Padre Paolo
21-11-2010, 10:27 AM
Khi đề cập đến vua ta có thể tưởng đến một người oai phong dũng lực, cầm quyền cai trị một nước, sống trong lâu đài nguy nga với trăm thê ngàn thiếp cùng vô vàn kẻ hầu hằng ngày cơm bưng nước rót...Nhưng, ta cũng có thể nghĩ đến một người có quyền thế luôn chiếu giãi phẩm cách cao cả nhân từ với lòng xót thương thần dân. Hoặc theo triết lý Hy-lạp, như triết gia Platô, thì vua là một người khôn ngoan thật sự thông thạo mọi tư tưởng. Là một người thấu hiểu những chiều cao và chiều sâu của cuộc sống và những mầu nhiệm của sự sáng và tối tăm.
Hôm nay chúng ta mừng Lễ Chúa Kitô Vua, Vua trên hết các vua và Chúa trên hết các chúa. Một vị Vua có uy quyền không những chỉ trên mọi Kitô hữu và nhân loại nhưng trên cả mọi tạo vật. Ngài là Vua trên mọi thụ tạo vì, như Thánh Phaolô nói trong bài đọc II, "mọi vật đã được tạo thành nhờ Người và trong Người." (Col 1:16).
Tuy nhiên Kinh Thánh ít nói trực tiếp về chức vua của Ngài. Cựu Ước chỉ dùng một vài hình ảnh của những vị vua như Đavít để tiên báo về Ngài. Tân Ước chỉ gọi Ngài là vua trong những dụ ngôn và trong cuộc thương khó. Đặc biệt là hàng chữ treo trên thập giá phía trên đầu Người, "Người này là vua dan Do-thái" (Lc 23:37). Chính dân chúng chế nhạo Người, "Nếu ông là vua dân Do-thái, hãy tự cứu mình." (Lc 23:37). Đối với người Rôma, tước hiệu vua là lý do để họ lên án Chúa; với người Do-thái là cớ cho họ chế nhạo vì Chúa Giêsu không giống như hình ảnh một vị vua mà họ mong chờ. Chính thập giá làm cho họ khó chấp nhận ý nghĩa đích thực về vương quyền của Chúa Kitô. Chúa Giêsu không phải là vị vua họ mong đợi.
Đúng thế, vương quyền của Chúa Kitô không giống như vương quyền của các vua thế gian vì chính Ngài đã phán khi Philatô hỏi Ngài, "Ông là vua dân Do-thái ư?" (Gn 18:33). Chúa trả lời, "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra nước tôi không thuộc chốn này." (Gn18:36).
Qua những lời trên Chúa Giêsu đã cho ta một ý nghĩa mới về vương quyền của Ngài. Chúa Giêsu thuộc hoàng tộc nhưng vương quốc của Ngài không thuộc về thế gian này. Phẩm chức vua của Ngài là do Thiên Chúa ban nên không ai có thể từ chối vương quyền của Ngài. Theo tu sĩ Anselm Grun trong sách "Images of Christ" thì những lời Chúa Giêsu nói về chính mình là một lời hứa cho mọi Kitô hữu. Khi chịu phép Rửa chúng ta đều được tham dự vào quyền vương giả phổ quát cúa Chúa Giêsu nên chúng ta có thể nói, "Nước tôi không thuộc về thế gian này." Chúng ta có một phẩm giá vua trong ta mà không ai có thể hủy diệt đó là "vương quốc nội tâm," nới chính Chúa Kitô là Vua cai trị.
Việc mâu thuẫn ở đây là chính trong đau khổ thì Chúa Kitô mới nói đến vương quốc của mình. Chính lúc bị kết án, đánh đập và đóng đính vào thập giá Ngài mới tuyên xứng Ngài là vua. Vì vậy, mặc dù bị nhục mạ thảm tệ Ngài vẫn hiên ngang tiến bước trong đường thương khó. Điều này nói lên là trong vương quốc nội tâm của chúng ta, chúng ta cũng phải tiếp tục đi con đường thập giá như Chúa Kitô. Nếu chúng ta ý thức và can đảm nói lên câu "nước tôi không thuộc về thế gian này" thì trong những lúc bị đánh đập, nhạo báng, nhục mạ hoặc hiểu lầm chúng ta sẽ dễ dàng lướt qua được vì biết rằng những sứ đó không thể cướp mất sự bình an trong vương quốc nội tâm, nơi mà Chúa Kitô luôn ngự trị. Lúc đó ta mới chính thức nói lên mình là môn đệ của Vua Kitô.
Người Do-thái không chấp nhận Chúa Kitô là vua bởi vì xét theo bề ngoài thì Chúa không có một sự gì giống như một vị vua mà họ mong chờ. Nhưng nếu xét cho kỹ thì Chúa Kitô là một vị vua vượt trên hết các vua. Đavít dù là vua cao cả nhất của Israen cũng chỉ là một hình bóng nhỏ bé so với Chúa Kitô. Đavít chỉ cai trị Israel còn Chúa Kitô cai trị cả vũ trụ. Triều đại Đavít chỉ có 40 năm còn Chúa thì đến muôn đời. Đavít chỉ là một con người, một thụ tạo đã phạm tội và thống hối còn Chúa Kitô là Thiên Chúa - Người, Đấng vô tội và hoàn hảo đã chết để giải thoát loài người khỏi tội. Khi Đavít qua đời thì triều đại ông bị chia rẽ còn sau khi Chúa chết Ngài bắt đầu thống trị muôn dân. Đây chỉ là một số điểm nói lên vương quyền của Chúa vượt trên mọi vua chúa trần gian.
Dân Do-thái không chấp nhận Chúa là vua cũng dễ hiểu bới vì họ không biết về Chúa Kitô như chúng ta. Gỉa như ta sống vào thời đó chắc chúng ta cũng cùng với họ lên án Chúa. Và nếu xét cho đúng thì tội họ còn nhẹ hơn chúng ta ngày nay vì dù ta đã biết về uy quyền của Chúa nhưng ta vẫn tiếp tục xỉ nhục và đóng đính Chúa hằng ngày qua những lầm lỗi. Và khi ta lầm lỗi là ta chối bỏ quyền thống trị của Chúa trong vương quốc nội tâm và để cho ma quỉ và quyền lực của chúng cai trị.
Khi nói đến vua chúng ta có thể liên tưởng đến nhiều khía cạnh. Nhưng, khi nói đến Chúa Kitô Vua, chúng ta chỉ có thể nghĩ đến một Đấng uy quyền cao cả nhân từ. Là Đấng khôn ngoan thật sự thông thạo mọi tư tưởng. Là một người thấu hiểu những chiều cao và sâu của cuộc sống và những mầu nhiệm của sự sáng và tối tăm. Mừng Lễ Chúa Kitô Vua hôm nay chúng ta hãy nhắc lại lòng trung thành của ta với Chúa Kitô, hãy nhận Ngài là Vua và mời Ngài vào cai trị vương quốc nội tâm của chúng ta. Xin Mẹ Maria, Đấng hằng luôn vâng phục uy quyền của Vua Kitô trong cuộc sống, giúp chúng ta luôn hiên ngang dấn thân chiến đấu cho Vua Kitô bằng cách chịu đựng mọi gian nan thử thách trong cuộc sống thế gian này và mạnh bao tuyên dương như Chúa Kitô, "nước tôi không thuộc về thế gian này."
Hôm nay chúng ta mừng Lễ Chúa Kitô Vua, Vua trên hết các vua và Chúa trên hết các chúa. Một vị Vua có uy quyền không những chỉ trên mọi Kitô hữu và nhân loại nhưng trên cả mọi tạo vật. Ngài là Vua trên mọi thụ tạo vì, như Thánh Phaolô nói trong bài đọc II, "mọi vật đã được tạo thành nhờ Người và trong Người." (Col 1:16).
Tuy nhiên Kinh Thánh ít nói trực tiếp về chức vua của Ngài. Cựu Ước chỉ dùng một vài hình ảnh của những vị vua như Đavít để tiên báo về Ngài. Tân Ước chỉ gọi Ngài là vua trong những dụ ngôn và trong cuộc thương khó. Đặc biệt là hàng chữ treo trên thập giá phía trên đầu Người, "Người này là vua dan Do-thái" (Lc 23:37). Chính dân chúng chế nhạo Người, "Nếu ông là vua dân Do-thái, hãy tự cứu mình." (Lc 23:37). Đối với người Rôma, tước hiệu vua là lý do để họ lên án Chúa; với người Do-thái là cớ cho họ chế nhạo vì Chúa Giêsu không giống như hình ảnh một vị vua mà họ mong chờ. Chính thập giá làm cho họ khó chấp nhận ý nghĩa đích thực về vương quyền của Chúa Kitô. Chúa Giêsu không phải là vị vua họ mong đợi.
Đúng thế, vương quyền của Chúa Kitô không giống như vương quyền của các vua thế gian vì chính Ngài đã phán khi Philatô hỏi Ngài, "Ông là vua dân Do-thái ư?" (Gn 18:33). Chúa trả lời, "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra nước tôi không thuộc chốn này." (Gn18:36).
Qua những lời trên Chúa Giêsu đã cho ta một ý nghĩa mới về vương quyền của Ngài. Chúa Giêsu thuộc hoàng tộc nhưng vương quốc của Ngài không thuộc về thế gian này. Phẩm chức vua của Ngài là do Thiên Chúa ban nên không ai có thể từ chối vương quyền của Ngài. Theo tu sĩ Anselm Grun trong sách "Images of Christ" thì những lời Chúa Giêsu nói về chính mình là một lời hứa cho mọi Kitô hữu. Khi chịu phép Rửa chúng ta đều được tham dự vào quyền vương giả phổ quát cúa Chúa Giêsu nên chúng ta có thể nói, "Nước tôi không thuộc về thế gian này." Chúng ta có một phẩm giá vua trong ta mà không ai có thể hủy diệt đó là "vương quốc nội tâm," nới chính Chúa Kitô là Vua cai trị.
Việc mâu thuẫn ở đây là chính trong đau khổ thì Chúa Kitô mới nói đến vương quốc của mình. Chính lúc bị kết án, đánh đập và đóng đính vào thập giá Ngài mới tuyên xứng Ngài là vua. Vì vậy, mặc dù bị nhục mạ thảm tệ Ngài vẫn hiên ngang tiến bước trong đường thương khó. Điều này nói lên là trong vương quốc nội tâm của chúng ta, chúng ta cũng phải tiếp tục đi con đường thập giá như Chúa Kitô. Nếu chúng ta ý thức và can đảm nói lên câu "nước tôi không thuộc về thế gian này" thì trong những lúc bị đánh đập, nhạo báng, nhục mạ hoặc hiểu lầm chúng ta sẽ dễ dàng lướt qua được vì biết rằng những sứ đó không thể cướp mất sự bình an trong vương quốc nội tâm, nơi mà Chúa Kitô luôn ngự trị. Lúc đó ta mới chính thức nói lên mình là môn đệ của Vua Kitô.
Người Do-thái không chấp nhận Chúa Kitô là vua bởi vì xét theo bề ngoài thì Chúa không có một sự gì giống như một vị vua mà họ mong chờ. Nhưng nếu xét cho kỹ thì Chúa Kitô là một vị vua vượt trên hết các vua. Đavít dù là vua cao cả nhất của Israen cũng chỉ là một hình bóng nhỏ bé so với Chúa Kitô. Đavít chỉ cai trị Israel còn Chúa Kitô cai trị cả vũ trụ. Triều đại Đavít chỉ có 40 năm còn Chúa thì đến muôn đời. Đavít chỉ là một con người, một thụ tạo đã phạm tội và thống hối còn Chúa Kitô là Thiên Chúa - Người, Đấng vô tội và hoàn hảo đã chết để giải thoát loài người khỏi tội. Khi Đavít qua đời thì triều đại ông bị chia rẽ còn sau khi Chúa chết Ngài bắt đầu thống trị muôn dân. Đây chỉ là một số điểm nói lên vương quyền của Chúa vượt trên mọi vua chúa trần gian.
Dân Do-thái không chấp nhận Chúa là vua cũng dễ hiểu bới vì họ không biết về Chúa Kitô như chúng ta. Gỉa như ta sống vào thời đó chắc chúng ta cũng cùng với họ lên án Chúa. Và nếu xét cho đúng thì tội họ còn nhẹ hơn chúng ta ngày nay vì dù ta đã biết về uy quyền của Chúa nhưng ta vẫn tiếp tục xỉ nhục và đóng đính Chúa hằng ngày qua những lầm lỗi. Và khi ta lầm lỗi là ta chối bỏ quyền thống trị của Chúa trong vương quốc nội tâm và để cho ma quỉ và quyền lực của chúng cai trị.
Khi nói đến vua chúng ta có thể liên tưởng đến nhiều khía cạnh. Nhưng, khi nói đến Chúa Kitô Vua, chúng ta chỉ có thể nghĩ đến một Đấng uy quyền cao cả nhân từ. Là Đấng khôn ngoan thật sự thông thạo mọi tư tưởng. Là một người thấu hiểu những chiều cao và sâu của cuộc sống và những mầu nhiệm của sự sáng và tối tăm. Mừng Lễ Chúa Kitô Vua hôm nay chúng ta hãy nhắc lại lòng trung thành của ta với Chúa Kitô, hãy nhận Ngài là Vua và mời Ngài vào cai trị vương quốc nội tâm của chúng ta. Xin Mẹ Maria, Đấng hằng luôn vâng phục uy quyền của Vua Kitô trong cuộc sống, giúp chúng ta luôn hiên ngang dấn thân chiến đấu cho Vua Kitô bằng cách chịu đựng mọi gian nan thử thách trong cuộc sống thế gian này và mạnh bao tuyên dương như Chúa Kitô, "nước tôi không thuộc về thế gian này."