PDA

View Full Version : Các bạn giúp mình giải đáp thắc mắc này.



NguyễnAnhDanh
05-02-2013, 08:10 PM
Hiện nhà thờ gần nhà mình có treo một bức ảnh vẽ Đức Chúa Cha và Đức Chúa Giê-su, theo mình hiểu thì con người chỉ biết hình hài của Đức Chúa Giê-Su, Đức Mẹ và các Thánh thôi. Vậy việc tôn thờ bức ảnh có hình Đức Chúa Cha có vi phạm điều răn "Không thờ ngẫu tượng" không? Mình còn yếu niềm tin, mong Anh, Chị, các bạn chỉ bảo giúp. Trân thành cảm ơn!

chulun008cr
05-02-2013, 08:32 PM
Bạn ơi ! Bạn có thể chụp lại tấm ảnh đó rồi post lên đây không ? Để xem như thế nào nhé !

NguyễnAnhDanh
05-02-2013, 09:32 PM
1082

Bức ảnh đó tương tự bức này.

Huyen Tam
05-02-2013, 11:10 PM
theo mình hiểu hình này là Ba ngôi Thiên Chúa gồm ngôi thứ nhất là Chúa Cha, ngôi thứ hai là Chúa con và ngôi thứ ba là Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Thần mang hình chim bồ câu trong hình.
Chúa Cha đã tạo dựng nên vũ trụ, trời đất, và vì yêu thương nhân loại mà Chúa Cha đã gởi con một của Người là Chúa Jesu đến trần gian cứu chuộc nhân loại, vì nhân loại sa ngã, phạm tội. và cũng vì yêu thương mà sau khi Chúa Jesu về trời với Chúa Cha thì Ngưòi đã sai ngôi ba là Chúa Thánh Thần xuống để thánh hóa và ở lại trong thế gian. vậy nên việc nhà thờ hay chúng ta thờ hình này không gì là thờ ngẫu tượng cả.
trong thánh lễ bạn luôn nghe cha đọc phần đầu của phụng vụ thánh thể : "Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em" đây chính là ba ngôi Thiên Chúa, cũng có Chúa Cha trong đó.

NguyễnAnhDanh
05-02-2013, 11:23 PM
Cảm ơn bạn đã giúp nhưng có lẽ bạn không hiểu ý mình hỏi. Trong diễn đàn này có ai đủ niềm tin giải thích giùm mình. Anh điều hành viên, sao lại bỏ đi???

+_Ruou nho_+
05-02-2013, 11:52 PM
Nhà thờ bạn là nhà thờ nào vậy, ở đâu.
Nếu đúng như bạn nói thì theo mình, trong Cựu Ước Thiên Chúa có nói " ta là ta ", chúng mình không biết mặt Ngài, Chúa Giê-su cũng đã trả lời các môn đệ khi muốn gặp mặt Cha của Ngài rằng: " Ngài chính là hình bóng của Cha Ngài đó sao". Điều chúng mình cần quan tâm cũng như để ý chỉ là đối xử với mọi người chung quanh như với Chúa, bằng hết cả lòng kính yêu và tôn trọng, vì Ngài ở trong họ.

tho ngoc
06-02-2013, 12:19 AM
Ta biết ta thờ ai và không thờ ai. Hình ảnh chỉ mang tính tượng trưng.

ghibum
06-02-2013, 08:37 AM
thờ ngẫu tượng là mình coi một bức tượng là một vị thần và dùng nó để thờ lạy. giống như thời ông Môi-sê, dân đã phản bội Thiên Chúa bằng cách làm 1 bức tượng hình con bò và thờ lạy chúng, coi nó là một vị thần. còn đối với bản thân người công Giáo, chúng ta thờ lạy THiên Chúa, Đấng hằng hữu và hằng có, không phải ở bản thân bức tượng hay trong tấm hình mà nơi THiên Chúa, Đấng mà ta tin Ngài luôn hiện diện. tượng và ảnh Chúa giúp ta dễ hình dung dc hình ảnh của THiên Chúa(khi ngắm nhìn thập giá Chúa, tôi thấy Chúa thât gần gũi và yêu thương biết bao),mỗi một bức tương/hình ảnh đều mang một biểu tượng hay một biến cố trong Kinh THánh, giúp cho ngay cả những người ít đọc Kinh THánh cũng biết và nhớ được phần nào về Kinh THánh. , và đối với bức hình Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta xác tín được niềm tin vào 3 ngôi Thiên Chúa, Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc, Chúa Thánh THần thánh hóa, ba ngôi- nhưng một Chúa duy nhất - ĐẤng mà chúng ta tôn kính và thờ lạy!!!

