Hạt Mầm
17-07-2012, 04:46 PM
ÂM MƯU DỄ THƯƠNG
"Để bảo vệ tình yêu, người ta phải hy sinh thật nhiều. Nhiều lắm! Hy sinh cả những cái buồn cười vậy đó." Tình yêu nó hay vậy đó Em!!! P.H.
http://phapluatvn.vn/dataimages/201201/original/images650488_15_santpere07_309_1.jpg
EM.
Em mời tôi đến thăm nhà. Tôi đơn sơ quá, nhận lời ngay. Đến nơi mới biết là mình bị lừa. Tiến thoái lưỡng nan. Đại gia đình sum họp. Con trai, con gái, con dâu, con rể chẳng thiếu một người nào. Cha mẹ của Em thì miễn cưỡng tiếp tôi. Anh chị của Em thì nhìn tôi một cách ngỡ ngàng. Chỉ có Em thì lăng xăng đưa đẩy mọi chuyện.
Về nhà, nghĩ lại mới thấy tôi bị Em lừa một cách thật dễ thương.
1. Cha Em thì rượu chè be bét. Nát rượu tới mức độ nhiều lần mặc đồ Ađam, miệng nói lảm nhảm, chân bước lảo đảo đi giẹo giọ giữa đường phố. Em phải lấy mền trùm mà đưa ông về. Xấu hổ với hàng xóm láng giềng quá lẽ.
Mẹ Em đòi ly thân, vì chịu hết nổi. Bà ôm đồ đến ở nhà con gái út. Niềm vui của bà chỉ còn là con cháu, chỉ còn là đọc kinh và đi lễ. Ai khuyên lơn, bà cũng chỉ thở dài và làm thinh. Con cái thì năn nỉ. Năn nỉ không được thì bỏ đó. Chỉ có Em là không thèm năn nỉ, cứ lặng lẽ bày mưu lập kế.
2. Em tổ chức bữa tiệc kỷ niệm mười năm kết hôn. Em mời hết anh chị em ruột thịt. Ai nấy phải mang theo vợ hoặc chồng. Hỏi tại sao thì Em chỉ trả lời: “Bí mật nhưng vui lắm”. Em mời cha và mẹ. Cha mẹ đều kiếm cớ để khỏi đến đó mà nhìn mặt nhau. Em nói dối là tôi yêu cầu được thăm ba mẹ của Em, nếu không có cha mẹ thì tôi không tới. Còn khi mời tới, thì Em chỉ nói rằng vợ chồng Em cần có mặt của tôi để được “ban phép lành”. Thế thì dễ quá, tôi chẳng nỡ từ chối. Em không mời một người nào ngoài anh chị em trong gia đình…Tôi cảm thấy bị động, bị mất phương hướng từ chỗ này.
3. Để khai mạc bữa tiệc liên hoan, vợ chồng Em trang trọng lên đèn, yêu cầu mọi người hướng về bàn thờ Chúa. Hai vợ chồng Em đứng ở giữa, yêu cầu cha mẹ đứng kế hai bên. Em xướng lên bài hát “Cầu xin Chúa Thánh Thần”. Mọi người cùng hát râm ran. Mọi người cảm thấy tâm hồn đầy hứng khởi.
Em trao cho tôi bài Tin Mừng theo thánh Mát-thêu nói về vấn đề hôn nhân bất khả ly (Mt 19, 1-15). Tôi bắt đầu hiểu “âm mưu” của Em, nên đọc và chia sẻ một cách hùng hồn. Sau đó hai vợ chồng Em, tay trong tay, xin tôi “ban” phép lành. Phép lành vừa dứt, Em nắm tay vợ kéo nhau đến lạy mẹ.
- Thưa mẹ, chúng con xin cám ơn mẹ đã đến chia vui với chúng con. Nhưng niềm vui của chúng con sẽ dở dang...và vô duyên vô cùng, nếu mẹ chưa về sum họp với cha.
Hai đứa quỳ mọp dưới chân mẹ mà khóc. Mẹ Em khóc oà lên vừa mếu máo, vừa kể lể:
- Lỗi tại cha chúng bay, chứ đâu phải tại tao…
Bà tuôn ra một hơi, kể hết tội lỗi của chồng. Tội nhiều như sông núi. Cha Em lâu lâu lại phản pháo một câu xanh rờn. Còn anh chị em của Em thì thay nhau vuốt bên đây, đỡ bên kia. Thỉnh thoảng tôi lại đế vào một câu vô thưởng vô phạt…
Cuộc chiến leo thang đến tột cùng, thì bỗng dưng khựng lại. Khi mẹ Em đã xổ ra hết nỗi khổ thì cơn giận cũng nguội đi. Giọng bà dịu dần. Cuối cùng, bà mỉm cười:
- Ừ, thì tao chịu về với cha bay, nhưng với điều kiện…
- Điều kiện gì nào? Cha Em căn vặn với giọng tếu táo.
- Từ nay ông không được nát rượu nữa.
- Bà có nhớ tôi nát rượu từ hồi nào không? Và vì sao không?
- Thì ông nói đi.
- Từ ngày bà cấm vận tôi.
- Tôi cấm vận ông cái gì?
- Thì bà không cho tôi “ấy” với bà. Cứ đụng đến mùng bà một cái thì bà lại la lên.
- Già rồi, không “ấy” nữa, con cái nó cười cho.
Chớp ngay thời cơ, Em đứng phắt dậy, hô to:
- Chúng con không cười mẹ đâu. Xin mẹ thôi cấm vận cha.
Cả nhà vỗ tay rần rần. Con nít ở dưới bếp kéo nhau lên tham gia. Mẹ Em nhìn chồng, cười e lệ như ngày mới quen nhau. Tôi dìu hai ông bà đến trước bàn thờ. Hai người cầm tay nhau. Tôi “ban” phép lành. Mọi người mừng rơi lệ. Tôi mừng, nhưng không khóc. Tôi chỉ cười tủm tỉm trong lòng.
Bữa tiệc hôm ấy vui chưa từng thấy: Tiệc của hai đám vưới.
EM,
Tôi không thể dự tiệc cho đến lúc tàn. Em tiễn chân tôi ra tới cổng, giơ tay chào một cách đắc thắng. Cặp mắt rực sáng. Sướng! Hạnh phúc lại trở về với đại gia đình của em. Một kỷ niệm không bao giờ quên.
Dù niềm vui của Em đang như triều dâng, tôi vẫn muốn gửi đến Em đôi lời thương mến.
1. Nghĩ đến mẹ Em, tôi lại nhớ đến một bà mệnh phụ được nữ văn sĩ Pearl Buck kể trong một tác phẩm mà tôi chỉ nhớ mại mại là “Những người con của gia đình Vương Long”. Khi đến một tuổi nào đó, bà mệnh phụ cảm thấy mình không còn háo hức với chuyện chấp cánh liền cành nữa. Bà muốn được thảnh thơi, bà muốn được thấy mình sạch sẽ. Bà yêu cầu chồng thôi đừng đến với bà nữa. Vì là người Trung Hoa của thời phong kiến, vì không phải là người Kitô hữu, bà mệnh phụ ấy âm thầm đi kiếm cho chồng một nàng hầu, rồi bà ép ông: “Tôi vẫn yêu ông. Nhưng ông hãy đến với nó”.
Em! Chỉ hai mươi năm nữa thôi, vợ Em cũng sẽ cảm thấy không còn tha thiết với việc vợ chồng nữa. Em hãy tôn trọng nàng. Đừng đòi hỏi nhiều quá. Sự kềm chế của Em sẽ là dấu chỉ của lòng yêu thương và kính trọng mà một người chồng lý tưởng phải có để thân ái trao tặng vợ mình.
2. Tôi nhờ Em nhắn với vợ Em rằng: lòng đạo đức không chân chính của mẹ Em phải là một bài học đắt giá cho nàng. Hy vọng rằng nàng sẽ quảng đại với Em hơn Mẹ đã xử sự với cha Em trong suốt một thập niên qua. Để bảo vệ tình yêu, người ta phải hy sinh thật nhiều. Nhiều lắm! Hy sinh cả những cái buồn cười vậy đó.
3. Và, Em ơi! Đừng “chơi” tôi như thế nữa. Em “chơi hay”, nhưng không “chơi đẹp” với tôi. Phải chi Em cho tôi biết trước “âm mưu” dễ thương ấy của Em, thì hay biết mấy. Tôi vẫn có một chút tự ái đấy, tự ái của người lãnh đạo bị đàn em chơi trội. Chào Em. Thương mến vô vàn!
