+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Cô giáo

  1. #1
    Tiếng Vọng
    Lan Anh's Avatar
    Trạng thái :   Lan Anh đã thoát
    Tham gia : Mar 2011
    Bài gửi : 471
    Tên thật:
    Lan Anh
    Đến từ: Quê Mẹ
    Sở thích: Thích đủ thứ
    Nghề nghiệp: Nhiều nghề
    Cảm ơn
    3,586
    Được cảm ơn 3,711 lần
    trong 610 bài viết

    Cô giáo

    Phàm làm người ai cũng mong hiểu biết, thế cho nên ở đời ai chẳng từng đi học và đương nhiên chuyện có thầy, cô giáo chẳng có gì là mới lạ. Chưa đủ tuổi đến trường mà có cô giáo tại gia đấy mới ngộ, mới hay.

    Mẹ đó! Mẹ là cô giáo đầu tiên của An và của một đám lũ khủ trong nhà. Dĩ nhiên rồi ai mà chẳng biết, vậy mà cũng nói tưởng gì mới lạ! Với ai An không biết nhưng với An, mẹ là cô giáo thật tuyệt vời.

    Này nhé! Lúc còn bé, mẹ rất ư kiên nhẫn mới dạy cho An đi dép đúng chiều. Chuyện tưởng đơn giãn nhưng đối với học trò như An là một kỳ công chứ không phải giởn chơi đâu. Nói chẳng ngoa, nếu không kiên nhẫn dễ gì dạy được cho An, con nhỏ cứng đầu.

    An chẳng nhớ khoá huấn luyện mang dép đến bao giờ mới kết thúc, cô giáo mẹ không nhắc đến trong giáo trình và cả trong quá trình học tập nên An chẳng biết.

    Thuở ở Huế, An nhìn những cô bán hàng tay thoăn thoắt đan len và miệng đon đã mời chào, An mê lắm. Vì quá mê lẫn quá thích hình ảnh đẹp của các cô, lúc về nhà An cũng bắt chước đan tưởng tượng với hai chiếc đũa ăn cơm. Mẹ thấy thế đã dạy An học, tác phẩm đầu tay hoàn thành do con bé lớp hai là dãi băng cài tóc. An hãnh diện nên đi đâu cũng cài để khoe thành tích đã đạt được bằng chính công sức mình.

    Và sau này mẹ còn dạy An đan áo nhưng An chỉ hoàn thành thêm 2, 3 tác phẩm nữa thì ngưng vì…làm biếng và hình như An có thêm nhiều ham muốn khác.

    Thời gian trôi, bây giờ An cũng có hai đệ tử, cũng theo thầy “tầm sư học đạo” và kết quả đạt được…chỉ là khăn quàng cổ. May mắn thay đệ tử chẳng muốn nâng cao tay nghề, nếu đòi hỏi nữa e rằng sư phụ phải “giải nghệ” sớm.

    An nhớ thuở bé thơ ấy chừng như mới đâu đây và chuyện nay không chừng An chẳng ghi nhận được từ trong tâm khãm. Bỡi thế đám em ở nhà rất sợ An dọn dẹp, không sợ sao được khi An thu dọn chiến trường xong khổ chủ nào cũng chạy nhốn nháo kiếm An để hỏi.
    - Cây bút của em, An để đâu rồi? Cái áo móc ở đây biến đâu mất hở chị An?
    - Ai mà nhớ, để đó từ từ…nhớ lại đã!

    Vậy là An phải tĩnh cái tâm lại rồi suy nghĩ hôm nay làm gì? đi đâu ? và nhớ xem từng món đồ vừa thu dọn cất kỹ ở nơi nào. Cũng nhờ vậy nhà An luôn gọn gàng, sạch sẽ, không phải sợ bị rầy la mà các em sợ An ra tay dọn dẹp rồi mất công lục lọi kiếm tìm thôi. Và mọi người trong nhà rất sợ kẻ hèn này ra tay thu dọn!

    Thuở chưa có internet phải viết thư tay còn vui đáo để! Nhiều lần dọn dẹp đống sách vở ngỗn ngang,lại tìm thấy những bức thư tưởng chừng đã gởi từ lâu. Nhưng ngờ đâu chừng vài năm sau phát hiện, bức thư ấy vẫn còn nằm trong ngăn kéo.

