PDA

View Full Version : help me, please! I don't understand :)



ghibum
02-02-2013, 04:28 PM
e có một thắc mắc mong mọi người có thể giúp em!
trong bài Tin Mừng ngày hôm nay (lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giê-su trong đền Thánh) Lc 2:22-40 có nói sau khi thực hiện các nghi lễ theo luật Môi-sê trong đền thánh Giê-ru-sa-lem, gia đình Chúa Giê-su quay về Na-da-rét ở ẩn. và trong Tin Mừng Mat-thêu có nói đến biến cố Vua Hê-rô-đê giết các hài nhi và gia đình Thánh Gia phải trốn sang Ai Cập, rất khác với bài Tin Mừng của Luca. vậy thì Chúa Giê-su thưở nhỏ sống tại Na-da-rét hay Ai Cập?
e thấy khó hiểu quá, mong mọi ng có thể giải thích giúp e!!

+_Ruou nho_+
02-02-2013, 11:45 PM
Chúa Giê-su sau khi cùng Mẹ Maria và Thánh Giu-se sang Ai Cập lánh nạn thì sau đó được tin vua Hê-rô-đê mất tức là không còn lệnh săn lùng hài nhi nữa, họ đã quay lại Nazaret sống đó bạn.

ghibum
03-02-2013, 09:04 AM
tks Ruou nho! lúc đầu mình cũng có suy nghĩ giống bạn. hjj nhưng ngày lễ thanh tẩy được cử hành sau khi sinh hài nhi được 40 ngày, và cũng có nói 8 ngày sau khi sinh,trẻ hài nhi phải chịu lễ cắt bì. nếu như vậy thì gd Chúa Giê-su qua Ai cập đc 8 ngày rùi trở về Na-da-rét, hay cùng lắm là 40 ngày rồi trở lại???

Jade
03-02-2013, 10:03 PM
Thắc mắc của bạn ghibum được các nhà chú giải Thánh Kinh nhận định như sau :
- 3 nhà Bác Học đến bái lạy Chúa Hài Nhi sau lễ Dâng Tiến. Vì 2 lý do :
A ) Thánh Giuse sao có thể lên Jerusalem làm lễ Dâng Tiến khi bạo vương Herode đang truy lùng.
B ) Sau khi các nhà Bác Học đi rồi, Thánh Gia lập tức lên đường trốn sang Ai Cập, lấy thời gian đâu để về Jerusalem.

Vậy thì cần giải quyết điểm mấu chốt là : sau lễ Dâng Tiến, Thánh Gia trở về Nadaret, tại sao các nhà Bác Học lại bái kiến Chúa Hài Nhi ở Belem ? Ta có thể suy đoán :

- Thánh Kinh không chép rõ là Thánh Gia rời bỏ Belem ngay hay còn quay lại nữa sau lễ Dâng Tiến, hoặc cũng có khi vì kiếm sống nên Thánh Giuse chọn cách quay lại Belem, vì từ Jerusalem về Belem gần hơn là về Nadaret rất nhiều.
- Thánh Luca không chép về các nhà Bác Học và sự truy đuổi của Herode nên chép thẳng : sau lễ Dâng Tiến là định cư ở Nadaret. Điều này cũng không lạ vì Thánh sử chỉ nói trở về nhưng không có các trạng từ chỉ thời gian "lập tức, liền sau đó...". Ví dụ như tôi nói : sau Tết tôi đi ra Bắc. Nhưng tôi không nói rõ là trong tháng Giêng hay tôi trẩy hội Đền Hùng vào tháng ba, thì phần chép của Thánh Luca thuộc trường hợp này.

Thêm nữa là dựa vào sử gia Josephus Flavius, ta tính được Herode băng hà vào năm thứ 4 trước Công Nguyên, vào quãng trước lễ Vượt Qua mấy ngày, lễ này vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4. Như vậy cái nạn trốn sang Ai Cập cũng không phải là thời gian quá lâu. Mà nhiều cứ liệu lịch sử cho thấy Chúa Giêsu giáng sinh vào cuối năm thứ 5, đầu năm thứ 4 trước Công Nguyên, chỉ cách Herode qua đời vài tháng. Tuy nhiên do cách tính lịch của phương Đông là làm tròn phần dư. Ví dụ : vua Gia Long lên ngôi ngày 1-6 năm Nhâm Tuất (30-06-1802 DL), chỉ còn 6 tháng là hết năm 1802 hay năm Nhâm Tuất, nhưng vẫn gọi là năm đó là Gia Long Nguyên Niên (năm đầu tiên lên ngôi).