Lm. Pio Ngô Phúc Hậu
Nguồn: dunglac.org
"Để bảo vệ tình yêu, người ta phải hy sinh thật nhiều. Nhiều lắm! Hy sinh cả những cái buồn cười vậy đó." Tình yêu nó hay vậy đó Em!!! P.H.
http://phapluatvn.vn/dataimages/201201/original/images650488_15_santpere07_309_1.jpg
EM.
Em mời tôi đến thăm nhà. Tôi đơn sơ quá, nhận lời ngay. Đến nơi mới biết là mình bị lừa. Tiến thoái lưỡng nan. Đại gia đình sum họp. Con trai, con gái, con dâu, con rể chẳng thiếu một người nào. Cha mẹ của Em thì miễn cưỡng tiếp tôi. Anh chị của Em thì nhìn tôi một cách ngỡ ngàng. Chỉ có Em thì lăng xăng đưa đẩy mọi chuyện.
Về nhà, nghĩ lại mới thấy tôi bị Em lừa một cách thật dễ thương.
1. Cha Em thì rượu chè be bét. Nát rượu tới mức độ nhiều lần mặc đồ Ađam, miệng nói lảm nhảm, chân bước lảo đảo đi giẹo giọ giữa đường phố. Em phải lấy mền trùm mà đưa ông về. Xấu hổ với hàng xóm láng giềng quá lẽ.
Mẹ Em đòi ly thân, vì chịu hết nổi. Bà ôm đồ đến ở nhà con gái út. Niềm vui của bà chỉ còn là con cháu, chỉ còn là đọc kinh và đi lễ. Ai khuyên lơn, bà cũng chỉ thở dài và làm thinh. Con cái thì năn nỉ. Năn nỉ không được thì bỏ đó. Chỉ có Em là không thèm năn nỉ, cứ lặng lẽ bày mưu lập kế.
2. Em tổ chức bữa tiệc kỷ niệm mười năm kết hôn. Em mời hết anh chị em ruột thịt. Ai nấy phải mang theo vợ hoặc chồng. Hỏi tại sao thì Em chỉ trả lời: “Bí mật nhưng vui lắm”. Em mời cha và mẹ. Cha mẹ đều kiếm cớ để khỏi đến đó mà nhìn mặt nhau. Em nói dối là tôi yêu cầu được thăm ba mẹ của Em, nếu không có cha mẹ thì tôi không tới. Còn khi mời tới, thì Em chỉ nói rằng vợ chồng Em cần có mặt của tôi để được “ban phép lành”. Thế thì dễ quá, tôi chẳng nỡ từ chối. Em không mời một người nào ngoài anh chị em trong gia đình…Tôi cảm thấy bị động, bị mất phương hướng từ chỗ này.
3. Để khai mạc bữa tiệc liên hoan, vợ chồng Em trang trọng lên đèn, yêu cầu mọi người hướng về bàn thờ Chúa. Hai vợ chồng Em đứng ở giữa, yêu cầu cha mẹ đứng kế hai bên. Em xướng lên bài hát “Cầu xin Chúa Thánh Thần”. Mọi người cùng hát râm ran. Mọi người cảm thấy tâm hồn đầy hứng khởi.
Em trao cho tôi bài Tin Mừng theo thánh Mát-thêu nói về vấn đề hôn nhân bất khả ly (Mt 19, 1-15). Tôi bắt đầu hiểu “âm mưu” của Em, nên đọc và chia sẻ một cách hùng hồn. Sau đó hai vợ chồng Em, tay trong tay, xin tôi “ban” phép lành. Phép lành vừa dứt, Em nắm tay vợ kéo nhau đến lạy mẹ.
- Thưa mẹ, chúng con xin cám ơn mẹ đã đến chia vui với chúng con. Nhưng niềm vui của chúng con sẽ dở dang...và vô duyên vô cùng, nếu mẹ chưa về sum họp với cha.
