PDA

View Full Version : Lễ Giáng Sinh là một sự xúc phạm? Is Christmas an Offense?



LamPhuong
23-12-2010, 08:04 AM
Lễ Giáng Sinh là một sự xúc phạm? Is Christmas an Offense?

VietCatholic News (18 Dec 2010 09:44)

Trước lễ Giáng sinh mấy năm trước, một người bạn khoe với tôi rằng con của chị đang học lớp Vườn Trẻ trường công được một Giáo Xứ Công Giáo nơi vùng tôi ở cho quà. Nhưng rồi chị thắc mắc về cách họ gói quà với mẫu giấy nho nhỏ kèm theo: “Please buy only non-Christian items, and wrap the gift in the non-Christmas paper, for non-Christian receivers may get offended. We need to respect their religions.” (Tạm dịch là, “Xin đừng mua những món đồ mang tính cách Kitô Giáo, và đừng gói quà bằng giấy của mùa Giáng Sinh, vì người nhận không phải Kitô hữu có thể cảm thấy xúc phạm. Chúng ta cần phải tôn trọng tôn giáo của họ.”)

Tôi nhìn mảnh giấy mà ngỡ ngàng! Offended! Xúc phạm! Tại sao lại xúc phạm? Ngày lễ của Thiên Chúa mình, mình hân hoan chào đón những người mình quý mến, mình mang niềm vui đó trao đến họ qua sự tặng quà. Mình mang niềm vui về Thiên Chúa của mình đến chia xẻ với người khác tại sao lại xúc phạm đến họ được. Tỏ ra ta một Kitô hữu là một sự xúc phạm đến người khác ư? Tỏ ra ta là một Kitô hữu là không tôn trọng tôn giáo bạn ư? Tôi cảm thấy có cái gì không ổn trong sư suy nghĩ này.

Một hôm, trong khi chờ đón con tôi tại hồ bơi, tôi nghe một thầy giáo dạy bơi nói với học trò mình, “Merry Christmas!” Ngay lập tức, một cô giáo đang đứng dưới hồ la vọng lên, chỉnh lại, “Happy holiday!” Câu phản đối của cô giáo ấy theo tôi suốt quãng đường đi trên chuyến bay về ngoại. Từ phi trường nơi tôi đang sinh sống bay về Atlanta, GA, tôi chỉ nghe những âm thanh thật lạt lẽo, vô vị. Không có cảnh trang hoàng cho ngày đại lễ. Không có nhạc mừng Chúa ra đời. Không có không khí tưng bừng, nao nức đón mừng ngày vui nhất trong năm. Cho đến khi về đến phi trường Huntsville, AL, tôi bắt đầu thấy lòng mình ấm lên niềm vui với cảnh trang hoàng Noel và các bài hát của mùa Giáng Sinh. “…It‟s the most wonderful time of the year! It‟s the hap, happiest time of the year!...” Và “Have a holly, jolly Christmas. It's the best time of the year…” Đi ngang qua hai em nhỏ mặc áo mang hiệu trường Công Giáo, tôi buộc miệng, “Merry Christmas!” Bà mẹ của hai em chạy đến tôi mừng rỡ, “Thanks goodness! Merry Christmas to you too!” Ngày nay, người ta chống Thiên Chúa đến mức độ trầm trọng. Người ta gạt bỏ đi những gì có liên quan đến Thiên Chúa. Nhưng chẳng lẽ chúng ta lại dễ dàng bị cuốn theo trào lưu đó sao? Niềm tin và sự tự hào làm con cái Thiên Chúa phải vượt thắng tất cả chứ.

Nhân ngày lễ Tạ Ơn, cô giáo lớp Mẫu Giáo khuyến khích các em nói lên những lời cám ơn. Phần nhiều các em nói, “Em cám ơn ba mẹ em cho em gameboy,” hoặc “Em cám ơn con chó nhà em,” hay là “Em cám ơn con mèo nhà em,”vv … Riêng cu Quang nhà tôi nói “Em cám ơn Thiên Chúa của em.” Và cháu đã bị chúng bạn cười ồ! Cu Quang đi học về buồn lắm. Hỏi mãi cháu mới kể hết sự việc. Tôi tâm tình, “Ô sao con lại buồn vì con đã nói đúng? Con nên biết cám ơn Chúa là con đã biết Chúa, còn những người khác thì chưa được ơn đó. Ơn được biết Chúa là vô giá. Không có Chúa thì chẳng có gameboy, con chó, hay con mèo gì cả con à! Ba mẹ rất mừng khi thấy con hãnh diện tuyên xưng Chúa cho bạn con.” Đức tin của người Công Giáo không được đến từ một sớm một chiều. Đức tin phải được truyền đi trước nhất cho tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên trong trắng. Bao nhiêu anh hùng đã đổ mồ hôi và xương máu để chứng minh niềm tin ấy. Và Ơn Chúa đổ tràn cho những ai tin tưởng vào Người.

Trẻ con rất vui khi nhận được quà. Có thể có nhiều em chỉ biết mở nhìn bên trong gói quà. Nhưng chắc chắn sẽ có vài em thắc mắc vì sao mùa Giáng Sinh mà không được nhận quà mang ý nghĩa Giáng Sinh? Vì sao ngày lễ Halloween thì được nhận kẹo bánh và đồ chơi với hình ma quái dị hợm? Vì sao ngày lễ Valentine thì được trao và nhận kẹo bánh với lời yêu thương bạn bè hay những người mình thấy chung quanh mà thôi? Những thắc mắc đó ai là người có trách nhiệm giải đáp một cách khôn ngoan ngoài cha mẹ các em ra? Nếu mang danh là một Giáo Xứ Công Giáo mà không dám mang tin mừng đến cho những trẻ em ngoại giáo, vì sợ họ cảm thấy xúc phạm, thì thật là một điều đáng buồn! Khi các tôn giáo khác mừng ngày lễ Phật Đản hoặc lễ Hanukah (lễ Đèn của người Do Thái), tôi cảm thấy vui với họ. Niềm vui của họ dĩ nhiên không làm cho tôi tự ái tổn thương. Tôi vui với niềm tự hào hãnh diện của họ. Cũng vậy, tôi tự hào chứng tỏ tôi là con của Thiên Chúa tôi như những người đạo giáo khác làm.

Ông Ben Stein, một tài tử khôi hài, và là một luật sư thông minh danh tiếng, người đã từng làm việc với tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, đã lên tiếng với đài CBS Sunday ngày 18 tháng 12 năm 2005:

“Tôi là người Do Thái, và mỗi một người trong tổ tiên tôi là Do Thái. Không có gì đụng chạm đến tôi cả khi người ta gọi những cây trang hoàng ánh đèn đẹp mắt là cây Giáng Sinh (Christmas tree). Tôi không cảm thấy bị đe dọa. Tôi không cảm thấy bị biệt đãi. Không có gì đụng chạm đến tôi cả khi người ta chúc tôi „Mừng Giáng Sinh‟. Tôi không nghĩ người ta đang khinh thường tôi, hoặc sắp sửa đưa tôi vào ố chuột dành cho người Do Thái. Thật ra, tôi thích như vậy. Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta là anh chị em đang mừng đón thời gian vui vẻ nhất trong năm. Không có gì đụng chạm đến tôi cả khi thấy một máng cỏ trưng bày ngay trên đường giao chính gần khu nhà tôi tại Malibu. Nếu người ta muốn một hang đá, thì đối với tôi chuyện đó giống như cây đèn chín ngọn của Do Thái giáo cách đó vài trăm dặm.

Tôi không thích bị lấn áp vì làm người Do Thái, và tôi cũng không nghĩ Kitô hữu thích bị lấn áp vì làm Kitô hữu. Tôi nghĩ những người tin vào Thiên Chúa chán ghét bị xô đẩy, chấm hết. Tôi không hiểu từ đâu ra cái khái niệm cho rằng nước Mỹ là một quốc gia dứt khoát vô thần. Tôi không tìm được điều đó trong Hiến Chương và tôi không thích bị dồn nhét khái niệm đó vào cuống họng tôi.”i

Khi con gái ông Billy Grahm, một mục sư trứ danh người Tin Lành, được hỏi “Tại sao Thiên Chúa lại để những thiên tai xảy ra? “ (nói về trận bão Katrina ngày 29 tháng 8 năm 2005), bà Anne Graham Lotz trả lời:

“Tôi tin rằng Thiên Chúa rất buồn vì sự việc này, giống như chúng ta vậy. Nhưng bao nhiêu năm nay, chúng ta xua đuổi Chúa ra khỏi trường học, xua đuổi Chúa ra khỏi chính phủ, và xua đuổi Chúa ra khỏi cuộc đời của chúng ta. Là một Đấng quân tử, Ngài từ tốn rút lui. Làm sao chúng ta đòi hỏi Thiên Chúa ban phép lành và bảo vệ của Ngài trong khi chúng ta đòi hỏi Ngài để mặc kệ chúng ta?

Trong những sự việc xảy ra gần đây … khủng bố hành hung, bắn giết ở trường học, v.v… Tôi nghĩ rằng mọi việc bắt đẩu khi Madeleine Murray O‟Hare (cô ta bị ám sát, thi thể mới được tìm ra) than phiền rằng cô ta không muốn cầu nguyện trong trường học, chúng ta đồng ý. Rồi có người nói chúng ta không được đọc Kinh Thánh trong trường học. Kinh Thánh khuyên không được giết người, không được trộm cắp, và thương yêu đồng loại, và chúng ta đồng ý.

Rồi khi Tiến Sĩ Benjamin Spock nói chúng ta không được đánh phạt con cái khi chúng làm sai, vì như vậy sẽ ung nhọt cá tính con trẻ và tổn thương lòng tự trọng của chúng (con trai của Tiến Sĩ Spock đã chết vì tự tử). Chúng ta bảo rằng người có kinh nghiệm biết mình nói gì. Và chúng ta đã đồng ý.

Bây giờ chúng ta tự hỏi tại sao con cái chúng ta không có lương tri, không phân biệt phải trái, và không cảm thấy đau buồn để giết khách lạ, bạn học, và cả chính chúng nữa.

Có thể, nếu chúng ta suy nghĩ kỹ, chúng ta sẽ nhận ra. Tôi nghĩ mọi chuyện bắt nguồn từ chỗ „CHÚNG TA GẶT NHỮNG GÌ CHÚNG TA GIEO.‟

Buồn cười thay khi thật đơn giản cho nhiều người chối bỏ Chúa và tự hỏi tại sao thế giới đang đi vào địa ngục.

Buồn cười thay khi chúng ta tin vào truyền thanh và truyền tin nhưng lại đánh dấu hỏi về Kinh Thánh.

Buồn cười thay khi chúng ta gởi chuyện cười qua điện thư và những chuyệc cười đó loan nhanh như lửa rừng, nhưng lại suy đi nghĩ lại về việc loan báo những mẫu tin về Thiên Chúa.

Buồn cười thay khi những trang báo dâm dật, tàn bạo, thô bỉ, và khiêu dâm lan tràn tự do trên mạng lưới thế giới, nhưng chuyện bàn tán công khai về Thiên Chúa lại bị đè nén nơi trường học và công sở.” ii

Dù sao tôi cũng biết ơn Giáo Xứ đó đã cho tôi một cái nhìn lại về đức tin của tôi. Xin cảm tạ Thiên Chúa mang đến cho nước Mỹ nói riêng những ngày nghỉ lễ lớn nhất và rộn ràng nhất trong năm. Xin cảm tạ người người cùng tôi nô nức đón mừng ngày đại lễ. Trong tâm tình đó, tôi không còn khó chịu khi nghe nói “Happy Holidays” nữa, vì “Holidays” nghĩa là “Holy Days.”iii Xin gởi đến quý bạn xa gần lời chúc được hân hoan gói ghém trong mảnh giấy của mùa Giáng Sinh:

Happy Holy Days! Mừng Ngày Thánh Thiêng! - Merry Christmas! Mừng Chúa Giáng Sinh!

i Ben's House - Stuff Ben Wrote (http://www.benstein.com/121805xmas.html)
ii Swivel Writing: Anne Graham (http://swivelwriting.blogspot.com/2005/11/anne-graham.html)
iii Holiday - Definition and More from the Free Merriam-Webster Dictionary (http://www.m-w.com/dictionary/holiday)


Cọng Rơm

Nguồn : VietCatholic.net

You Are Mine
27-12-2010, 04:07 PM
Với suy nghĩ của mình, tôi vẫn suy niệm rằng, Lễ Giáng Sinh là một "sự xúc phạm".
Xúc phạm vì sao?
Vì Thiên Chúa, Người Dựng nên muôn loài muôn vật, giờ lại đến với thế gian bằng một con người yếu đuối, đơn sơ, ko có chỗ để ẩn mình ngoài máng cỏ. Thiên Chúa, Người dựng nên người phụ nữ, là nhân vật đầu tiên phạm tội trong thế giới loài người, bây giờ Người lại sinh ra bởi người phụ nữ, Thiên Chúa không bởi xác thịt, giờ đây lại mặc lấy xác thịt yếu hèn để trở nên con người yếu đuối...

Lạy Chúa, chúng con cám ơn Ngài, vì chúng con cho đó là sự xúc phạm, lại là đầu mối cứu rỗi mỗi chúng con, xin cho chúng con biết tôn trọng và đề cao các giá trị trong hành tinh này, để tất cả mọi sự là hồng ân Ngài ban tặng cho chúng con.

Pere Joseph
27-12-2010, 06:31 PM
Cảm ơn Lam Phương nhiều! Bài viết rất thực tế.