PDA

View Full Version : Cùng đón Tết nào mọi người ơi !



Jade
05-02-2013, 12:45 AM
Năm vừa qua đã lỗi hẹn khi nói về đón Tết. Năm nay xin cố gắng ghi lại những hình ảnh đón Tết thân thương nơi gia đình. Một vài sự chuẩn bị nhỏ bé, thân quen nhưng là cả một niềm vui, niềm sung sướng và hãnh diện của gia đình mình. Tuy là những việc rất lặt vặt nhưng thiếu vằng đi lại cảm thấy như còn thiếu chút gì đó cho năm mới sang. Xin chia sẻ cùng mọi người.

Công việc đầu tiên để đón Tết của gia đình là : tảo mộ. Trước có tổ tiên, sau mới có con cháu. Tuy nhiên mộ phần của tổ tiên nay đã cải táng và đưa vào Nhà Chờ Phục Sinh, nên không còn phải sửa sang, chỉ viếng thăm và xin lễ. Hôm nay đi nhưng lại quên mang máy ảnh, không chụp hình lại được, do vậy mượn ảnh từ google mà minh họa.
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/1327416622_tao-mo-truoc-tet_zpsc3e1b377.jpg



Sau ở mộ phần là bàn thờ tại gia đình, theo thói quen của mọi năm thì tất cả đồ đồng dùng cho việc thờ tự được đem đi làm mới lại nên dọn trống.


http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130203-00045_zps5cc9bf0d.jpg







Và đây là những gì chuẩn bị đem đi sửa dọn cho mới mẻ và tinh tươm :


http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/13012012016.jpg






Bắt tay vào làm nào. Lôi đồ nghề ra đây :

http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/13012012015.jpg
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130201-00040_zps405aa510.jpg






Sau nửa ngày vật lộn và lấm lem thì đây là một phần của kết quả :

http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130201-00042_zpse4e16832.jpg
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130201-00043_zps613f0235.jpg






Sáng chói cả mắt, xem chừng sang năm ngoài cái nghề bán bánh chưng Tết chắc phải đặt cái bảng "đánh bóng lư đồng mất thôi. Đố mọi người : cái cây nhọn chĩa lên trong tấm ảnh có cây thước đo có tác dụng gì nào ?

Hẹn mọi người ngày mai 25 Tết sẽ tiếp tục update những chuẩn bị cho việc gói bánh chưng cho nhà dùng và cho khách hàng vào hôm sau là 26 Tết nhé ! Chúc mọi người đón Tết thêm rộn ràng.

Jade
06-02-2013, 01:21 AM
Bánh chưng có thơm ngon và có hương vị riêng hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào gia vị. Xin giới thiệu 5 loại gia vị cần phải có và không thể thiếu khi mình gói bánh chưng ngày Tết đây :
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130205-00046_zps5264b05e.jpg
Lá dong và lạt cũng đã sẵn sàng :
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130205-00048_zpse37fe3d1.jpg
Kế đến là những chuẩn bị trước và vô cùng quan trọng đó là đậu xanh được đãi vỏ và vo thật kỹ :
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130205-00049_zpsa28e5e49.jpg
Mọi sự chuẩn bị tạm hoàn tất, chờ đến sáng mai là 26 Tết sẽ bắt tay vào những công việc chính, quyết định thành công hay thất bại của mẻ bánh.

Lan Anh
06-02-2013, 07:47 AM
Jade ơi! Sao giỏi thế? Có mở lớp huấn luyện không? Có cần đệ tử để truyền bí kíp không nhỉ?
Chúc thành công!
Chúc Jade luôn tìm thấy niềm vui trong "Nam công gia chánh"!
Chưa tết...nên sư tỉ chưa chúc gì cả. Hi hi hi!!!!!

An Vi
07-02-2013, 01:14 PM
Ôi, lại thêm một món Tết !!! :ye:
Chị Lan Anh giỏi, anh Mai Tín giỏi, anh Jade cũng giỏi, nhà mình nhiều đầu bếp giỏi, chỉ có em là không biết làm món nào, huhu:((
Nhưng mà...em sẽ là một thực khách nhiệt tình nhé! :haha

Jade
08-02-2013, 01:29 AM
Jade ơi, những quả màu nâu là quả gì vậy? Còn cái lọ ở giữa đựng bí kíp gì vậy Jade ơi ?
@ Cô Honesty : quả màu nâu chính là thảo quả mà trong gói gia vị nấu phở có một quả to như ngón tay cái là nó. Tuy nhiên tên gọi chính thức là thảo quả thì không phải vùng nào ngoài Bắc cũng gọi như vậy, có nơi gọi là sa quả, có nơi gọi là tiêu bắc.

Lọ ở giữa là tinh dầu của con cà cuống.

Bánh chưng thông thường thì chỉ có hành tiếu và tiêu hạt là gia vị chính. Ở ngoài Bắc có hương vị riêng là do có thảo quả, gừng vắt lấy nước cốt trộn vào nếp lúc gói. Riêng người Hà Nội xưa thì dùng thêm tinh dầu cà cuống.

Do 5 thứ gia vị này kết hợp lại nên bánh nhà con có hương vị riêng so với nhiều nơi khác. Lý do chủ yếu là tinh dầu cà cuống và thảo quả tương đối đắt nên những người bán khác thường không mua vào, họ kém hương hơn con ở chỗ đó. Vừa rồi con mua lọ cà cuống đó có khoảng 20 giọt là 50 ngàn, chỗ thảo quả chụp trong hình là 25 ngàn; đủ dùng cho khoảng 50 bánh.

Giờ cũng trễ rồi nên con không up hình lên được. Ngày mai con sẽ up lên kèm với hình thành phẩm của cây giò thủ để sư tỷ Lan Anh so sánh nha :d

Jade
21-02-2013, 10:45 PM
Hôm nay thì đã hết Tết rồi, nhưng xin đăng tiếp tục cho hoàn thành bài viết.

Đậu xanh sau khi được ngâm và vo thật kỹ sẽ được đem hấp chín và quết nhuyễn. Trong khi quết đậu sẽ được cho vào đó các loại gia vị và chia thành các phần nhỏ tương đối bằng nhau nhằm cho khi gói bánh thì không bị thiếu đậu xanh. Ở đây mình chia mỗi cái bánh là 2 viên đậu, mỗi viên khoảng 100 grams.

http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/060220131057_zpsfce4a17d.jpg

Ngày xưa do nếp không được chà dãi kỹ nên phải ngâm nếp cho khỏi bị sượng. Bây giờ căn cứ vào thực tế thời tiết miền Nam nóng hơn miền Bắc nên nếp mình không ngâm qua một đêm nữa. Nhưng là sẽ vo, đĩa thật kỹ và gói bánh luôn. Thật ra thì thời gian vo và đãi này không cũng đã mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ cho mỗi 20kg nếp.

http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/060220131056_zpsda82047a.jpg

Phần nếp này có màu hơi xanh vì gia đình vẫn thích khi cắt bánh ra nếp có màu xanh ngọc nên khi nếp được gút cho ráo xong sẽ được trộn chung với hỗn hợp màu xanh. Hỗn hợp đó bao gồm lá dứa và lá rau ngót xay nhuyễn lọc lấy nước cốt. Sở dĩ dùng 2 loại lá vì dùng nguyên lá dứa không sợ sẽ bị mùi thơm của lá dứa quá nhiều khiến bánh chưng có hương vị bánh tét của miền nam. Còn dùng lá rau ngót không thì lại sợ có mùi hắc nên dùng cả 2 loại lá. Khi xay lấy nước cốt 2 loại lá này đồng thời sẽ xay lấy thêm nước cốt gừng. Hỗn hợp này khi trộn vào nếp sẽ trộn cùng muối để nếp vừa ăn, vậy là đã có thể gói bánh được rồi đấy.

http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/060220131062_zps9ee0a472.jpg
Ở nhà vì muốn mọi việc làm được nhanh hơn nên đã sử dụng một cái khuôn nhỏ hình vuông để ép riêng nhân bánh trước khi gói. Rải một lớp đậu trước, tương ứng là 1 viên đậu đã vo tròn từ trước, rồi đến một lớp thịt, cuối cùng là viên đậu còn lại. Sau cùng là dùng tại ép hơi mạnh chút là dính lại với nhau sau đó gỡ khuôn, kết quả là ra một bánh nhân vuông vức. Người gói sẽ cầm một bánh này bỏ vào gói nhanh hơn phải rải đậu, xếp thịt rồi lại rải đậu.

http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/20012012043.jpg

Jade
21-02-2013, 11:08 PM
Trước khi gói bánh thì những sợi lạt phải được tước nhỏ và ngâm nước cho dẻo. Có hai loại lạt là lạt giang và lạt tre. Lạt giang mềm hơn không cứng như lạt tre.

Gói bằng khuôn thì đẹp hơn nhưng bánh không chắc như được gói bằng tay.

http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/20012012042.jpg

Hai chiếc lá ngoài cùng sau khi được gấp đặt vào khuôn thì giữa hai la 1này và hai chiếc lá trong phải được chèn ở 4 góc bằng những đầu lá thừa, vì ở 4 góc bánh chỉ có 1 lớp lá (do xếp đối chiều) nên nếu không chèn th2i lớp lá này sẽ dễ bị rách khi ép bánh.

http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/20012012045.jpg

Lá được xếp xong sẽ rải vào 1 chén nếp rồi đến bánh nhân và trên cùng sẽ là lớp nếp phủ mặt. Lưu ý là nếp phải phủ kín nhân, vì nếu nhân tiếp xúc với bánh thì bánh sẽ mau chóng hỏng hơn vì bị chua từ phía trong ra.

http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/20012012045.jpg

Bánh sau khi gói xong được xếp vào nồi với dưới đáy nồi là ít cọng lá cho khỏi khét bánh. Không được xếp lèn quá chặt mà phải có khoảng hở vừa đủ nếu không bánh không đủ nước nóng tiếp xúc sẽ bị sượng và hơn nữa các dây lạt cọ sát sẽ móc rách lá bánh khi dỡ bánh ra.
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130207-00055_zps08ed934b.jpg

Bánh chưng được nấu ngon nhất là nấu với củi vì có ngọn lửa lớn giữ nước sôi liên tục. Nhưng có một điều đáng lưu ý là có một sự kết hợp giữa các mùi vị khi mùi khói hòa quyện vào dường như bánh cũng thơm hơn, bánh sẽ thiếu đi một nửa hương vị nếu như không nấu bằng củi và không được cát bằng chính dây lạt đã gói bánh. Có nhà ẩm thực từng mạnh miệng phát biểu là : dùng dây nylon mà gói bánh chưng và bếp gas để nấu thì đúng là sự cưỡng bức thô bạo với món bánh dân tộc.

Jade
21-02-2013, 11:35 PM
Bánh sau khi nấu xong được dỡ ra rửa sạch cá dính bẩn do nhựa nếp và mỡ rồi đem ép cho ráo nước. Và đây là thành phẩm :

http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130207-00057_zps24361a6f.jpg
Ở đây áp dụng cách nấu 2 lần.
Lần đầu là nấu bánh khoảng 4 giờ đồng hồ. Sau đó xả bỏ toàn bộ nước rồi cho nước mới hoàn toàn vào nấu lại từ đầu, nước này là nước lạnh không cần nước nóng. Cách này giúp cho bánh sạch hơn vì các tạp chất được thải loại và nếp cũng sẽ mềm hơn vì sự thay đổi nhiệt độ. Cách này giúp cho bánh không sượng và bảo quản cách tự nhiên cũng lâu hơn. Thay vì phải vớt bánh ra để thay nước thì phía dưới đáy cái nồi mình có làm 1 van xả bằng đồng thau giúp cho việc thay nước được nhanh chóng và an toàn hơn.

Có một cách giúp cho bánh xanh và nếp rền ngon mà vẫn an toàn vệ sinh thực phẩm và khoa học hơn dùng pin như nhiều người hám lợi làm đó là dùng : bột soda. Bột này tìm mua ở nơi bán các loại nguyên liệu làm bánh bông lan, hoặc có thể ra tiệm thuốc tây mua vài viên thuốc tiêu cũng được. Muối Natri bicacbonat khi tác dụng với tinh bột và chất diệp lục giúp giữ màu xanh tốt hơn, tác dụng với tinh bột làm quá trỉnh chuyển hóa tinh bột diễn ra khiến bánh mềm hơn. Trong pin tiểu cũng có muối natri này nên những người dùng pin cũng lợi dụng theo các tương tác hóa học này.

Khi sử dụng bột soda thì thời gian nấu cũng có thể rút ngắn khoảng 8 giờ là được, nhưng vì ở nhà khi nấu bánh cũng là dịp vui chơi nên không sử dụng bột soda và vẫn nấu với thời gian 11 đến 12 giờ.

Và đây là hình đòn giò thủ, đem khoe cùng sư tỷ Lan Anh hen hjhjhj :
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130208-00058_zpsdfd08d1b.jpg

Jade
21-02-2013, 11:58 PM
Kết quả cho những gì đă chuẩn bị đó là bàn thờ tổ tiên ngày Tết và mâm cơm đoàn viên ngày cuối năm. Đây chính là 2 điểm quan trọng chính yếu của Tết Việt. Chính nơi đây cả quá khứ, hiện tại, tương lai cùng gặp gỡ. Quá khứ vì đón tổ tiên về hiện tại cùng cháu con mừng xuân mới. Hiện tại vì gia đình đoàn viên quây quần bên nhau. Tương lai vì cả qúa khứ và hiện tại đang trông chờ vận hội mới sẽ đến, một sự trông chờ không chỉ xuân này mà lại đến xuân sau sẽ đoàn viên với tiến cười rộn rã.

http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130209-00060_zpsfd792491.jpg
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130209-00062_zps7545fb42.jpg




Xuân Quý Tỵ 2013

Lan Anh
22-02-2013, 06:52 AM
Jade ơi! Đề nghị tết...năm tới, GTCG mình tổ chức sinh hoạt gói bánh chưng, bánh tét gì đó. Trước mua vui sau giúp các bạn trẻ có cơ hội giao lưu, học hỏi. Jade làm "Huấn luyện viên" hi hi hi
Bao giờ có cơ hội, cho sư tỉ thử bánh chưng của tiểu đệ với nha!
Thấy bánh công phu quá! Nào là ngâm với màu xanh của lá dứa, của rau ngót không là cũng đủ thấy an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giò thủ của tiểu đệ nhìn "Quá đã!"
Nếu sư tỉ gói được như vậy...chắc hét giá trên trời, chỉ để nhìn...không ăn, khỏi bán!!!!!

Muối
22-02-2013, 10:04 AM
Jade ơi!

Bàn thờ hoành tráng thật đấy. Tìm mãi mà chẳng thấy thánh giá Chúa đâu cả. Bàn thờ gia đình Công Giáo sao lại thiếu những thứ này nhỉ?

Mai Tín
22-02-2013, 11:50 AM
Jade ơi!

Bàn thờ hoành tráng thật đấy. Tìm mãi mà chẳng thấy thánh giá Chúa đâu cả. Bàn thờ gia đình Công Giáo sao lại thiếu những thứ này nhỉ?

http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130201-00042_zpse4e16832.jpg


Chịu khó - Chậm rãi - Từ từ thôi nhé Muối. Chúa của Muối đây!
Nên chia sẻ điều gì xuất phát tự trái tim mình, chứ cứ vặn vọ như vậy, đau cột sống đấy Muối ạ

Muối
22-02-2013, 12:12 PM
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/IMG-20130201-00042_zpse4e16832.jpg



Chịu khó - Chậm rãi - Từ từ thôi nhé Muối. Chúa của Muối đây!
Nên chia sẻ điều gì xuất phát tự trái tim mình, chứ cứ vặn vọ như vậy, đau cột sống đấy Muối ạ

Hỏi nghiêm túc chứ không phải vặn vọ như Mai Tín nghĩ đâu. Muối chưa bao giờ thấy một cái bàn thờ trong một gia đình Công Giáo nào mà chưa có trưng bày tượng Chúa cả. Có thể là thánh giá Chúa nằm ở góc nào đó trên bàn thờ này đấy thôi nhưng Muối tôi đui nên không thấy. Mai Tín có thấy nó ở đâu thì mách giùm nhé chứ sao lại chửi đổng lên như vậy?

Muối
22-02-2013, 01:43 PM
Từ bàn thờ tổ tiên đến bàn thờ Chúa.

Khi đón nhận Tin Mừng Chúa Kitô, người Thượng vùng cao nguyên gọi đây là một sự chuyển đổi từ Cây Nêu đến Cây Thập Giá; còn người Kinh chúng ta xem đó là sự chuyển đổi từ bàn thờ tổ tiên đến bàn thờ Chúa. Tác giả Phan Kế Bính trong cuốn Phong tục Việt Nam (nxb Khai Trí, Sài Gòn 1973, trang 24-25) có viết: “Đối với người Việt Nam, chết chưa phải là chết hẳn, thể xác tuy chết nhưng linh hồn vẫn còn lui tới với gia đình. Sự tin tưởng vong hồn của ông bà cha mẹ ngự trên bàn thờ có ảnh hưởng nhiều đến hành động của người sống ... Người ta sợ mang tội bất hiếu nếu làm cho vong hồn cha mẹ phải tủi hổ qua hành động của mình”. Điều này rất gần gũi với tín điều các thánh cùng thông công của đạo Công Giáo. Chết không phải là hết nhưng là bắt đầu một cuộc sống mới, và giữa người sống với người chết vẫn có sự hiệp thông nào đó, vẫn chia sẻ cho nhau những phúc lộc thiện hảo, nhu lời kinh tiền tụng trong thánh lễ an táng đã nói rõ : “Đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị huỷ diệt tiêu tan, thì lại được một chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời”. Vì thế giữa bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Chúa trong gia đình Công Giáo không có gì là trái nghịch mà còn liên kết với nhau, như nhiều nhà thường làm là đặt bàn thờ tổ tiên ngay ở dưới bàn thờ Chúa. Nhớ đến ông bà cha mẹ thì phải hướng lòng về Chúa, vì chỉ có Chúa mới có thể trả công bội hậu thay cho chúng ta. Chúng ta mong mỏi cho ông bà cha mẹ sống lâu ở đời để ở nhà với con cháu, nhưng sự sống trần gian này có hạn, nó cần được biến đổi để trở thành sự sống vĩnh cửu trong Nhà Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể thoả mãn được những ước nguyện lớn nhất của con người: chết là trở về với tổ tiên; song chỉ có thể gặp lại tổ tiên trong Thiên Chúa, vì ngoài Thiên Chúa không có gì tồn tại đời đời. Chúng ta kính trọng vâng lời ông bà cha mẹ nhưng các ngài cũng không phải là những bậc thần thánh, vẫn có những khuyết điểm mà chỉ có Thiên Chúa mới tảy rửa nên trong trắng để tháp nhập cõi Nước Trời. Bởi đó theo cách nhìn của người Công Giáo Việt Nam : Nhà Tổ trở thành Nhà Chúa, vì Nhà Chúa chính là Nhà Tổ của tất cả mọi người.
Tác giả Toan Ánh đã nhận xét thật chí lí : “Những người theo Thiên Chúa giáo tuy không lập bàn thờ tổ tiên, nhưng không phải là không thờ phụng tổ tiên. Những ngày giỗ chạp họ vẫn làm cỗ và cầu nguyện cho người đã khuất, và việc không có bàn thờ tổ tiên chỉ là việc chuyển đổi bàn thờ tổ tiên đến bàn thờ Chúa, như vậy nghĩa là vẫn có sự thờ phụng tổ tiên qua bàn thờ Chúa” (Nếp cũ, quyển I, HCM 1992 trang 24). Rất tiếc đã có sự hiểu lầm của một số các nhà truyền giáo ngoại quốc không đồng tình với cách thờ cúng tổ tiên của người Việt nên đã có chuyện bàn thờ tổ tiên một thời gian dài biến mất khỏi các gia đình Công Giáo. Dù vậy, người Kitô hữu Việt Nam vẫn không thể đánh mất ngọn nguồn của mình mà chỉ khơi cho nó một dòng chảy mới. Đó là quy hướng tất cả về Thiên Chúa là nguồn mạch mọi tình phụ tử trên trời cũng như ở trần gian. Đối với người Á Đông, mất gì thì mất nhưng không thể mất mồ mả tổ tiên. Vì thế những giáo thuyết chủ trương luân hồi, không phù hợp với việc gìn giữ mồ mả tổ tiên. Nếu cuộc sống con người luân chuyển hết kiếp này sang kiếp khác thì rõ ràng một người có thể có nhiều thân xác và thân xác hiện có chỉ là tạm bợ, mất hay còn không quan trọng. Hồn có được giác ngộ thì cũng chẳng mang theo những thân xác đầy khuyết điểm ấy vào cõi Niết Bàn làm gì. Đang khi đó người Công Giáo tin rằng mỗi người chỉ có một thân xác và một linh hồn. Chết là thân xác trở về với tro bụi nhưng sẽ đợi ngày sống lại sau hết để kết hợp với hồn trong hạnh phúc vĩnh cửu của Thiên Chúa. Dù có mất hài cốt thì chúng ta cũng sẽ chỉ sống lại trong thân xác của chính mình, chứ chẳng vay mượn của ai. Tuy nhiên, việc gìn giữ tro cốt của những người đã khuất thật là phù hợp với tín điều: “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”; và nhắc nhớ chúng ta sống niềm hy vọng đó cho mình và cho mọi người. “Lá rụng về cội”. Cây mọc lên từ đất, trổ lá đâm bông rồi hoa tàn lá úa và rụng xuống gốc cây trở thành màu mỡ cho cây trổ sinh những bông lá mới. “Sinh bệnh lão tử”. Đời người là như thế ! Phải chấp nhận cái chết để có thể trổ sinh ra những sự sống mới là con cháu dòng tộc. Tuy nhiên, người Kitô hữu không chỉ tìm thấy sự sống của mình qua con đàn cháu đống mà còn tìm thấy sự sống đích thực của mình khi cùng chết với Đức Kitô và cùng sống lại với Người. Đó là ý nghĩa việc chúng ta dâng lễ cầu hồn để những người đã khuất được tháp nhập vào lễ dâng của Chúa Kitô để ở mãi trong Nhà Chúa.

http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/giaoduc/HieuDao.htm

Không biết giải thích trên đây có hợp lí không Jade và Mai Tín nhỉ?

Jade
22-02-2013, 01:49 PM
Jade ơi!
Bàn thờ hoành tráng thật đấy. Tìm mãi mà chẳng thấy thánh giá Chúa đâu cả. Bàn thờ gia đình Công Giáo sao lại thiếu những thứ này nhỉ?


Chịu khó - Chậm rãi - Từ từ thôi nhé Muối. Chúa của Muối đây!
Nên chia sẻ điều gì xuất phát tự trái tim mình, chứ cứ vặn vọ như vậy, đau cột sống đấy Muối ạ

Hỏi nghiêm túc chứ không phải vặn vọ như Mai Tín nghĩ đâu. Muối chưa bao giờ thấy một cái bàn thờ trong một gia đình Công Giáo nào mà chưa có trưng bày tượng Chúa cả. Có thể là thánh giá Chúa nằm ở góc nào đó trên bàn thờ này đấy thôi nhưng Muối tôi đui nên không thấy. Mai Tín có thấy nó ở đâu thì mách giùm nhé chứ sao lại chửi đổng lên như vậy?
Trên bàn thờ này hoàn toàn không có Thánh Giá và tượng Chúa hay tượng Thánh nào cả. Bởi vì đây là bàn thờ tổ tiên, không phải bàn thờ Chúa.

Nhưng đừng nghĩ đó là một sự lạc điệu của người Công Giáo nhé. Nguyên tắc cơ bản của người Việt trong tâm linh đó là : nhân - thần không thờ chung một trật. Mình không đặt Thánh Giá vì cái lạy của người Việt trước bàn thờ tổ tiên là cái lạy của kính thành, tưởng nhớ và tri ân. Cái cúi lạy trước Thánh Giá là một cử chỉ thờ lạy và tôn thờ. Cả 2 cử chỉ đều có ý nghĩa và mức độ khác nhau cho nên không bố trí cùng một nơi được. Sự sắp đặt bát hương với vị trí cao thấp cũng đã thể hiện tinh thần đó. Bát hương bàn thờ tổ tiên (nhân) phải cao quá ngực, bát hương bàn thờ Chúa (thần) phải cao quá đầu.

Ở trong topic này mình trình bày chủ đạo là đón Tết trong tinh thần dân tộc Việt nên không chụp vào hình bàn thờ Chúa. Nhưng nhân đây cũng trình bày cho bạn rõ là ở nhà mình bàn thờ Chúa và bàn thờ tổ tiên đều nằm chung 1 gian phòng. Nếu đặt chân vào sẽ thấy hướng bố trí đã có sự cách biệt, phân cao thấp. Bàn thờ Chúa bố trí theo phương thẳng hướng với cửa nhà là hướng chính. Bàn thờ tổ tiên theo phương vuông góc, tức là nằm về một bên tường dọc theo nhà, tuy nhiên người Việt trọng bên trái hơn nên cũng chọn vị trí bên trái hướng nhà.

Cách sắp đặt bàn thờ trong văn hóa thuần Việt, ở mỗi vị trí đều có những ý nghĩa khác nhau. Dẫu là tín ngưỡng dân gian hay Phật giáo, với nhà ba gian truyền thống, bàn thờ thần linh cũng không nằm vị trí gian giữa là gian chính nhà. Gian chính nhà dành để thờ kính tổ tiên là chủ nhân, thần linh ở gian phụ hai bên là dành cho khách. Nhưng vì khách trỗi vượt hơn nên bát hương phải nằm ở vị trí cao hơn bát hương dành cho chủ. Văn hóa Việt có tính tôn ti nằm ở chỗ đó.

Anh Mai Tín đã quan sát rất kỹ và thấy ảnh chụp cây thánh Giá bằng đồng và kèm theo 2 chiếc chân đèn nhỏ. Vậy thì tất nhiên phải có một bàn thờ khác nữa. Còn nếu mình bố trì 2 bàn thờ cùng 1 hướng thì vẫn sẽ đặt bàn thờ Chúa lệch sang một bên theo đúng cách bố trì trong văn hóa Việt. Tuy nhiên mình sẽ không bố trì cùng một hướng bởi vì trong ảnh chụp là ông nội và mẹ của mình. Mẹ mình là Đạo theo, vậy thì khi thờ cùng ông nội thì đặt thánh Giá cũng phù hợp. Nhưng đến ngày bà ngoại mình trăm tuổi, mình đặt hình thờ ông bà ngoại sẽ không phù hợp vì ông bà là Phật tử. Vì vậy để dung hòa thì bắt buộc phải bố trí hai bàn thờ ở hai hướng khác nhau

Jade
24-02-2013, 12:16 AM
Tác giả Phan Kế Bính trong cuốn Phong tục Việt Nam (nxb Khai Trí, Sài Gòn 1973, trang 24-25) có viết: “Đối với người Việt Nam, chết chưa phải là chết hẳn, thể xác tuy chết nhưng linh hồn vẫn còn lui tới với gia đình. Sự tin tưởng vong hồn của ông bà cha mẹ ngự trên bàn thờ có ảnh hưởng nhiều đến hành động của người sống ... Người ta sợ mang tội bất hiếu nếu làm cho vong hồn cha mẹ phải tủi hổ qua hành động của mình”.
Nhân đây cũng nói đôi lời với Muối về việc trích dẫn một nguồn tài liệu nào đó cho các ý kiến trao đổi nhé.

Trong bài viết được Muối dẫn ra, đặc biệt là đoạn văn được mình trích dẫn lại phía trên có điều lưu ý sau đây :

1- Tác giả bài viết có cách trích dẫn tài liệu chưa chính xác. Đầu tiên là tựa sách của cụ Phan Kế Bính phải là "Việt Nam Phong Tục", không phải "Phong Tục Việt Nam". Đây là loạt bài đăng trên Đông Dương Tạp Chí từ số 24 đến số 49 (1913-1914) và được in thành sách lần đầu vào năm 1915.

2- Bản sách của nhà sách Khai Trí năm 1973 là bản sách dưới đây :
http://i470.photobucket.com/albums/rr61/chuthoongdamsan/P5056279.jpg
Tuy nhiên mình không có bản sách đó trong tay nên sử dụng bản sách năm 1972 của Phong Trào Văn Hóa do Thư Hương phát hành cuối năm 1972, là hình phía dưới
http://i637.photobucket.com/albums/uu92/phantom13th/book/Image_322.jpg
Tra cứu lại toàn văn quyển "Việt Nam Phong Tục" của cụ Phan Kế Bính thì đoạn văn trong bài viết của bạn đăng tải không có trong quyển này. Sự khác biệt giữa 2 bản in là hoàn toàn không có vì trước đây rất lâu mình đã có sự so sánh khi có trong tay bản năm 1973 của một bà chị đã cũ nát và mất bìa với bản năm 1972 có trong tay.

3- Tác giả đã có sự nhầm lẫn trong việc tra cứu tài liệu, đoạn văn đó là của cụ Toan Ánh, với tựa sách là "Phong Tục Việt Nam". Nếu có cơ hội, xin tra trong quyển này sẽ rõ "Phong Tục Việt Nam" nxb Khai Trí, Sài Gòn 1969.
http://i1094.photobucket.com/albums/i447/thamxq/img145.jpg

Điều này thấy rằng câu nói của Mạnh Tử hơn 2000 năm cũng không cũ : Tận tín thư bất như vô thư.

Muối
24-02-2013, 04:21 PM
Muối nghĩ sự cố trên là một nhầm lẫn vô tình của tác giả bài viết trên. Có lẽ tác giả đã ghi nhầm là Phan Kế Bính thay vì Toan Ánh. Ngoài sự nhầm lẫn trên thì các chi tiết trích dẫn không có vấn đề gì nghiêm trọng.

Vậy theo Jade thì thế nào là một bàn thờ chuẩn theo đúng với đạo lý của một gia đình Công Giáo. Dĩ nhiên là mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau nhưng nói cho cùng tối thiểu một bàn thờ trong một gia đình Công Giáo nên được trang bày thế nào cho hợp đạo đức, hợp tình hợp lý?

Mời các bạn cùng nhau trao đổi để học hỏi.

Jade
24-02-2013, 10:20 PM
Vậy theo Jade thì thế nào là một bàn thờ chuẩn theo đúng với đạo lý của một gia đình Công Giáo. Dĩ nhiên là mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau nhưng nói cho cùng tối thiểu một bàn thờ trong một gia đình Công Giáo nên được trang bày thế nào cho hợp đạo đức, hợp tình hợp lý?
Theo mình thì chuẩn của người Công Giáo Việt Nam thì cần 2 cái chính yếu là : hương và lửa. Trong đó hương là bát nhang, lửa là đôi chân đèn; đây cũng là thành phần cơ bản của bàn thờ thuần Việt. Ngoài ra vì là nền văn minh lúa nước nên bàn thờ người Việt cần có 1 chén nước cúng thì người Công Giáo sẽ thay bằng bình Nước Thánh. Nước Thánh sẽ được dùng để làm Dấu Thánh Giá khi bắt đầu kinh nguyện, bởi vì bàn thờ Chúa và bàn thờ tổ tiên của người Công Giáo Việt Nam thường được đặt trong cùng 1 tầm mắt có thể nhìn thấy được. Vậy là cộng thêm một bình hoa nữa là đủ.

Riêng ở bàn thờ nhà mình thì hơi cầu kỳ một chút cũng là có lý do của riêng nó. Ngày trước ông nội mình còn sống có nói là tổ tiên truyền đời thế nào thì con cháu cứ như vậy mà làm theo, chỉ duy những gì là mê tín hay trái đức tin thì không làm như đốt vàng mã. Ngoài bát hương, bộ lư và hai chân đèn là do mình mua sau này thì tất cả những thứ còn lại từ từng chiếc đĩa, tách nước cho đến bình hoa đều là kỷ vật của gia đình.

Mình có đứa em trai ruột năm nay 9 tuổi thì số lần gặp mặt nó trong năm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những đứa em họ trong đại gia đình thì không còn ở VN nữa, nay vừa sang Mỹ. Khi sắp đặt mọi thứ trên bàn thờ tổ tiên như vậy trong ngày Tết có ngụ ý giáo dục chúng nó biết uống nước nhớ nguồn. Vì dù ở nơi đâu thì tâm tình ngày Tết của người Việt cũng không thay đổi. Mình lường trước điều đó nên từ Tết năm 2007 đến nay mình cố gắng duy trì việc gói bánh chưng, dù rằng từ thời ông nội mình thì không có làm, nên chẳng có ai dạy cho mà gói, phải tự học từ internet và kinh nghiệm ăn bánh, mỗi năm rút ra thêm một chút kinh nghiệm cho đến nay được coi là hoàn chỉnh. Thật vậy, năm nay tụi nó xa Việt Nam rồi mới thấy nhớ Tết, từ đứa nhỏ 8 tuổi đến các cô các chú đều muốn xem lại hình ảnh gói bánh, vậy là phải quay lại chút hình ảnh rồi chia sẻ cho nhau trên facebook.

Bạn nhìn bàn thờ thấy nhiều thứ vậy đó nhưng với nhà mình thì còn thiếu đi vài thứ đã mất đi trong quá khứ mà đến giờ mình chưa có điều kiện mua được. Đó là 1 đài tam sơn, 1 đài nước, 1 cặp hạc và 1 cặp lục bình Vạn Ninh. Mua sơ sài thì dễ, cầu kỳ mới khó tìm. Nhưng thôi đó cũng là chút mục tiêu để cố gắng mà phấn đấu. Có thể là phí phạm trong mắt nhiều người, nhưng nếu ta làm không có dư dả thì lấy gì mà ta mua sắm. Vậy là mục tiêu ta phải dư dả trong năm mới Quý Tỵ này hjhj

Muối
27-02-2013, 06:21 PM
Qua phần trình bày của Jade, phải chăng ý của Jade là trong một gđ CG có thể có vài cái bàn thờ: bàn thờ Chúa, bàn thờ Tổ Tiên, bàn thờ Phật... mỗi cái một góc tường tuỳ theo tầm quan trọng của mỗi đạo giáo? Nếu đúng như vậy thì làm thế nào để phân biệt tầm quan trọng của mỗi đạo giáo? Muối đã đi dự nhiều lễ như cưới, hỏi, tang ... tại tư gia nhiều gia đình khắp các miền đất nước VN Muối thấy hầu hết các gđ CG VN chỉ có duy nhất một cái bàn thờ trên đó có thánh giá Chúa Ngự trên cao nhất, thấp hơn là tượng các thánh, thấp hơn nữa là hình ảnh tổ tiên. Muối chưa bao giờ thấy có gia đình nào có hai/ba cái bàn thờ mỗi nơi thờ một Đấng. Nếu trong nhà có hai ba người khác đạo giáo sống chung với nhau thì theo Jade giải quyết cách nào cho êm đẹp nhất?

Jade
27-02-2013, 11:41 PM
Qua phần trình bày của Jade, phải chăng ý của Jade là trong một gđ CG có thể có vài cái bàn thờ: bàn thờ Chúa, bàn thờ Tổ Tiên, bàn thờ Phật... mỗi cái một góc tường tuỳ theo tầm quan trọng của mỗi đạo giáo? Nếu đúng như vậy thì làm thế nào để phân biệt tầm quan trọng của mỗi đạo giáo?
Muối đừng suy diễn ý của người viết theo hướng khác như vậy.
Và cũng như Muối nói là "dự nhiều" và "thấy hầu hết" thì không phải là tất cả.
Tuy nhiên cơ hội của Muối được tham dự nhiều chắc phải có nhiều lợi điểm. Chẳng hay khi Muối thấy ở những nơi đó theo cách bố trí mà Muối nói thì có 2 bát nhang hay 1 bát nhang. Thánh Giá thường treo trên cao rồi thì không nói, giữa ảnh tượng Thánh và di ảnh tổ tiên có sự phân cấp hay đồng hàng ?

