PDA

View Full Version : ĐẠO GỐC hay GỐC ĐẠO?



Đinh Đinh Jos.
19-09-2012, 09:16 AM
Đạo Gốc:

Có người hỏi: Ta sống ở đời này để làm gì? Thưa: Ta sống ở đời này để tìm hạnh phúc và hạnh phúc thật là được hiệp thông với Thiên Chúa. (số1, toát yếu sách Giáo Lý Công Giáo)
Vậy, tại sao hạnh phúc ấy chỉ có ở nơi Thiên Chúa? Thưa: Vì Ta được Thiên Chúa tạo dựng, nên khao khát hiệp thông với Người như lời Thánh Augustinô nói: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con và lòng con khắc khoải cho tới khi được an nghỉ trong Chúa.”(số2, toát yếu sách GLCG)
Đó chính là câu trả lời của Đạo Công Giáo.
Thiên Chúa chính là con đường duy nhất để ta đạt tới hạnh phúc, là chân lý để ta theo đuổi, là lẽ sống để ta tồn tại. Vì chính “Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống.” (Ga14,6)
Đạo cũng là tên gọi của các Giáo phái: Đạo Thiên Chúa, Đạo Phật, Đạo Hindu, Đạo Cao Đài....
Từ ngữ này còn được hiểu cách rộng nơi những con người, làng xóm giữ Đạo lâu năm, truyền cho con cháu từ đời nọ tới đời kia hằng tuân phục những Ngừơi sáng lập Đạo.



Gốc Đạo:

Đạo là đường. Mà đã là đường thì phải có đường đẹp, đường xấu.
Gốc là nguồn gốc, cội rễ là cái khởi đầu, phát xuất.
Vậy gốc Đạo là con đường chính yếu, duy nhất để đạt tới mục đích. Bằng con đường chính này ta sẽ rẽ qua nhiều đường khác của cuộc đời, đẹp hay xấu là do ta lựa chọn. Nhưng đường chính vẫn là con đường rộng lối chờ ta khi lầm đường lạc lối.



Đạo Gốc hay Gốc Đạo?

Ngày nay, có nhiều bạn trẻ vẫn trung thành với truyền thống cha ông để lại, nghiêm chỉnh chấp hành Đạo: một năm xưng tội ít là một lần. Với buộc luật đó, các bạn còn kéo theo những lý lẽ bẩm sinh, vốn có: một năm xưng tội, đi lễ và rước lễ ít là một lần.(xưng tội để được rước lễ, mà muốn rước lễ thì phải đi lễ. Chính xác!!!):vonguc:
Có những bạn đạo đức hơn với luật buộc, một tuần phải đi lễ 1 lần! Rất đạo đức! Nhưng điều không hay ở chỗ là thường xuyên ngồi ngoài nhà thờ với ý kiến: ‘tôi thấy ngại khi lâu lâu mới vào trong đó. Vả lại, người hay đi lễ họ ngồi quen chỗ rồi. Tôi ngơ ngơ ngồi nhầm họ đuổi cho.’:d (Rất đúng!) vậy chỗ quen của bạn ở đâu? Là đây...(chính là những gốc cây, hàng ghế đá ngoài nhà thờ) Chúng tôi tạm gọi những người đó là Đạo gốc.
Danh từ Đạo gốc nghe thật tốt lành, thánh thiện dường bao. Vì người Kitô hữu rất tự hào mình là con cái của Chúa. Nhưng những người này có hiểu được ý nghĩa mà chúng tôi muốn gởi đến không? Đạo ngoài gốc cây đó!
Suốt năm họ chỉ thăm gia có mỗi 1 mùa Phụng vụ đó là mùa Vọng (vọng từ gốc vọng vào) Ồh không!!! Oan uổng, thật là oan uổng cho họ! Họ tham dự đến 3 mùa đấy: mùa Vọng, mùa Chay và mùa Quanh năm; chiếm phần lớn 3/5 mùa rồi còn gì?
Mùa Vọng: mong chờ Chúa đến. (phải ra ngoài chờ chứ!)
Mùa Chay: ăn năn, thống hối những lỗi lầm. (phải ăn chay, kiêng thịt “không rước Mình Thánh Chúa!”)
Mùa Quanh năm: để đền bù những thiếu xót trong 1 năm Phụng vụ, chỉ sự vui tươi, nhiệt tình và hy vọng. (phải quanh năm, suốt tháng mong chờ Chúa đến bằng việc hãm mình ép xác!)
Trước khi Thánh lễ bắt đầu, họ như những người đồng tế với Chủ tế, cầm điếu thuốc rít mấy hơi, phà phà ra một làn khói trắng, nghi ngút như hương trầm bay lên trước ngai Chúa.:bt
Đạo gốc cũng tốt lành đấy!
Nhưng Đạo gốc của họ so với Đạo gốc của cha ông có khác biệt gì?
Thật đau lòng khi đem ra so sánh như vậy. Ngày xưa, ông cha ta đã gìn giữ, bảo vệ Đạo tốt đẹp biết bao, có cả những Vị tử vì Đạo. Thế mà ngày nay, con cháu lại làm đẹp mặt ông bà.:mang
Đạo chỉ là hình thức, bổn phận của họ khi được cha mẹ cho chịu Phép rửa từ lúc còn thơ mà thôi: ‘nếu như tôi lớn, tôi chẳng thèm theo Đạo. Con cái tôi sau này, đứa nào thích thì theo; tôi không ép’. Một bạn sinh viên quả quyết nói.
Ngày xưa, cha mẹ ta vun trồng, tưới tắm cho gốc Đạo to bao nhiêu, vững mạnh, tươi tốt bao nhiêu; với hy vọng con cháu sẽ được nhờ. Thì ngày nay ta lại trở lại gốc ấy mà: đào bới, đục, đẽo như những con sâu đục thân ăn dần ăn mòn, luồn lách tìm những chỗ hở để chống đỡ cho hiện trạng của mình; khiến gốc cây vĩ đại ấy hao mòn, chết dần theo năm tháng. Thực tại ấy sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn cứ lăn mãi lăn mãi đến bao giờ? Đến khi nao những ngọn cây ấy mới hiểu rõ vấn đề, chấp nhận số phận mà lớn lên, vươn cao, vươn thẳng đến ngai toà Chúa. Hình ảnh đó chắc đẹp lắm nhỉ? (ngọn vươn lên quay trở lại biến thành gốc, rồi gốc trổ sinh nhiều ngọn non vươn thẳng lên cõi Thiên đình. Đó là Đạo. đ )



Luận Kết:


Thực chất mà nói, Đạo gốc hay gốc Đạo chỉ là một mà thôi. Nó được hoán đổi cho nhau để cho người sau biết người trước và ngược lại. Nhưng cốt yếu vẫn chỉ có một Đạo mà thôi: Đạo tại tâm. Nếu lòng người ra chai đá thì người chết có sống lại cũng không thay đổi đựơc gì! Vì tổ phụ Apraham nói: “Môsê và các Ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.” (Lc17,31)