An Vi
23-09-2014, 12:10 PM
Danh tài Mozart (1756-1791) bẩm sinh là một con người kỳ dị, bị loạn thần kinh nhưng có tài sáng tác nhạc rất hay, để lại cho đời nhiều sóng nhạc du dương. Ông có anh bạn nhạc sĩ tên là Salieri, vốn rất được Hoàng Gia Áo nể trọng.
Nhiều lần, thấy Mozart được nhà Vua tin dùng, Salieri đem lòng ghen tị, cho rằng Mozart chỉ là nhạc sĩ “mới ra lò”, đâu có gì nổi bật so với tài năng của ông. Song le, Vua vẫn thích nghe nhạc của Mozart, vì ông càng sáng tác càng hay đến nỗi cuối cùng Salieri cũng bái chào khâm phục, bị thu hút nghe nhạc Mozart luôn.
Trong giây phút tuyệt vọng, Salieri ngồi trầm tư trong phòng, tự cảm nghĩ mình có lẽ bị Thiên Chúa bỏ rơi, không cho ông được xuất chúng như Mozart. Tức giận, Salieri bèn gỡ thánh giá treo trên tường xuống, đem đốt trong lò sưởi, khiêu khích Chúa phải ban tặng làm sao cho tài năng của ông xuất sắc hơn Mozart, để ông còn phục vụ nhân loại.
Rõ ràng khi điên loạn, Salieri đã làm chuyện phi lý: chỉ vì một chút ghen tị nhỏ nhoi, ông đã khiến cho thế hệ sau này, nhiều người càng hâm mộ và công nhận nhạc Mozart nổi danh hơn.
Câu chuyện ấy khiến ta nhớ đến hình ảnh dụ ngôn “Ông Chủ Vườn thuê thợ vào làm vườn nho” trong Tin Mừng hôm nay. Ai nấy trước khi làm, đều đồng ý tiền công nhật cho họ mỗi ngày là một đồng. Phút cuối ngày, khi nhận lương của chủ, một số công nhân phàn nàn trách ông đã cư xử bất công, vì:
• họ là nhóm thợ đến từ sáng sớm làm nhiều giờ hơn nhóm thợ vào vườn nho lúc xế chiều.
• họ đến trước mà vẫn được trả Một Đồng, bằng với công nhật người vào sau.
• sức lao động của họ hy sinh suốt ngày, trong khi giọt mồ hôi người khác chẳng mất mát là bao.
Vô tình, tính Ghen Tị ấy, là một nguyên nhân ghê gớm thổi bùng chia rẽ giữa người làm sớm và kẻ đến trễ, giữa danh tài Mozart và người bạn thân Salieri của ông.
A. Những ghen tị đáng ghét trong cuộc sống.
Xưa nay, đời nào cũng thế, thế hệ nào cũng vậy, không thiếu những nhen nhúm bất hoà đua tranh phi lý giữa người với người, nặng óc ghen tị, hiềm khích.
1. Cain anh trai ghen tị với Abel em út, vì của lễ Abel dâng Chúa được Ngài khứng nhận đoái nhìn (St 4:4) trong khi lễ vật mình dâng, lại không tươi tốt bị chối từ.
2. Bà Sara ghen tị với nàng hầu Hagar vì cậu Ismael (con Hagar ) không xứng đáng được hưởng quyền thừa kế với Isaac, con hệ tộc chính tông của Abram (St 21:9-10).
3. Esau, con cả Isaac ghen tị với Giacop, em ông; vì cậu em đã đoạt mất quyền trưởng nam và lời chúc của Cha hiền (St 27:36), lẽ ra xứng đáng được dành riêng cho mình.
4. Các con trai ông Giacóp đem lòng thù ghét Giuse, em áp út (St 37:4), bởi lẽ cha già yêu mến và ưu đãi cậu ấy hơn các anh em khác trong nhà.
5. Nhóm mười tông đồ tức tối với Giacôbê và Gioan (Mt 20:24), khi hai con trai ông Giêbêđê gặp
riêng Chúa Giêsu xin Ngài cho họ được chỗ ngồi ưu tiên trong Nước Chúa sau này.
