Pere Joseph
15-11-2012, 04:43 AM
Khác để khéo
Ăn uống là một nhu cầu. Sống vui không những là một nhu cầu mà còn là một nghệ thuật. Sống vui được với nhau là một tinh hoa nghệ thuật. Hạnh phúc là hoa trái của nghệ thuật ấy.
Lý muốn hạnh phúc trong các mối tương quan. Anh cảm thấy mình có thiện chí nhưng cứ bị lấn cấn hoài trong giao tiếp. Tình cờ một hôm gặp người bạn học cũ, hai người rủ nhau đi uống nước. Câu chuyện hôm ấy diễn ra nhẹ nhàng mà bổ ích.
“Tớ thấy nhiều khi mình cần khéo léo một chút thì mọi sự sẽ tốt hơn.” Anh bạn học tên Tâm nhận định.
“Làm sao để khéo đây? Tôi cũng đang băn khoăn về vấn đề này.”
“Muốn khéo thì trước hết phải khác đi.”
“Là sao?” Lý thắc mắc.
“Cũng không phức tạp lắm đâu. Cậu kể cho tớ nghe một chút về cách ứng xử của cậu đi rồi tớ xem có đóng góp ý kiến gì được không.”
“Được. Tuần trước, chuyện chẳng có gì mà vợ tôi làm lớn chuyện. Vợ chồng đi ăn tối ở một nhà hàng Huế. Trong lúc ăn, tớ nói với vợ: “Cái gã đồng nghiệp của em hôm bữa đến nhà mình có vẻ cộc tính và bợm nhậu!” Chỉ là một câu về một gã đồng nghiệp người dưng nước lã mà vợ tôi lấy làm khó chịu.” Lý phàn nàn.
“Nếu là tớ, tớ sẽ nói: “Theo cách nhìn của riêng anh, người bạn đồng nghiệp hôm bữa đến nhà mình chơi hình như có tâm sự gì không được thoải mái lắm. Hôm đó, thấy anh ta uống cũng khá nhiều, em nhỉ.” Chúng ta có khuynh hướng nhận định theo kiểu kết luận về người khác nhưng thực tế thì ít khi ta hiểu rõ về họ. Bởi thế, tớ thấy thận trọng trong lời nói là cần thiết.”
“Ồ, cũng có lí. À, sau đó vợ tôi đổi đề tài: “Món này em kêu ăn được không anh?” Tôi trả lời: “Nhìn thì đẹp mà ăn nhạt như nước ốc.” Tôi là người thẳng thắn, có sao nói vậy. Thế mà vợ tôi lại không vui.” Lý vừa nói vừa tỏ vẻ thất vọng.
“Luôn luôn có hơn một cách nói để diễn tả cùng một vấn đề. Thẳng tính đôi khi chỉ là cái cớ cho phép mình không chịu khó sống có nghệ thuật. Lần sau cậu thử nói: “Món em gọi nhìn thẩm mĩ lắm. Theo khẩu vị của riêng anh thì nó hơi nhạt một chút. Để anh xin thêm chén mắm cho thêm đậm đà.”
“Ừa, ý của cậu nghe tích cực hơn. À, hôm bữa tôi cũng hơi quê. Đến nhà thằng em rể chơi. Nói chuyện qua lại, tôi bảo: “Anh đi guốc trong bụng chú. Chú thì anh còn lạ gì nữa.” Thằng này xỏ lại tôi: “Anh chui vào bụng em bằng cách nào vậy? Bây giờ em ngậm miệng lại, anh ra bằng đường nào?””
“Ha ha ha…. Tớ xin lỗi đã cười nhưng mà tiếu lâm quá!!!” Tâm hắng giọng, “Ông bạn của tớ à, có những thành ngữ người ta hay dùng nhưng mà xét kĩ thì không đúng đâu. Chẳng hạn như câu cậu dùng, hoặc là câu “Tôi biết tỏng tòng tong anh rồi.” Không ai biết người khác hết đâu. Bản thân mình còn chưa biết hết mình nữa là.” Người bạn học hình như vẫn còn đang tủm tỉm cố nhịn cười.
“Hì hì hì….” Lý cười một cách hơi gượng gạo. “À, hôm bữa tôi lên Sài Gòn ghé thăm nhà thằng bạn cùng quê. Mấy năm trời không gặp nên tôi hỏi thăm về cuộc sống của nó. Nó cứ úp úp mở mở. Tôi sùng lên bảo nó giống con mèo. Thế là nó cũng sùng lên.”
