while he mingled with the people in the dress of a charioteer or stood aloft on a car. Hence, even for criminals who deserved extreme and exemplary punishment, there arose a feeling of compassion; for it was not, as it seemed, for the public good, but to glut one man's cruelty, that they were being destroyed.
http://en.wikisource.org/wiki/The_Annals_(Tacitus)/Book_15#44
(http://en.wikisource.org/wiki/The_Annals_(Tacitus)/Book_15#44)http://la.wikisource.org/wiki/Ab_excessu_divi_Augusti_(Annales)/Liber_XV
(http://la.wikisource.org/wiki/Ab_excessu_divi_Augusti_(Annales)/Liber_XV)http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Tac.+Ann.+15.44&fromdoc=Perseus%3Atext%3A1999.02.0078