+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Chúa -Nguồn an ủi trong cơn đại dịch

  1. #1
    Trạng thái :   JB. Sĩ Trọng đã thoát
    Tham gia : Aug 2011
    Bài gửi : 464
    Tên Thánh:
    Gioan Baotixita
    Tên thật:
    JB. Hoàng Trọng Sĩ
    Đến từ: Giáo Xứ Chánh Tòa - Xuân Lộc (Đồng Nai)
    Sở thích: đọc sách, du lịch
    Nghề nghiệp: Giáo viên
    Cảm ơn
    3,637
    Được cảm ơn 2,936 lần
    trong 480 bài viết

    Chúa -Nguồn an ủi trong cơn đại dịch

    Tính đến hôm nay, Covid 19 đã gây cho thế giới với bao đau thương : số người lây nhiễm gần 25 triệu và số ca tử vong vượt mức 800 ngàn.

    Đại dịch Covid 19 hoành hành làm cho thế giới điên đảo, số người chết và người bị nhiễm ngày mỗi tăng lên khủng khiếp. Thế giới vẫn chưa tìm ra được vắc xin và thuốc điều trị đáng tin cậy, nước nào có số lượng người lây nhiễm cao thì nước ấy số người chết kéo theo cũng không ít.


    1.Đọc ý Chúa qua biến cố và nghịch cảnh :

    Theo dõi thông tin mỗi ngày, tôi không khỏi bàng hoàng. Là người Công Giáo, đọc Thánh Kinh tôi hiểu được : Sự sống, sự chết đều nằm trong tay Chúa. Đau khổ là một mầu nhiệm nếu con người chấp nhận trải qua nó và xem nó là phương thế để đạt tới cứu cánh. Tất nhiên ai cũng hiểu phải vững lòng tin và vững lòng cậy trông vào Chúa.
    Ta biết rằng : Thiên Chúa là Cha nhân từ và Ngài không bao giờ bỏ rơi con người. Qủa thật như lời Thánh Phêrô viết trong thư thứ nhất : "Anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định. Mọi lo âu hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em"( 1 Pr 5,6-7 ).
    Từ Kinh Thánh Cựu ước, sách Sáng thế cho chúng ta nghe được Lời Chúa : "Này, Ta ở cùng ngươi. Ngươi đi đâu, Ta sẽ theo gìn giữ đó"( St 28,15 ); "Đừng sợ, Ta là khiên che thuẫn đỡ cho ngươi, phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn"( St 15,1 ).
    Khi giông tố nghịch cảnh bắt đầu hú lên từng hồi và tai họa trút xuống không ngớt, Thiên Chúa sẵn sàng ban sự che chở. Chúa Giêsu trấn an chúng ta : "Hãy yên tâm, Thầy đây, đừng sợ ( Mt 14,27 v Mc 6,50b v Jn 6,20 ) - Lời này được cả 3 Thánh sử Tin Mừng ghi lại.


    Trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona gây ra, thiên hạ chết la liệt mà Chúa nói như thế, chúng ta có yên tâm được không ?
    Người có đức tin vững vàng thì chẳng có gì mà sợ. Mọi việc nằm trong tay Chúa. Ta hãy nghe thêm lời Chúa Giêsu phán sau đây :
    "Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết : Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai : hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hỏa ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết : anh em hãy sợ Đấng ấy. Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không ? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi. Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ"( Lc 12,4-7 ).
    Có người nghĩ rằng Chúa làm phép lạ cho con người khỏi bệnh tật thì Chúa cũng làm phép lạ cho dịch bệnh biến mất, và ai cũng mong được như vậy. Nhưng Chúa có ra tay để làm cho dịch bệnh biến mất không ? Thiên Chúa toàn năng thì Ngài làm gì mà chẳng được, nhưng tại sao Chúa lại không làm ? - Đó là những vấn nạn con người đặt ra với ước muốn riêng mình, ý muốn Thiên Chúa thì đôi khi hoàn toàn khác với ước muốn con người.
    Chúa sẽ không làm phép lạ, Chúa chưa muốn tỏ vinh quang của Ngài vì Chúa thấy chưa mang được ý nghĩa cứu độ khi biến cố ấy chưa thức tỉnh được con người. Gía trị của ơn Cứu độ là giá trị mang lại sự sống vĩnh cửu chứ không phải chỉ mang lại cuộc sống tạm ở đời này mà thôi.
    Khi nào con người được thức tỉnh ? Thực tại là một mâu thuẫn, cũng như ruộng lúa xen lẫn cỏ lùng và lúa mì, người chủ không thể nhổ cỏ vì ngại làm bật gốc lúa mì. Việc gì cũng phải từ từ. Chính Chúa cũng phải trải qua đau khổ và cái chết, sau đó Chúa Cha mới để cho Ngài phục sinh. Lazarô đau bệnh và chết, chị em Matta và Maria chạy đi tìm kiếm Chúa, Chúa vẫn thong thả, qua 2 ngày sau Ngài mới đến, Lazarô nằm trong mồ tới 4 ngày nhưng Chúa đã gọi anh ta trỗi dậy ( x Jn 11,1-44 ). Chúa có thể làm được mọi điều nhưng Ngài không thể làm được việc gì mà việc ấy chưa mang lại hiệu quả cứu độ. Chúa trải qua đau khổ vì tội lỗi loài người, vậy mà Chúa cũng đành gánh chịu, Ngài gánh chịu để ơn cứu độ được thực hiện.

    2.Niềm an ủi có được do hy vọng dựa trên Kinh Thánh :

    Ta biết rằng : Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa nói với loài người. Tác giả của Kinh Thánh là Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã chọn và linh ứng cho một số người viết nên Kinh Thánh. Kinh Thánh có lời ủi an cho những ai mong được an ủi. Phúc cho những ai tìm về với Kinh Thánh để tìm nguồn hy vọng và sự hướng dẫn trong những giai đoạn khó khăn :"Thiên Chúa là Đấng ủi an"( Rm 15,5 ), "Thiên Chúa yên ủi chúng ta trong cơn khốn khó"( 2 Cr 1,4 ). Chúa Cha đã phái Chúa Giêsu - Con Một của Ngài xuống thế gian để ban cho chúng ta hy vọng và niềm ủi an ( x Jn 3,16-17 ); Kinh Thánh còn mô tả Thiên Chúa là Đấng hằng ngày gánh gánh nặng của chúng ta, tức là Thiên Chúa sự Cứu rỗi của chúng ta ( x TV 68,19 ). Những người kính sợ Thiên Chúa có thể tin tưởng mà nói rằng : "Tôi hằng để Thiên Chúa đứng trước mặt tôi, tôi chẳng hề rúng động, vì Ngài ở bên hữu tôi" ( TV 16,8 ).
    Những câu Kinh Thánh như trên cho thấy Thiên Chúa dành cho loài người tình yêu thương sâu đậm. Rõ ràng Thiên Chúa luôn ước muốn làm dịu nỗi đau của con người trong những lúc buồn khổ. Tác giả Thánh Vịnh viết : "Hãy trao gánh nặng ngươi cho Thiên Chúa, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi; Ngài sẽ chẳng hề cho người công chính bị rúng động" ( TV 55,22 ).
    Việc học Kinh Thánh cũng cho ta lòng tự trọng cần thiết để bền chí bất chấp những khó khăn riêng và để có một quan điểm tích cực về cuộc đời.
    Khi lòng đau đớn vì một nguyên nhân nào đó, ta có thể tìm an ủi qua lời cầu nguyện với Thiên Chúa. Trong cơn Đại dịch, ngẫm đọc lại Lời Chúa - Điều này có thể cất đi gánh nặng của chúng ta.
    Trong những cảnh ngộ cực kỳ khó khăn, đặc biệt khi sức khỏe bị nguy kịch, thông thường không một giải pháp nào giải quyết được mọi việc cho ổn thỏa. Với sức riêng có thể chúng ta không biết đích xác phải quay về đâu. Nhiều người thấy rằng sau khi làm tất cả những gì sức con người có thể làm, thì việc quay về Thiên Chúa qua lời cầu nguyện đem lại niềm an ủi lớn và đôi khi dẫn đến những giải pháp bất ngờ ( x I Cr 10,13-14 ).

    JB.SĨ TRỌNG.

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: JB. Sĩ Trọng, 03-09-2020 lúc 01:13 PM

  2. 2 thành viên đã cảm ơn JB. Sĩ Trọng vì bài viết này:

    M.Goretti Ngan (03-09-2020),Người Mua Diêm (06-09-2020)

+ Trả Lời Ðề Tài

Chủ đề tương tự

  1. [Nhật kí] Agape 1: Khởi nguồn
    By allihavetogive in forum Nhật kí AGAPE
    Trả lời: 56
    Bài mới gửi: 08-05-2014, 10:09 PM
  2. Nguồn gốc và ý nghĩa Mùa Chay
    By DARK in forum Tài liệu - Thư chung
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 14-02-2013, 10:02 PM
  3. Trả lời: 3
    Bài mới gửi: 25-01-2013, 09:28 PM
  4. [Nhóm Nguồn Son] Chương trình từ thiện CN 13/1/2012
    By Thánh Thư in forum Tin Giới trẻ
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 28-12-2012, 07:31 PM
  5. Thập giới cho nguời dùng computer
    By hoaithuong253 in forum Bài Tổng Hợp
    Trả lời: 1
    Bài mới gửi: 03-02-2012, 04:34 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình