PDA

View Full Version : Đôi chân đèn



Jade
26-01-2013, 11:44 PM
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/gal_63518_50f79d66baeb9_zpsfe940b98.jpg



Trên bàn thờ truyền thống của người Việt thì một trong những cái không thể thiếu chính là đôi chân đèn. Dẫu là bằng gốm, bằng gỗ hay bằng đồng thau, sang trọng hơn là đồng tam thái nhưng ý nghĩa biểu trưng vẫn không thay đổi. Đôi đèn trước bàn thờ chính là hình ảnh của "nhật nguyệt quang minh". Trong trời đất có gì quý hơn ánh sáng, đó là đầu nguồn của sự sống, mà nay nơi kính nhớ tổ tiên chính là ánh sáng của nhân đức. Công ơn tổ tiên chiếu tỏa nơi biểu trưng là đôi đèn nhắc nhớ cháu con chữ "hiếu". Có đôi có cặp, đối xứng nhắc cho chữ "hòa".
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130126-00039_zps7c3e6f7e.jpg


Đôi chân đèn là mô thức đặc trưng cho người Việt mà không lai tạp bất kỳ nền văn hóa hay tôn giáo nào. Khi đi cùng một bát hương nữa là đủ thành phần cơ bản cho bàn thờ của người Việt. Cầu kỳ hơn sẽ có thêm một đỉnh xông trầm thành bộ tam sự sẽ kết hợp nên một ý nghĩa khác. Một bình hoa và một mâm quả nữa sẽ ra bộ ngũ sự cùng với những quy tắc sắp đặt cho ra những ý nghĩa biểu trưng cao quý.

Lan Anh
27-01-2013, 01:05 AM
Jade cũng chịu khó nghiên cứu, tìm hiểu về ý nghĩa của bộ đèn ghê há. Cám ơn Tiểu đệ!
Tỷ Tỷ nếu không đọc bài chia sẻ này, sẽ chẳng hiểu ất, giáp, mô, tê, chi cả.
Cám ơn lần nữa!
Nhớ sưu tầm, nghiên cứu để cho bầy trẻ cùng hiểu nha Jade!
Ý nghĩa lắm đấy!

Jade
22-02-2013, 12:41 AM
Đỉnh trầm được đặt ở giữa thẳng hàng với bát hương thành 1 trục nơi chính giữa bàn thờ. Chiếc đỉnh thường được chạm trổ những hoa văn như tứ linh là những linh vật theo tín ngưỡng dân gian mang lấy sự cao trọng. Đỉnh trầm tượng trưng cho tinh hoa của vũ trụ. Do vậy nguyên trâm hương đã mang lấy những ý nghĩa xua trừ đi sự uế tạp và là tinh hoa của đất trời vì không phải cây dó bầu nào cũng có thể tạo ra trầm hương. Qua bao gió táp mưa sa trầm hương mới thành. Đó có thể là một vết thương trên cây dó và cây phải tạo ra chất nhựa mà chiến đầu cùng những vết thương đó và lâu ngày tụ nên trầm. Sự kỳ công của thiên nhiên mà người ta đem dâng kính tổ tiên là một sự thanh cao và kính thành.
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130208-00059_zpseaf10e33.jpg
Bình hoa và đĩa trái cây sắp như trong hình được gọi là luật : đông hoa tây quả hay đông bình tây quả. Trong tín ngưỡng âm dương thì phiá trái bàn thờ là dương, là tượng trưng cho phương đông; phía phải là âm, tượng trưng cho phương tây. Khí chuyển từ dương sang âm cho nên phải sắp hoa ở nơi dương tức là bên đông, để rồi thành tựu là quả ở nơi âm tức là bên tây. Sự đối xứng hài hòa này cũng là sự lưu chuyển âm dương trong trời đất, hàm ý từ sinh đến tử rồi từ tử đến sinh, dòng chảy cứ thế lưu truyền mãi. Vậy là cái ý nghĩa con cháu đời đời lưu truyền nằm ngay trong cách sắp đặt cặp âm dương đối xứng này.

Đến khi văn hóa Phật giáo du nhập thì người ta lại giải thích rằng bình hoa rỗng tức là "lục căn thanh tịnh". Tự sự thanh tịnh này dẫn đến tâm không (bình rỗng) và kết quả nảy sinh hoa thơm. Có hoa thơm sẽ có thành tựu là quả ngọt, đi từ đông sang tây là hướng về thành tựu viên mãn. Sự khác nhau giữa tín ngưỡng dân gian Việt Nam và tín ngưỡng Phật giáo đó là Phật giáo kết thúc với những thành tự là "cứu cánh Niết bàn". Tín ngưỡng dân gian mang ý nghĩa phồn thực nên âm dương thì phải có sinh hóa.

Muối
22-02-2013, 10:10 AM
Jade có thể trình bày thêm về sự kết hợp giữa Đạo Công Giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam trong bàn thờ này không?