Nếu đã phân cấp thì đã có sự tách biệt, vậy thì không có lý do gì mà không thể xoay hai hướng khác nhau giữa hai bàn thờ cả, vì đã có sự tách biệt mà không phải là thống nhất.

Muối đòi buộc phía trên bàn thờ tổ tiên phải có Thánh Giá thì mình chưa thấy bản văn nào từ phía Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có quy định như vậy. Nếu không quy định thì được tự do trong việc bài trí không gian.

Còn việc gia đình có hai hay ba đạo giáo thì thật ra không khó giải quyết với người Việt Nam, chỉ e câu hỏi này của Muối là cắc cớ đưa tình hình thêm hóc búa. Nhưng không sao, qua câu hỏi này mới thấy người Việt Nam luôn "dĩ hòa vi quý" ngay trong cả vấn đề đạo giáo.

Phía trên mình có nói là trong văn hóa Việt Nam thì vấn đề tôn ti rất quan trọng. Cũng vậy, một gia đình thì sẽ có trưởng có thứ. Theo đó thì đạo giáo của người trưởng sẽ được thể hiện trong gian thờ chính của ngôi nhà, đạo giáo riêng của mỗi người sẽ được thể hiện trong không gian riêng của cá nhân.

Mình có người bạn thân thì ba bạn ấy là trưởng nam đích tôn, phòng thờ chính có bàn thờ Chúa. Và bạn ấy có bà cô họ là Phật tử thì bà cô lại có bàn thờ Phật trong phòng riêng.

Có một điều nữa là không có việc hai ba tôn giáo cùng được thờ trong cùng một gian phòng, nên không cần phải phân biệt cao thấp. Người Công Giáo không để ý thôi nhưng lấy Phật giáo hay tín ngưỡng dân gian làm ví dụ thì họ rất kị việc thờ nhiều đạo giáo chung đụng với nhau. Theo họ thì như vậy gia đạo lộn xộn, nhà cửa bất an. Vì có quan niệm là làm như vậy thì dương khí sẽ suy kiệt, âm khí tích tụ. Cho nên ngay cả bát hương truyền thống sẽ không có chân mà phải là đáy bằng, người xưa quan niệm hương là hướng lên trên, dưới đáy bát hương có khoảng hở thì tàn hương tích tụ và theo sau đó là âm khí tụ vào đấy.

Muối cũng đọc nhiều đấy nhưng hình như vẫn đọc cách vội vàng. Trong bài viết mà Muối trích dẫn thì MUối in đậm, in to và cả tô màu rực rỡ câu : "nhiều nhà thường làm là đặt bàn thờ tổ tiên ngay ở dưới bàn thờ Chúa" mà hình như lại đọc chẳng kỹ. Câu đó viết rõ "nhiều nhà thường làm" chứ không phải "tất cả làm" hay "tất cả buộc phải là". Nên ngay trong câu đó cũng thấy rõ là có những nhà làm không cùng hướng hay làm hai vị trí khác nhau chứ không phải đều làm "ngay ở dưới".

Ở đây Jade viện dẫn ngay bài viết mà Muối dùng trích dẫn để thấy tính tôn ti và ý nghĩa của cái lạy mà mình nói là : nhân - thần không thờ chung một trật.

Trong mục thứ 2 của bài viết đó nói thế này :
- Ý nghĩa việc lạy : "Một trong những cái chướng tai gai mắt mà người ngoại quốc lấy làm khó chịu khi người Kitô hữu Việt Nam bái thờ Thiên Chúa rồi lại quỳ lạy ông bà tổ tiên, không chỉ một lạy mà tới ba lạy bốn lạy, và hoá ra ông bà còn cao hơn Thiên Chúa ? Thực ra, việc bái lạy ngoài nghĩa tôn thờ còn có nghĩa là hạ mình đón nhận sự chỉ bảo của người trên đối với người dưới."

- Tính tôn ti : "Dù có lập bàn thờ, có bài vị, có nhang khói đèn nến, nhưng tuyệt nhiên không một người trên nào mà lại đi lạy người dưới. Vợ chết sớm thì chồng lập bàn thờ cho các con bái lạy, còn bản thân chồng chỉ vái nhang. Con chết sớm thì cha mẹ cũng lập bàn thờ với bát cơm quả trứng cùng hương khói nghi ngút, nhưng không bao giờ cha mẹ lại đi lạy con cái. Chỉ có con cháu mới buộc phải bái lạy ông bà cha mẹ, vì đây là chuyện thứ bậc trong gia đạo......Ngày xưa khi còn sống, cha mẹ ngồi ghế ngồi phản để dạy dỗ con cái, còn phận con cái là phải ngồi dưới đất để nghe răn dạy, và nếu có gì lầm lỗi phải nằm bò ra để van xin, để cha mẹ đánh phạt. Nếu không như vậy thì gia đình sẽ loạn và đất nước sẽ tan hoang."