chulun008cr
06-02-2013, 09:41 AM
Hiện nhà thờ gần nhà mình có treo một bức ảnh vẽ Đức Chúa Cha và Đức Chúa Giê-su, theo mình hiểu thì con người chỉ biết hình hài của Đức Chúa Giê-Su, Đức Mẹ và các Thánh thôi. Vậy việc tôn thờ bức ảnh có hình Đức Chúa Cha có vi phạm điều răn "Không thờ ngẫu tượng" không? Mình còn yếu niềm tin, mong Anh, Chị, các bạn chỉ bảo giúp. Trân thành cảm ơn!

Bức ảnh Đức Chúa Cha, Chúa Giêsu, và Chúa Thánh Thần ( hình chim bồ câu ) đây là bức tranh nói về mầu nhiệm 1 Chúa 3 ngôi. Chúa Giêsu xuống thế làm người và ở cùng chúng ta, đã mặc khải Chúa cha cho chúng ta, và ban Chúa Thánh Thần luôn đồng hành cùng ta. Nhờ Chúa con mà ta biết được Chúa cha.
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/TuSachGiaoLyGP/GLDuTong/Bai09.htm
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/TuSachGiaoLyGP/NhanBietThienChua/Chuong8.htm

chúc bạn luôn vui trong niềm vui của Thiên Chúa nhé !

ghibum
06-02-2013, 11:35 AM
@Tầm thường: xin lỗi vì chính tả nhé, mình sẽ rút kinh nghiệm. hjj Thiên Chúa ban cho con người tự do mà bạn, người ta muốn thờ lạy đám mây hay thứ gì khác mình đâu thể cấm đoán được họ. nhưng mình phải biết sử dụng tự do tín ngưỡng của mình cách chính đáng. đám mây chỉ là một tạo vật của Thiên Chúa, một vật vô tri, vô giác mà thôi. Tại sao ta không thờ lạy Đấng đã tạo nên đám mây, cây cối, trời đất, muôn loài và cả bản thân chúng ta nữa mà lại thờ lạy ngẫu tượng. chúc bạn luôn vui vẻ nhé!!

Êm Đềm
08-02-2013, 07:33 PM
Theo bản thân mình nghĩ, khi xưa Thiên Chúa cấm con người thờ ngẫu tượng. Và ngay trong hiện tại, Thiên Chúa cũng cấm con người thờ ngẫu tượng !
Và theo mình hiểu, thờ ngẫu tượng là thờ cúng, xem cái vật gì đó là thần linh, là tối thượng.

Người Công Giáo không thờ tượng Đức Mẹ, không thờ tượng thánh này thánh kia, không thờ tượng Chúa Giêsu hay gì gì cả... Cái mà người công giáo hướng đến là qua ảnh tượng đó, chúng ta hướng lòng lên Chúa - Đấng là Thiên Chúa duy nhất ! THỜ THIÊN CHÚA, CHỨ KHÔNG PHẢI THỜ TƯỢNG CHÚA !

Còn bức ảnh đó, chẳng có gì gọi là ngẫu tượng, "ông lão" trong hình đó tượng trưng cho Chúa Cha, mà theo cách nghĩ của chúng ta, Ngài là vị cha từ ái, Ngài được thể hiện qua vóc dáng là một ông lão đầu cao mắt sáng đầy yêu thương, chỉ để vị Thiên Chúa uy quyền đó thêm gần gũi, thêm thân thuộc...
Hèn ý của mình chỉ có vậy ! :)

anhdoart
18-02-2013, 07:54 AM
Bạn thân mến!

Tấm hình ở trên là biểu tượng cho Mầu nhiệm một Chúa Ba ngôi, giống như chim bồ câu biểu tượng cho Chúa Thánh Thần vậy đó. Chứ trước tới giờ có ai nhìn thấy được Chúa bao giờ đâu mà có thể vẽ lại được, Thiên Chúa là Đấng vô hình , vô tượng nên không ai đã được nhìn thấy Ngài bao giờ. Đọc Kinh Thánh Cựu Ước, chúng ta chỉ thấy Chúa xuất hiện với ông Môsê một lần qua hình ảnh buị gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi.(x Xh 3:1-6). Trong Tân Ước, Thiên Chúa Cha chỉ cho nghe tiếng Ngài phán ra từ trời cao trong dịp Chúa Giêsu từ sông Jordan bước ra sau khi nhận phép rửa của Gioan.(x.Lc 3:22). Và một lần nữa khi Chúa Giêsu dẫn ba Tông đồ Phê rô, Giacôbê và Gioan lên núi Taborê, nơi đây bất ngờ Chúa đã biến đổi dung mạo trước mắt các ông và có tiếng từ trời phán ra: “ Này là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9:7).

Còn cái vấn đề trưng bày tượng Chúa Giesu, Đức Mẹ, các Thánh…. hoàn toàn không phải là thờ ngẫu tượng,mà chỉ để tôn kính mà thôi. Theo công đồng Nicaea II (787) do Nữ hoàng Irene triệu tập dưới triều Giáo hoàng Adrianus I. Có khoảng 300 giám mục Đông Phương, 2 sứ thần tham dự 8 khoá họp từ 24-9 đến 23-10. Công đồng lên án phái Phá Huỷ Ảnh Thánh, xác định có thể tôn kính ảnh thánh mà không bị coi là thờ ngẫu tượng.

Hai Giáo Hoàng Gregori(731-741) và Adrian(722-795) đã lên tiếng thừa nhận sự thờ kính ảnh tượng thánh.Đức Adrian viết cho nữ Irenea như sau:”Mọi ảnh tượng được phác họa nhân danh chúa hoặc thiên thần hoặc tiên tri hoặc tử đạo người công chính đều là thánh cả,bởi lẽ người ta không thờ gỗ đá,nhưng thờ kính Đấng họa lại trên gỗ đá”.Hội đồng giám mục họp tại Constantinopoli ngày 11.3.843,tuyên bố nhìn nhận và thực thi cac Sắc lệnh của Công đông Nicea II (787)

Mình cũng vừa đọc được câu chuyện này trên mạng của cha Đoàn Quang xin được chia sẻ cho ACE:
"Năm 325 hội Công đồng Nicea, có 300 giám mục, có cả vua Constantinô và thánh Athanasiô tới dự. Đang lúc hội, thánh Athanasiô kể truyện này:
Trong tỉnh Beyrouth nước Syria, có nhiều người Dothái sinh sống ở đấy. Có một người Công giáo thuê nhà gần phố họ, lập một bàn thờ và treo ảnh Chúa Giêsu rất đẹp.
Sau mấy năm buôn bán phát tài, người ấy thuê nhà lớn hơn ở phố khác. Khi dọn nhà đi, người ấy quên không đem theo ảnh Chúa về nhà mới. Ngày hôm sau có người Dothái đến ở nhà ấy. Khi vào nhà, thấy ảnh Chúa Giêsu treo ở đấy, hắn liền chửi bới Chúa Giêsu thậm tệ. Những người hàng xóm kéo lại rất đông. Chúng thấy ảnh Chúa Giêsu liền nổi giận và chửi rủa một lúc lâu, nhưng không phạm gì tới ảnh thánh. Bấy giờ có một thầy cả Dothái bảo chúng rằng:” Chúng ta hãy giày xéo ảnh này đi”. Mọi người đều ưng thuận, họ trèo lên bàn thờ kéo ảnh xuống, lấy chân đạp lên ảnh và khạc nhổ vào mặt Chúa Giêsu . Có người lấy roi đánh, có người lấy đinh đóng và lấy kim nhọn chọc nát cả mặt Chúa. Sau cùng, một người rút dao đâm vào cạnh sườn Chúa 2, 3 cái. Lạ thay! vừa rút dao ra liền có nước và máu chảy ra. Bấy giờ mọi người khiếp sợ không ai dám chửi nữa. Thầy cả Dothái nói rằng:” Nghe đâu máu Giêsu thiêng lắm, ta hãy hứng lấy để chữa bệnh”. Chúng liền hứng lấy, rồi đem ảnh và máu đã hứng được về nhà hội, kêu gọi bệnh nhân đến để chữa. Được tin mừng, tất cả những người có bệnh tật đều tới: kẻ bất toại, câm điếc, mù lòa, bị quỉ ám và nhiều thứ bệnh khác đều kéo đến chật nhà hội. Thầy cả Dothái lấy máu và nước ấy mà bôi cho những người bệnh tật, khi bôi cho người nào, người ấy được khỏi ngay.
Thấy những phép lạ rõ ràng ấy, chúng sợ và khóc lóc đấm ngực ăn năn tội. Mọi người già trẻ lớn bé đều sấp mình xuống đất lạy ảnh Chúa Giêsu. Họ đem ảnh Chúa và máu còn lại cho Đức giám mục. sau khi nghe biết mọi điều, đức giám mục tạ ơn Chúa và dạy đạo cho mọi người Dothái ở thành ấy. Ít tuần sau, họ được lãnh Bí tích Rửa tội, và giữ đạo sốt sáng vững vàng.
(Sách Tháng Trái Tim Chúa, Hiện tại xuất bản, Sài gòn, 1969)

Ngày nay, các tín hữu thuộc nhiều sắc dân đều có khuynh hướng muốn hội nhập đức tin vào văn hoá (inculturation of faith), nên đã vẽ ảnh tượng Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse, vốn là người Do Thái, da trắng thành da đen, da đỏ, da ngăm ngăm tùy theo sắc thái văn hóa và chủng tộc của người tín hữu.

Người Công giáo ViệtNam chúng ta cũng đã có tượng Đức Mẹ La Vang với y phục và nét Việt Nam riêng biệt. Người Mễ Tây Cơ có Đức Mẹ Guadalupe, người Pháp có Đức Mẹ Lộ Đức và dân Bồ Đào Nha có Đức Mẹ Fatima v.v. Giáo Hội không ngăn cấm việc tạc tượng với những sắc thái riêng biệt này. Nhưng chúng ta cũng không nên đặt nặng vấn đề “Hội nhập đức tin vào văn hoá” ù mà đưa vào nghệ thuật thánh những hình ảnh, hay nét vẻ “quá tự do” khiến cho đức tin và lòng sùng mộ của người tín hữu bị thương tổn, chia trí khi ngắm nhìn các ảnh tượng “phóng khoáng” đó. Thí dụ, về các Thánh tử đạo Việt Nam thì không thể vẽ thiếu nét lịch sử về y phục và sắc thái điạ phương, khiến cho tín hữu con cháu ngày nay và mai sau có thể hiểu sai về nguồn gốc và đặc tính riêng của mỗi vị khi nhìn vào chân dung hay hình vẽ.

Tóm lại, việc sử dụng ảnh tượng trong Giáo hội Công Giáo không phải là hình thức tôn thờ ngẫu tượng như dân ngoại tôn thờ các thần được đúc nặn và trưng bày trong các đền thờ của họ. Để phân biệt điều này, chúng ta cần lưu ý tránh những hành động có tính chất “mê tín” như sờ mó vào các ảnh tượng Chuá, Đức Mẹ và các Thánh rồi làm dấu thánh giá trên mình, hay lấy khăn tay lau các ảnh tượng kia để đem vể nhà ấp ủ, tương tự như dân ngoại tỏ lòng cung kính các tượng thần của họ.

Có gì thiếu hoặc sai xin ACE góp ý trong tinh thần huynh đệ nhé!

Viết và trích dẫn
Anhdoart