+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho các ơn gọi lần thứ 48 - 15/05/2011

  1. #1
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết

    Lightbulb Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho các ơn gọi lần thứ 48 - 15/05/2011

    SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO CÁC ƠN GỌI LẦN THỨ 48

    15/05/2011 – Chúa Nhật IV Phục Sinh

    Chủ đề : « Đề cử các ơn gọi nơi Giáo Hội địa phương »


    Anh chị em thân mến,

    Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho các Ơn Gọi lần thứ 48, sẽ được cử hành vào ngày 15/05/2011, Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh, mời gọi chúng ta suy nghĩ về chủ đề: “Đề cử các ơn gọi nơi Giáo Hội địa phương”. Cách đây 70 năm, Đấng Đáng Kính Piô XII đã thiết lập Công Trình Tòa Thánh vì các Ơn gọi Linh Mục. Về sau, trong nhiều giáo phận, các giám mục đã thành lập các công trình tương tự do các linh mục và giáo dân hướng dẫn, nhằm đáp lại lời mời gọi của vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng “khi nhìn thấy đám đông, đã chạnh lòng thương bởi chúng chúng mệt mỏi và rã rời như chiên không có người chăn”. Và Ngài nói: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Bởi thế, các con hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9, 36-38).

    Nghệ thuật thăng tiến và đồng hành với các ơn gọi tìm thấy điểm quy chiếu rõ ràng nơi những trang Tin Mừng mà Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ của Ngài đi theo Ngài và dạy dỗ họ bằng tình yêu và sự ân cần. Sự chú ý của chúng ta đặc biệt dựa vào cách thức mà Chúa Giêsu đã kêu gọi những người cộng tác thân cận nhất của Ngài nhằm loan báo Nước Thiên Chúa (x. Lc 10, 9). Trước hết, dường như rõ ràng rằng cử chỉ đầu tiên của Ngài đã là cầu nguyện cho họ: trước khi kêu gọi họ, Chúa Giêsu đã một mình trải qua suốt đêm, cầu nguyện và lắng nghe thánh ý của Chúa Cha (x. Lc 6, 12), trong sự khổ hạnh nội tâm dâng cao so với những thực tại của đời thường. Rõ ràng ơn gọi của các môn đệ nảy sinh trong sự đối thoại thân mật của Chúa Giêsu với Cha của Ngài. Các ơn gọi thừa tác vụ linh mục và đời sống thánh hiến trước hết là hoa trái của một cuộc tiếp xúc thường xuyên với Thiên Chúa hằng sống và của một đời sống cầu nguyện tha thiết nâng mình lên tới “Chủ của mùa gặt” trong các cộng đoàn giáo xứ, cũng như trong các gia đình kitô hữu hay trong các nhóm ơn gọi.


    Lúc khởi đầu đời sống công khai của mình, Chúa đã kêu gọi một vài người đánh cá, đang bận làm việc trên các bờ hồ Galilêa: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mt 4, 19). Ngài đã cho họ thấy sứ mệnh thiên sai của Ngài bằng nhiều “dấu lạ” chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với con người và ân huệ của lòng thương xót của Chúa Cha; Ngài đã huấn luyện họ bằng lời nói và bằng chứng ta của cuộc sống của mình để họ sẵn sàng tiếp tục công trình cứu độ của Ngài; sau cùng, “biết rằng giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha.” (Ga 13, 1), Ngài đã giao phó cho họ việc tưởng nhớ cái chết và sự phục sinh của Ngài, và trước khi lên Trời, Ngài đã sai họ đi khắp thế gian với lệnh truyền: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” (Mt 28, 19).

    Đối với những người mà Ngài nói: “Hãy theo tôi!”, Chúa Giêsu đưa ra một đề nghị đòi hỏi và khích lệ: Ngài mời gọi họ bước vào trong tình bằng hữu của Ngài, chăm chú lắng nghe Lời của Ngài và sống với Ngài; Ngài dạy cho họ sự hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa và cho việc lan truyền Nước của Ngài theo luật của Tin Mừng: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12, 24); Ngài mời gọi họ ra khỏi ý muốn khép kín nơi chính mình, khỏi ý tưởng thể hiện chính mình, để ném mình vào trong một ý muốn khác, ý muốn của Thiên Chúa, và để cho ý muốn đó dẫn dắt; Ngài làm cho họ sống một tình huynh đệ nảy sinh từ sự sẵn sàng ứng trực hoàn toàn này đối với Thiên Chúa (x. Mt 12, 49-50), và trở nên đặc tính loại biệt của cộng đoàn của Chúa Giêsu: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35).