Hai đứa quỳ mọp dưới chân mẹ mà khóc. Mẹ Em khóc oà lên vừa mếu máo, vừa kể lể:
- Lỗi tại cha chúng bay, chứ đâu phải tại tao…
Bà tuôn ra một hơi, kể hết tội lỗi của chồng. Tội nhiều như sông núi. Cha Em lâu lâu lại phản pháo một câu xanh rờn. Còn anh chị em của Em thì thay nhau vuốt bên đây, đỡ bên kia. Thỉnh thoảng tôi lại đế vào một câu vô thưởng vô phạt…
Cuộc chiến leo thang đến tột cùng, thì bỗng dưng khựng lại. Khi mẹ Em đã xổ ra hết nỗi khổ thì cơn giận cũng nguội đi. Giọng bà dịu dần. Cuối cùng, bà mỉm cười:
- Ừ, thì tao chịu về với cha bay, nhưng với điều kiện…
- Điều kiện gì nào? Cha Em căn vặn với giọng tếu táo.
- Từ nay ông không được nát rượu nữa.
- Bà có nhớ tôi nát rượu từ hồi nào không? Và vì sao không?
- Thì ông nói đi.
- Từ ngày bà cấm vận tôi.
- Tôi cấm vận ông cái gì?
- Thì bà không cho tôi “ấy” với bà. Cứ đụng đến mùng bà một cái thì bà lại la lên.
- Già rồi, không “ấy” nữa, con cái nó cười cho.
Chớp ngay thời cơ, Em đứng phắt dậy, hô to:
- Chúng con không cười mẹ đâu. Xin mẹ thôi cấm vận cha.
Cả nhà vỗ tay rần rần. Con nít ở dưới bếp kéo nhau lên tham gia. Mẹ Em nhìn chồng, cười e lệ như ngày mới quen nhau. Tôi dìu hai ông bà đến trước bàn thờ. Hai người cầm tay nhau. Tôi “ban” phép lành. Mọi người mừng rơi lệ. Tôi mừng, nhưng không khóc. Tôi chỉ cười tủm tỉm trong lòng.
Bữa tiệc hôm ấy vui chưa từng thấy: Tiệc của hai đám vưới.
EM,
Tôi không thể dự tiệc cho đến lúc tàn. Em tiễn chân tôi ra tới cổng, giơ tay chào một cách đắc thắng. Cặp mắt rực sáng. Sướng! Hạnh phúc lại trở về với đại gia đình của em. Một kỷ niệm không bao giờ quên.
Dù niềm vui của Em đang như triều dâng, tôi vẫn muốn gửi đến Em đôi lời thương mến.
1. Nghĩ đến mẹ Em, tôi lại nhớ đến một bà mệnh phụ được nữ văn sĩ Pearl Buck kể trong một tác phẩm mà tôi chỉ nhớ mại mại là “Những người con của gia đình Vương Long”. Khi đến một tuổi nào đó, bà mệnh phụ cảm thấy mình không còn háo hức với chuyện chấp cánh liền cành nữa. Bà muốn được thảnh thơi, bà muốn được thấy mình sạch sẽ. Bà yêu cầu chồng thôi đừng đến với bà nữa. Vì là người Trung Hoa của thời phong kiến, vì không phải là người Kitô hữu, bà mệnh phụ ấy âm thầm đi kiếm cho chồng một nàng hầu, rồi bà ép ông: “Tôi vẫn yêu ông. Nhưng ông hãy đến với nó”.
Em! Chỉ hai mươi năm nữa thôi, vợ Em cũng sẽ cảm thấy không còn tha thiết với việc vợ chồng nữa. Em hãy tôn trọng nàng. Đừng đòi hỏi nhiều quá. Sự kềm chế của Em sẽ là dấu chỉ của lòng yêu thương và kính trọng mà một người chồng lý tưởng phải có để thân ái trao tặng vợ mình.
2. Tôi nhờ Em nhắn với vợ Em rằng: lòng đạo đức không chân chính của mẹ Em phải là một bài học đắt giá cho nàng. Hy vọng rằng nàng sẽ quảng đại với Em hơn Mẹ đã xử sự với cha Em trong suốt một thập niên qua. Để bảo vệ tình yêu, người ta phải hy sinh thật nhiều. Nhiều lắm! Hy sinh cả những cái buồn cười vậy đó.
3. Và, Em ơi! Đừng “chơi” tôi như thế nữa. Em “chơi hay”, nhưng không “chơi đẹp” với tôi. Phải chi Em cho tôi biết trước “âm mưu” dễ thương ấy của Em, thì hay biết mấy. Tôi vẫn có một chút tự ái đấy, tự ái của người lãnh đạo bị đàn em chơi trội. Chào Em. Thương mến vô vàn!
Lm. Pio Ngô Phúc Hậu
Nguồn: dunglac.org