PDA

View Full Version : Giảng viên nói về Công giáo- SV Công giáo làm gì ?



...Tan...
04-12-2010, 11:43 PM
Giáo viên đại học thường là những vị có kiến thức hàng " top " .

lại nhiều người kính trọng kèm theo trên tay là " sống còn" của Sv
/ thíck thì Sv dễ sống, mà mất lòng thì....
không ai có thể phủ nhận chuyện tình thương mến thương này/

Thế nhưng mà Gv mà đề cập đến tôn giáo / nói đúng và nói tốt thì không sao ?
còn nói sai và nói xấu thì Sv nên làm gì?
khi kiến thức về đạo thì Phần lớn Sv không nắm kỹ/ vì có nhiều yếu tố ( tuổi đời, không quan tâm, không có điều kiện tốt để học hỏi, học lâu wa' quên giáo lý .....v...v.....)/

khi " sự cố " từ phía Gv nảy ra/ phần lớn thì im cho qua chuyện

trong khi văng vẳng bên tai đã nghe đến từ " truyền giáo "/

trường hợp éo le đối với người SV Công giáo/

Vậy tốt nhất trong những trường hợp trên, sự lựa chọn nào là tốt nhất để Sv nghĩ và hành động/

xin mọi người tham luận viec này/

đồng thời/ cho Tân hỏi/ về đề tài " Chúa sắp đặt mọi sự"/

Vì thầy của Tân có giảng về Cơ đốc giáo trong môn lich sử phương Tây/
Thầy nó " thế giới có 3 ton giáo lớn nhất là hồi, phật và cơ đốc giáo, đạo cơ đốc thì quan niệm cái gì cũng Chúa sắp đặt/ tóc rụng cũng Chúa , ai làm chủ nô ai làm nô lệ cung C...... ( nói chung à đúng sai gì cũng C)/ Phải hiểu như thế nào cho đúng/
mọi người giúp Tân nhé/ Xin cám ơn Mọi Người

Pere Joseph
05-12-2010, 05:19 AM
Cảm ơn Tân đã post đề tài có vẻ thời sự nhưng thật ra đây là một trong những vấn đề khá xưa rồi. Dĩ nhiên, những điều cho dù là xưa cũ nhưng nếu sinh viên tụi mình không biết thì nó vẫn là mới. he he he.... Những ai đã từng trải qua thời sinh viên dưới mái trường như các bạn bây giờ (mình hồi đó cũng vậy) thì đều có những kinh nghiệm tương tự như Nụ Cười nêu. Nhiều khi tức lắm, muốn nói thì sợ bị dìm, muốn nói mà cũng ko biết nói thế nào vì kiến thức đạo đã bị hổng. Thấy người ta nói sai mà không biết làm thế nào để sửa lại cho họ. Đó là tình trạng "hổng kiến thức đạo" trong rat nhiều sinh viên tụi mình, các bạn nhỉ !

Trở lại vấn đề nhỏ mà Tân đăng lên ở đây: "Chúa an bài mọi sự". Điều đầu tiên ta phải nói với nhau là: từ "an bài" là từ sai thần học, sai giáo lý. An bài nghĩa là sắp đặt việc gì đó từ trước rồi và cứ đến giờ đã định thì xảy ra. An bài đồng nghĩa với tiền định. Giáo lý Công Giáo không chấp nhận việc này.

Từ ngữ để chỉ việc Thiên Chúa ban ơn dẫn dắt công trình sáng tạo của Người trong tình yêu là "quan phòng". Quan phòng nói nôm na nghĩa là Thiên Chúa ban ân sủng của Người cho các thụ tạo để chúng vận hành theo phương thức tốt đẹp nhất. Vì thế mà ta vẫn hay nói: sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa.

Một vấn đề thần học rất quan trọng của đạo Kitô / Cơ đốc / đặc biệt là Công giáo là: tự do. Thiên Chúa ban cho con người có tự do lý trí và ý chí. Con người có thể quyết định cho hướng sống, lựa chọn của mình, ngay cả việc động trời như từ chối Thiên Chúa. Thiên Chúa tôn trọng tự do của con người đến mức tối đa, ngay cả việc để cho họ giết chết Người Con yêu dấu của mình là Chúa Giêsu.

Mình không muốn phê bình cách tiêu cực nhưng mình phải công tâm mà nói rằng: Phát biểu như thầy của Nụ Cười, và một số thầy giáo trong trường đại học hồi trước của mình, là chỉ biết rất ít về thần học Công giáo. Có thể nói rằng chỉ mới đọc được một vài câu trong Kinh Thánh rồi kết luận. Nghiêm trọng hơn, họ không hiểu biết gì về khoa chú giải/cắt nghĩa Thánh Kinh của Giáo Hội. Tụi mình rất nên nhớ rằng Giáo Hội luôn đặt sự hiểu biết về ý nghĩa Thánh Kinh trên một nền tảng học thuật tỉ mỉ, có nghiên cứu sâu xa, khoa học của các học giả danh tiếng. Muốn hiểu và giải nghĩa đúng căn bản Kinh Thánh thì cần phải nghiên cứu, đối chiếu về nhiều mặt như văn hoá, tư tưởng, xã hội, chính trị, tâm thức thời đại, văn phong, quan niệm, biểu tượng,.... Rất nhiều khía cạnh phong phú.

Thêm chút về vấn đề an bài + nô lệ. Giáo Hội Công giáo chính thức là người chống lại cả 2 điều này. Có thể trong dòng lịch sử đã có những người Kito hữu làm những việc này vì chịu ảnh hưởng bởi văn hoá đương đại. Nói rộng hơn nữa thì Giáo Hội Công giáo vẫn là tổ chức hoạt động từ thiện nhiều nhất trên thế giới, là người chống lại các khuynh hướng bạo lực, chống lại nền văn hoá sự chết và sự dữ,... Xem ra Giáo Hội Công Giáo là người ít tin nhất vào chuyện an bài !!!

Một vài ý tưởng xin gửi các bạn nhe. Chúc các bạn an vui trong Chúa, Đấng tự do tuyệt đối và tôn trọng tự do của chúng ta!

...Tan...
05-12-2010, 10:33 AM
Con cảm ơn Cha Joseph đã " khai sáng " cho con
con tìm mãi chẳng thấy nút thank đâu =.=!
Nguyện Chúa Hài Đồng ban bình an cho Cha Joseph.

Con xin lỗi Cha, con mới tham gia forum nên cứ tưởng chữ đỏ là admin như nhưng forum khác,


sinh viên tụi mình,
Cha viết như vầy làm con tưởng Cha đang là sinh viên...hjc....

...Tan...
12-12-2010, 01:04 PM
xin Các Cha , Thầy , Sr và mọi người chia sẻ giúp con về:
mối liên hệ giữa các Tôn giáo trong Thiên Chúa giáo. ( nào này ra trươc' đạo này ra sau , hiẹn giờ số tín hữu.....)
Học kỳ 2 con sẽ học phần " Phương tây với văn hóa Việt nam"
sách " cơ sở văn hóa Việt nam" tác giả, Đào Ngọc Thêm, trang 285 có chép :
"Ki-tô giáo ( hay Cơ đốc giao, Thiên Chúa giáo ) là tên gọi chung tất cả các tông phái cùng thờ Chúa Jesus ( Ki-tô, Cơ đốc là dạng phiên âm hán vuệt của " Jesus Christ") . Ki-tô giáo ra đời như một nhánh của Do Thái giáo ở vùng palestin,rồi nhanh chóng phát triển thành một tôn giáo độc lập-tôn giáo của những người bị áp bức.Ban đầu nó bị các chủ nô La mã ( nhất là dưới thời hoàng đé Néron) ngăn cản và bức hại. đến thế kỷ 4, Hoàng đế cóntantin đệ nhất ra chỉ dụ tha đạo và công nhận Ki-tô giáo là quốc giáo.

trog quá trình phát triển, đến khoảng năm 974-1054, Ky to giáo đã chia thành 2 Giáo hội, giáo hội phía Tây là Công giáo( catholicism, catho-lique, có nghĩa là " chung cho toàn thế giới", Phiên âm Ky-tô giáo
là Gia-tô giáo lấy Roma lầm trung tâm ( nên còn gọi là công giáo La mã đôi khi: la mã giáo , giáo hội phía Đông gọi là Chính thống giáo(orthodoxie có nghĩa là chính thống) lấy Cóntatinole ( tên cũ là Byzace, nay là Ítambul ) làm trung tâm.

đến năm 1520,cùng với sự phát triển của giai cấp tư sản, phong trào cải cách tôn giáo do mục sư người Đức tên là M.Luther cầm đầu nên đã dẫn tới cuộc phân liệt thứ hai là đạo Tin lành chịu ảnh hưởng đậm nát của dân chủ tư sản và khuynh hướng tự do cá nhân: phủ nhận quyền lực của Tòa Thánh và công đồng chung, chỉ thừa nhận Chúa Giêsu và Kinh Thánh, cho rằng bà Maria chỉ đồng trinh đến khi sinh Chúa Giêsu (chính do sự phản đối của giáo quyền La mã đó mà có tên gọi Protestanism, từ Protestatio tiếng Latinh có nghĩa là phản đối, dịch dúng phải là Thệ phản). Vào thế kỉ 16 còn diễn ra li khai thứ ba: Anh giáo ( anglicanism) tách ra khỏi Công giáo La mã.

5.1.2.Sự tiếp xúc văn hóa trong giai đoạn đầu diễn ra trên phương bình diện tôn giáo và thương mại. Vươn cánh tay tới phương trời dông xa xôi này, nhà truyền giáo và nhà tư bản tất yếu có nhu cầu liên kết chặt chẽ với nhau. Nhà truyền giáo muốn mở rộng nước Chúa cần phương tiện đi xa. Nhà tư bản muốn kiếm lời cần người am hiểu thị trường nên sẵn sàng giúp đỡ tài chính cho các giáo sĩ và chở họ đến bất cứ đâu. bù lại , khi đến nơi các giáo sĩ sẽ vừa đi vừa truyền đạo, vừa tìm sẵn nguồn hàng quý hiếm; nhiều khi giáo sĩ giúp nhà buôn bằng cách can thiệp với chính quyền địa phương xin phép cho họ mua bán."
( còn tiếp)
hjc/ con mất 1 buổi sáng để gõ luôn......

Mong các Cha, Thầy, Sr và mọi người giúp con chỗ nào dúng chỗ nào sai nhé/
Cám ơn tất cả mọi người

Benedictus
12-12-2010, 04:37 PM
mối liên hệ giữa các Tôn giáo trong Thiên Chúa giáo. ( nào này ra trươc' đạo này ra sau , hiẹn giờ số tín hữu.....)
Bạn viết vậy thì hơi khó hiểu cho mọi người tí chút, nhưng mình nghĩ ý bạn có lẽ là nói về các nhánh của Ki-tô giáo (nếu mà nói Thiên Chúa giáo thì nó rộng vô cùng, bao gồm tất cả các đạo thờ God-Thượng đế: Hồi giáo, Do Thái giáo, Kitô giáo, các tôn giáo thờ Phạm Thiên vùng Tây Tạng, các tín ngưỡng thờ Giàng của các dân tộc thiểu số...)
Xin nói theo ý là các nhánh của Ki-tô giáo (không phải phân ra thời kỳ, nhưng là một chuỗi dài nên mình cắt ra cho tiện, nếu có chỗ nào sai xin các Cha chỉ bảo giúp con):
- Từ Adong-Eva đến thời Gioan Tiền Hô: Thời này các tiên tri luôn tiên báo về sự xuống đời cứu chuộc của Đức Ki-tô_Con Một Thiên Chúa (lúc này Do Thái giáo và Ki-tô giáo là Một)
- Từ thánh Gioan Tiền Hô - Chúa ra đời, rao giảng, cứu chuộc, phục sinh, thăng thiên - các cộng đoàn tín hữu đầu tiên- thời kỳ bị bách hại: Giáo hội Ki-tô giáo nguyên thủy, chưa phân hóa nhiều về tín lý.
- Thời kỳ bách hại - Các lạc thuyết - các Tổ Phụ - Constantine I ban hành Sắc lệnh Milano năm 313: chấm dứt thời kỳ bách hại - Năm 386, Công đồng Rôma thiết lập Quy điển Thánh Kinh, ra danh sách những quyển sách được Giáo hội chấp nhận từ Cựu Ước và Tân Ước. Năm 431, Công đồng Êphêsô công khai tín điều, khẳng định Đức Giêsu mang hai bản thể: Con Thiên Chúa và con người, minh bạch hóa tín điều về Ba Ngôi.
- Từ sau năm 313, Giáo Hội phát triển mạnh mẽ
- Thế kỷ thứ VII: bắt đầu có nhiều dị biệt trong phụng vụ, giáo lý, học thuyết giữa các Cộng đoàn La Mã và Hy Lạp
- Đại Ly giáo năm 1054: Chính Thống giáo (các cộng đoàn theo phụng vụ Hy Lạp) thoát ly khỏi Giáo hội Công giáo
- Ngày 31 tháng 10 năm 1517, Martin Luther đưa ra những bài luận văn mang nội dung bài trừ những học thuyết của Công giáo đương thời. Phong trào Thệ Phản bùng nổ, nhiều Giám mục và giáo dân theo giáo thuyết này. Các nghi thức, tín điều, giáo luật bị cải cách tận răng trong hàng ngũ những người theo giáo thuyết này. Đạo Tin Lành ra đời!
- Vua Henry III muốn ly dị với hoàng hậu nhưng không được sự chuẩn y của Đức Giáo Hoàng, năm 1534, Nghị viện Anh thông qua quyền tối cao của Vua nước Anh đối với Giáo hội Anh như là cách để tuyên bố ly khai khỏi Giáo hội Mẹ. Từ năm 1536, nhiều nhà dòng Công giáo tại xứ Anh, xứ Wales và Ireland bị giải thể. Đức Giáo hoàng Phaolô III rút phép thông công đối với Vua Henry III vào năm 1538, như vậy Anh giáo chính thức phân ly khỏi Công giáo.
- Từ đó đến nay, Tin Lành lại tiếp tục phân chia thành rất nhiều "Hội Thánh" với nhiều dị biệt trong đức tin của họ.

Số tín hữu theo từng nhánh Ki-tô giáo:
- Công giáo năm 2010 là 1.165.714.000, tăng 19.058.000 so với năm 2007 (:: Th�ng T?n X� C�ng Gi�o Vi?t Nam :: (http://vietcatholic.org/News/Html/84679.htm))
- Chính Thống giáo năm 2010 là : (cộng cả buổi trời luôn) 910 470 975 người
Orthodox Around The World (http://www.3saints.com/orth_population.html)
- Tin Lành: khoảng 420 triệu (theo Wikipedia)
- Anh giáo: 19 544 054 người
CATHOLIC ENCYCLOPEDIA: Anglicanism (http://www.newadvent.org/cathen/01498a.htm)


...

5.1.2.Sự tiếp xúc văn hóa trong giai đoạn đầu diễn ra trên phương bình diện tôn giáo và thương mại. Vươn cánh tay tới phương trời dông xa xôi này, nhà truyền giáo và nhà tư bản tất yếu có nhu cầu liên kết chặt chẽ với nhau. Nhà truyền giáo muốn mở rộng nước Chúa cần phương tiện đi xa. Nhà tư bản muốn kiếm lời cần người am hiểu thị trường nên sẵn sàng giúp đỡ tài chính cho các giáo sĩ và chở họ đến bất cứ đâu. bù lại , khi đến nơi các giáo sĩ sẽ vừa đi vừa truyền đạo, vừa tìm sẵn nguồn hàng quý hiếm; nhiều khi giáo sĩ giúp nhà buôn bằng cách can thiệp với chính quyền địa phương xin phép cho họ mua bán."
Mong các Cha, Thầy, Sr và mọi người giúp nụ cười chỗ nào dúng chỗ nào sai nhé/
Phải nói là Đào Ngọc Thêm này khá độc địa khi cố ý nhập nhằng giữa văn hóa - chính trị - tôn giáo, nhằm tung hỏa mù để đánh lừa sinh viên có đạo và đại bộ phận sinh viên người lương.
Phần sử liệu thì họ Đào viết cũng lèm bèm thôi, không có gì đáng nói (vì sinh viên có thể tìm tài liệu khác đối chứng), nhưng đoạn trích dẫn trên cho thấy bản chất gian manh của tác giả viết ra nó. Không hiểu ông ta dựa vào đâu để kết luận rằng các giáo sỹ "vừa đi truyền đạo, vừa tìm sẵn nguồn hàng quý hiếm"? Tìm như thế nào, tìm ở đâu, lưu trữ hoặc bảo quản thế nào? "Nguồn hàng quý hiếm" đó là những gì? Đố ông Thêm trả lời được những câu hỏi trên bằng sử liệu đúng đắn!
Tới câu này còn trơ trẽn và bịa đặt hết chỗ nói: "nhiều khi giáo sĩ giúp nhà buôn bằng cách can thiệp với chính quyền địa phương xin phép cho họ mua bán." Không hiểu họ Đào kia là ngu dốt thật sự hay cố tình đổi trắng thay đen một cách trâng tráo như vậy. Ai có tìm hiểu qua loa một chút về giáo sử và lịch sử Việt Nam giai đoạn từ sau vua Gia Long đến cộng sản lên ngôi đều biết rằng Công giáo, đặc biệt là các "Tây dương đạo trưởng" luôn bị truy nã gắt gao, bắt được là trảm lập quyết (chém đầu ngay tức khắc), hoặc xử giảo (siết sổ), hoặc lăng trì (chặt tay chặt chân, cho chịu đủ mùi đau đớn rồi mới chặt đầu cho chết), hoặc bá đao (xẻo một trăm miếng thịt trên mình lúc còn đang sống); nạn Văn Thân còn thê thảm hơn khi dân thường tập họp lại, tự vũ trang rồi đi tàn sát tất cả người dân Công giáo, từ ông cụ già khọm cho đến thằng cu tý còn ẵm ngửa... Ngoài ra giáo dân còn bị vua quan bắt đi tù đi đày, chết rũ tù vì đói khát bệnh tật nơi ma thiêng nước độc không biết bao nhiêu mà kể...
Thử hỏi với những ngược đãi đó làm gì các "giáo sĩ" dám giúp nhà buôn bằng cách "can thiệp với chính quyền địa phương "???
Thật hết chỗ nói!!!

Dew
12-12-2010, 05:30 PM
Câu hỏi bạn nêu ra thì ngắn nhưng lại xuyên suốt chiều dài lịch sử Giáo Hội, bạn tìm hiểu thêm ở các tài liệu khác, nha. Sách của bạn viết rất khó hiểu.

*** Lý do ly giáo của Tin Lành không phải do vấn đề Đức Mẹ đồng trinh mà vì ông không chấp nhận việc "mua" ân xá xảy ra trong Giáo Hội thời đó. Bạn có thể tham khảo vấn đề này tại đây (http://nguoitinhuu.com/history/ch04_2.html).

allihavetogive
12-12-2010, 06:08 PM
Cảm ơn bạn Tân đã đặt câu hỏi. All đọc câu hỏi của bạn mà choáng váng mặt mày luôn, hjhj, câu hỏi gì mà dài quá trời! All xin được "nói nhỏ" một chút với bạn nhé:

1. Các câu hỏi khác nhau nên đặt ở những topic khác nhau cho nó rõ ràng, mọi người cũng dễ thấy để support nhé.

2. Hai Cha rất yêu thương chúng ta và muốn hỗ trợ chúng mình hết sức. Tuy nhiên cả hai Cha rất bận, một Cha thì đang học tiến sĩ, một cha thì là bề trên. Các bạn thử tưởng tượng công việc quản nhà dòng, quản xứ, học hành... Cho nên thời gian của hai Cha là rất quý báu. Các Ngài đã hy sinh rất nhiều khi đồng hành với chúng mình. Chính vì thế mình không nên quá lạm dụng sự hỗ trợ của các Ngài, đối với những vấn đề mình có thể tự tìm hiểu, hoặc những vấn đề làm mất quá nhiều thời gian (đối với những vấn đề như vậy bạn có thể hỏi cha xứ nơi bạn sống chẳng hạn).

3. Về câu hỏi của Tân, All thấy bạn đề cập đến cả một đoạn dài của lịch sử Giáo Hội. Để trả lời câu hỏi của bạn một cách chính xác và đầy đủ có lẽ phải ngồi gõ cả ngày quá, hjhj. Thôi thì thế này nhé, bạn vào trang này mà đọc từ một La Mã tới tám La Mã, All nghĩ bạn có thể tự tìm ra câu trả lời cho mình đấy, hơn nữa còn khám phá ra được nhiều điều thú vị qua bề dài lịch sử Giáo Hội:
http://nguoitinhuu.com/history/default.htm
Nếu đọc xong mà vẫn có chỗ chưa thông suốt, bạn có thể hỏi lại, All sẽ nhờ hai Cha giải đáp giúp nhé.

Chúc bạn sớm tìm được lời giải, và chúc bạn Chúa Nhật bình an, nhiều niềm vui.
Thân mến!

Benedictus
12-12-2010, 07:14 PM
*** Lý do ly giáo của Tin Lành không phải do vấn đề Đức Mẹ đồng trinh mà vì ông không chấp nhận việc "mua" ân xá xảy ra trong Giáo Hội thời đó. Bạn có thể tham khảo vấn đề này tại đây.

Thật ra thì cũng không đơn sơ như thế, em đã đọc bài viết ở link đó và các tư liệu khác, vấn đề chính ban đầu vẫn là các tín điều và quyền của Đức Giáo Hoàng, Luther thì giống như "lỡ ngồi lên lưng cọp", khi không thể lùi thì phải tiến. Riêng ông Luther sau đó đã cưới một nữ tu xuất dòng Xi-tô làm vợ.
có thể xem tham khảo thêm tại đây (http://www.xuanha.net/Timhieutongiao/2tinlanh.html)

Dew
12-12-2010, 08:38 PM
Cám ơn Ben. Thật ra thì Dew không có đọc bài đó, nhưng là trích dẫn một web đại diện để Tân tham khảo. Dew cũng không muốn nói chi tiết trong topic này, mà muốn bạn ấy tự tìm hiểu khi mà có thể tự tìm hiểu được.

Benedictus
13-12-2010, 08:03 PM
Sao không thấy bạn Tân phản hồi gì hết vậy ta hii:noinho:

Jade
13-12-2010, 09:05 PM
@ Tân : bạn kiểm tra giúp : mình nhớ tác giả là Trần Ngọc Thêm thì phải hơn là Đào Ngọc Thêm.
Quyển này hình như mình đọc lâu lắm rồi, lời văn theo trí nhớ có khác so với đoạn bạn trích dẫn (nếu đúng là cuốn "Cơ sở Văn Hoá Việt Nam" - Trần Ngọc Thêm). Năm 1997 mình có người chị họ học môn này và mình đọc quyển đó lần đầu tiên, thấy cũng có nhiều điểm phân tích về văn hoá Việt Nam cũng thuyết phục lắm. Riêng về phần tôn giáo (nhận xét cá nhân) thiên về Phật Giáo nhiều hơn và đối với Thiên Chúa Giáo thì viết có phần gay gắt.

Nhưng chỉ trích có một đoạn để nhận xét công trình nghiên cứu của tác giả e có nhiều thiếu sót. Vả lại tác giả chỉ tóm lược và chủ yếu nói đến quá trình đạo Công Giáo được truyền bá đến Việt Nam, hơn là phân tích các nhánh của Thiên Chúa Giáo.

Các vị giảng viên Đại Học mà gặp ngay vị có tư tưởng vô thần thì cũng "bó chiếu". Cách đây hơn 1 năm tớ có đứa em học năm nhất đại học Kinh Tế, gặp ngay ông thầy như vậy. Lớn tiếng rao truyền những gì Dan Brown viết và cộng thêm đó là "ngôi mộ Talpiot" (Talpiot Tomb). Đứa em này bức xúc và lên tiếng hỏi thầy ngay giữa giảng đường về những điều thầy nói. Sau đó em quyết định làm đề tài thuyết trình "Jesus Christ - đâu là sự thật" nhưng cuối cùng không lập nhóm được vì không hội đủ số người tham gia một nhóm nên không thể thuyết trình. Do các bạn dù biết thầy nói không đúng sự thật nhưng không dám can đảm nói vì lý do : điểm số.

Điều đó cho thấy : đại bộ phận giới trẻ còn thờ ơ với việc làm chứng cho đức tin của mình. Mặc dù là lúc đó tài liệu thuyết trình cho các bạn được một nhóm hơn 20 người giúp sức chuẩn bị, từ các bản thảo cổ (codex) cho đến Kinh Coran, các tài liệu Pháp ngữ, tất tần tật mọi thứ để trình bày đề tài.

Nụ Cười
14-12-2010, 12:01 PM
hjc

-Trước tiên cho T cám ơn mọi người đã chia sẽ với T
-sau đó cho T xin lỗi vì đã không thể vào lại diễn đàn sớm hơn ( vì nhiều lý do) hjc hjc.

- không ngờ sự chia sẻ của các Cha, Thầy, SR và mọi người lại mạnh mẽ đến thế . cám ơn mọi người lắm lắm/
- bây giờ T đang đọc và sẽ hồi âm sớm nhất có thể ( vì hơi bị nhiều và cũng rối nữa)
.
.
.
.

Nụ Cười : bạn kiểm tra giúp : mình nhớ tác giả là Trần Ngọc Thêm thì phải hơn là Đào Ngọc Thêm.đúng là Trần Ngọc Thêm không phải Đào. Cám ơn Jade đã đính chính.


Thiên Chúa Giáo thì viết có phần gay gắt.dúng luôn đó anh


Phải nói là Đào Ngọc Thêm này khá độc địa khi cố ý nhập nhằng giữa văn hóa - chính trị - tôn giáo, nhằm tung hỏa mù để đánh lừa sinh viên có đạo và đại bộ phận sinh viên người lương.
Phần sử liệu thì họ Đào viết cũng lèm bèm thôi, không có gì đáng nói (vì sinh viên có thể tìm tài liệu khác đối chứng), nhưng đoạn trích dẫn trên cho thấy bản chất gian manh của tác giả viết ra nó. Không hiểu ông ta dựa vào đâu để kết luận rằng các giáo sỹ "vừa đi truyền đạo, vừa tìm sẵn nguồn hàng quý hiếm"? Tìm như thế nào, tìm ở đâu, lưu trữ hoặc bảo quản thế nào? "Nguồn hàng quý hiếm" đó là những gì? Đố ông Thêm trả lời được những câu hỏi trên bằng sử liệu đúng đắn!
Tới câu này còn trơ trẽn và bịa đặt hết chỗ nói: "nhiều khi giáo sĩ giúp nhà buôn bằng cách can thiệp với chính quyền địa phương xin phép cho họ mua bán." Không hiểu họ Đào kia là ngu dốt thật sự hay cố tình đổi trắng thay đen một cách trâng tráo như vậy. Ai có tìm hiểu qua loa một chút về giáo sử và lịch sử Việt Nam giai đoạn từ sau vua Gia Long đến cộng sản lên ngôi đều biết rằng Công giáo, đặc biệt là các "Tây dương đạo trưởng" luôn bị truy nã gắt gao, bắt được là trảm lập quyết (chém đầu ngay tức khắc), hoặc xử giảo (siết sổ), hoặc lăng trì (chặt tay chặt chân, cho chịu đủ mùi đau đớn rồi mới chặt đầu cho chết), hoặc bá đao (xẻo một trăm miếng thịt trên mình lúc còn đang sống); nạn Văn Thân còn thê thảm hơn khi dân thường tập họp lại, tự vũ trang rồi đi tàn sát tất cả người dân Công giáo, từ ông cụ già khọm cho đến thằng cu tý còn ẵm ngửa... Ngoài ra giáo dân còn bị vua quan bắt đi tù đi đày, chết rũ tù vì đói khát bệnh tật nơi ma thiêng nước độc không biết bao nhiêu mà kể...
Thử hỏi với những ngược đãi đó làm gì các "giáo sĩ" dám giúp nhà buôn bằng cách "can thiệp với chính quyền địa phương "???
Thật hết chỗ nói!!! trong quá trình chia sẻ giúp T, T nhận ra anh Bennedictus là người chi sẻ nhiệt tình hàng " topten" cám ơn anh rất nhiều và đặc biệt là đoạn em vừa /quocte/không có anh thì em cũng rất băn khoăn.

-Cám ơn anh Dew và anh all ( hjc thật ra tất cả các nick trong 4rum em cũng không biết nên gọi là anh hay chị, mong là sẽ sớm " hội nhập" với 4rum), hai anh đã chia sẽ cho em rất nhiều đặc biệt là phần tài liệu tham khảo/ Cám ơn hai anh/ ( em sẽ tranh thủ đọc)

-CÁM ƠN MỌI NGƯỜI:d

Jade
14-12-2010, 10:49 PM
Tới câu này còn trơ trẽn và bịa đặt hết chỗ nói: "nhiều khi giáo sĩ giúp nhà buôn bằng cách can thiệp với chính quyền địa phương xin phép cho họ mua bán." Không hiểu họ Đào kia là ngu dốt thật sự hay cố tình đổi trắng thay đen một cách trâng tráo như vậy. Ai có tìm hiểu qua loa một chút về giáo sử và lịch sử Việt Nam giai đoạn từ sau vua Gia Long đến cộng sản lên ngôi đều biết rằng Công giáo, đặc biệt là các "Tây dương đạo trưởng" luôn bị truy nã gắt gao, bắt được là trảm lập quyết (chém đầu ngay tức khắc), hoặc xử giảo (siết sổ), hoặc lăng trì (chặt tay chặt chân, cho chịu đủ mùi đau đớn rồi mới chặt đầu cho chết), hoặc bá đao (xẻo một trăm miếng thịt trên mình lúc còn đang sống); nạn Văn Thân còn thê thảm hơn khi dân thường tập họp lại, tự vũ trang rồi đi tàn sát tất cả người dân Công giáo, từ ông cụ già khọm cho đến thằng cu tý còn ẵm ngửa... Ngoài ra giáo dân còn bị vua quan bắt đi tù đi đày, chết rũ tù vì đói khát bệnh tật nơi ma thiêng nước độc không biết bao nhiêu mà kể...
Thử hỏi với những ngược đãi đó làm gì các "giáo sĩ" dám giúp nhà buôn bằng cách "can thiệp với chính quyền địa phương "???
Thật hết chỗ nói!!!
Hôm qua tớ không đọc kỹ chỗ này, hôm nay mới thấy và có vài ý kiến sau :

- Lệnh cấm đạo đầu tiên của Việt Nam có từ thời Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên
- Lệnh cấm đạo được bãi bỏ khi triều đình Nhà Nguyễn ký Hiệp Ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp.
- Thời Gia Long quan hệ giữa triều đình với các giáo sĩ có phần mật thiết : việc Hoàng Tử Cảnh được Giám Mục Bá Đa Lộc đưa sang Pháp. Ngay bệ tượng của Đức Mẹ Hòa Bình trước Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn khi xưa có bức tượng đồng này, dân gian quen gọi là "tượng hai hình", trong tiểu thuyết của cụ Hồ Biểu Chánh có nói đến địa điểm này.

+ Như vậy, một cách công tâm mà nói không hẳn là không có việc : các "giáo sĩ" dám giúp nhà buôn bằng cách "can thiệp với chính quyền địa phương ". Trong giai đoạn từ năm 1780 (ở Nam Kỳ) đến hết triều Gia Long (cả nước).
+ Trong giai đoạn từ 3-2-1930, ĐCSVN thành lập đến trước 2-9-1945, ra đời nước VNDCCH thì theo cách bạn nói : "đến cộng sản lên ngôi đều biết rằng Công giáo, đặc biệt là các "Tây dương đạo trưởng" luôn bị truy nã gắt gao, bắt được là trảm lập quyết ..." có vẻ không hợp lý. Vì các làng theo Đạo toàn tòng trong giai đoạn này ở miền Bắc rất nhiều mà, có ai bắt bớ chi đâu.

