Hạt Mầm
02-08-2012, 09:45 PM
KHÔNG BIẾT YÊU
http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/527001_246027815510406_1048316662_n.jpg
EM.
Tôi đi tìm tiệm tạp hoá để mua một lố pin. Có tiếng kêu “Cha” ở sau lưng. Tôi quay lại, thấy vợ Em đội khăn tang mắt đỏ hoe.
- Chồng con bị ung thư, mới mất hồi hôm.
- Để cha thắp cho ảnh một cây nhang. Tôi tìm tên thánh của Em ở trên vách: không có. Tôi hỏi vợ Em.
- Tên thánh của chồng con là gì?
- Chồng con là người ngoại.
- ?!...Hồi đó cha làm phép cưới cho con mà.
- Chúng con thôi nhau từ lâu. Sau một thời gian con mới lấy anh này.
Xin lỗi Em, vì tôi tưởng Em đã chết…
Vợ Em đi lấy chồng, rồi bỏ chồng. Vợ Em lại lấy chồng, rồi chồng chết. Còn Em thì lấy vợ, rồi mất vợ, mất con và lại lấy vợ…Buồn quá!
Tôi điều tra về cuộc đời của Em.
1. Em lấy vợ. Cha Em làm cho Em một căn chòi sát bên bờ sông và chia cho Em bốn công ruộng. Không đủ sống. Em phải đi làm mướn để sống qua ngày.
Vợ Em có thai được sáu tháng. Ột ệt. Tối ngày chỉ quẩn quanh trong cái chòi sàn: nấu cơm, quét nhà, giặt đồ… rồi nằm võng. Cót két. Đu đưa. Nhưng lại ăn rất khỏe. Tôi tình cờ gặp Em.
- Vợ chồng con vui vẻ không?
- Con thì đầu tắt mặt tối, còn nó thì chơi không suốt ngày. Không làm ra một đồng bạc cắt, mà ăn thì như heo. Mỗi bữa nó ăn hết một thau cơm.
- Vợ con có thai thì phải ăn gấp hai để nuôi bé chứ. Em làm thinh một cách nhẫn nhục…Tôi chỉ biết đến đó.
2. Các bạn của Em kể tiếp:
- Vợ ăn nhiều thì phải mừng. Tốn gạo thì đỡ tốn tiền thuốc. Nó ngu như trâu.
- Ngu nên mới mất vợ. Cũng vừa!
Bây giờ tôi mới hay. Mỗi bữa Em khuyên vợ chỉ nên ăn ba chén cơm. Vợ Em hờn dỗi nên chỉ ăn hai chén. Nhưng đói chịu không nổi. Em không cho vợ giữ tiền, vợ Em phải xúc gạo đổi lấy bún mà ăn. Bà Út Thêm chèo xuồng bán bún rong. Mùi bún nước lèo thơm ngào ngạt. Vợ Em chì cần ngoắt một cái là xuống ghé bến. Tha hồ mà sì sụp.
Thấy khạp gạo mau vơi, Em sinh nghi. Em rình và bắt quả tang vợ đang xúc gạo đổi bún. Em chửi vợ tàn tệ như chửi súc vật. Vợ Em không nhịn nhục, ôm đồ và ôm bầu về ở với mẹ ruột. Em chống xuồng về bên ấy xin lỗi mẹ, để rước vợ về. Vô ích. Thế là hết.
Em bỏ căn chòi bên bờ sông, chèo xuồng lõm chõm đi về hướng Nam. Đi mà không về. Mất tăm.
Em lại có một căn chòi khác, nhỏ hơn, nhưng ấm cúng hơn căn chòi của một người đàn bà góa. Bà tặng Em một đứa con mà Em không mất công sinh thành. Bé gái lên năm, đen thủi đen thui, cặp mắt trắng dã, nhưng rất dễ thương. Trẻ em nào mà chẳng dễ thương. Em lại có với người đàn bà góa ấy hai đứa con nữa. Có trai có gái. Cúc cung tận tụy. Không than phiền. Không tả oán. Em đã thấm đòn rồi.
