Jade
20-11-2013, 12:48 AM
Chuyện xưa
Ngày nọ, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đến thăm tịnh xá của Đức Phật, hai ông giới thiệu với ngài du sĩ Trường Trảo Phạm Chí. Du sĩ là cháu của Xá Lợi Phất tôn giả, nghe nói hai người thân nhất của mình đã xuất gia theo Phật, ông tìm tới để hỏi thăm Phật về giáo pháp của người. Thay vì mô tả và tường thuật, hai vị đưa ông đến trực tiếp gặp Phật.
Lần thỉnh pháp này, du sĩ đã được Phật dạy cho một điều : giáo pháp là một phương tiện để đi vào thực tại chứ không phải là để miêu tả thực tại, cũng như ngón tay để cho cho ta thấy mặt trăng mà không phải là mặt trăng. Người khôn khéo nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng. Giáo pháp hay bài học là để thực tập chứ không phải là để cất giữ mà thờ phụng và ca ngợi.
Chuyện nay
"Giờ tan trường, các em học sinh ùa ra. Cô giáo cũng lên xe về. Đang đi, chiếc xe bị tuột xích đứng khựng lại. Cô loay hoay với chiếc xe. Đám học trò đi qua. Bụi bay đầy đường.
Bỗng có một cậu bé lại gần : Em chào cô ạ. Cô để em... Cô giáo trao xe cho cậu nhưng không thể nhớ cậu là ai, học lớp nào...
Mãi khi bóng cậu đã khuất, cô mới sức nhớ. Cậu bé là cháu ông lão gác cổng trường, thỉnh thoảng vẫn xin cô cho đứng nghe giảng ngoài cửa sổ." *
Và gặp gỡ
Những gì người thầy dạy không chỉ là kiến thức, nhưng còn là cách sống, là văn hoá, là con đường bước đến những bến bờ rộng mở. Mỗi người đều có thể là những vị thầy, những học trò của nhau để cùng bước đi trong cuộc sống này. Và không học sẽ không nhìn thấy được chân lý, nhận thực sẽ luôn đầy dẫy sai lầm và người ta cũng trở nên lạnh nhạt trước những khổ đau của nhau.
Xin tri ân những vị Thầy....
Dom.NTP, 20-11-2013
* Truyện ngắn của Nguyễn Thị Hương Thảo, đăng KTNN no.491
Ngày nọ, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đến thăm tịnh xá của Đức Phật, hai ông giới thiệu với ngài du sĩ Trường Trảo Phạm Chí. Du sĩ là cháu của Xá Lợi Phất tôn giả, nghe nói hai người thân nhất của mình đã xuất gia theo Phật, ông tìm tới để hỏi thăm Phật về giáo pháp của người. Thay vì mô tả và tường thuật, hai vị đưa ông đến trực tiếp gặp Phật.
Lần thỉnh pháp này, du sĩ đã được Phật dạy cho một điều : giáo pháp là một phương tiện để đi vào thực tại chứ không phải là để miêu tả thực tại, cũng như ngón tay để cho cho ta thấy mặt trăng mà không phải là mặt trăng. Người khôn khéo nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng. Giáo pháp hay bài học là để thực tập chứ không phải là để cất giữ mà thờ phụng và ca ngợi.
Chuyện nay
"Giờ tan trường, các em học sinh ùa ra. Cô giáo cũng lên xe về. Đang đi, chiếc xe bị tuột xích đứng khựng lại. Cô loay hoay với chiếc xe. Đám học trò đi qua. Bụi bay đầy đường.
Bỗng có một cậu bé lại gần : Em chào cô ạ. Cô để em... Cô giáo trao xe cho cậu nhưng không thể nhớ cậu là ai, học lớp nào...
Mãi khi bóng cậu đã khuất, cô mới sức nhớ. Cậu bé là cháu ông lão gác cổng trường, thỉnh thoảng vẫn xin cô cho đứng nghe giảng ngoài cửa sổ." *
Và gặp gỡ
Những gì người thầy dạy không chỉ là kiến thức, nhưng còn là cách sống, là văn hoá, là con đường bước đến những bến bờ rộng mở. Mỗi người đều có thể là những vị thầy, những học trò của nhau để cùng bước đi trong cuộc sống này. Và không học sẽ không nhìn thấy được chân lý, nhận thực sẽ luôn đầy dẫy sai lầm và người ta cũng trở nên lạnh nhạt trước những khổ đau của nhau.
Xin tri ân những vị Thầy....
Dom.NTP, 20-11-2013
* Truyện ngắn của Nguyễn Thị Hương Thảo, đăng KTNN no.491