Pere Joseph
18-09-2012, 11:10 AM
Thực sự tin ?
CN thường niên 24B
Anh đã quan sát và tự rút ra kết luận cho riêng mình rằng: Khi con người không đặt Thượng Đế vào vị trí trung tâm của cuộc sống, họ sẽ dễ xô xát, cãi vã, ghen tị, đấu đá, thủ đoạn, lợi dụng, thù hận, hãm hại nhau… Nói cách khác, nhiều đổ vỡ bắt nguồn từ việc không có hoặc thiếu vắng niềm tin. Người ta không thể sống trọn vẹn, hài hòa nếu họ không có niềm tin. Ý thức điều ấy, anh giữ cho mình một sự nghiêm túc và quý trọng đối với vấn đề niềm tin. Anh tự hào về niềm tin tôn giáo của mình.
Một ngày kia, có người bạn học đặt một câu hỏi khiến anh bức xúc: “Cậu có thực sự tin Chúa không?”
Anh tròn xoe mắt ngạc nhiên rồi tỏ ra khó chịu. Một câu hỏi dư thừa và chạm tự ái đối với anh. Tuy là người có tính nóng nảy, lúc ấy không hiểu sao anh lại không phản ứng mạnh như bình thường. Cứ sự thường thì anh phải hỏi ngược lại người bạn ấy: “Tại sao cậu lại hỏi một câu xóc óc như vậy? Chẳng lẽ cậu không thấy tớ dành rất nhiều thời gian cho việc đạo đức?...” Nhưng lúc ấy, anh chỉ cười trừ mặc dù quê quê. Rồi từ đó anh bắt đầu suy nghĩ. Tại sao người bạn này lại hỏi như thế nhỉ?
Một Chúa Nhật nọ, anh đi tham dự Thánh Lễ. Đang băn khoăn về câu hỏi hôm nào của người bạn, anh chợt giật mình khi nghe các bài đọc Lời Chúa hôm ấy. Chúng dường như đang nói cho riêng anh vậy. Bài Tin Mừng kể lại việc Thầy Giêsu hỏi các học trò của mình: “Người ta bảo Thầy là ai?” Các môn sinh đưa ra các câu trả lời khác nhau. Thầy hỏi tiếp: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?” Nghe đến đây, anh được đánh động và được mời gọi nhìn lại mối tương quan của anh với Thầy. Không ai có thể trả lời thay anh. Có khi nào câu hỏi của người bạn học liên quan đến câu hỏi của Thầy Giêsu không ta? Anh bắt đầu xét mình.
Xét mình là một việc làm thú vị và hữu ích bởi nó giúp anh nhận ra những “phản chứng” của mình, như sau: Anh thường xuyên đi Lễ nhưng lại ít quan tâm đến những người xung quanh. Anh có thể thao thao bất tuyệt về những lời hay ý đẹp nhưng lại thiếu nhạy cảm đối với cảm xúc của tha nhân. Anh tự hào là người có niềm tin nhưng lại dễ chao đảo khi khó khăn xuất hiện. Anh cúi đầu cảm tạ Trời Cao về bao nhiêu ơn lành nhưng lại dễ sinh lòng ganh tị khi có ai may mắn hơn anh. Anh xúc động mỗi lần được Chúa tha thứ nhưng vẫn còn nhỏ nhen cố chấp khi có ai mắc lỗi với anh. Anh kể rằng anh luôn có Chúa đồng hành nhưng anh lại dễ hốt hoảng chạy tìm những cứu cánh của bùa chú mê tín mỗi khi đối diện với sóng gió. Anh ghi nhận lòng nhân hậu Chúa dành cho anh nhưng lại có những phản ứng chứa đầy bạo lực. Anh quý trọng tình yêu vô điều kiện của Chúa dành cho anh nhưng tình yêu của anh đối với tha nhân lại rất có điều kiện, nhiều đòi hỏi hơn là dấn thân. Anh tham gia vào các hoạt động phục vụ này nọ đến nỗi có nhiều người thần tượng anh, nhưng hình như việc phục vụ ấy đôi khi lại xuất phát từ nhu cầu có tiếng tăm để tạo sự an ổn tâm lý. Anh bảo rằng tự do là món quà cao quý Chúa ban cho con người để con người có khả năng sống yêu thương nhưng anh lại hay muốn kiểm soát cuộc đời người khác. Anh bảo rằng anh tin tưởng sự quan phòng yêu thương của Chúa nhưng anh lại thường hay than vãn oán trách về nhiều thứ. Anh tin rằng Chúa luôn đầy lòng khoan dung với tất cả, vậy mà anh lại khắc nghiệt với tha nhân và bản thân. Đức tin của anh dạy rằng anh được tạo dựng nên một cách cao quý theo hình ảnh Thiên Chúa, thế nhưng anh vẫn còn đánh giá thấp bản thân mình… Và còn những điều khác nữa.
“Cậu có thực sự tin Chúa không?” là câu hỏi của người bạn đã làm anh khó chịu và bắt đầu suy nghĩ. “Con bảo Thầy là ai?” là câu hỏi của Thầy giúp anh đi vào cốt lõi của vấn đề và tìm ra câu trả lời. Bây giờ anh hiểu tại sao người bạn hỏi như thế. Anh hiểu được rằng hành động cần phải tương hợp với tinh thần đức tin, đức tin cần phải được sáng tỏ bằng hành động. Bây giờ anh thấy nhận định của một môn đệ của Thầy tên là Gia-cô-bê thiệt hợp lý: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết….Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin.” (Gc 2: 17-18) Nhưng quan trọng nhất, bây giờ anh đã hiểu rõ hơn mối tương quan của anh với Thầy và đã biết cần phải làm gì để lần sau người khác khi nhìn vào đời sống của anh sẽ nói: “Tôi biết cậu rất tin Chúa.”
Chiêm ngắm cuộc đời Thầy – một cuộc đời đã sống chết trọn vẹn cho và chỉ cho tình yêu vô điều kiện – anh hạ quyết tâm sẽ thực hành tốt hơn lệnh truyền của Thầy: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Cứ dấu này mà người ta nhận biết các con là môn đệ Thầy, là: các con yêu thương nhau.” (Gioan 13:34-35)
Giuse Việt, O.Carm.
Đọc trong blog cá nhân:
Tiếng Việt: http://only3minutes.wordpress.com/tieng-viet/thuc-su-tin/ (http://only3minutes.wordpress.com/tieng-viet/thuc-su-tin/)
English: http://only3minutes.wordpress.com/english/truly-believe/ (http://only3minutes.wordpress.com/english/truly-believe/)
.
CN thường niên 24B
Anh đã quan sát và tự rút ra kết luận cho riêng mình rằng: Khi con người không đặt Thượng Đế vào vị trí trung tâm của cuộc sống, họ sẽ dễ xô xát, cãi vã, ghen tị, đấu đá, thủ đoạn, lợi dụng, thù hận, hãm hại nhau… Nói cách khác, nhiều đổ vỡ bắt nguồn từ việc không có hoặc thiếu vắng niềm tin. Người ta không thể sống trọn vẹn, hài hòa nếu họ không có niềm tin. Ý thức điều ấy, anh giữ cho mình một sự nghiêm túc và quý trọng đối với vấn đề niềm tin. Anh tự hào về niềm tin tôn giáo của mình.
Một ngày kia, có người bạn học đặt một câu hỏi khiến anh bức xúc: “Cậu có thực sự tin Chúa không?”
Anh tròn xoe mắt ngạc nhiên rồi tỏ ra khó chịu. Một câu hỏi dư thừa và chạm tự ái đối với anh. Tuy là người có tính nóng nảy, lúc ấy không hiểu sao anh lại không phản ứng mạnh như bình thường. Cứ sự thường thì anh phải hỏi ngược lại người bạn ấy: “Tại sao cậu lại hỏi một câu xóc óc như vậy? Chẳng lẽ cậu không thấy tớ dành rất nhiều thời gian cho việc đạo đức?...” Nhưng lúc ấy, anh chỉ cười trừ mặc dù quê quê. Rồi từ đó anh bắt đầu suy nghĩ. Tại sao người bạn này lại hỏi như thế nhỉ?
Một Chúa Nhật nọ, anh đi tham dự Thánh Lễ. Đang băn khoăn về câu hỏi hôm nào của người bạn, anh chợt giật mình khi nghe các bài đọc Lời Chúa hôm ấy. Chúng dường như đang nói cho riêng anh vậy. Bài Tin Mừng kể lại việc Thầy Giêsu hỏi các học trò của mình: “Người ta bảo Thầy là ai?” Các môn sinh đưa ra các câu trả lời khác nhau. Thầy hỏi tiếp: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?” Nghe đến đây, anh được đánh động và được mời gọi nhìn lại mối tương quan của anh với Thầy. Không ai có thể trả lời thay anh. Có khi nào câu hỏi của người bạn học liên quan đến câu hỏi của Thầy Giêsu không ta? Anh bắt đầu xét mình.
