Mai Tín
14-01-2013, 01:41 PM
Lâu nay cứ đọc phần "chữ ký" của cô Lan Anh: "Tâm hồn Bình An là nguồn sống cho thể xác", ngẫm nghĩ thấy đúng vô cùng. Hôm qua lên Thiền viện Thường Chiếu để xin thuốc, thấy cái tấm bảng ghi nơi nhà thuốc: "Tâm bình dược linh" lại càng tâm đắc. Tối hôm qua "moi" lại đống sách cũ, lật lật vài trang, và đọc ngay câu chuyện sau:
Có người nọ nghe nói về một đạo sư nổi tiếng nên tìm đến học đạo. Đến nơi, anh thấy trong nhà của vị đạo sư trống trơn, chỉ có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cuốn sách. Tất cả đều rất cũ kỹ, đơn hèn. Anh ngạc nhiên hỏi đạo sư:
- "Sao nhà đạo sư trống trơn, không có đồ đạc gì cả?"
Vị đạo sư hỏi lại:
- "Thế anh có mang hành lý gì không?"
Anh đáp:
- "Dạ có một va li".
Đạo sư hỏi:
- "Sao anh ít đồ vậy?"
Anh đáp:
- "Vì đi du lịch nên đem ít đồ".
Đạo sư nói:
- "Vì tôi cũng là người du lịch qua cuộc đời này, nên không mang theo đồ đạc gì nhiều". ("Cổ học tinh hoa". Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân. Nxb. Văn Hóa)
Đọc. Ngẫm nghĩ, rồi... ngủ luôn. Trong giấc chiêm bao, mình nghêu ngao hát: "Con chim ở đậu cành tre. Con cá ở trọ trong khe nước nguồn... Tôi nay ở trọ trần gian, trăm năm về chốn xa xăm cuối trời..." (Bài hát Ở trọ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn). Hát trong giấc mộng cũng thú vị thật, nhưng chợt có gì đó nóng nóng nơi khóe mắt nên choàng thức giấc giữa đêm. Đưa tay lên mắt: nước. Liếc qua thấy vợ con đang ngủ say. Nhẹ nhàng. Bình an! Đưa tay làm dấu Thánh Giá trên con, trên vợ, trên chính mình, rồi lại chập chờn cho tới lúc tiếng chuông nhà thờ đổ dồn. Nỗi niềm của một ngày mới lại dâng lên Thầy, và được Thầy ôm trọn trong lời chúc: Bình An cho con!
Từ nhà đến công ty, người người ngược xuôi. Hối hả. Vội vàng. Âu lo. Áp lực. Buồn chán. Cáu gắt... Để làm gì nhỉ?
Cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền, danh, lợi, thú... có khi trở thành những thứ cồng kềnh, vướng víu khiến cuộc sống này nặng nề và mất bình an.
Người trẻ, vốn rộn ràng hoan ca khi bước chân vào đời. Khát vọng phía trước đẹp đẽ, lý tưởng biết bao. Song có khi nó sớm tan vỡ như bong bóng xà phòng. Tại sao vậy? Người lớn chép miệng: "Ôi, đám trẻ con "ngựa non háu đá"; "ôi chúng nó trẻ người non dạ"; "ôi chúng nó...". Đủ thứ cái kiểu "ôi" của những "con nít sống lâu năm".
Thật ra, có "ai nên khôn mà chưa dại một lần". Nhưng chẳng có cái dại nào bằng cái dại khi đánh mất sự bình an trong nội tâm. Sự bình an ấy, đã được Thầy trao tặng trào tràn cho những ai mở rộng tấm lòng đón nhận.
Những nỗi âu lo đôi khi khiến người trẻ chưa kịp trẻ đã vội... già, và nó có khi là bi kịch cho người trẻ.
Vậy, hãy bám vào Thầy, và tin tưởng vào lời Thầy: "Hãy tìm sự công chính Nước Trời trước, mọi sự khác, Cha sẽ ban sau" (...)
Buông xả không phải là buông xuôi, không phấn đấu, không tiến lên. Nhưng buông xả, chính là thái độ sống của những người có Thầy, luôn có được sự Bình An nội tâm sâu xa, chân thành...
Buông xả để đừng quá bám víu vào những giá trị phù du chóng qua.
Và, buông xả, để đời ta than thản, nhẹ nhàng và bình an.
-----------
Mai Tín
14.1.2013
Có người nọ nghe nói về một đạo sư nổi tiếng nên tìm đến học đạo. Đến nơi, anh thấy trong nhà của vị đạo sư trống trơn, chỉ có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cuốn sách. Tất cả đều rất cũ kỹ, đơn hèn. Anh ngạc nhiên hỏi đạo sư:
- "Sao nhà đạo sư trống trơn, không có đồ đạc gì cả?"
Vị đạo sư hỏi lại:
- "Thế anh có mang hành lý gì không?"
Anh đáp:
- "Dạ có một va li".
Đạo sư hỏi:
- "Sao anh ít đồ vậy?"
Anh đáp:
- "Vì đi du lịch nên đem ít đồ".
Đạo sư nói:
- "Vì tôi cũng là người du lịch qua cuộc đời này, nên không mang theo đồ đạc gì nhiều". ("Cổ học tinh hoa". Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân. Nxb. Văn Hóa)
Đọc. Ngẫm nghĩ, rồi... ngủ luôn. Trong giấc chiêm bao, mình nghêu ngao hát: "Con chim ở đậu cành tre. Con cá ở trọ trong khe nước nguồn... Tôi nay ở trọ trần gian, trăm năm về chốn xa xăm cuối trời..." (Bài hát Ở trọ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn). Hát trong giấc mộng cũng thú vị thật, nhưng chợt có gì đó nóng nóng nơi khóe mắt nên choàng thức giấc giữa đêm. Đưa tay lên mắt: nước. Liếc qua thấy vợ con đang ngủ say. Nhẹ nhàng. Bình an! Đưa tay làm dấu Thánh Giá trên con, trên vợ, trên chính mình, rồi lại chập chờn cho tới lúc tiếng chuông nhà thờ đổ dồn. Nỗi niềm của một ngày mới lại dâng lên Thầy, và được Thầy ôm trọn trong lời chúc: Bình An cho con!
Từ nhà đến công ty, người người ngược xuôi. Hối hả. Vội vàng. Âu lo. Áp lực. Buồn chán. Cáu gắt... Để làm gì nhỉ?
Cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền, danh, lợi, thú... có khi trở thành những thứ cồng kềnh, vướng víu khiến cuộc sống này nặng nề và mất bình an.
Người trẻ, vốn rộn ràng hoan ca khi bước chân vào đời. Khát vọng phía trước đẹp đẽ, lý tưởng biết bao. Song có khi nó sớm tan vỡ như bong bóng xà phòng. Tại sao vậy? Người lớn chép miệng: "Ôi, đám trẻ con "ngựa non háu đá"; "ôi chúng nó trẻ người non dạ"; "ôi chúng nó...". Đủ thứ cái kiểu "ôi" của những "con nít sống lâu năm".
Thật ra, có "ai nên khôn mà chưa dại một lần". Nhưng chẳng có cái dại nào bằng cái dại khi đánh mất sự bình an trong nội tâm. Sự bình an ấy, đã được Thầy trao tặng trào tràn cho những ai mở rộng tấm lòng đón nhận.
Những nỗi âu lo đôi khi khiến người trẻ chưa kịp trẻ đã vội... già, và nó có khi là bi kịch cho người trẻ.
Vậy, hãy bám vào Thầy, và tin tưởng vào lời Thầy: "Hãy tìm sự công chính Nước Trời trước, mọi sự khác, Cha sẽ ban sau" (...)
Buông xả không phải là buông xuôi, không phấn đấu, không tiến lên. Nhưng buông xả, chính là thái độ sống của những người có Thầy, luôn có được sự Bình An nội tâm sâu xa, chân thành...
Buông xả để đừng quá bám víu vào những giá trị phù du chóng qua.
Và, buông xả, để đời ta than thản, nhẹ nhàng và bình an.
-----------
Mai Tín
14.1.2013