Đôi điều chia sẻ cùng bạn.

Jade
05-02-2013, 12:13 AM
mình tưởng mới sinh xong là ngay trong đêm đó 3 vua đến triều bái luôn chứ, ra là thế
Hì hì +_Ruou nho_+ để ý xem Hội Thánh cử hành lễ Hiển Linh mà ngày xưa gọi là lễ Ba Vua sau một khoảng thời gian mà. Nói theo logic thì ngay trong đêm Chúa Giáng Sinh thì ngôi sao phương đông mới xuất hiện. Các nhà Bác Học phải quan sát rồi mới đi theo ánh sao chứ. Ngày xưa các vị đi bằng lạc đà chứ có đi Concorde đâu mà nhanh thế.

Tuy là lễ Hiển Linh cử hành trước lễ Dâng Chúa Trong Đền Thờ (lễ Nến) nhưng ý nghĩa thực sự của lễ Hiển Linh là Chúa tỏ mình ra cho muôn dân qua việc chịu Phép Rửa và phép lạ đầu tiên ở Cana.

Có một số điều thú vị mà một vài hình ảnh Giáng Sinh quen thuộc ngày nay lại do người đời sau phỏng đoán hay vì mỹ thuật mà thêm vào chứ không phải do Thánh Kinh ghi chép nhé. Ví dụ nè : đó là hình ảnh hang đá. Hình ảnh này xuất hiện muộn vào quãng thế kỷ thứ II, thực sự thì theo Thánh Kinh có lẽ Chúa không giáng sinh ở quang cảnh thơ mộng như nơi hang đá giữa đồng trống đâu.

Nguyên bản Tin Mừng theo Thánh Luca là tiếng Hy Lạp, về nơi Chúa Giáng Sinh được Thánh Sử viết thế này : "Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ." (Lc 2, 7). Đáng lưu ý trong câu này là từ : "nhà trọ". Bản văn Hy Lạp dùng chữ là :κατάλυμά (đọc là katalyma hay kataluma). Lần tiếp đến trình thuật chuẩn bị phòng Tiệc Ly : "Cứ đi theo người đó, người đó vào nhà nào, thì các anh vào thưa với chủ nhà: "Thầy nhắn ông: "Căn phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?" (Lc 22, 10-11). Từ "căn phòng" cũng được Thánh Sử dùng chữ κατάλυμά như ở câu (Lc 2,7). Nếu κατάλυμά là nhà trọ - quán trọ thì tại sao trong trình thuật về "người dụ ngôn người Samari nhân hậu" Thánh Sử lại dùng một chữ khác : πανδοχεῖον (padocheion) trong câu "Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc" (Lc 10, 34) ?

Nghĩa của từ κατάλυμά (katalyma - kataluma) trong tiếng Hy Lạp có thể hiểu theo 2 cách : căn phòng hay nhà trọ-quán trọ. Do vậy người ta có thể nói Thánh Sử muốn viết rằng Chúa đã giáng sinh trong nơi quán trọ nhưng không có một căn phòng đàng hoàng, tươm tất dành cho Ngài. Quả thực là các quán trọ miền Do Thái ngày xưa, ngoài các căn phòng thì các chái hiên nhà thường có những hốc nhỏ dành làm máng cỏ cho gia súc của khách trọ ăn. Trong những dịp lễ hay quá đông khách thì những chái hiên nhà này cũng được tận dụng dành cho khách thuê ít tiền.

Thánh Giuse và Đức Maria cũng là những khách thuê khó nghèo này nên phải ra chái hiên nhà là nơi dành cho gia súc. Nhưng thật đau đớn là người ta quá vô tâm trước một người phụ nữ mang thai đang phải vượt cạn, không ai nhường một chỗ cho một gia đình nhỏ đang trong thời khắc quan trọng này. Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh trong một hoàn cảnh vô tâm và ghẻ lạnh của con người. Ngôi Hai Thiên Chúa không chỉ giáng sinh trong cảnh khó nghèo và nên thơ như trong một hang đá giữa đồng không bóng người. Ngôi hai Thiên Chúa giáng sinh nơi có nhiều con người hiện diện. Ấy mới thấm thía khi liên kết 4 bản văn Tin Mừng mà chua xót với lời Tự Ngôn của thánh Gioan : "Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người." (Ga 1, 10).