Xét mình là một việc làm thú vị và hữu ích bởi nó giúp anh nhận ra những “phản chứng” của mình, như sau: Anh thường xuyên đi Lễ nhưng lại ít quan tâm đến những người xung quanh. Anh có thể thao thao bất tuyệt về những lời hay ý đẹp nhưng lại thiếu nhạy cảm đối với cảm xúc của tha nhân. Anh tự hào là người có niềm tin nhưng lại dễ chao đảo khi khó khăn xuất hiện. Anh cúi đầu cảm tạ Trời Cao về bao nhiêu ơn lành nhưng lại dễ sinh lòng ganh tị khi có ai may mắn hơn anh. Anh xúc động mỗi lần được Chúa tha thứ nhưng vẫn còn nhỏ nhen cố chấp khi có ai mắc lỗi với anh. Anh kể rằng anh luôn có Chúa đồng hành nhưng anh lại dễ hốt hoảng chạy tìm những cứu cánh của bùa chú mê tín mỗi khi đối diện với sóng gió. Anh ghi nhận lòng nhân hậu Chúa dành cho anh nhưng lại có những phản ứng chứa đầy bạo lực. Anh quý trọng tình yêu vô điều kiện của Chúa dành cho anh nhưng tình yêu của anh đối với tha nhân lại rất có điều kiện, nhiều đòi hỏi hơn là dấn thân. Anh tham gia vào các hoạt động phục vụ này nọ đến nỗi có nhiều người thần tượng anh, nhưng hình như việc phục vụ ấy đôi khi lại xuất phát từ nhu cầu có tiếng tăm để tạo sự an ổn tâm lý. Anh bảo rằng tự do là món quà cao quý Chúa ban cho con người để con người có khả năng sống yêu thương nhưng anh lại hay muốn kiểm soát cuộc đời người khác. Anh bảo rằng anh tin tưởng sự quan phòng yêu thương của Chúa nhưng anh lại thường hay than vãn oán trách về nhiều thứ. Anh tin rằng Chúa luôn đầy lòng khoan dung với tất cả, vậy mà anh lại khắc nghiệt với tha nhân và bản thân. Đức tin của anh dạy rằng anh được tạo dựng nên một cách cao quý theo hình ảnh Thiên Chúa, thế nhưng anh vẫn còn đánh giá thấp bản thân mình… Và còn những điều khác nữa.
“Cậu có thực sự tin Chúa không?” là câu hỏi của người bạn đã làm anh khó chịu và bắt đầu suy nghĩ. “Con bảo Thầy là ai?” là câu hỏi của Thầy giúp anh đi vào cốt lõi của vấn đề và tìm ra câu trả lời. Bây giờ anh hiểu tại sao người bạn hỏi như thế. Anh hiểu được rằng hành động cần phải tương hợp với tinh thần đức tin, đức tin cần phải được sáng tỏ bằng hành động. Bây giờ anh thấy nhận định của một môn đệ của Thầy tên là Gia-cô-bê thiệt hợp lý: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết….Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin.” (Gc 2: 17-18) Nhưng quan trọng nhất, bây giờ anh đã hiểu rõ hơn mối tương quan của anh với Thầy và đã biết cần phải làm gì để lần sau người khác khi nhìn vào đời sống của anh sẽ nói: “Tôi biết cậu rất tin Chúa.”
Chiêm ngắm cuộc đời Thầy – một cuộc đời đã sống chết trọn vẹn cho và chỉ cho tình yêu vô điều kiện – anh hạ quyết tâm sẽ thực hành tốt hơn lệnh truyền của Thầy: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Cứ dấu này mà người ta nhận biết các con là môn đệ Thầy, là: các con yêu thương nhau.” (Gioan 13:34-35)
Giuse Việt, O.Carm.
Đọc trong blog cá nhân:
Tiếng Việt: http://only3minutes.wordpress.com/tieng-viet/thuc-su-tin/ (http://only3minutes.wordpress.com/tieng-viet/thuc-su-tin/)
English: http://only3minutes.wordpress.com/english/truly-believe/ (http://only3minutes.wordpress.com/english/truly-believe/)
.