EM.
Bây giờ Em đã tạm ổn định cuộc sống. Từ đây Em hãy nhìn về phía sau, rồi nhìn về phía trước.
1. Nhìn về phía sau, Em thấy mình đã phạm nhiều lầm lỗi.
Vợ Em có thai mà Em không cho nghỉ. Em tả oán vì Em phải đầu tắt mặt tối để nuôi người vợ ở không suốt ngày. Cái thai ấy là con của cả hai vợ chồng. Thế mà một mình vợ Em phải mang nặng hăm bốn trên hăm bốn trong suốt thời gian hai trăm bảy mươi tám ngày. Ấy là chưa kể đến ngày sanh con, đau như đứt từng khúc ruột. Em không chia sẻ một phần nào hết. Vậy cái “đầu tắt mặt tối” của Em chỉ là cái đền ơn vợ mang thai con của Em mà thôi. Nếu Em không muốn nhìn nhận công lao ấy của vợ Em, thì hãy chọn một trong hai điểm sau đây:
- Một: Em xin Thượng Đế cho Em mang bầu để vợ đi làm nuôi Em.
- Hai: Em hãy mướn người dưng mang bầu để vợ Em đi làm. Công mang bầu lớn lắm, nhưng Em chỉ cần trả mỗi ngày bốn mươi ngàn đồng thôi. Còn công sanh đau đứt ruột thì tính riêng, theo sự thỏa thuận giữa đôi bên.
Vợ ăn khỏe thì Em chê là ăn như heo. Ăn khỏe được thì mừng. Ăn khỏe, đỡ tốn tiền thuốc. Ăn khỏe thì sồng vui và làm ra nhiều của cải. Vả lại vợ Em ăn nhiều để nuôi con của Em. Biểu vợ ăn ít là Em cúp khẩu phần của đứa bé đang lớn lên trong dạ mẹ. Em có thể làm tàn nhẫn như thế đối với đứa con của Em ư? Bạn chê Em là ngu như trâu. Thật chí lý!
Em chửi vợ Em một cách tàn tệ. Vợ là người để Em yêu và kính trọng. Chính Em đã cam kết thi hành điều ấy trong ngày thành hôn. Em cam kết long trọng trước mặt Chúa và Giáo Hội “Yêu thương và kính trọng vợ mọi ngày suốt đời tôi”. Đây là món nợ đời mà Em mắc với vợ, muôn đời không trả.
1. Nhìn về phía trước.
Trứơc mắt Em là người vợ cũ đã được Thiên Chúa nối kết mà loài người không được phân ly. Cũng trước mắt Em là người vợ sau và hai đứa con mà Em đã sinh thành. Ấy là chưa kể đứa con chính thức mà Em đã cấu tạo trong hôn phối thứ nhất. Em phải làm gì bây giờ?
Nhà làm luật biểu Em phải trở về sum họp với người vợ chính thức. Được không? Nếu không? Luật vị nhân sinh hay luật vị luật? Người bợ bị ruồng rẫy sẽ không bao giờ quay lại để nhìn Em. Người phụ nữ không thích quên và không bao giờ quên.
Vả lại, nếu Em sum họp được với người vợ cũ, hàn gắn được vết thương sâu hoắm, thì số phận của hai đứa con mà Em có với người vợ sau, sẽ ra thế nào, sẽ đi về đâu? Chúng có quyền được yêu thương, được nuôi nấng và được dạy dỗ. Chúng không thể bị ruồng rẫy. Quyền lợi ấy của chúng là quyên tối thượng.
Em phải chết, để chúng được sống. Em phải sống bất hợp luật, để chúng được nhờ. Và hãy phú thác đời mình cho lòng xót thương của Chúa. Hãy sống thật tốt, để đền bù. Đó là ý kiến riêng của tôi, ngoài lề Giáo Luật.
Lm. Pio Ngô Phúc Hậu
Nguồn: dunglac.org
http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/527001_246027815510406_1048316662_n.jpg
EM.
Tôi đi tìm tiệm tạp hoá để mua một lố pin. Có tiếng kêu “Cha” ở sau lưng. Tôi quay lại, thấy vợ Em đội khăn tang mắt đỏ hoe.
- Chồng con bị ung thư, mới mất hồi hôm.
- Để cha thắp cho ảnh một cây nhang. Tôi tìm tên thánh của Em ở trên vách: không có. Tôi hỏi vợ Em.
- Tên thánh của chồng con là gì?
- Chồng con là người ngoại.
- ?!...Hồi đó cha làm phép cưới cho con mà.
- Chúng con thôi nhau từ lâu. Sau một thời gian con mới lấy anh này.
Xin lỗi Em, vì tôi tưởng Em đã chết…
Vợ Em đi lấy chồng, rồi bỏ chồng. Vợ Em lại lấy chồng, rồi chồng chết. Còn Em thì lấy vợ, rồi mất vợ, mất con và lại lấy vợ…Buồn quá!
Tôi điều tra về cuộc đời của Em.
1. Em lấy vợ. Cha Em làm cho Em một căn chòi sát bên bờ sông và chia cho Em bốn công ruộng. Không đủ sống. Em phải đi làm mướn để sống qua ngày.
Vợ Em có thai được sáu tháng. Ột ệt. Tối ngày chỉ quẩn quanh trong cái chòi sàn: nấu cơm, quét nhà, giặt đồ… rồi nằm võng. Cót két. Đu đưa. Nhưng lại ăn rất khỏe. Tôi tình cờ gặp Em.
- Vợ chồng con vui vẻ không?
- Con thì đầu tắt mặt tối, còn nó thì chơi không suốt ngày. Không làm ra một đồng bạc cắt, mà ăn thì như heo. Mỗi bữa nó ăn hết một thau cơm.
- Vợ con có thai thì phải ăn gấp hai để nuôi bé chứ. Em làm thinh một cách nhẫn nhục…Tôi chỉ biết đến đó.
2. Các bạn của Em kể tiếp:
- Vợ ăn nhiều thì phải mừng. Tốn gạo thì đỡ tốn tiền thuốc. Nó ngu như trâu.
- Ngu nên mới mất vợ. Cũng vừa!
Bây giờ tôi mới hay. Mỗi bữa Em khuyên vợ chỉ nên ăn ba chén cơm. Vợ Em hờn dỗi nên chỉ ăn hai chén. Nhưng đói chịu không nổi. Em không cho vợ giữ tiền, vợ Em phải xúc gạo đổi lấy bún mà ăn. Bà Út Thêm chèo xuồng bán bún rong. Mùi bún nước lèo thơm ngào ngạt. Vợ Em chì cần ngoắt một cái là xuống ghé bến. Tha hồ mà sì sụp.
Thấy khạp gạo mau vơi, Em sinh nghi. Em rình và bắt quả tang vợ đang xúc gạo đổi bún. Em chửi vợ tàn tệ như chửi súc vật. Vợ Em không nhịn nhục, ôm đồ và ôm bầu về ở với mẹ ruột. Em chống xuồng về bên ấy xin lỗi mẹ, để rước vợ về. Vô ích. Thế là hết.
Em bỏ căn chòi bên bờ sông, chèo xuồng lõm chõm đi về hướng Nam. Đi mà không về. Mất tăm.
Em lại có một căn chòi khác, nhỏ hơn, nhưng ấm cúng hơn căn chòi của một người đàn bà góa. Bà tặng Em một đứa con mà Em không mất công sinh thành. Bé gái lên năm, đen thủi đen thui, cặp mắt trắng dã, nhưng rất dễ thương. Trẻ em nào mà chẳng dễ thương. Em lại có với người đàn bà góa ấy hai đứa con nữa. Có trai có gái. Cúc cung tận tụy. Không than phiền. Không tả oán. Em đã thấm đòn rồi.
EM.
Bây giờ Em đã tạm ổn định cuộc sống. Từ đây Em hãy nhìn về phía sau, rồi nhìn về phía trước.
1. Nhìn về phía sau, Em thấy mình đã phạm nhiều lầm lỗi.
Vợ Em có thai mà Em không cho nghỉ. Em tả oán vì Em phải đầu tắt mặt tối để nuôi người vợ ở không suốt ngày. Cái thai ấy là con của cả hai vợ chồng. Thế mà một mình vợ Em phải mang nặng hăm bốn trên hăm bốn trong suốt thời gian hai trăm bảy mươi tám ngày. Ấy là chưa kể đến ngày sanh con, đau như đứt từng khúc ruột. Em không chia sẻ một phần nào hết. Vậy cái “đầu tắt mặt tối” của Em chỉ là cái đền ơn vợ mang thai con của Em mà thôi. Nếu Em không muốn nhìn nhận công lao ấy của vợ Em, thì hãy chọn một trong hai điểm sau đây:
- Một: Em xin Thượng Đế cho Em mang bầu để vợ đi làm nuôi Em.
- Hai: Em hãy mướn người dưng mang bầu để vợ Em đi làm. Công mang bầu lớn lắm, nhưng Em chỉ cần trả mỗi ngày bốn mươi ngàn đồng thôi. Còn công sanh đau đứt ruột thì tính riêng, theo sự thỏa thuận giữa đôi bên.
Vợ ăn khỏe thì Em chê là ăn như heo. Ăn khỏe được thì mừng. Ăn khỏe, đỡ tốn tiền thuốc. Ăn khỏe thì sồng vui và làm ra nhiều của cải. Vả lại vợ Em ăn nhiều để nuôi con của Em. Biểu vợ ăn ít là Em cúp khẩu phần của đứa bé đang lớn lên trong dạ mẹ. Em có thể làm tàn nhẫn như thế đối với đứa con của Em ư? Bạn chê Em là ngu như trâu. Thật chí lý!
Em chửi vợ Em một cách tàn tệ. Vợ là người để Em yêu và kính trọng. Chính Em đã cam kết thi hành điều ấy trong ngày thành hôn. Em cam kết long trọng trước mặt Chúa và Giáo Hội “Yêu thương và kính trọng vợ mọi ngày suốt đời tôi”. Đây là món nợ đời mà Em mắc với vợ, muôn đời không trả.
1. Nhìn về phía trước.
Trứơc mắt Em là người vợ cũ đã được Thiên Chúa nối kết mà loài người không được phân ly. Cũng trước mắt Em là người vợ sau và hai đứa con mà Em đã sinh thành. Ấy là chưa kể đứa con chính thức mà Em đã cấu tạo trong hôn phối thứ nhất. Em phải làm gì bây giờ?
Nhà làm luật biểu Em phải trở về sum họp với người vợ chính thức. Được không? Nếu không? Luật vị nhân sinh hay luật vị luật? Người bợ bị ruồng rẫy sẽ không bao giờ quay lại để nhìn Em. Người phụ nữ không thích quên và không bao giờ quên.
Vả lại, nếu Em sum họp được với người vợ cũ, hàn gắn được vết thương sâu hoắm, thì số phận của hai đứa con mà Em có với người vợ sau, sẽ ra thế nào, sẽ đi về đâu? Chúng có quyền được yêu thương, được nuôi nấng và được dạy dỗ. Chúng không thể bị ruồng rẫy. Quyền lợi ấy của chúng là quyên tối thượng.
Em phải chết, để chúng được sống. Em phải sống bất hợp luật, để chúng được nhờ. Và hãy phú thác đời mình cho lòng xót thương của Chúa. Hãy sống thật tốt, để đền bù. Đó là ý kiến riêng của tôi, ngoài lề Giáo Luật.
Lm. Pio Ngô Phúc Hậu
Nguồn: dunglac.org