“Ủa, tại sao lại giống con mèo?” Anh bạn học thắc mắc.
“Tôi bảo nó cứ giấu da giấu diếm như mèo giấu cứt.”
“Ui trời ơi, công nhận cậu vô tư thật. Ai cũng cần được tôn trọng sự riêng tư, ông bạn của tớ ơi. Những chuyện riêng tư thì để cho người ta tự tâm sự nếu họ thấy muốn. Giả sử mình có hỏi về điều gì đó thì quyền trả lời vẫn hoàn toàn thuộc về người ta mà. Thêm nữa, ngày xưa tớ cũng có lần dùng câu này nhưng sau đó chợt nhận ra rằng mình rất cần tránh những từ ngữ ‘phân tro’ kẻo vô tình làm bẩn miệng mình, phải không cậu?... Ui, uống thôi, nói hăng quá để trà nguội rồi.”
Hai người cụng ly cái cốp.
“Lâu ngày không gặp cậu, cậu thay đổi cũng nhiều ha.” Lý nói.
“Ừa, tớ cũng phiêu bạt đây đó. Cuộc đời kể ra cũng thú vị thiệt.” Tâm kể.
“Nói chuyện với cậu thú vị thiệt. À, có chuyện này tôi hỏi ý cậu luôn. Con trai tôi học cũng khá lắm. Hôm qua, tôi nhìn học bạ tháng vừa rồi của nó, nhận xét: “Tháng này con bị một điểm 6.” Nó buồn thiu và có vẻ ăn mất ngon.
“Vậy à? Thế trước khi cậu nói vậy, cậu có đánh giá cao những thành quả khác của con cậu không? À, nếu cậu thay chữ ‘bị’ thành chữ ‘được’ và nói: “Tháng này con được một điểm 6. Con của bố thông minh. Bố tin rằng nếu con để ý rèn luyện thêm chút nữa về môn này thì lần sau sẽ được điểm cao hơn.” Cách nói tích cực sẽ thúc đẩy con cậu tự tin hơn.”
Lý gật gù rồi nói tiếp: “Hôm nọ tôi có hẹn với sếp đi ăn tối. Tôi có việc đột xuất nên bị trễ mất gần một tiếng mà lại không có cách nào báo cho sếp biết. Khi tôi đến nơi thì sếp gằn giọng: “Tại sao mãi giờ này anh mới tới?” Buổi ăn tối tự nhiên nặng nề ghê. Tôi muốn giải thích nhưng tự nhiên cảm thấy mất tinh thần nên chỉ xin lỗi cho xong chuyện.”
“Ừa, cậu biết không, trước đây tớ vấp phải nhiều sai lỗi khi suy đoán về người khác, về tình hình của họ. Sự đánh giá của tớ nhiều khi thật ra chỉ dựa trên cảm nhận chủ quan của tớ về họ, mà cảm nhận chủ quan thì phần lớn xuất phát từ những điều bất an trong lòng mà chính mình chưa giải quyết được. Tớ có khuynh hướng tưởng mình hiểu người khác nhưng thực tế chỉ là hiểu lầm hoặc là hiểu có một tí ti thôi đã vội kết luận ngon lành. Bởi thế, tớ đã gây đau khổ cho người khác. Ước gì ông sếp của cậu biết hỏi một cách hay hơn, chẳng hạn như: “Anh không sao đấy chứ? Tôi lo anh có chuyện gì. Anh ở đây thì tốt rồi.” Có lẽ cậu sẽ thấy thoải mái hơn để giãi bày hoàn cảnh của mình. Nếu lần sau có gặp chuyện như thế, tớ nghĩ cậu cũng ráng nén buồn tủi mà giải thích nhẹ nhàng cho người ta hiểu. Lời giải thích nhiều khi có tác dụng đả thông những bế tắc do nhận thức chủ quan của người trong cuộc.”
“Tôi thấy thế có lý. Nhưng thú thật tôi đang bực mình về một chuyện mới xảy ra hôm qua trong chỗ làm. Tôi thấy phòng ăn trưa chung của công ty lộn xộn nên đề nghị mọi người bỏ chút thời gian sau giờ làm ở lại cùng dọn dẹp. Vậy mà một bà đồng nghiệp nói tôi rảnh quá, chuyện mình còn chưa lo xong mà đòi đi lo chuyện thiên hạ. Tớ chỉ muốn tốt cho mọi người, vậy mà lại gặp thái độ kì cục ấy. Bực cả mình!” Lý gằn giọng.