6. Người con cả nổi giận ghen tị với cậu em trai bất hiếu (Lc 15:28-30), vì anh ta sám hối trở về
được Cha hiền đãi tiệc linh đình, trong khi mình vất vả trung thành với Cha chưa được gì cả.
7. Matta bận rộn tiếp đãi Chúa, lên tiếng ghen tị với Maria (Lc 10:40) vì cô em vô tâm không phụ
giúp chị lo việc chung trong nhà.
8. Người biệt phái Pharisiêu cầu nguyện tự mãn, cho mình tốt lành, cất cao lời chê trách gièm pha
anh thu thuế (Lc 18:11) tội lỗi, đang khép nép đứng xa xa trong đền thờ, đấm ngực ăn năn.
Tự dưng, tôi vẫn nghe văng vẳng bên tai một bài hát sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể ngày nào, mình
đã ca vui với tập thể: “Này anh này chị này em, con tim không bao giờ ghen ghét. Này anh này chị này
em, con tim không bao giờ ghét ghen. Tim ghét ghen là tim héo hon. Tim ghen ghét là tim úa tàn. Tim
ghen ghét là tim thiếu máu. Tim ghen ghét là tim ghét ghen”.
B. Tính ghen tị: nguy hiểm lắm thay !
Với vài sự kiện trên đã được tường thuật trong Kinh Thánh, ta thấy: tính Ghen Tị thật là nguy hiểm.
• Người ghen tị ưa tâng bốc mình, không muốn ai trổi vượt hơn. Nếu có kẻ nào vô tình lấn át,
người ấy sẽ bực tức khó chịu, nuôi lòng căm hờn oán ghét.
• Bình thường, con người ghen tị, lúc nào cũng so sánh về: của cải, tài năng, sắc đẹp, sự nghiệp.
• Nguyên nhân khiến họ ghen tị, vì:
+ không bao giờ họ bằng lòng với hiện tại, với cái mình đang có, “đứng núi này trông núi nọ”.
+ cái tâm của họ chất đầy óc vị kỷ “muốn mình hơn hết”, “mình là cái rốn của vũ trụ”.
Thí dụ: Adolf Hitler muốn tiêu diệt dân Do Thái, để người Đức thượng đẳng khắp thế giới.
+ tư tưởng kiêu ngạo, tự cao tự đại “tôi là số một” (như trường hợp Salieri ghen tị với Mozart).
• Môi trường dễ nảy sinh tính Ghen Tị:
+ giữa các bạn đồng nghiệp: “hai ca sĩ có khen nhau bao giờ”,
“người Việt thông minh, nhưng hai người Việt hợp tác làm ăn, khó bền vững”,
“ ngồi bán hàng rong hôm trước đắt khách, hôm sau có đồng nghiệp khác đến,
ngồi bán bên cạnh che mắt cản trở, liền bực tức chửi rủa, tìm cách gây sự,
thuê người đâm chết, cuối cùng chính mình phải đón nhận án tù tối đa”.
+ giữa những người đồng hương: bực tức, không thích người nào, bèn tìm cách chụp mũ ghép
hình bôi xấu danh dự kẻ ấy, vu oan cáo vạ cho họ.
+ giữa gia đình họ hàng: ghen tị gièm pha nói xấu nhau là chuyện thường ngày ở “trong nhà
ngoài phố”, “mấy đời dì ghẻ có thương con chồng”.
• Hành động ghen tị:
+ cư xử như trẻ con: lắm trò bủn xỉn, tự tôn giả tạo, “mật ngọt chết ruồi”.
+ so sánh, miả mai, nói xiên xẹo, một ý hai tứ.
“thấy kẻ khác may mắn, mình bất hạnh tủi thân => xuyên tạc, gièm pha, bôi bác, mỉa mai”…
• Hậu quả: người ghen tị dễ sống trong hằn thù, ganh ghét, lỗi Đức Ái triền miên.
Có hai binh lính xấu xa: một anh tham lam, một anh ghen tị… cãi lộn nhau thường xuyên, thù vặt mỗi ngày. Vua cho vào hoàng cung để sửa trị. Vua hứa trọng thưởng họ, nếu họ yêu mến tha thứ cho nhau. Họ đồng ý. Vua gợi hứng phần quà tưởng thưởng: ai nói trước sẽ được như ý và người nói sau sẽ được Gấp Đôi. Anh tham lam không muốn xin xỏ phần thưởng trước, sợ rằng anh kia sẽ được hơn mình. Còn anh ghen tị tự nghĩ “dại gì mà nói trước”. Cả hai im lặng. Chờ đợi hồi lâu, Vua yêu cầu anh ghen tị nói trước. Anh dõng dạc nói: “xin Bệ Hạ cho hạ thần bị chặt đứt một cánh tay, để tên kia bị gấp đôi”. Kinh khủng quá! Sự ghen tị khiến con người đánh mất lòng nhân ái, chỉ vì một chút bả vinh hoa. Trước khi tiêu diệt kẻ thù, anh ghen tị đã phải tự giết mình một cánh tay.
C. Xua tan tính ghen tị trong con người mình.
Thiên Chúa làm chủ vạn vật, mọi cái ta có đều do Ngài sở hữu và tặng ban cho từng người.
Bởi thế, ta chẳng có công trạng gì xứng đáng với mồ hôi nước mắt, nếu Chúa không ân ban cho ta.
Người thợ làm vườn nho lúc xế chiều, sức lao động người ấy chẳng đổ ra bao nhiêu, nhưng được Ông Chủ nhân từ yêu thương, vẫn trả công nhật Một Đồng là do lòng quảng đại của ông.
Để xua tan được óc ghen tị có sẵn trong mình, ta cần:
1. Khiêm tốn nhận thức: mọi cái mình đang có là hạnh phúc, được Chúa tặng ban nhưng không.
Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến vùng quê nghèo nàn để thằng bé thấy rõ cư dân
điạ phương sống cơ cực như thế nào. Sau khi đi thăm về, ông mỉm cười hỏi con: “Chuyến đi vừa rồi, con thấy thế nào?”. “Thưa Cha, rất thú vị”/ “Con rút được điều gì từ chuyến đi đó?”. “Con thấy nhà mình có một con chó, còn họ có tới bốn con. Chúng ta có một hồ bơi giữa sân, còn họ có cả một con sông dài bất tận. Ban đêm, mình phải thắp đèn ở trong vườn, họ lại có một bầu trời đầy sao lấp lánh. Ta chỉ có một mảnh đất để sống, trong khi họ chiếm hữu cả một cánh đồng dài. Gia đình ta cần tôi tớ phục vụ, còn họ thì phục vụ kẻ khác. Ta phải mua thực phẩm, họ sung sướng được trồng ra các thứ ấy. Nhà mình có bức tường bảo vệ chung quanh, trong khi họ chỉ có láng giềng chòm xóm che chở nhau…
Thưa Cha! Nói chung, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi.”
Đúng vậy, rất nhiều lần ta quên mất những gì đang có, cứ đòi hỏi những cái mình không có.
2. Cố gắng vui trong hoàn cảnh, khả năng Chúa cho mình: được Ngài yêu thương, được Ơn Trên quan phòng có đầy đủ mọi thứ trong nhà tốt đẹp. Chớ nên so bì, ganh ghét với tha nhân.
3. Nhớ rằng: Ghen Tị rất xấu, nhưng Ganh Đua thì tốt. Biết cùng nhau phát triển cái đã có nên tốt đẹp hơn là gièm pha, xuyên tạc những thành tựu thiện hảo của anh chị em chung quanh mình.
D. Lời Nguyện kết thúc.
Lạy Chúa!
Xin cho con thấy dung nhan Chúa dịu hiền. Xin cho con hiểu tấm lòng Ngài thương yêu.
Xin cho con biết hồng ân Ngài ban tặng, để đời sống con không ghen tương, tị hiềm.
Lạy Chúa! Con tin, con trông cậy nơi Ngài. Vì chỉ có Ngài mới nhân hậu, từ ái. AMEN !!!
(Nguồn: Fr. Dominic Dieu Tran, SDD)
Nhiều lần, thấy Mozart được nhà Vua tin dùng, Salieri đem lòng ghen tị, cho rằng Mozart chỉ là nhạc sĩ “mới ra lò”, đâu có gì nổi bật so với tài năng của ông. Song le, Vua vẫn thích nghe nhạc của Mozart, vì ông càng sáng tác càng hay đến nỗi cuối cùng Salieri cũng bái chào khâm phục, bị thu hút nghe nhạc Mozart luôn.
Trong giây phút tuyệt vọng, Salieri ngồi trầm tư trong phòng, tự cảm nghĩ mình có lẽ bị Thiên Chúa bỏ rơi, không cho ông được xuất chúng như Mozart. Tức giận, Salieri bèn gỡ thánh giá treo trên tường xuống, đem đốt trong lò sưởi, khiêu khích Chúa phải ban tặng làm sao cho tài năng của ông xuất sắc hơn Mozart, để ông còn phục vụ nhân loại.
Rõ ràng khi điên loạn, Salieri đã làm chuyện phi lý: chỉ vì một chút ghen tị nhỏ nhoi, ông đã khiến cho thế hệ sau này, nhiều người càng hâm mộ và công nhận nhạc Mozart nổi danh hơn.
Câu chuyện ấy khiến ta nhớ đến hình ảnh dụ ngôn “Ông Chủ Vườn thuê thợ vào làm vườn nho” trong Tin Mừng hôm nay. Ai nấy trước khi làm, đều đồng ý tiền công nhật cho họ mỗi ngày là một đồng. Phút cuối ngày, khi nhận lương của chủ, một số công nhân phàn nàn trách ông đã cư xử bất công, vì:
• họ là nhóm thợ đến từ sáng sớm làm nhiều giờ hơn nhóm thợ vào vườn nho lúc xế chiều.
• họ đến trước mà vẫn được trả Một Đồng, bằng với công nhật người vào sau.
• sức lao động của họ hy sinh suốt ngày, trong khi giọt mồ hôi người khác chẳng mất mát là bao.
Vô tình, tính Ghen Tị ấy, là một nguyên nhân ghê gớm thổi bùng chia rẽ giữa người làm sớm và kẻ đến trễ, giữa danh tài Mozart và người bạn thân Salieri của ông.
A. Những ghen tị đáng ghét trong cuộc sống.
Xưa nay, đời nào cũng thế, thế hệ nào cũng vậy, không thiếu những nhen nhúm bất hoà đua tranh phi lý giữa người với người, nặng óc ghen tị, hiềm khích.
1. Cain anh trai ghen tị với Abel em út, vì của lễ Abel dâng Chúa được Ngài khứng nhận đoái nhìn (St 4:4) trong khi lễ vật mình dâng, lại không tươi tốt bị chối từ.
2. Bà Sara ghen tị với nàng hầu Hagar vì cậu Ismael (con Hagar ) không xứng đáng được hưởng quyền thừa kế với Isaac, con hệ tộc chính tông của Abram (St 21:9-10).
3. Esau, con cả Isaac ghen tị với Giacop, em ông; vì cậu em đã đoạt mất quyền trưởng nam và lời chúc của Cha hiền (St 27:36), lẽ ra xứng đáng được dành riêng cho mình.
4. Các con trai ông Giacóp đem lòng thù ghét Giuse, em áp út (St 37:4), bởi lẽ cha già yêu mến và ưu đãi cậu ấy hơn các anh em khác trong nhà.
5. Nhóm mười tông đồ tức tối với Giacôbê và Gioan (Mt 20:24), khi hai con trai ông Giêbêđê gặp
riêng Chúa Giêsu xin Ngài cho họ được chỗ ngồi ưu tiên trong Nước Chúa sau này.
6. Người con cả nổi giận ghen tị với cậu em trai bất hiếu (Lc 15:28-30), vì anh ta sám hối trở về
được Cha hiền đãi tiệc linh đình, trong khi mình vất vả trung thành với Cha chưa được gì cả.
7. Matta bận rộn tiếp đãi Chúa, lên tiếng ghen tị với Maria (Lc 10:40) vì cô em vô tâm không phụ
giúp chị lo việc chung trong nhà.
8. Người biệt phái Pharisiêu cầu nguyện tự mãn, cho mình tốt lành, cất cao lời chê trách gièm pha
anh thu thuế (Lc 18:11) tội lỗi, đang khép nép đứng xa xa trong đền thờ, đấm ngực ăn năn.
Tự dưng, tôi vẫn nghe văng vẳng bên tai một bài hát sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể ngày nào, mình
đã ca vui với tập thể: “Này anh này chị này em, con tim không bao giờ ghen ghét. Này anh này chị này
em, con tim không bao giờ ghét ghen. Tim ghét ghen là tim héo hon. Tim ghen ghét là tim úa tàn. Tim
ghen ghét là tim thiếu máu. Tim ghen ghét là tim ghét ghen”.
B. Tính ghen tị: nguy hiểm lắm thay !
Với vài sự kiện trên đã được tường thuật trong Kinh Thánh, ta thấy: tính Ghen Tị thật là nguy hiểm.
• Người ghen tị ưa tâng bốc mình, không muốn ai trổi vượt hơn. Nếu có kẻ nào vô tình lấn át,
người ấy sẽ bực tức khó chịu, nuôi lòng căm hờn oán ghét.
• Bình thường, con người ghen tị, lúc nào cũng so sánh về: của cải, tài năng, sắc đẹp, sự nghiệp.
• Nguyên nhân khiến họ ghen tị, vì:
+ không bao giờ họ bằng lòng với hiện tại, với cái mình đang có, “đứng núi này trông núi nọ”.
+ cái tâm của họ chất đầy óc vị kỷ “muốn mình hơn hết”, “mình là cái rốn của vũ trụ”.
Thí dụ: Adolf Hitler muốn tiêu diệt dân Do Thái, để người Đức thượng đẳng khắp thế giới.
+ tư tưởng kiêu ngạo, tự cao tự đại “tôi là số một” (như trường hợp Salieri ghen tị với Mozart).
• Môi trường dễ nảy sinh tính Ghen Tị:
+ giữa các bạn đồng nghiệp: “hai ca sĩ có khen nhau bao giờ”,
“người Việt thông minh, nhưng hai người Việt hợp tác làm ăn, khó bền vững”,
“ ngồi bán hàng rong hôm trước đắt khách, hôm sau có đồng nghiệp khác đến,
ngồi bán bên cạnh che mắt cản trở, liền bực tức chửi rủa, tìm cách gây sự,
thuê người đâm chết, cuối cùng chính mình phải đón nhận án tù tối đa”.
+ giữa những người đồng hương: bực tức, không thích người nào, bèn tìm cách chụp mũ ghép
hình bôi xấu danh dự kẻ ấy, vu oan cáo vạ cho họ.
+ giữa gia đình họ hàng: ghen tị gièm pha nói xấu nhau là chuyện thường ngày ở “trong nhà
ngoài phố”, “mấy đời dì ghẻ có thương con chồng”.
• Hành động ghen tị:
+ cư xử như trẻ con: lắm trò bủn xỉn, tự tôn giả tạo, “mật ngọt chết ruồi”.
+ so sánh, miả mai, nói xiên xẹo, một ý hai tứ.
“thấy kẻ khác may mắn, mình bất hạnh tủi thân => xuyên tạc, gièm pha, bôi bác, mỉa mai”…
• Hậu quả: người ghen tị dễ sống trong hằn thù, ganh ghét, lỗi Đức Ái triền miên.
Có hai binh lính xấu xa: một anh tham lam, một anh ghen tị… cãi lộn nhau thường xuyên, thù vặt mỗi ngày. Vua cho vào hoàng cung để sửa trị. Vua hứa trọng thưởng họ, nếu họ yêu mến tha thứ cho nhau. Họ đồng ý. Vua gợi hứng phần quà tưởng thưởng: ai nói trước sẽ được như ý và người nói sau sẽ được Gấp Đôi. Anh tham lam không muốn xin xỏ phần thưởng trước, sợ rằng anh kia sẽ được hơn mình. Còn anh ghen tị tự nghĩ “dại gì mà nói trước”. Cả hai im lặng. Chờ đợi hồi lâu, Vua yêu cầu anh ghen tị nói trước. Anh dõng dạc nói: “xin Bệ Hạ cho hạ thần bị chặt đứt một cánh tay, để tên kia bị gấp đôi”. Kinh khủng quá! Sự ghen tị khiến con người đánh mất lòng nhân ái, chỉ vì một chút bả vinh hoa. Trước khi tiêu diệt kẻ thù, anh ghen tị đã phải tự giết mình một cánh tay.
C. Xua tan tính ghen tị trong con người mình.
Thiên Chúa làm chủ vạn vật, mọi cái ta có đều do Ngài sở hữu và tặng ban cho từng người.
Bởi thế, ta chẳng có công trạng gì xứng đáng với mồ hôi nước mắt, nếu Chúa không ân ban cho ta.
Người thợ làm vườn nho lúc xế chiều, sức lao động người ấy chẳng đổ ra bao nhiêu, nhưng được Ông Chủ nhân từ yêu thương, vẫn trả công nhật Một Đồng là do lòng quảng đại của ông.
Để xua tan được óc ghen tị có sẵn trong mình, ta cần:
1. Khiêm tốn nhận thức: mọi cái mình đang có là hạnh phúc, được Chúa tặng ban nhưng không.
Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến vùng quê nghèo nàn để thằng bé thấy rõ cư dân
điạ phương sống cơ cực như thế nào. Sau khi đi thăm về, ông mỉm cười hỏi con: “Chuyến đi vừa rồi, con thấy thế nào?”. “Thưa Cha, rất thú vị”/ “Con rút được điều gì từ chuyến đi đó?”. “Con thấy nhà mình có một con chó, còn họ có tới bốn con. Chúng ta có một hồ bơi giữa sân, còn họ có cả một con sông dài bất tận. Ban đêm, mình phải thắp đèn ở trong vườn, họ lại có một bầu trời đầy sao lấp lánh. Ta chỉ có một mảnh đất để sống, trong khi họ chiếm hữu cả một cánh đồng dài. Gia đình ta cần tôi tớ phục vụ, còn họ thì phục vụ kẻ khác. Ta phải mua thực phẩm, họ sung sướng được trồng ra các thứ ấy. Nhà mình có bức tường bảo vệ chung quanh, trong khi họ chỉ có láng giềng chòm xóm che chở nhau…
Thưa Cha! Nói chung, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi.”
Đúng vậy, rất nhiều lần ta quên mất những gì đang có, cứ đòi hỏi những cái mình không có.
2. Cố gắng vui trong hoàn cảnh, khả năng Chúa cho mình: được Ngài yêu thương, được Ơn Trên quan phòng có đầy đủ mọi thứ trong nhà tốt đẹp. Chớ nên so bì, ganh ghét với tha nhân.
3. Nhớ rằng: Ghen Tị rất xấu, nhưng Ganh Đua thì tốt. Biết cùng nhau phát triển cái đã có nên tốt đẹp hơn là gièm pha, xuyên tạc những thành tựu thiện hảo của anh chị em chung quanh mình.
D. Lời Nguyện kết thúc.
Lạy Chúa!
Xin cho con thấy dung nhan Chúa dịu hiền. Xin cho con hiểu tấm lòng Ngài thương yêu.
Xin cho con biết hồng ân Ngài ban tặng, để đời sống con không ghen tương, tị hiềm.
Lạy Chúa! Con tin, con trông cậy nơi Ngài. Vì chỉ có Ngài mới nhân hậu, từ ái. AMEN !!!
(Nguồn: Fr. Dominic Dieu Tran, SDD)