Benedictus
15-12-2010, 10:40 PM
Hi cảm ơn anh Jade đã đọc và bình luận, đúng là trong thời Gia Long thì Công giáo có dễ thở hơn một tí, nhưng từ sau vua Gia Long thì Công giáo bắt đầu bị bắt bớ đàn áp dã man, do Minh Mạng, quần thần, nho sĩ đương thời... vốn rất ghét người Tây dương và bài xích đạo Thiên Chúa.
Vì Trần Ngọc Thêm đã nói "nhiều khi", và nói tóm gọn trong một đoạn viết như vậy nên sẽ "cố ý một cách rất vô tình" gây ra sự ngộ nhận lớn trong sinh viên rằng các giáo sỹ phương Tây là đồng lõa với thực dân Pháp, hoặc kinh khủng hơn là đạo Thiên Chúa là công cụ để Pháp xâm chiếm Việt Nam. Cho nên em đã dẫn chứng giai đoạn "từ sau vua Gia Long", để chứng minh rằng họ Trần nói sai.
Về chuyện "tượng hai hình" thì em có biết, nhưng Gia Long không truyền ngôi cho cháu đích tôn (con _ của _ Hoàng tử Cảnh-"hình nhỏ" trong "tượng hai hình"), mà truyền cho con thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm (Minh Mạng); vì hoàng tử Cảnh và con cái ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa phương Tây và cảm tình với đạo Chúa. Luận rộng ra thêm, nếu con của Hoàng tử Cảnh lên ngôi, có lẽ đó sẽ là Constantin I của Công giáo Việt Nam chăng?
Chuyện giai đoạn "cộng sản lên ngôi", có lẽ anh hơi lạc quan khi nói "có ai bắt bớ chi đâu", mức độ có thể không công khai như thời nhà Nguyễn nhưng chuyện bắt bớ tù đày và chết rũ tù là hoàn toàn có thật (nổi tiếng có chuyện cha chính Vinh, nhà thờ lớn Hà Nội). Thứ nữa là anh để ý các bản án dành cho các Tây dương đạo trưởng mà em liệt kê ra trong bài viết của mình, các bản án "trảm lập quyết", "giảo", "lăng trì", "bá đao"... không nghe nói có trong hệ thống cộng sản, nó là sản phẩm đặc trưng của thời phong kiến (nên em đã dùng từ Hán Việt); trong trường hợp này có vẻ như em đã vơ đũa cả nắm, nhưng thật sự ra thì để ý một chút đâu cũng vào đó thôi hiiii. Còn một số chuyện về thời cs miền Bắc mà em đã được nghe các vị "Bắc 54" lớn tuổi kể lại, nói chung là đau đớn lắm.
Cũng cần phải nói thêm là các Giảng viên không phải bất cứ ai cũng là "kiến thức hàng top" các bạn ạ, mà nếu là hàng top thì cũng có một (số) chuyên môn nhất định thôi, không phải là bậc toàn tri cái gì cũng biết cũng hiểu đúng đắn. Nhờ hoàn cảnh mà em có dịp tiếp xúc và cộng tác với hai cái tên lớn là GSTS Trần Kim Thạch, GSTS Đỗ Tường Trị. Những vị nào càng học cao càng nhún nhường, tựa hồ như người dốt vậy. Cho nên các bạn đừng bị các giảng viên lòe mà hết hồn. Giảng viên nào càng cực đoan thì giảng viên đó càng dễ bị bóc tẩy. Hãy bảo vệ sự thật khi cần, hãy lên tiếng khi thấy niềm tin bị xúc phạm. Đừng lo mình sẽ phải biện luận điều gì, Chúa sẽ soi sáng chúng ta!

...Tan...
16-12-2010, 09:27 AM
Cho em hỏi/ vậy trong thời kỳ " dễ thở" thì có chuyện này xảy ra không/ hay là dù "dễ thở" cũng không có chuyện này


Sự tiếp xúc văn hóa trong giai đoạn đầu diễn ra trên phương bình diện tôn giáo và thương mại. Vươn cánh tay tới phương trời dông xa xôi này, nhà truyền giáo và nhà tư bản tất yếu có nhu cầu liên kết chặt chẽ với nhau. Nhà truyền giáo muốn mở rộng nước Chúa cần phương tiện đi xa. Nhà tư bản muốn kiếm lời cần người am hiểu thị trường nên sẵn sàng giúp đỡ tài chính cho các giáo sĩ và chở họ đến bất cứ đâu. bù lại , khi đến nơi các giáo sĩ sẽ vừa đi vừa truyền đạo, vừa tìm sẵn nguồn hàng quý hiếm; nhiều khi giáo sĩ giúp nhà buôn bằng cách can thiệp với chính quyền địa phương xin phép cho họ mua bán."

////////////

Những vị nào càng học cao càng nhún nhường, tựa hồ như người dốt vậy. Cho nên các bạn đừng bị các giảng viên lòe mà hết hồn. Giảng viên nào càng cực đoan thì giảng viên đó càng dễ bị bóc tẩy. Hãy bảo vệ sự thật khi cần, hãy lên tiếng khi thấy niềm tin bị xúc phạm. Đừng lo mình sẽ phải biện luận điều gì, Chúa sẽ soi sáng chúng ta!
hôm qua T cũng vừa hỏi thầy mới 1câu mà thầy Cáu dễ sợ:
T nói:" hôm trước gần hết giờ nên thầy cũng không nói việc, đốc giáo cũng là một phần trong Thiên Chúa giáo/ em sợ các bạn hiểu sai "/

thầy nói:" việc gì tôi phải nói! chuyện ấy là của Sv, giảng viên chỉ là người mở ra, Sv phải tự biết, việc gi phải nói"/

Thế là T Hết ý kiến với thầy/ bình thường thầy rất dễ thương/ thế mà.........

Benedictus
16-12-2010, 04:37 PM
hôm qua T cũng vừa hỏi thầy mới 1câu mà thầy Cáu dễ sợ:
T nói:" hôm trước gần hết giờ nên thầy cũng không nói việc, đốc giáo cũng là một phần trong Thiên Chúa giáo/ em sợ các bạn hiểu sai "/


Hix, Tân nói mình khó hiểu ghê. "đốc giáo" là Cơ đốc giáo đúng không bạn?
nếu đúng ý của bạn thì mình vẫn hem hiểu câu này cho lắm. Nhưng khái niệm Cơ đốc giáo theo mình biết thì nghĩa phổ thông của nó là chỉ đạo Tin Lành, còn thời phong kiến ở nước ta không phiên âm "Christus" thành "Cơ Đốc" ( 基 篤, bính âm là: ji1 du1 ) kiểu người Hán, mà/có lẽ phiên gián tiếp từ cách đọc tiếng Latin [nghe tại đây] (http://vi.forvo.com/search/Christus/la/) thành ra "Gia Tô", "Gia Tô giáo".
Cho nên nói theo một cách rất cảm tính cá nhân của mình thì kiểu nói "Cơ Đốc giáo" để chỉ Công giáo là không đúng, sẽ tìm tài liệu chứng minh không đúng thế nào.
Bạn cũng không cần ấm ức ông thầy đó làm gì, nếu ông ta tin Chúa, thì sẽ cố gắng giải thích cho sinh viên hiểu, để khỏi hiểu lầm Chúa (hi, cách nói của mình hơi ngô nghê), nếu ông ta vô thần hoặc có tín ngưỡng khác thì_với tính ích kỷ cố hữu của con người_ông ta càng thích khi thấy sinh viên ngộ nhận về một thứ tín ngưỡng khác với ông ta mà ông ta không thích.
Mình theo đuổi topic này cũng nhiều hơi sức, vì hoàn cảnh của sinh viên thì mình rất hiểu (mình cũng là sinh viên), nhưng mình không lúng túng hay cúi đầu im lặng. Thực ra mà nói thì tên của topic này làm mình thấy rất hứng thú. Vì với lứa tuổi, khả năng, và đức tin của một bạn lứa tuổi sinh viên thì có thể làm nhiều việc để sáng danh Chúa lắm rồi. Vừa rồi ở Vinh nhà trường còn bắt sinh viên ký cam kết "không cầu nguyện tại gia bất hợp pháp" nữa kìa. Các bạn ấy đã không thừa nhận điều "luật rừng" đó, có bạn không ký vào cam kết ... Nào có nghe ai vì sợ hãi bị đì mà cúi đầu bấm bụng chịu thua ma quỷ. "Ai theo Chúa, sẽ được gấp trăm, cùng với sự bắt bớ!"

...Tan...
16-12-2010, 09:53 PM
T nói:" hôm trước gần hết giờ nên thầy cũng không nói việc, đốc giáo cũng là một phần trong Thiên Chúa giáo/ em sợ các bạn hiểu sai "/
hjc/ vẫn cái tật không chịu dò bài trước khj post/ đúng là Cơ đốc giáo đó anh Ben


Cho em hỏi/ vậy trong thời kỳ " dễ thở" thì có chuyện này xảy ra không/ hay là dù "dễ thở" cũng không có chuyện này
mong sớm đc trả lời câu này

Mình theo đuổi topic này cũng nhiều hơi sức, vì hoàn cảnh của sinh viên thì mình rất hiểu (mình cũng là sinh viên)

em cũng hiểu anh :(/ buồn những người vô thần thì cũng chóng qua/ nhưng nhìu bạn có đạo " phán" 1 vài từ là em mất tinh thần liền

cám ơn mọi người và anh Ben!

Benedictus
17-12-2010, 09:59 PM
Cho em hỏi/ vậy trong thời kỳ " dễ thở" thì có chuyện này xảy ra không/ hay là dù "dễ thở" cũng không có chuyện này
mong sớm đc trả lời câu này

Mình đang tìm và tổng hợp tài liệu để trả lời bạn. Tình hình là KHÔNG có chuyện các giáo sỹ có ảnh hưởng lên "chính quyền địa phương"! Chờ xem!

Pere Joseph
18-12-2010, 03:16 PM
Xin trả lời chung chung các bạn về từ ngữ, theo cách hiểu thông thường hiện nay. Còn bạn nào muốn tiếp tục đào sâu hơn về gốc của các từ ngữ, xin tiếp tục ngâm cứu các tài liệu và sau khi đã tìm ra được điều mới lạ, xin cũng bà con biết để cùng ...hiểu hơn (nghe giống giọng văn của Hê-rô-đê quá !).

Kitô giáo, Cơ đốc giáo, Gia-tô giáo là những cách dịch của cùng một chữ Christus (Tiếng Anh và Pháp là Christ) để chỉ những giáo hội tin nhận Chúa Giêsu Kitô, trong đó đầu tiên cần kể đến là Công Giáo (tức là đạo chung cho mọi người), Chính Thống Giáo, Tin Lành, Anh Giáo. Tất cả đều là Kitô giáo. Nhưng một số người hiểu lầm/sai ngày hôm nay rằng Cơ đốc giáo là chỉ đạo Tin Lành chứ không liên quan gì đến Công Giáo.

Còn từ “Thiên Chúa giáo” thật ra không tồn tại về mặt thần học chuyên môn. Nó được nhà nước “chế ra” sau năm 1975, và ngày nay người ta có vẻ vẫn dùng nó để nói về Công giáo. Có người giải thích rằng từ này dùng để chỉ những tôn giáo thờ Thiên Chúa, thờ Thượng Đế; ví dụ: Công giáo, Tin Lành, Chính Thống, Anh Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo. Nhưng nếu xét thêm thì không chừng phải kể đến rất nhiều đạo giáo khác nữa vì họ đều thờ Trời, thờ Thượng Đế, thờ Chúa. Tuy nhiên, theo mình thì không nên dùng từ này vì hình ảnh, mạc khải, cách tôn thờ Thiên Chúa trong Kitô giáo rất khác với các tôn giáo “thờ Trời” khác. Gọi chung như thế dễ gây hiểu lầm hiểu sai cho vị Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ theo mạc khải của Đức Giêsu, một Thiên Chúa yêu thương không điều kiện, thương hết mình.

...Tan...
18-12-2010, 10:40 PM
Con cám ơn Cha!, sao mà con thích nghe Cha giảng thế không pít !



Tình hình là KHÔNG có chuyện các giáo sỹ có ảnh hưởng lên "chính quyền địa phương"! Chờ xem!

hấp dẫn / hehe! Cám ơn anh Ben nhìu nhìu