“Này cậu, cậu có biết giờ này người bạn đồng nghiệp của cậu đang làm gì không? Có thể cô ấy đang đi hát karaoke vui vẻ với bạn bè. Còn cậu thì vẫn còn ngồi đây hậm hực trong lòng. Như vậy là đang lãng phí sức lực và tâm trí. Coi chừng cậu đang tự tạo ra bất công cho chính mình và giam hãm mình trong quá khứ đã qua. Cẩn thận để tránh khổ tâm vô lý nhé. Theo tớ thấy, sống trong cuộc đời này, nhiều khi mình cần phải nhắc bản thân rằng có nhiều chuyện diễn ra chỉ là gió thoảng mây bay, chẳng còn tồn tại và không hề quan trọng gì cho hạnh phúc của mình. Mình còn giữ nó trong lòng là còn tự trói mình với nó trong khi nó đâu còn nữa. Uổng phí sức khỏe, phải không cậu?” Tâm nháy mắt để Lý bớt căng thẳng.
…
Ngày xưa lúc còn học chung, hai người ngồi hai góc lớp khác nhau. Hầu như chỉ chào nhau đại khái trong lớp chứ không thân thiết tâm tình gì nhiều. Nhưng hôm nay gặp lại, có lẽ cuộc sống có nhiều suy tư chung nên hai người bạn chia sẻ được thật nhiều. Đáng quý!
Trước khi tạm biệt, Tâm chủ động ôn tồn nói với Lý: “Có một điều tớ phát hiện trong cuộc sống của mình, chia sẻ với cậu để cậu suy gẫm thêm với tớ xem sao. Đó là: Trong hoàn cảnh không có tâm trạng nồng nàn, vẫn can trường nói lên lời yêu thương với ai đó là một sự khôn ngoan có tầm vóc.”
“Nhưng như vậy thì có vẻ không tự nhiên, gượng ép thế nào ấy. Khó làm lắm!” Lý đáp.
“Mới đầu tớ cũng có cảm giác không tự nhiên. Nhưng sau đó suy gẫm sâu hơn, tớ thấy thật ra chẳng có điều gì quan trọng hơn là yêu thương trong đời người. Cái gì càng cần thiết thì phải càng là tự nhiên, đúng không cậu? Chẳng lẽ mình lại để tình yêu thương quý giá của mình chỉ ở mức ngang hàng với cảm xúc mong manh thôi sao? Nó phải là điều gì cao cả, bền vững hơn nhiều chứ, phải không Lý? Không biết cậu thế nào, nhưng tớ thì đã nhận ra điều này và cố gắng thực hiện vì tớ hiểu rằng: nếu người thân của mình lỡ xảy ra chuyện gì bất trắc, có thể mình sẽ chỉ còn biết khóc nhưng không còn cơ hội diễn tả yêu thương nữa. Thật ra, không cảm thấy nồng nàn là một cơ hội tốt để chiến thắng tính vị kỉ cố hữu nơi bản thân. Biết vượt qua tâm trạng ảm đạm của chính mình để chọn điều quan trọng hơn – tình yêu và hạnh phúc – là một sự khéo léo đầy khôn ngoan và bản lĩnh.”
“Wow, sao cậu có thể hiểu ra và làm được điều ấy?” Lý thắc mắc.
“Vị Thầy dạy tớ chính là Giêsu đang hấp hối trên thập giá. Lúc ấy Thầy đau đớn và tủi nhục ê chề, làm gì mà có cảm giác lãng mạn nồng nàn được; nhưng Thầy vẫn thốt lên lời yêu thương tha thứ trong hơi thở yếu ớt cuối cùng: “Xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm!” Thầy kiên tâm chọn làm như thế để giữ tình yêu và hạnh phúc cho con người, kể cả những người đang giết chết Thầy.”
…
Lý tạm biệt bạn trở về với cuộc sống của riêng mình. Anh thấy mình đã khác. Thầm dâng một lời cầu nguyện cho Tâm, anh tự nhủ sẽ để ý tập sống khéo thêm mỗi ngày.
Giuse Việt, O.Carm.
Ăn uống là một nhu cầu. Sống vui không những là một nhu cầu mà còn là một nghệ thuật. Sống vui được với nhau là một tinh hoa nghệ thuật. Hạnh phúc là hoa trái của nghệ thuật ấy.
Lý muốn hạnh phúc trong các mối tương quan. Anh cảm thấy mình có thiện chí nhưng cứ bị lấn cấn hoài trong giao tiếp. Tình cờ một hôm gặp người bạn học cũ, hai người rủ nhau đi uống nước. Câu chuyện hôm ấy diễn ra nhẹ nhàng mà bổ ích.
“Tớ thấy nhiều khi mình cần khéo léo một chút thì mọi sự sẽ tốt hơn.” Anh bạn học tên Tâm nhận định.
“Làm sao để khéo đây? Tôi cũng đang băn khoăn về vấn đề này.”
“Muốn khéo thì trước hết phải khác đi.”
“Là sao?” Lý thắc mắc.
“Cũng không phức tạp lắm đâu. Cậu kể cho tớ nghe một chút về cách ứng xử của cậu đi rồi tớ xem có đóng góp ý kiến gì được không.”
“Được. Tuần trước, chuyện chẳng có gì mà vợ tôi làm lớn chuyện. Vợ chồng đi ăn tối ở một nhà hàng Huế. Trong lúc ăn, tớ nói với vợ: “Cái gã đồng nghiệp của em hôm bữa đến nhà mình có vẻ cộc tính và bợm nhậu!” Chỉ là một câu về một gã đồng nghiệp người dưng nước lã mà vợ tôi lấy làm khó chịu.” Lý phàn nàn.
“Nếu là tớ, tớ sẽ nói: “Theo cách nhìn của riêng anh, người bạn đồng nghiệp hôm bữa đến nhà mình chơi hình như có tâm sự gì không được thoải mái lắm. Hôm đó, thấy anh ta uống cũng khá nhiều, em nhỉ.” Chúng ta có khuynh hướng nhận định theo kiểu kết luận về người khác nhưng thực tế thì ít khi ta hiểu rõ về họ. Bởi thế, tớ thấy thận trọng trong lời nói là cần thiết.”
“Ồ, cũng có lí. À, sau đó vợ tôi đổi đề tài: “Món này em kêu ăn được không anh?” Tôi trả lời: “Nhìn thì đẹp mà ăn nhạt như nước ốc.” Tôi là người thẳng thắn, có sao nói vậy. Thế mà vợ tôi lại không vui.” Lý vừa nói vừa tỏ vẻ thất vọng.
“Luôn luôn có hơn một cách nói để diễn tả cùng một vấn đề. Thẳng tính đôi khi chỉ là cái cớ cho phép mình không chịu khó sống có nghệ thuật. Lần sau cậu thử nói: “Món em gọi nhìn thẩm mĩ lắm. Theo khẩu vị của riêng anh thì nó hơi nhạt một chút. Để anh xin thêm chén mắm cho thêm đậm đà.”
“Ừa, ý của cậu nghe tích cực hơn. À, hôm bữa tôi cũng hơi quê. Đến nhà thằng em rể chơi. Nói chuyện qua lại, tôi bảo: “Anh đi guốc trong bụng chú. Chú thì anh còn lạ gì nữa.” Thằng này xỏ lại tôi: “Anh chui vào bụng em bằng cách nào vậy? Bây giờ em ngậm miệng lại, anh ra bằng đường nào?””
“Ha ha ha…. Tớ xin lỗi đã cười nhưng mà tiếu lâm quá!!!” Tâm hắng giọng, “Ông bạn của tớ à, có những thành ngữ người ta hay dùng nhưng mà xét kĩ thì không đúng đâu. Chẳng hạn như câu cậu dùng, hoặc là câu “Tôi biết tỏng tòng tong anh rồi.” Không ai biết người khác hết đâu. Bản thân mình còn chưa biết hết mình nữa là.” Người bạn học hình như vẫn còn đang tủm tỉm cố nhịn cười.
“Hì hì hì….” Lý cười một cách hơi gượng gạo. “À, hôm bữa tôi lên Sài Gòn ghé thăm nhà thằng bạn cùng quê. Mấy năm trời không gặp nên tôi hỏi thăm về cuộc sống của nó. Nó cứ úp úp mở mở. Tôi sùng lên bảo nó giống con mèo. Thế là nó cũng sùng lên.”
