pet. Truc
28-12-2013, 04:15 PM
Ba là cây nến vàng. Mẹ là cây nến xanh. Con là cây nến hồng. Ba ngọn nến lung linh. Thắm sáng một gia đình. Gia đình ôm ấp những ngày thơ, cho ta bao kỷ niệm thương mến. Gia đình vương vấn bước chân ta đi; Ấm áp trái tim quay về. Gia đình bên nhau mỗi khi đớn đau; bên nhau đến suốt đời.
Đó là những ca từ của bài hát đơn sơ, mộc mạc, dễ thương nhưng cũng hết sức sâu sắc về một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, trong ca khúc “Ba Ngọn Nến Lung Linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ.
Hôm nay, Giáo Hội Mừng Kính Lễ Thánh Gia Thất: Chúa Giê-su, Đức Maria và thánh Giuse. Lễ Thánh Gia được Đức GH Lê-ô thứ XIII cổ vũ mạnh mạnh và ấn định vào những năm cuối thế kỷ thứ 19; trong một bối cảnh các gia đình bị tục hóa, và gia sản thiêng liêng, các giá trị của gia đình bị tiêu tán. Gia đình có nguy cơ bị băng hoại hoàn toàn. Chính vì thế, các tín hữu được mời gọi nhìn vào gương mẫu Thánh Gia để sống đạo và sống ơn bí tích hôn phối một cách tốt đẹp hơn.
Hầu hết mọi người chúng ta đều đang sống trong một gia đình, nhưng ít khi chúng ta đặt câu hỏi xem tại sao chúng ta lại phải sống trong một gia đình? Đâu là ý nghĩa đích thực của một gia đình? Nền tảng của gia đình mà chúng ta đang xây dựng là gì? Và chúng ta phải làm gì để có được một gia đình ấm cúng, hạnh phúc?
Chúng ta hãy trở về với bối cảnh của cuộc tạo dựng để tìm lại ý nghĩa của đích thực của đời sống gia đình. “Con người ở một mình không tốt và Thiên Chúa đã tạo nên cho con người một trợ tá tương xứng”. Tại sao con người ở một mình là không tốt? Thưa! Vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu. Điều mà con người giống Thiên Chúa nhất, chính là khả năng yêu thương, khả năng sống tương quan với người khác. Không ai trong chúng ta mà không có khả năng yêu thương.
Và con người càng bộc lộ khả năng yêu thương thì con người càng trở nên hoàn thiện. Muốn yêu thương thì phải có một đối tượng để yêu thương, đó chính là lý do mà Thiên Chúa làm nên một trợ tá cho con người và cả hai đã làm nên một gia đình. Như vậy, lý do quan trọng nhất mà chúng ta phải sống trong một gia đình. Đó là để mỗi người bộc lộ khả năng yêu thương với người khác và gây dựng hạnh phúc cho nhau.
Chính Chúa Giê-su khi xuống thế làm người, Ngài cũng đã sống trong một khung cảnh gia đình. Tuy vậy, cuộc đời của Ngài, khả năng yêu thương của Ngài không không giới hạn trong Thánh Gia, nhưng mở rộng ra cho toàn thể nhân loại. Nhìn vào cách thức sống đời gia đình của Chúa Giê-su chúng ta thấy được nền tảng của một tình yêu gia đình đích thực.
Đó là một tình yêu dựa trên tình yêu của gia đình ba ngôi Thiên Chúa. Có thể nói, Chúa Giê-su đã sống trọn tình con với Đức Maria và thánh cả Giuse. Người luôn yêu thương, quý trọng và hằng vâng phục các ngài. Tuy thế, Ngài cũng cho thấy rằng, tình yêu nhân loại dẫu có sâu sắc đến mấy đi nữa thì cũng vẫn bất toàn. Chỉ có tình yêu Thiên Chúa mới hoàn hảo và bền vững.
Chính vì thế, gia đình phải phát xuất từ Tình Yeu Thiên Chúa và phải được nuôi dưỡng bằng tình yêu của Ngài. Gia đình phải luôn nối kết với Ngài để múc lấy tình yêu từ Ngài và trao ban cho nhau. Một gia đình không gắn bó với Chúa, không trao ban cho nhau tình yêu của Thiên Chúa thì sẽ có nguy cơ đổ bể và bất hạnh triền miên.
Thánh Gia luôn là mẫu gương cho chúng ta. Thánh Giuse và Mẹ Maria luôn sống theo ý Chúa và luôn làm theo từng chỉ dẫn của Thiên Chúa trong từng biến cố của cuộc đời. Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta nghe đến 3 lần thánh Giuse lắng nghe và lập tức làm theo chỉ dẫn của sứ thần Thiên Chúa.
Hành trình vất vả của thánh nhân, là hành trình vâng theo thánh ý Chúa để yêu thương che chở cho Chúa Giê-su và Mẹ Maria. Mẹ Maria thì luôn luôn suy đi, nghĩ lại trong lòng thánh ý của Thiên Chúa để rồi vâng nghe cho đến trọn đời.
Hiểu được ý nghĩa của đời sống gia đình và nền tảng của đời sống gia đình, chúng ta sẽ vui lòng vun đắp hạnh phúc gia đình của mình, bằng những nghĩa vụ yêu thương như thánh Phao-lô đã dạy giáo đoàn Cô-lô-xê:
“Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng yêu thương: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng (Cl 3,12-15. 18-21).”
Năm 2014 là năm “Phúc Âm hóa đời sống gia đình”. HĐGMVN đã đưa ra 4 phương châm hết sức thiết thực cho đời sống gia đình chúng ta. Thứ nhất, Gia đình là một cộng đoàn cầu nguyện; thứ hai, gia đình là cộng đoàn yêu thương, hợp nhất thủy chung; thứ ba, gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống; và cuối cùng, gia đình là cộng đoàn hăng say loan báo Tin Mừng.
Xin Chúc cho tất cả những người cha, những người mẹ và những người con luôn gắn bó với Thiên Chúa bằng những giờ kinh gia đình, đọc Kinh Thánh, tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận các Bí tích. Nhờ ơn Chúa, gia đình chúng ta sẽ luôn sống trong bầu khí yêu thương, hiệp nhất, thủy chung. Một bầu khí như thế sẽ là một môi trường tốt để sinh dưỡng những người con tốt lành, thánh thiện cho Giáo Hội và cho xã hội. Mỗi gia đình hạnh phúc, thánh thiện, tốt lành là là một lời chứng Tin Mừng sống động về sự ngự trị của Thiên Chúa trên trần gian này. Amen.
Đó là những ca từ của bài hát đơn sơ, mộc mạc, dễ thương nhưng cũng hết sức sâu sắc về một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, trong ca khúc “Ba Ngọn Nến Lung Linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ.
Hôm nay, Giáo Hội Mừng Kính Lễ Thánh Gia Thất: Chúa Giê-su, Đức Maria và thánh Giuse. Lễ Thánh Gia được Đức GH Lê-ô thứ XIII cổ vũ mạnh mạnh và ấn định vào những năm cuối thế kỷ thứ 19; trong một bối cảnh các gia đình bị tục hóa, và gia sản thiêng liêng, các giá trị của gia đình bị tiêu tán. Gia đình có nguy cơ bị băng hoại hoàn toàn. Chính vì thế, các tín hữu được mời gọi nhìn vào gương mẫu Thánh Gia để sống đạo và sống ơn bí tích hôn phối một cách tốt đẹp hơn.
Hầu hết mọi người chúng ta đều đang sống trong một gia đình, nhưng ít khi chúng ta đặt câu hỏi xem tại sao chúng ta lại phải sống trong một gia đình? Đâu là ý nghĩa đích thực của một gia đình? Nền tảng của gia đình mà chúng ta đang xây dựng là gì? Và chúng ta phải làm gì để có được một gia đình ấm cúng, hạnh phúc?
Chúng ta hãy trở về với bối cảnh của cuộc tạo dựng để tìm lại ý nghĩa của đích thực của đời sống gia đình. “Con người ở một mình không tốt và Thiên Chúa đã tạo nên cho con người một trợ tá tương xứng”. Tại sao con người ở một mình là không tốt? Thưa! Vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu. Điều mà con người giống Thiên Chúa nhất, chính là khả năng yêu thương, khả năng sống tương quan với người khác. Không ai trong chúng ta mà không có khả năng yêu thương.
Và con người càng bộc lộ khả năng yêu thương thì con người càng trở nên hoàn thiện. Muốn yêu thương thì phải có một đối tượng để yêu thương, đó chính là lý do mà Thiên Chúa làm nên một trợ tá cho con người và cả hai đã làm nên một gia đình. Như vậy, lý do quan trọng nhất mà chúng ta phải sống trong một gia đình. Đó là để mỗi người bộc lộ khả năng yêu thương với người khác và gây dựng hạnh phúc cho nhau.
Chính Chúa Giê-su khi xuống thế làm người, Ngài cũng đã sống trong một khung cảnh gia đình. Tuy vậy, cuộc đời của Ngài, khả năng yêu thương của Ngài không không giới hạn trong Thánh Gia, nhưng mở rộng ra cho toàn thể nhân loại. Nhìn vào cách thức sống đời gia đình của Chúa Giê-su chúng ta thấy được nền tảng của một tình yêu gia đình đích thực.
Đó là một tình yêu dựa trên tình yêu của gia đình ba ngôi Thiên Chúa. Có thể nói, Chúa Giê-su đã sống trọn tình con với Đức Maria và thánh cả Giuse. Người luôn yêu thương, quý trọng và hằng vâng phục các ngài. Tuy thế, Ngài cũng cho thấy rằng, tình yêu nhân loại dẫu có sâu sắc đến mấy đi nữa thì cũng vẫn bất toàn. Chỉ có tình yêu Thiên Chúa mới hoàn hảo và bền vững.
Chính vì thế, gia đình phải phát xuất từ Tình Yeu Thiên Chúa và phải được nuôi dưỡng bằng tình yêu của Ngài. Gia đình phải luôn nối kết với Ngài để múc lấy tình yêu từ Ngài và trao ban cho nhau. Một gia đình không gắn bó với Chúa, không trao ban cho nhau tình yêu của Thiên Chúa thì sẽ có nguy cơ đổ bể và bất hạnh triền miên.
Thánh Gia luôn là mẫu gương cho chúng ta. Thánh Giuse và Mẹ Maria luôn sống theo ý Chúa và luôn làm theo từng chỉ dẫn của Thiên Chúa trong từng biến cố của cuộc đời. Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta nghe đến 3 lần thánh Giuse lắng nghe và lập tức làm theo chỉ dẫn của sứ thần Thiên Chúa.
Hành trình vất vả của thánh nhân, là hành trình vâng theo thánh ý Chúa để yêu thương che chở cho Chúa Giê-su và Mẹ Maria. Mẹ Maria thì luôn luôn suy đi, nghĩ lại trong lòng thánh ý của Thiên Chúa để rồi vâng nghe cho đến trọn đời.
Hiểu được ý nghĩa của đời sống gia đình và nền tảng của đời sống gia đình, chúng ta sẽ vui lòng vun đắp hạnh phúc gia đình của mình, bằng những nghĩa vụ yêu thương như thánh Phao-lô đã dạy giáo đoàn Cô-lô-xê:
“Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng yêu thương: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng (Cl 3,12-15. 18-21).”
Năm 2014 là năm “Phúc Âm hóa đời sống gia đình”. HĐGMVN đã đưa ra 4 phương châm hết sức thiết thực cho đời sống gia đình chúng ta. Thứ nhất, Gia đình là một cộng đoàn cầu nguyện; thứ hai, gia đình là cộng đoàn yêu thương, hợp nhất thủy chung; thứ ba, gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống; và cuối cùng, gia đình là cộng đoàn hăng say loan báo Tin Mừng.
Xin Chúc cho tất cả những người cha, những người mẹ và những người con luôn gắn bó với Thiên Chúa bằng những giờ kinh gia đình, đọc Kinh Thánh, tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận các Bí tích. Nhờ ơn Chúa, gia đình chúng ta sẽ luôn sống trong bầu khí yêu thương, hiệp nhất, thủy chung. Một bầu khí như thế sẽ là một môi trường tốt để sinh dưỡng những người con tốt lành, thánh thiện cho Giáo Hội và cho xã hội. Mỗi gia đình hạnh phúc, thánh thiện, tốt lành là là một lời chứng Tin Mừng sống động về sự ngự trị của Thiên Chúa trên trần gian này. Amen.