    An biết viết thư từ cuối năm lớp 1, An nhớ mãi thời điểm này vì ba ở Sài Gòn còn mẹ và đám con nít thì ở Huế. Thuở ấy ba và mẹ như “Ngưu Lang-Chức Nữ” mỗi năm được gặp nhau chỉ một lần, và nhớ ba nên An phải tập viết thư để kể chuyện nhà. Hì! Hì! Mẹ viết mẫu và An copy lại nhưng mẫu thư ăn sâu vào trí óc cho đến mãi hôm nay.

    Thư viết rằng: “ Kính thăm ba! Hôm nay con có mấy lời gởi thăm ba được mạnh khoẻ trong tay Chúa và Mẹ Maria thì con mừng lắm…” Đại khái những lá thư đều bắt đầu bằng mẫu số chung như thế cho cả đám mấy chị em.

    Năm lớp 8, An (đứng nhất học kỳ vì bài văn hay viết ngay tại lớp) vẫn tiếp tục viết như vậy cho đến lúc bị cậu Phước (ông cha cậu có máu tiếu lâm cực kỳ em của mẹ, chọc quê lũ cháu gái hay thư từ cho ông).
    - Mỗi lần nhận thư,cậu chỉ cần đọc một lá là biết được nội dung những lá thư kia. Quê dễ sợ!

    Bị chế nhạo nên bọn An từ từ thay đỗi lối viết thư, nhờ thế mới có dịp trổ tài văn chương, thi phú và rán để “múa rìu qua mắt thợ”. Có một lần, bài diễn văn mừng 10 năm thành lập trường nơi An công tác đươc phát thanh trên đài còn có người xin làm kỷ niệm(cho An phổng mũi tí…vì từ hồi nào đến giờ An chẳng có tí gì để khoe khoang, hãnh diện, tha cho An cái tội kiêu ngạo vì là căn nguyên mọi tội lỗi khác).

    Thư của Tí Nị kể chuyện ăn trộm viếng nhà khoắng hết đồ đạc của cả mấy chị em,kể chuyện xui xẽo gởi chị họ đang nằm bệnh viện. Lá thư được chuyền tay như mẫu tin thời sự đáng lưu tâm cho đám bạn chị cùng tham khảo. Và Tí Nị nhận được lời nhắn nhủ:
    - Lần sau nhớ gởi thư cho bọn tao đọc với nghe! Thư vui quá cứ như chuyện tiếu lâm!

    Sau giấc ngủ thật ngon chẳng tí mộng mị, được thanh thản nghĩ ngơi, không đi làm vì là người bị hưởng nhàn hơi quá sớm. Bất chợt nhớ chuyện ngày xưa nên vội vàng xin lổi Chúa, Chúa ơi! “cho con dâng ngày trễ chút xíu nha!” Con đãng trí lại hay quên nên con phải trãi lòng con cho kịp cho nhanh, chứ quên rồi con chẳng biết kiếm tìm ở nơi đâu.

    Và An viết “Niềm tin”, được tỉa tót rồi gởi về trang mạng giới trẻ công giáo. Ôi vui quá và An gọi điện khoe ngay với mẹ thành tích này! (Thuở học trò, chưa bao giờ An có được một đoãn văn đăng báo)Nếu cô giáo mẹ đọc được chắc cũng vui lây, lấy khí thế An viết chuyện này riêng tặng mẹ, cô giáo dạy văn của An nhân ngày “Hiền-Mẫu”.

    Cám ơn mẹ, cô giáo của con! Mẹ chỉ dạy cho con trong suốt cuộc đời, dắt dìu con như đã chỉ con mang dép đúng chiều. Và dạy con biết đặt niềm tin vào tình yêu thương của Chúa và Mẹ Maria! Hướng dẫn con luôn đi được đúng hướng và nhắc nhở hướng dẫn con như sửa từng mũi đan len sai thuở ấu thơ,dại khờ. Dạy con biết diễn đạt tâm tư trên trang giấy và con đã học được thật nhiều ngay từ mẹ “Học làm người với tất cả yêu thương!”


    Lan Anh

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:

    Thay đổi nội dung bởi: Lan Anh, 29-04-2011 lúc 09:21 PM

  2. 5 thành viên đã cảm ơn Lan Anh vì bài viết này:

    allihavetogive (20-04-2011),cobehamchoi (20-04-2011),G7 (20-04-2011),hmb_nxt (24-04-2011),Phù Vân (20-04-2011)

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình