PDA

View Full Version : Thảo luận: "Sống thật với chính mình hay sống đúng với phẩm giá con nguời"



Vinhtho0303
13-09-2012, 01:44 PM
Xin chào các anh chị em trong diễn đàn giới trẻ công giáo, hôm nay mình mạo muội gửi lên câu hỏi thảo luận này để mong nhận được sự góp ý và lắng nghe suy nghĩ của các bạn trẻ trong giới trẻ công giáo - các Kitô hữu về ý kiến này.
Khi mình đưa câu hỏi này để thảo luận vì dạo gần đây mình thấy xã hội ngày càng phát triển, và có nhiều điều xảy ra chung quanh cuộc sống, và với vai trò của những người trẻ, những thành phần tương lai của Giáo HỘi và Xã HỘi, chúng ta suy nghĩ và hành động như thế nào, nên mình mạo muội gửi câu hỏi này để lắng nghe và cũng tích cóp thêm kiến thức thực tế từ các bạn trẻ để việc dạy giáo lý, chia sẽ và định hướng cho các em nhỏ được tốt hơn.

Xin cám ơn các bạn nhiều.

An Vi
13-09-2012, 01:48 PM
Hihi, bạn Vinhtho0303 cho An Vi hỏi tí nhé ^^
Chủ đề bạn đưa ra là " Sống thật với chính mình HAY sống đúng với phẩm giá con người", hai vế này theo bạn nó có đối lập nhau không?

Vinhtho0303
13-09-2012, 02:06 PM
Xin chào An Vi, Theo suy nghĩ của mình thì "Sống thật với chính mình hay Sống đúng phẩm giá con người" không hẳn là 2 vế đối ngược nhau, mà là 1 trong 2 vế sẽ ý nghĩa cao hơn. Có gì bạn cứ góp ý nha.

Mai Tín
13-09-2012, 03:10 PM
Bạn mến,
Vấn đề bạn hỏi nó rộng ơi là rộng; cao ơi là cao và sâu ơi là sâu.
Bạn biết sao không?

Tại vì á hả:

1. Nếu chúng mình là người Công giáo, thì hãy đọc "Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng" của Công Đồng Vaticano II để hiểu thế nào là "phẩm giá con người".
2. Sống thật với chính mình. Vậy mình là ai? Mình như thế nào? Mình có "biết mình" không. Ví dụ như (ví dụ thôi nhé) mình không biết mình là ai, thì làm sao "sống thật với chính mình được"?

Tuy vậy, đâu phải ai cũng đã đọc hết cuốn Công Đồng Vaticano II và sống theo tinh thần của Công Đồng; cũng đâu hẳn ai cũng "biết chính mình" để mà "sống thật với chính mình".

Mình tin bạn là một người trẻ, và đang đắng đót với cuộc sống này. Có thể bạn và tôi vẫn đang loay hoay trong cuộc sống này, và tìm xem: Tôi là ai? Và: Phẩm giá của tôi là gì?

Dưới nhãn quan của Kitô giáo, chúng mình điều đã biết:

Những yếu tố làm nên phẩm giá con người:

1. Con người mang hình ảnh Thiên Chúa
2. Con người có lý trí
3. Con người có lương tâm
4. Con người có ý chí tự do

Vậy, với bốn điểm trên, nếu mỗi người thật tâm học hiểu, dưới ánh sáng Lời Chúa, sẽ nhận ra "mình là ai", để biết "phải sống thật với chính mình" như thế nào.

Vấn đề bạn đề cập quả thực không dễ để nói vắn vỏi. Mỗi chúng mình còn phải học hiểu và trải nghiệm nhiều hơn nữa phải không bạn.

Thân chúc bạn bình an và tìm gặp chính mình nơi Thấy Chí Thánh.
Tiếp tục chia sẻ hen!

Vinhtho0303
13-09-2012, 03:19 PM
Xin chào anh Mai Tín, vì thời gian gần đây khi lên mạng và tìm hiểu thêm 1 số vấn đề của giới trẻ như: tình cảm của người trẻ, đồng tính, sống thử trước hôn nhân, những lầm lỡ của tuổi mới lớn ... và 1 số vấn đề khác và qua những câu comment của 1 số các bạn trẻ thì nhận được câu là hãy sống thật với chính mình. Nhưng với bản thân của người trẻ Kitô giáo, thì việc sống thật với chính mình hay sống đúng với phẩm giá con người mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên thì cái nào đúng hơn. Mong nhận được sự chia sẻ từ anh. Cám ơn anh.

Duy-an
13-09-2012, 03:35 PM
Mình thấy thế này,
khi không nắm được vấn đề thì sẽ khó bàn thảo.
Nói về chủ đề thảo luận và chia sẻ của bạn vinhtho0303
thì cả 2 vế đều có nhiều cách hiểu,
trong đó có những cách hiểu đối lập nhau.
Thí dụ nhé:
- Vế 1: sống thật với chính mình
chính mình ở đây nghĩa là chính con người chúng ta.
Mà Luận Ngữ nói 'nhân chi sơ tính bản thiện'
trong khi đó Denis Diderot thì cho rằng:
con người là chó sói đối với nhau.
Vậy, 'sống thật với chính mình'
phải hiểu là phải sống 'thiện' như bản chất ban đầu ('sơ')
hay phải sống 'ác' với nhau như những con chó sói?
thì mới là thật với chính mình?
- Vế 2: sống đúng phẩm giá con người.
Phẩm giá con người theo Kytô giáo hay theo mặt bằng chung của xã hội?
mà xã hội nói chung hay xã hội Việt Nam?
xã hội Việt Nam hôm nay hay thời nào?
mà cái 'phẩm giá' đó có phải như 'ai đó' từng hét lên:
'Còn có cái lai quần cũng đánh' và được ca tụng rần trời?
hay phẩm giá là hình ảnh 1 con người
bước lên đỉnh cao bằng con đường vinh quang
mà con đường đó được 'xây' bằng xác của kẻ thù?

Thật tình mình thấy chủ đề này khá hay và ích lợi,
nhưng sẽ khó để tham gia vì không được rõ ràng,
vì hình như sẽ còn những câu hỏi phía sau.
Nếu nó trắng hay đen cụ thể thì chắc sẽ có nhiều cái vote.
Ước mong như vậy.

Rất thân thương.
Duy-an.

Mai Tín
14-09-2012, 01:15 PM
...thời gian gần đây khi lên mạng và tìm hiểu thêm 1 số vấn đề của giới trẻ như:
1- tình cảm của người trẻ,
2- đồng tính,
3- sống thử trước hôn nhân,
4- những lầm lỡ của tuổi mới lớn ...
và 1 số vấn đề khác và qua những câu comment của 1 số các bạn trẻ thì nhận được câu là
5- hãy sống thật với chính mình.
Nhưng với bản thân của người trẻ Kitô giáo, thì:
6- việc sống thật với chính mình hay sống đúng với phẩm giá con người mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên thì cái nào đúng hơn.

Mai Tín chia sẻ thêm với bạn Vinhtho0303 và tất cả các bạn,

Vấn đề bạn Vinhtho0303 đưa ra thực sự là một vấn nạn, một thực tế đang diễn ra không chỉ ở Việt Nam, mà là vấn đề lớn đang là "hiện tượng" xảy ra khắp nơi trên thế giới.
Trong câu hỏi thảo luận của Vinhtho0303, mình xin chia ra thành 6 mục đã được tô đậm. Đọc qua 6 mục đó là thấy "nhức đầu" rồi hen? Bởi trong 6 điều trên, có những điều mà cả Giáo Hội và xã hội vẫn đang bàn thảo và chưa có hồi kết.

Riêng cá nhân Mai Tín, mình thấy thế này:
1. Tình cảm người trẻ. 3. Sống thử trước hôn nhân. 4. Những lầm lỡ của tuổi mới lớn..., là những khủng hoảng mà bất cứ người trẻ nào cũng có thể mắc phải. Để bào chữa, người ta dùng từ: "Hãy sống thật với chính mình", hoặc: "Hãy là chính mình". Tệ hơn một chút thì: "Ôi, cứ đạp trên dư luận mà sống", vì "đời em là của em, đời tôi là của tôi, còn mây xanh kia là của trời cao" (lời một bài hát).
Xem ra, người ta tự bào chữa cho cái bản năng của mình nhiều hơn là việc "hiểu mình" là gì. Có nhiều người, trong đó có phần đông người trẻ, hô hào việc "hãy là chính mình", để rồi "đánh mất mình" lúc nào không hay.
Một thực tế khi đọc qua thống kê về nạn phá thai ở người trẻ ngay tại Việt Nam thôi, người ta sẽ hỏi: "Đó có phải là "thành quả" của những lúc "sống thật", hay là hậu quả của sự bồng bột, yếu mềm và lầm lỡ của người trẻ?

2. (còn tiếp)