    Ngày nay vẫn còn, việc bước theo Chúa Kitô là có tính đòi hỏi; nó có nghĩa là học nhìn vào Chúa Giêsu, biết Ngài cách thân mật, lắng nghe Ngài trong Lời Chúa và gặp gỡ Ngài trong các Bí tích; nó còn có nghĩa là học biết phù hợp ý riêng của mình theo thánh ý của Ngài. Đó là một trường đào tạo đích thực và thực sự đối với những ai đang chuẩn bị cho thừa tác vụ linh mục và cho đời sống thánh hiến, dưới sự hướng dẫn của các thẩm quyền của Giáo Hội. Chúa không quên mời gọi, ở mọi lứa tuổi của cuộc đời, tham dự vào sứ mạng của Ngài và phục vụ Giáo Hội qua thừa tác vụ chức thánh hay đời sống thánh hiến. Và Giáo Hội “được mời gọi gìn giữ ân huệ này, quý trọng nó, yêu mến nó: Giáo Hội có trách nhiệm về sự nảy sinh và sự trưởng thành của các ơn gọi linh mục” (Gioan-Phaolô II, Tông huấn Pastores dabo vobis, 41). Đặc biệt vào thời đại của chúng ta khi mà tiếng của Chúa dường như bị bóp ngạt bởi “những tiếng khác” và lời mời gọi bước theo Ngài qua việc hiến dâng mạng sống mình có thể xem ra quá khó khăn, thì mỗi cộng đoàn kitô hữu, mỗi tín hữu, sẽ phải thực hiện cách ý thức sự dấn thân của mình để thăng tiến các ơn gọi. Điều quan trọng là khuyến khích và nâng đỡ những ai mà cho thấy những dấu chỉ rõ ràng của ơn gọi sống đời linh mục và đời sống thánh hiến tu trì, để họ cảm thấy gần gũi với tất cả cộng đoàn vào lúc mà họ thưa “xin vâng” với Thiên Chúa và với Giáo Hội. Chính tôi khuyến khích họ như tôi đã làm đối với những ai đã quyết định vào chủng viện. Tôi đã viết cho họ: “Các con đã làm đúng khi hành động như vậy. Vì con người luôn cần đến Thiên Chúa, ngay cả vào thời kỳ thống trị thế giới của kỹ thuật và vào thời toàn cầu hóa: cần đến Thiên Chúa, Đấng đã trở nên hữu hình trong Chúa Giêsu Kitô và là Đấng đã tập hợp chúng ta trong Giáo Hội hoàn vũ để học với Ngài và nhờ Ngài cuộc sống đích thực và để giữ cho hiện tại và làm cho hiệu quả những tiêu chí của nhân loại đích thực” (Thư gởi các chủng sinh, 18/10/2010).

    Mỗi Giáo Hội địa phương cần phải luôn trở nên nhạy cảm và chú tâm hơn đến việc mục vụ các ơn gọi, bằng cách dẫn dắt ở bình diện gia đình, giáo xứ và hội đoàn – như Chúa Giêsu đã làm đối với các môn đệ của Ngài – nhất là các thiếu niên và các bạn trẻ, phát triển một tình bạn đích thực và yêu mến với Chúa, trong việc cầu nguyện cá nhân và phụng vụ; học biết lắng nghe cách chăm chú và phong nhiêu Lời Chúa, qua việc làm quen nhiều hơn với Thánh Kinh; hiểu rằng bước vào ý muốn của Thiên Chúa không làm tiêu tan lẫn không phá hủy nhân vị, nhưng cho phép khám phá và đi theo chân lý sâu xa nhất về chính mình; sống tâm tình biết ơn và tình huynh đệ trong những mối tương quan với những người khác, vì chỉ khi mở mình ra cho tình yêu của Thiên Chúa mà người ta mới tìm thấy niềm vui đích thực và sự thể hiện trọn vẹn các khát vọng của mình. “Đề cử các ơn gọi nơi Giáo Hội địa phương”, có nghĩa là có can đảm chỉ ra, qua việc mục vụ các ơn gọi chăm chú và thích hợp, con đường đòi hỏi bước theo Chúa Kitô này mà dấn thân cả một cuộc sống, vì nó giàu ý nghĩa.

    Anh em Giám mục thân mến, tôi đặc biệt nói với anh em. Để đảm bảo tính liên tục và sự lan truyền sứ mạng cứu độ của anh em trong Chúa Kitô, điều quan trọng là tạo điều kiện “hết sức có thể cho các ơn gọi linh mục và tu sĩ, và đặc biệt các ơn gọi truyền giáo” (Sắc lệnh Christus Dominus, 15). Chúa cần đến sự cộng tác của anh em để các tiếng gọi của Ngài có thể gắn kết với tâm hồn của những ai Ngài đã chọn. Anh em hãy chú ý đến việc chọn lựa những người làm việc nơi Trung Tâm ơn gọi của giáo phận, dụng cụ quý báu cho việc thăng tiến và tổ chức việc mục vụ các ơn gọi và cho việc cầu nguyện mà nâng đỡ nó và bảm đảm sự phong nhiêu của nó. Anh em Giám mục thân mến, tôi xin nhắc lại cho anh em sự chăm lo ân cần của Giáo Hội hoàn vũ đối với việc phân phối công bằng các linh mục trên thế giới. Sự sẵn sàng của anh em đối với các giáo phận nghèo nàn ơn gọi hơn, là một sự chúc lành của Thiên Chúa đối với các cộng đoàn của anh em và tiếp tục, đối với các tín hữu, chứng tá của sự phục vụ của linh mục được mở ra cách quảng đại cho các nhu cầu cần thiết của toàn thể Giáo Hội.