“Ủa, tại sao lại giống con mèo?” Anh bạn học thắc mắc.
“Tôi bảo nó cứ giấu da giấu diếm như mèo giấu cứt.”
“Ui trời ơi, công nhận cậu vô tư thật. Ai cũng cần được tôn trọng sự riêng tư, ông bạn của tớ ơi. Những chuyện riêng tư thì để cho người ta tự tâm sự nếu họ thấy muốn. Giả sử mình có hỏi về điều gì đó thì quyền trả lời vẫn hoàn toàn thuộc về người ta mà. Thêm nữa, ngày xưa tớ cũng có lần dùng câu này nhưng sau đó chợt nhận ra rằng mình rất cần tránh những từ ngữ ‘phân tro’ kẻo vô tình làm bẩn miệng mình, phải không cậu?... Ui, uống thôi, nói hăng quá để trà nguội rồi.”
Hai người cụng ly cái cốp.
“Lâu ngày không gặp cậu, cậu thay đổi cũng nhiều ha.” Lý nói.
“Ừa, tớ cũng phiêu bạt đây đó. Cuộc đời kể ra cũng thú vị thiệt.” Tâm kể.
“Nói chuyện với cậu thú vị thiệt. À, có chuyện này tôi hỏi ý cậu luôn. Con trai tôi học cũng khá lắm. Hôm qua, tôi nhìn học bạ tháng vừa rồi của nó, nhận xét: “Tháng này con bị một điểm 6.” Nó buồn thiu và có vẻ ăn mất ngon.
“Vậy à? Thế trước khi cậu nói vậy, cậu có đánh giá cao những thành quả khác của con cậu không? À, nếu cậu thay chữ ‘bị’ thành chữ ‘được’ và nói: “Tháng này con được một điểm 6. Con của bố thông minh. Bố tin rằng nếu con để ý rèn luyện thêm chút nữa về môn này thì lần sau sẽ được điểm cao hơn.” Cách nói tích cực sẽ thúc đẩy con cậu tự tin hơn.”
Lý gật gù rồi nói tiếp: “Hôm nọ tôi có hẹn với sếp đi ăn tối. Tôi có việc đột xuất nên bị trễ mất gần một tiếng mà lại không có cách nào báo cho sếp biết. Khi tôi đến nơi thì sếp gằn giọng: “Tại sao mãi giờ này anh mới tới?” Buổi ăn tối tự nhiên nặng nề ghê. Tôi muốn giải thích nhưng tự nhiên cảm thấy mất tinh thần nên chỉ xin lỗi cho xong chuyện.”
“Ừa, cậu biết không, trước đây tớ vấp phải nhiều sai lỗi khi suy đoán về người khác, về tình hình của họ. Sự đánh giá của tớ nhiều khi thật ra chỉ dựa trên cảm nhận chủ quan của tớ về họ, mà cảm nhận chủ quan thì phần lớn xuất phát từ những điều bất an trong lòng mà chính mình chưa giải quyết được. Tớ có khuynh hướng tưởng mình hiểu người khác nhưng thực tế chỉ là hiểu lầm hoặc là hiểu có một tí ti thôi đã vội kết luận ngon lành. Bởi thế, tớ đã gây đau khổ cho người khác. Ước gì ông sếp của cậu biết hỏi một cách hay hơn, chẳng hạn như: “Anh không sao đấy chứ? Tôi lo anh có chuyện gì. Anh ở đây thì tốt rồi.” Có lẽ cậu sẽ thấy thoải mái hơn để giãi bày hoàn cảnh của mình. Nếu lần sau có gặp chuyện như thế, tớ nghĩ cậu cũng ráng nén buồn tủi mà giải thích nhẹ nhàng cho người ta hiểu. Lời giải thích nhiều khi có tác dụng đả thông những bế tắc do nhận thức chủ quan của người trong cuộc.”
“Tôi thấy thế có lý. Nhưng thú thật tôi đang bực mình về một chuyện mới xảy ra hôm qua trong chỗ làm. Tôi thấy phòng ăn trưa chung của công ty lộn xộn nên đề nghị mọi người bỏ chút thời gian sau giờ làm ở lại cùng dọn dẹp. Vậy mà một bà đồng nghiệp nói tôi rảnh quá, chuyện mình còn chưa lo xong mà đòi đi lo chuyện thiên hạ. Tớ chỉ muốn tốt cho mọi người, vậy mà lại gặp thái độ kì cục ấy. Bực cả mình!” Lý gằn giọng.
“Này cậu, cậu có biết giờ này người bạn đồng nghiệp của cậu đang làm gì không? Có thể cô ấy đang đi hát karaoke vui vẻ với bạn bè. Còn cậu thì vẫn còn ngồi đây hậm hực trong lòng. Như vậy là đang lãng phí sức lực và tâm trí. Coi chừng cậu đang tự tạo ra bất công cho chính mình và giam hãm mình trong quá khứ đã qua. Cẩn thận để tránh khổ tâm vô lý nhé. Theo tớ thấy, sống trong cuộc đời này, nhiều khi mình cần phải nhắc bản thân rằng có nhiều chuyện diễn ra chỉ là gió thoảng mây bay, chẳng còn tồn tại và không hề quan trọng gì cho hạnh phúc của mình. Mình còn giữ nó trong lòng là còn tự trói mình với nó trong khi nó đâu còn nữa. Uổng phí sức khỏe, phải không cậu?” Tâm nháy mắt để Lý bớt căng thẳng.
…
Ngày xưa lúc còn học chung, hai người ngồi hai góc lớp khác nhau. Hầu như chỉ chào nhau đại khái trong lớp chứ không thân thiết tâm tình gì nhiều. Nhưng hôm nay gặp lại, có lẽ cuộc sống có nhiều suy tư chung nên hai người bạn chia sẻ được thật nhiều. Đáng quý!
Trước khi tạm biệt, Tâm chủ động ôn tồn nói với Lý: “Có một điều tớ phát hiện trong cuộc sống của mình, chia sẻ với cậu để cậu suy gẫm thêm với tớ xem sao. Đó là: Trong hoàn cảnh không có tâm trạng nồng nàn, vẫn can trường nói lên lời yêu thương với ai đó là một sự khôn ngoan có tầm vóc.”
“Nhưng như vậy thì có vẻ không tự nhiên, gượng ép thế nào ấy. Khó làm lắm!” Lý đáp.
“Mới đầu tớ cũng có cảm giác không tự nhiên. Nhưng sau đó suy gẫm sâu hơn, tớ thấy thật ra chẳng có điều gì quan trọng hơn là yêu thương trong đời người. Cái gì càng cần thiết thì phải càng là tự nhiên, đúng không cậu? Chẳng lẽ mình lại để tình yêu thương quý giá của mình chỉ ở mức ngang hàng với cảm xúc mong manh thôi sao? Nó phải là điều gì cao cả, bền vững hơn nhiều chứ, phải không Lý? Không biết cậu thế nào, nhưng tớ thì đã nhận ra điều này và cố gắng thực hiện vì tớ hiểu rằng: nếu người thân của mình lỡ xảy ra chuyện gì bất trắc, có thể mình sẽ chỉ còn biết khóc nhưng không còn cơ hội diễn tả yêu thương nữa. Thật ra, không cảm thấy nồng nàn là một cơ hội tốt để chiến thắng tính vị kỉ cố hữu nơi bản thân. Biết vượt qua tâm trạng ảm đạm của chính mình để chọn điều quan trọng hơn – tình yêu và hạnh phúc – là một sự khéo léo đầy khôn ngoan và bản lĩnh.”
“Wow, sao cậu có thể hiểu ra và làm được điều ấy?” Lý thắc mắc.
“Vị Thầy dạy tớ chính là Giêsu đang hấp hối trên thập giá. Lúc ấy Thầy đau đớn và tủi nhục ê chề, làm gì mà có cảm giác lãng mạn nồng nàn được; nhưng Thầy vẫn thốt lên lời yêu thương tha thứ trong hơi thở yếu ớt cuối cùng: “Xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm!” Thầy kiên tâm chọn làm như thế để giữ tình yêu và hạnh phúc cho con người, kể cả những người đang giết chết Thầy.”
…
Lý tạm biệt bạn trở về với cuộc sống của riêng mình. Anh thấy mình đã khác. Thầm dâng một lời cầu nguyện cho Tâm, anh tự nhủ sẽ để ý tập sống khéo thêm mỗi ngày.
Giuse Việt, O.Carm.