PDA

View Full Version : Ý thức việc làm chúc bình an cho nhau trong Thánh lễ!



3T_thanhtuyen
28-11-2013, 12:28 PM
Tôi có một người bạn ngoại giáo, thường hay theo tôi vào các thánh đường để tham dự thánh lễ, nhất là những thánh lễ hôn phối hay lễ tang của các người bạn Công Giáo, bạn tôi có những nhận xét: “Chúc bình an, ý nghĩa quá tuyệt vời, nhưng giáo dân thực hiện lời chúc bình an còn quá rời rạc, hời hợt không rập ràng, kẻ trước người sau, kẻ bên tây người bên tàu làm mất hết ý nghĩa”. Lời nhận xét của bạn tôi làm cho tôi phải bừng tỉnh; bởi vì bấy lâu nay chính tôi cũng như thế, tôi thực hiện như một cái máy, thậm chí có đôi lúc thân mình vẫn đứng yên, chỉ có cái đầu xoay qua xoay lại một cách cứng ngắc, nặng nề và thậm chí có những giáo dân không muốn ngúc đầu… Ở các giáo xứ thuộc nội ô TP. Sài Gòn(không phải tất cả), khi chúc bình an họ bắt tay bên tả, bắt tay bên hữu, bắt tay đằng trước, đằng sau với một gương mặt vui tươi làm cho không khí của buổi lễ càng thêm sinh động, thật ý nghĩa.






http://baoconggiao.com/uploads/news/2013_10/y-thuc-viec-lam-chuc-binh-an-cho-nhau-trong-thanh-le.jpg




Việc chúc bình an, được các thánh Tông Đồ khuyến khích như là một dấu hiệu yêu thương trong Chúa Kitô (Rm 16,16;1 Cr 16,20;2…). Việc chúc bình an cũng được coi như dấu hiệu hòa giải mà Chúa đòi hỏi phải có trước khi dâng của lễ, trong một lần Chúa Giêsu đã giảng trên núi mà ngày nay người ta gọi là núi Bát Phúc: “Trước khi thực hiện mọi việc phụng tự, các con phải làm hòa với anh chị em của các con trước đã, khi sắp dâng của lễ mà sực nhớ người anh chị em đang còn có điều bất bình với các con, thì hãy để của lễ lại trước bàn thờ để đi làm hòa với người anh chị em trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ (Mt 5,23-24).




Ngoài việc chấn chỉnh những hành vi như là; hời hợt, không rập ràng…Còn một việc rất cần thiết, rất quan trọng; đó là đòi hỏi chúng ta phải thật lòng khi chúc bình an, phải thực sự từ bỏ cái tôi của mình trước. Đôi khi, đứng bên cạnh chúng ta là một người không ra gì về mặt xã hội, nghèo nàn, đói khổ hoặc què quặt…Chúng ta không muốn cúi mình xuống để chúc bình an cho người khốn khổ đó, vì theo ta họ là kẻ bất xứng, nhưng về mặt thiêng liêng, chính họ là người thật xứng đáng để chúng ta phải cúi mình xuống, vì Chúa đã nói:“Vì xưa ta đói, các ngươi đã không cho ta ăn, ta khát các ngươi không cho ta uống, ta là khách lạ, các ngươi không tiếp rước, ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc, ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom”. Chính những người ấy là hiện thân của Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện bên cạnh chúng ta. Vì vậy chúng ta phải tôn trọng, yêu thương và tha thứ. Có như vậy việc chúc bình an của mỗi chúng ta mới thật sự ý nghĩa và hữu ích.


Đa phần, nhiều giáo dân chưa được hướng dẫn, chưa được dạy bày đến nơi đến chốn hoặc cũng ít khi được nhắc nhở, nên họ chỉ biết bắt chước và làm theo một cách máy móc. Ước mong các vị chủ chăn, và những người có trách nhiệm nên hướng dẫn và thường nhắc nhở cho mọi người từ lớn đến nhỏ và ngay cả trẻ em nữa, để việc chúc bình an được diễn đạt hết ý nghĩa và thật sự hữu ích cho mọi giáo hữu khi tham dự thánh lễ.

Sưu tầm
(Baoconggiao.com)

Lan Anh
28-11-2013, 12:37 PM
Cám ơn bài chia sẻ của 3T_ thanhtuyen!
Có bao giờ tham dự thánh lễ, các bạn được cha xứ ghé qua bắt tay chúc bình an không?
Lâng lâng trong lòng chứ chẳng chơi đâu!
Nếu nơi nào cởi mở, chúc bình an với cái bắt tay và nụ cười thân thiện là đủ lên thiên đàng đấy!
Ước gì, hôm nào thánh lễ dành cho GTCG, tỉ dụ như Lễ Bổn Mạng thực hiện kiểu này đi. Được đấy!

Mai Cồ
28-11-2013, 12:43 PM
Mai Cồ xin góp thêm, dù hình thức chúc bình an nào (bắt tay, cúi đầu, hôn ...) thì trước khi chúc nên nhìn nhau 1 xíu.

3T_thanhtuyen
28-11-2013, 01:17 PM
@ Cô Lan Anh: hihi..... con cảm ơn Cô nhé. Hiện tại thì các ACE trong BQT khi đi tham dự Thánh lễ cùng nhau vẫn dùng hình thức bắt tay để chúc bình an cho nhau đó Cô. Nhưng mà cũng có những tình huống xảy ra khi tụi con chủ động đưa tay ra bắt trước như là:

- Có bạn thì giật nảy cả mình vì không hiểu chuyện gì mà đang đi lễ lại đưa tay ra bắt :d
- Có bạn thì ngại ngùng, định hình mất 2 giây rồi mới đưa tay ra bắt lại :d
- Có bạn thì bối rối quá, đưa nhầm tay ra bắt thế là không thuận chiều :d

Giá như mà thời gian để mọi người chúc bình an dài hơn một tý. Sau khi Cha chủ tế đọc xong câu xướng:" Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau" thì chờ khoảng tầm 30 giây thì có lẽ mọi người sẽ kịp nhìn mặt nhau ( như Mai Cồ nói) và chúc bình an thêm ý nghĩa trọn vẹn hơn Cô nhỉ? hihi :ye:

*3T*

annahien
28-11-2013, 02:22 PM
Mình đi lễ thiếu nhi ở nhà thờ Kỳ Đồng, cha dạy các em phải bắt tay chúc bình an cho nhau, tự nhiên mình thấy không khí buổi lễ sôi nổi hẳn lên, các em vừa bắt tay vừa cười chào nhau rất thân thiện
Ước gì ở các giáo xứ khác, cha xứ cũng dạy các em và cả người lớn làm như vậy nhỉ

Bông Hoa Nhỏ
28-11-2013, 03:42 PM
Mình tham dự Thánh Lễ của Cha Quang Uy mỗi lần chúc bình an,Cha nhắc chúng mình đi tỏa ra đến từng anh chị em gặp và trao một câu nói thân tình "Bình an" rồi bắt tay chứ không đứng thụ động một chỗ hoặc trong dịp tĩnh tâm dành cho giới trẻ nhẹ nhàng quay sang nói chúc bình an nụ cười trên môi.

Duy Nguyen
29-11-2013, 05:06 PM
_Duy Nguyen mấy lần đi lễ xứ nhà khi chúc bình an Duy Nguyen cũng làm như thế.
Nhưng lại bắt gặp những bàn tay" bất hợp tác" những ánh mắt ngạc nhiên.
_ Một nghi thức nữa trong Thánh lễ giờ phụng vụ Thánh thể
là đọc kinh lạy Cha, kinh lạy Cha là kinh xin, xin là phải xòe tay
vậy mà cả cộng đoàn giáo xứ tham dự Thánh lễ, trừ Cha chủ tế
tất cả đứng khoan tay vươn cổ đọc thật to. Duy Nguyen khi đọc kinh Lạy Cha
thì mở rộng lòng bàn tay, 2 tay để trước ngực.. Bỗng dưng Duy Nguyen trở thành
sự chia trí vì mọi người ai cũng ngó về phía Duy Nguyen. Hihi
Chia sẻ 2 điều này cho Cha xứ thì Ngài phán:
" Trước sao thì giờ cứ để vậy"...