    Công đồng Vatican II đã minh nhiên nhắc lại rằng “bổn phận vun trồng các ơn gọi thuộc về toàn thể cộng đoàn kitô hữu, mà chu toàn điều đó trước hết bằng một đời sống kitô hữu trọn vẹn” (Sắc lệnh Optatam totius, 2). Bởi thế, tôi ao ước gởi lời chào huynh đệ và đặc biệt, cũng như sự khích lệ cho hết những ai có thể mang lại sự đóng góp của họ cho việc mục vụ các ơn gọi: các linh mục, các gia đình, các giáo lý viên, các hướng dẫn viên. Tôi khuyên các linh mục sẵn sàng trao ban một chứng tá hiệp thông với giám mục của mình và các đồng nghiệp khác, để bảo đảm đất mùn trọng yếu cho các mầm mống ơn gọi linh mục mới. Ước gì các gia đình “được hướng dẫn bởi một tinh thần đức tin, đức ái và đạo hạnh” (Sắc lệnh Optatam totius, 2), để giúp đỡ con cái của họ đón nhận cách quảng đại tiếng gọi đến chức linh mục và đời sống thánh hiến. Ước gì các giáo lý viên và những người hướng dẫn các hội đoàn Công giáo và các phong trào trong Giáo Hội, xác tín về sứ mạng giáo dục của họ, có ưu tư “giáo dục các thiếu niên được giao phó cho họ, để chúng có thể nhận thấy ơn gọi của Chúa và hết lòng đáp trả” (ibid.).

    Anh chị em thân mến, sự dấn thân của anh chị em trong việc thăng tiến và đồng hành với các ơn gọi tìm thấy tất cả ý nghĩa và sự hiệu quả mục vụ của nó khi nó được thực hiện trong sự hiệp nhất của Giáo Hội và nó được định hướng đến việc phục vụ sự hiệp thông. Chính vì thế mà mỗi khía cạnh của đời sống cộng đoàn Giáo Hội – dạy giáo lý, các cuộc gặp gỡ đào tạo, kinh nguyện phụng vụ, các cuộc hành hương – là một cơ hội quý báu để khơi lên nơi Dân Thiên Chúa, đặc biệt nơi các thiếu niên và các bạn trẻ, ý thức thuộc về Giáo Hội và trách nhiệm của họ đối với việc đáp trả ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến, qua một chọn lựa tự do và ý thức.

    Khả năng vun trồng các ơn gọi là một dấu chỉ đặc trưng của sự sinh động của một Giáo Hội địa phương. Chúng ta hãy tin tưởng và tha thiết cầu xin sự nâng đỡ của Đức Trinh Nữ Maria, để mẫu gương đón nhận kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa nơi Mẹ và nhờ sự cầu bầu có quyền thế của Mẹ, có thể được tỏa lan ở trong mỗi cộng đoàn, một sự sẵn sàng thưa “xin vâng” với Chúa, Đấng không ngừng kêu gọi các thợ mới cho mùa gặt của Ngài. Với lời cầu chúc này, tôi vui lòng ban cho tất cả mọi người Phép Lành Tòa Thánh của tôi.


    Vatican, ngày 15 /11/2010

    BÊNÊĐICTÔ XVI

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: tom, 16-02-2011 lúc 01:10 AM

  2. 4 thành viên đã cảm ơn tom vì bài viết này:

    Pere Joseph (16-02-2011),Phù thủy nhỏ (14-05-2011),Phù Vân (16-02-2011)

+ Trả Lời Ðề Tài

Chủ đề tương tự

  1. Lời Cầu Nguyện, Lời bài hát giàng sinh hay nhất năm 2011.
    By Mart.TanNguyen in forum Cầu Nguyện - Hiệp Thông
    Trả lời: 1
    Bài mới gửi: 11-10-2012, 06:11 PM
  2. Ý Lễ Tuần IV Mùa Vọng năm B (19.12.2011-24.12.2011)
    By Phù thủy nhỏ in forum Ý Lễ Mỗi Tuần
    Trả lời: 4
    Bài mới gửi: 19-12-2011, 05:42 AM
  3. Ý Lễ Tuần II Mùa Vọng năm B (05.12.2011-10.12.2011)
    By Mai Cồ in forum Ý Lễ Mỗi Tuần
    Trả lời: 6
    Bài mới gửi: 10-12-2011, 07:59 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 24-11-2011, 01:27 PM
  5. Lời cầu nguyện trước khi ngủ (16/10/2011)
    By phuc_vanda in forum Giai Điệu Trái Tim
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 16-10-2011, 10:25 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình