+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 4/9 ĐầuĐầu ... 23456 ... cuốicuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 85

Chủ đề: Các tổ chức tu trì tại Việt Nam

  1. #31
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    HỘI LINH MỤC XUÂN BÍCH (P.S.S.: COMPAGNIE DES PRÊTRES DE SAINT - SULPICE)

    Nguồn gốc: Đầu thập niên 30 (tức 1929-1933), một nhóm linh mục Saint-Sulpice là cha Paliard và Uzureau đến Việt Nam mở đại chủng viện Xuân Bích ở Liễu Giai, đường Quần Ngựa, ngoại ô Hà Nội. Năm 1954, chủng viện Xuân Bích di cư vào Nam, ở Vĩnh Long 2 năm (1954-1956), rồi Thị Nghè (1956-1962). Từ niên khoá 1962-1963, theo lời mời của Tgm. Phêrô Martinô Ngô Đình Thục, các linh mục Xuân Bích giúp đào tạo chủng sinh cho cả giáo tỉnh Huế. Sau đó, giúp giáo phận Vĩnh Long. Từ 1994, Hội Xuân Bích Việt Nam trở lại giúp đại chủng viện Huế, đào tạo chủng sinh của 3 giáo phận Huế, Đà Nẵng, Kontum.

    Đặc tính: Đây là hội linh mục triều, có đời sống chung. Các linh mục Xuân Bích sống chung với nhau, nguyên dựa vào tình bác ái linh mục và sự mỗi người quyết tâm dâng hiến cuộc đời cho việc đào tạo các linh mục tương lai.

    Bổn mạng: Đức Mẹ Dâng Mình, 21-11.

    Châm ngôn: “Sống tuyệt vời cho Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô” (Vivere Summe Deo in Christo Jesu).

    Mục đích: Ban đầu, Hội chỉ nhằm huấn luyện các linh mục tương lai ở đại chủng viện. Nhưng với ánh sáng của Công đồng Vatican II, Hội còn tham gia vào công cuộc thường huấn hoặc bồi dưỡng cho các linh mục và đồng thời sẵn sàng giúp các ngài trong những việc các ngài cần đến...
    Linh đạo: Linh đạo của Xuân Bích cắm rễ sâu vào Thánh Kinh như nền tảng vững vàng trong đời sống thiêng liêng của Giáo Hội, đồng thời nương theo tinh thần của trường phái Pháp quốc mà đặc biệt sống theo mầu nhiệm Nhập Thể Cứu Chuộc. Linh đạo Xuân Bích hoàn toàn tập trung vào sự kết hợp với Chúa Kitô, với các mầu nhiệm, tâm tình của ngài. Xuân Bích lấy việc cử hành phụng vụ, nhất là hy lễ tạ ơn, làm như chóp đỉnh và tâm điểm của một ngày sống. Sự tôn sùng Thánh Thể được đề cao. Hội đặc biệt sùng ái Đức Trinh Nữ Maria, lòng sùng ái ăn sâu vào tín lý. Ngoài ra, Hội đòi các hội viên đọc, suy niệm Lời Chúa, nguyện gẫm mỗi ngày một giờ.

    Đường hướng sư phạm: Xuân Bích ưu tiên cho việc đào tạo thiêng liêng, lấy việc linh hướng làm phương thế tuyệt diệu và giúp chủng sinh phân định ơn gọi và được tự do đáp ứng. Hội nỗ lực cổ vũ cuộc sống bác ái của cộng đoàn giáo sư và chủng sinh.

    Hiện tình:
    - Chung thế giới
    Hội có khoảng hơn 400 thành viên thuộc 3 tỉnh hội: Pháp, Canada, Hoa Kỳ, có mặt ở nhiều quốc gia và lãnh thổ. Tuy bé nhỏ nhất trong các tổ chức tu trì, nhưng Xuân Bích lại có số thành viên kỷ lục làm giám mục.
    Trụ sở Trung ương và Tỉnh hội Pháp:
    6, rue du Regard - 75006 Paris, France.
    - Tại Việt Nam
    Thuộc tỉnh hội Pháp, các thành viên Xuân Bích hiện nay chỉ có 20 người, trong đó có 1 giám mục: Đức cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh, đại diện Tỉnh hội Xuân Bích tại Việt Nam.
    Trụ sở Xuân Bích Việt Nam:
    38/24 đường Hồ Đắc Di, P. Tây Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM.
    Đt: 08 8495274

    Nguồn gốc Hội Saint-Sulpice (tiếng Việt phiên âm Xuân Bích) gắn liền với công cuộc tông đồ của cha Jean Jacques Oliver, linh mục người Pháp (1608-1657).
    Được Chúa Thánh Thần soi dẫn và được nhiều vị danh tiếng khích lệ, cha Oliver ác tín rằng: không thể canh tân Giáo Hội và không thể đẩy mạnh phong trào truyền giáo lên cao độ, nếu không đào tạo một hàng linh mục thánh thiện, đạo đức và nhiệt tình. Thế là cha dấn thân vào công cuộc đào tạo linh mục tương lai. Giáo xứ Saint-Sulpice được cha Oliver chọn làm thí điểm cho công cuộc của ngài và lấy tên giáo xứ đặt cho hiệp hội ngài sáng lập: Hội Saint-Sulpice.

  2. #32
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    TU ĐOÀN TÔNG ĐỒ GIÁO SĨ NHÀ CHÚA

    Lược sử: Năm 1630, cha Alexandre de Rhodes đã thành lập tổ chức Nhà Đức Chúa Trời tại miền Bắc Việt Nam, trong đó, các thầy giảng là những tu sĩ đầu tiên của nhà Đức Chúa Trời đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc truyền giáo của Giáo hội Việt Nam vào thời kỳ đầu.
    Năm 1954, một số linh mục và tu sĩ thuộc tổ chức Nhà Đức Chúa Trời di chuyển từ giáo phận Thái Bình vào Sài Gòn. Để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại, được sự nhất trí của các đấng bản quyền liên hệ, cha Giuse Maria Vũ Khoa Cử đã cải tổ Nhà Đức Chúa Trời thành Tu hội Nhà Chúa vào năm 1956, tại cơ sở Nguyễn Duy Khang, thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn. Tu hội được Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền cho phép thử nghiệm ngày 10-2-1960, được Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình ký sắc lệnh thành lập tạm thời ngày 20-5-1971 và thành lập vĩnh viễn ngày 29-6-1977.
    Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Giám quản Tổng giáo phận TP. HCM, đã cho phép thay đổi danh xưng tu hội Nhà Chúa thành Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa cho phù hợp với bản chất pháp lý và truyền thống của tu đoàn, bằng Tuyên ngôn được ban hành tại Toà tổng giám mục Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh, ngày 25-12-1996.

    Bổn mạng: Lễ Thánh Gia Thất.

    Châm ngôn và mục đích: Khiêm tốn và Phục vụ theo gương Đức Kitô.

    Hoạt động:
    - Làm việc tông đồ nơi giáo điểm, giáo họ, giáo xứ.
    - Thánh hoá các gia đình.
    - Đặc biệt giúp các linh mục coi xứ.

    Số cộng đoàn: Ở Việt Nam 7.

    Nhân sự: - Tại Việt Nam: linh mục 8, phó tế 3, khấn trọn 32, khấn tạm 18, tập sinh 4, thỉnh sinh 5, đệ tử 20.

    Điều kiện tuyển chọn:
    - Văn hoá: Tú tài trở lên.
    - Giới tính: nam.
    - Có tinh thần dấn thân truyền giáo.

    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    195/29 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17,
    Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
    Đt: 08 8996681.
    Email: nguyenmanhduykhang@pmail.vnn.vn

    Bề trên đương nhiệm: Lm. Laurensô Nguyễn Trường Thăng, sinh 1940, khấn dòng 23-5-1972, lm 29-4-1970.

    Danh sách linh mục:
    1. Laurensô Nguyễn Trường Thăng, sinh 1940, lm 1970; NT Thánh Gia, Xuân Phú, Xuân Lộc, Đồng Nai. Đt: 061 871613.
    2. Tôma Trần Văn Đại, sinh 1950, lm 1988; NT Long Thuận, Xuân Hưng, Xuân Lộc, Đồng Nai. Đt: 061 873019.
    3. Giuse Nguyễn Thế Mạnh, sinh 1939, lm 1992; 195/29 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Bình Thạnh, TP. HCM. Đt & Fax: 08 8996681.
    4. Đa Minh Nguyễn Kim Khanh, sinh 1954, lm 1993; NT Hồng Ân, Sông Ray, Xuân Lộc, Đồng Nai. Đt: 061 713097.
    5. Giuse Cao Văn Ninh, sinh 1960, lm 1994. Đt: 08 8982611.
    Email: josephndk@tlnet.com.vn

  3. #33
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    TU ĐOÀN TÔNG ĐỒ NHẬP THỂ - TẬN HIẾN - TRUYỀN GIÁO (ICM: SOCIETAS VITAE APOSTOLICAE INCARNATIO - CONSECRATIO - MISSIO)

    Lược sử: Ngày 2-2-1949, linh mục Micae Maria Nguyễn Khắc Tước, tức Việt Anh, khởi sự thành lập tu đoàn tại giáo phận Thái Bình, Bắc Việt.
    Ngày 8-12-1969, Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, giám mục tiên khởi giáo phận Đà Lạt, đã phê chuẩn Hiến Pháp đầu tiên của tu đoàn có chiều hướng tu hội đời.
    Ngày 1-11-1980, Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, giám mục giáo phận Đà Lạt, công nhận hội Nhập Thể Tận Hiến là một hội đạo đức (Pia Unio).
    Ngày 28-1-2000, căn cứ văn thư của Toà Thánh đề ngày 5-11-1999, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, đã phê chuẩn Hiến pháp của nam ICM là Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ thuộc quyền giáo phận, và ngày 2-2-2000 ban hành nghị định chính thức thiết lập tu đoàn theo Giáo Luật.

    Bổn mạng: Lễ Truyền Tin, 25-3.

    Mục đích:
    - Tận hiến cho Thiên Chúa theo gương Đức Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể và Đức Maria, Mẹ của lời “Xin vâng”;
    - Làm tông đồ bằng việc phục vụ người nghèo;
    - Dấn thân đi truyền giáo cho dân ngoại.

    Hoạt động: tông đồ truyền giáo, đặc biệt cho người nghèo.

    Nhân sự: Tại Việt Nam, có 6 cộng đoàn, với số thành viên đã gia nhập chính thức: 18 (5 linh mục, 1 phó tế); số thành viên giai đoạn thử luyện: 11; số tìm hiểu: 13. Tại hải ngoại, có 13 (linh mục 11).

    Điều kiện tuyển chọn:
    - Ít nhất 18 tuổi,
    - Có sức khoẻ tâm thần và thể lý,
    - Có ý ngay lành muốn gia nhập vĩnh viễn vào tu đoàn và tận hiến cho Thiên Chúa bằng lời khấn tư để phục vụ Hội Thánh,
    - Thường phải tốt nghiệp trung học phổ thông.

    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    121 Đồng Tâm, Khóm Nam Thiên, P. 4, TP. Đà Lạt.
    Đt: 063 829835-822280.
    Tại TP. HCM:
    57 đường 154, P.Tân Phú, Q.9
    Đt: 08 8963951.
    Email: thanhicm@pmail.vnn.vn

    Bề trên đương nhiệm: Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng. Lm. Giuse Đoàn Công Thành.

    Danh sách linh mục: (theo năm lm)
    1. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng, sinh 1-5-1946, lm 27-4-1974; HT 10 Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đt: 063 829835
    2. Giuse Tống Đình Quý, sinh 8-11-1948, lm 4-4-1976; 111 Đồng Tâm, Nam Thiên, P. 4, Đà Lạt. Đt: 063 822280. Email: tdquyicm@hcm.vnn.vn
    3. Giuse Đoàn Công Thành, sinh 2-6-1950, lm 9-11-1993; 7/125 Cây Dầu, P. Tân Phú, Q. 9, TP. HCM. Đt: 08 8963951. Email: thanhicm@pmail.vnn.vn
    4. Giuse Nguyễn Cao Nguyên, sinh 1-5-1950, lm 17-1-1998, Giáo họ Ninh Loan, Đà Loan, Đức Trọng, Lâm Đồng. Đt: 063 843223.
    5. Giuse Đặng Văn Lễ, sinh 1950, lm 3-12-2002, Gx. Phú Hiệp, Đại Hiệp, Di Linh, Lâm Đồng. Đt: 063 872042.

  4. #34
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    TU ĐOÀN THỪA SAI THÁNH MẪU CHÚA CỨU THẾ

    Lược sử: Năm 1991, linh mục Phanxicô Maria Nguyễn Viết Linh quy tụ một số anh em gốc Nhà Cha cùng với một số chị em thiện chí để hướng dẫn về đường tu đức và sứ vụ loan báo Tin Mừng, từ đó đã thành hình tu đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế với hai ngành nam tu và nữ tu.
    Bổn mạng: Lễ Mẹ Thiên Chúa, ngày 1-1.
    Mục đích: Đến với muôn dân (Ad Gentes) để làm chứng và loan báo Tin Mừng.
    Hoạt động chính: phục vụ các điểm truyền giáo.
    Nhân sự: 40 nam và 30 nữ.
    Điều kiện gia nhập:
    - Thể xác và tinh thần lành mạnh,
    - Học hết chương trình cấp III trở lên,
    - Có khả năng và ước muốn làm việc tông đồ truyền giáo,
    - Sẵn sàng dấn thân cách quảng đại vào những môi trường xa xôi hẻo lánh,
    - Phù hợp với những quy định của Giáo Luật.
    Địa chỉ: 33 đường 31, KP 2, Linh Đông, Thủ Đức, TP. HCM.
    Tổng phụ trách: Lm Phanxicô Maria Nguyễn Viết Linh, sinh 1945, lm 1975

  5. #35
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    HỘI THỪA SAI VIỆT NAM

    Lịch sử:
    Hội Thừa sai Việt Nam được Hội đồng Giám mục (HĐGM) Việt Nam quyết định thành lập năm 1971, và được trao cho Đức Tgm. Philipphê Nguyễn Kim Điền đặc trách.
    Khi Hội được báo cáo cho Toà Thánh, các ban ngành liên hệ, như Đức Khâm sứ Toà Thánh tại Việt Nam, Đức Hồng y Tổng trưởng và Đức Giám mục Tổng Thư ký Bộ Truyền giáo, rồi cuối cùng chính ĐTC Phaolô VI đã có văn thư bày tỏ sự ưng thuận và khích lệ.
    Bắt tay vào việc, Đức cha đặc trách đã soạn thảo một Quy chế và đệ trình lên HĐGM. Quy chế này được chuẩn y ngày 23-8-1972 để thử nghiệm trong vòng 3 năm.
    Ngày 1-9-1972, Đức cha đặc trách đã gửi tới các linh mục Việt Nam một lá thư ngỏ trình bày nguồn gốc, đường hướng và Quy chế tạm thời của Hội Thừa sai Việt Nam.
    Trong hơn hai năm hoạt động, tính tới 1975, Hội đã có được 75 thành viên, gồm 6 cộng đoàn, 3 gia đình thừa sai và 1 Đại chủng viện Thừa sai (chính thức thành lập ngày 7-8-1974). Sau biến cố 1975, hoàn cảnh đã thay đổi và sinh hoạt của Hội cũng bị ngưng trệ. Đức Tgm. Philipphê Nguyễn Kim Điền không thể gặp gỡ thường xuyên anh em thừa sai như trước. Nên vào năm 1978, HĐGM đã quyết định trao Hội cho Đức Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình. Vì quá bận nhiều việc, Đức cha Bình lại trao việc điều hành và huấn luyện cho các cha trong Hội. Sinh hoạt của Hội gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt từ 19-3-1992, khi Hội được Đức cha Tổng Thư ký Emmanuel Lê Phong Thuận, thay mặt HĐGM Việt Nam, đề nghị ngưng hoạt động vì tình trạng yếu kém về nhân sự của Hội.
    Khi có lệnh ngưng hoạt động, nhiều anh em đã tìm đường khác để tiến thân, nhưng một số vẫn tha thiết với lý tưởng Thừa sai, nên ngày 5-10-1998, Hội đã đệ trình lên Đức Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng một thỉnh nguyện thư, xin can thiệp với HĐGM để Hội được sinh hoạt trở lại. Thỉnh nguyện đã được HĐGM chấp thuận trong khoá họp tháng 10-1999, Hội đã chính thức có giám mục đặc trách mới là Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục giáo phận Phú Cường.
    Quy chế Hội Thừa sai Việt Nam đang sử dụng đã được HĐGM Việt Nam chuẩn y ngày 23-8-1972 chỉ có tính cách tạm thời, còn rất đơn sơ, được soạn thảo trong hoàn cảnh khác với hiện nay, và đã hết hạn từ lâu, nên cần được cập nhật hoá. Đức cha đặc trách và ban điều hành dự trù soạn thảo một Quy chế mới để đệ trình lên HĐGM.

    Bổn mạng:
    Lễ Các Thánh Việt Nam, 24-11.

    Mục đích:
    - Để Giáo hội Việt Nam tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa đã ban đức tin cho dân tộc mình từ năm 1533.
    - Để Giáo hội Việt Nam chia sẻ với Giáo Hội toàn cầu bổn phận truyền giáo cho các dân tộc (x. TG, số 20).
    - Nhất là để tín hữu Việt Nam tích cực sống đạo hơn vì càng truyền giáo thì đức tin càng mạnh mẽ.

    Tổ chức:
    Vì Hội thể hiện nhiệm vụ đặc biệt của HĐGM Việt Nam, nên Hội có nhiệm vụ quy tụ, đào tạo, hướng dẫn các nhà truyền giáo Việt Nam, thuộc mọi thành phần Dân Chúa (giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân độc thân, hay có gia đình) ra đi rao giảng Tin Mừng giữa lương dân trong cũng như ngoài nước theo tinh thần Sắc lệnh Truyền giáo Ad gentes của Công đồng Vatican II (số 23).
    Nhân sự hiện nay: Hội có 5 cộng đoàn chính thức (trụ sở, thần học, triết học, ứng sinh, thực tập và truyền giáo) với 8 linh mục cộng tác trong việc điều hành huấn luyện, 52 thành viên đang theo học, thực tập hay thử luyện: anh em đã học xong Thần học 13, đang học Thần học 7, đang học Triết học 14, đang thực tập truyền giáo 7, đang học đại học 11.
    Điều kiện tuyển chọn và quy trình huấn luyện: Hội Thừa Sai Việt Nam có 3 ngành: linh mục, tu sĩ và giáo dân.
    - Đối với các ứng sinh linh mục và tu sĩ (trợ tá thừa sai): quy trình huấn luyện được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn đại học và giai đoạn đại chủng viện. Để được nhận vào ứng sinh đại học, các ứng sinh phải thi đậu hay đang học tại một trường đại học nào đó. Sau khi tốt nghiệp đại học, các ứng sinh sẽ học chương trình đại chủng viện.
    Cả trong thời gian đại học lẫn đại chủng viện, ngoài những môn học của trường, các ứng sinh phải học thêm những môn chuyên biệt về truyền giáo như: tìm hiểu về các tôn giáo, các nền văn hoá, đối thoại, hội nhập văn hoá, nhất là truyền giáo học.
    - Đối với các gia đình thừa sai: sẽ do Quy chế mới quy định. Hiện Đức cha đặc trách và Ban Điều hành đang soạn thảo một quy chế mới, nhằm bổ sung cho quy chế tạm thời năm 1972 và sẽ đệ trình lên HĐGM VN.

    Địa chỉ liên lạc:
    Hội Thừa sai Việt Nam
    C/o: Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ
    Toà Giám Mục Phú Cường
    444 Cách Mạng Tháng Tám, phường Hiệp Thành,
    Tx. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

  6. #36
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    III. CÁC TỔ CHỨC TU TRÌ DÀNH CHO NỮ GIỚI

    A. TỔ CHỨC TU TRÌ THUỘC ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

    1. Tu hội Dòng (Institutum Religiosum, gọi là Dòng)
    a. Dòng thuộc quyền giáo hoàng (Dòng giáo hoàng)
    Dòng Biển Đức (O.S.B.) (tr. 359).
    Dòng Cát Minh (O.C.D.) - 4 Đan viện: Sài Gòn, Bình Triệu, Nha Trang, Huế (tr. 359).
    Dòng Clara (tr. 361).
    Dòng Chúa Giêsu Hài Đồng (tr. 362).
    Dòng Chúa Quan Phòng (tr. 363).
    Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ (F.M.A.) (tr. 365).
    Dòng Đức Bà (C.N.D.) (tr. 366).
    Dòng Đức Bà Truyền Giáo (tr. 367).
    Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể (tr. 368).
    Dòng Nữ Trợ Thế Thánh Tâm Chúa Giêsu (tr. 369).
    Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ (F.M.M.) (tr. 370).
    Dòng Phaolô thành Chartres (S.P.C.): 3 tỉnh dòng: Sài Gòn, Đà Nẵng, Mỹ Tho (tr. 371).
    Dòng Phaolô Thiện Bản (O.S.P.) (tr. 372).
    Dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu (tr. 373).
    Dòng Xitô nữ (tr. 374).
    b. Dòng thuộc quyền giáo phận (Dòng giáo phận)
    Dòng Chị Em Đa Minh Việt Nam (5 hội dòng): (tr. 375).
    - Đa Minh Bùi Chu (1951) (tr. 377).
    - Đa Minh Tam Hiệp (1955) (tr. 378).
    - Đa Minh Thánh Tâm (1958) (tr. 379).
    - Đa Minh Rosa Lima (Xuân Hiệp) (1973) (tr. 379).
    - Đa Minh Lạng Sơn (1978) (tr. 380).
    Dòng Chị Em Đức Mẹ Người Nghèo (TP. HCM) (tr. 382).
    Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng (Huế) (tr. 382).
    Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Trung Linh (Bùi Chu) (tr. 383).
    Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hoà (TP. HCM) (tr. 384).
    Dòng Con Đức Mẹ Nam Vang (Phú Cường) (tr. 385).
    Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm (Huế) (tr. 386).
    Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ (Nha Trang) (tr. 387).
    Dòng Mẹ Thăm Viếng – Bùi Chu (Bùi Chu) (tr. 387).
    Dòng Mến Thánh Giá (23 Hội Dòng): (tr. 388).
    * Giáo tỉnh Hà Nội:
    MTG Bùi Chu (1670) (tr. 395).
    MTG Hà Nội (1670) (tr. 396).
    MTG Hưng Hoá (1786) (tr. 397).
    MTG Vinh (1844) (tr. 397).
    MTG Phát Diệm (1902) (tr. 398).
    MTG Thanh Hoá (1932) (tr. 399).
    * Giáo tỉnh Huế:
    MTG Quy Nhơn (1671) (tr. 400).
    MTG Huế (1719) (tr. 401).
    MTG Nha Trang (1955) (tr. 402).
    * Giáo tỉnh TP. HCM:
    MTG Cái Nhum (1800) (tr. 402).
    MTG Thủ Thiêm (1840) (tr. 403).
    MTG Cái Mơn (1844) (tr. 403).
    MTG Chợ Quán (1852) (tr. 404).
    MTG Gò Vấp (1902) (tr. 405).
    MTG Đà Lạt (1932) (tr. 405).
    MTG Khiết Tâm (1938) (tr. 406).
    MTG Tân Lập (1960) (tr. 406).
    MTG Tân Việt (1963) (tr. 407).
    MTG Thủ Đức (1970) (tr. 407).
    MTG Cần Thơ (1971) (tr. 408).
    MTG Tân An (1973) (tr. 409).
    MTG Bắc Hải (1976) (tr. 410).
    MTG Phan Thiết (1983) (tr. 410).
    Dòng Nữ La San (TP. HCM) (tr. 411).
    Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục (Xuân Lộc) (tr. 411).
    Dòng Nữ Vương Hoà Bình (Ban Mê Thuột) (tr. 413).
    Dòng Thừa Sai Bác Ái (TP. HCM) (tr. 414).
    Dòng Thừa Sai Trinh Vương Bùi Chu (Bùi Chu) (tr. 415).
    Dòng Thừa Sai Trinh Vương Bùi Môn (TP. HCM) (tr. 415).
    2. Tu hội Đời (Institutum Saeculare)
    a. Tu hội Đời thuộc quyền giáo hoàng
    Tu hội Dâng Truyền (O.M.M.I.) (tr. 416).
    Tu hội Nữ Lao Động Thừa Sai (T.M.) (tr. 417).
    b. Tu hội Đời thuộc quyền giáo phận
    Tu hội Hiện Diện và Sống - TP. HCM (tr. 417).
    Tu hội Nô Tỳ Thiên Chúa - TP. HCM (tr. 418).
    Tu hội Tôi Tá Thánh Tâm - TP. HCM (tr. 419).

    III. B. TỔ CHỨC TU TRÌ THUỘC ĐỜI SỐNG TÔNG ĐỒ, GỌI LÀ TU ĐOÀN TÔNG ĐỒ (SOCIETAS VITAE APOSTOLICAE)
    1. Tu đoàn Tông đồ thuộc quyền giáo hoàng
    Tu đoàn Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn (tr. 420).
    2. Tu đoàn Tông đồ thuộc quyền giáo phận
    Tu đoàn Ảnh Phép Lạ (tr. 421).
    Tu đoàn Nhập Thể - Tận Hiến - Truyền Giáo (tr. 421).

  7. #37
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    NỮ ĐAN VIỆN BIỂN ĐỨC (O.S.B.: ORDO SANCTI BENEDICTI - ORDER OF ST. BENEDICT)

    Lược sử: Dòng nữ Biển Đức được thành lập ở Việt Nam từ năm 1954, tại Buôn Ma Thuột. Năm 1967, đan viện được dời về Thủ Đức, theo yêu cầu của Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình. Nhà Mẹ tại Vanves (Pháp) do Mẹ Waddington Delmas sáng lập năm 1921.

    Bổn mạng: 11-7, Thánh Biển Đức, tổ phụ các dòng đan tu Biển Đức. 15-8: Lễ Đức Mẹ Mông Triệu, bổn mạng nữ đan viện Biển Đức tại Thủ Đức.

    Châm ngôn: “Ora et Labora” (Cầu nguyện và Lao động) theo tinh thần của Thánh Phụ Biển Đức.

    Hoạt động:
    - May thêu áo lễ, tiếp đón khách tĩnh tâm: linh mục, nam nữ tu sĩ và các tôn giáo bạn.
    - Làm Icones, chuỗi hạt, nến.

    Nhân sự: Số tu sĩ toàn thế giới, cho đến năm 2003 là 160 người (tại Pháp có 5 chị người Việt). Số nữ tu ở Việt Nam: 32 người, khấn trọn 21, khấn tạm 11, tập sinh 11, thỉnh sinh 9, dự tu 9.

    Điều kiện tuyển chọn: Tú tài hoặc tương đương, có một nghề càng tốt.

    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    7, Rue d’Yssy 92170 Vanves,
    France. Đt: 01 46 42 46 20.
    Địa chỉ tại Việt Nam:
    35/20 đường 11, KP.3, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, TP. HCM.
    Đt: 08 8973933.
    Email: benedictinestd@saigonnet.vn

    Bề trên đương nhiệm: Mẹ. Agnès Lê Thị Tố Hương, sinh 21-1-1949, tái cử 6-11-2001.

  8. #38
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    DÒNG KÍN CARMEL (CÁT MINH, O.C.D.: ORDRE DES CARMES DÉCHAUX - ORDER OF DISCALCED CARMELITE)

    Lược sử: Đời sống đan sĩ có nguồn gốc từ thời Cựu Ước xa xưa và nhận ngôn sứ Êlia (năm 854 trước CN) làm tổ phụ. Từ thế kỷ XIII, dòng đi vào lịch sử với một nhóm ẩn sĩ sống trên núi Carmel ở thánh địa. Anh em ẩn sĩ đã xin Thánh Albert, Thượng phụ Jerusalem, soạn cho một bản luật và được Đức Giáo hoàng Innocens IV phê chuẩn năm 1247. Thế kỷ XV, Chân phước Joan Soreth đã thành lập dòng nữ Cát Minh. Vì hoàn cảnh dịch tễ, tiếp đến chiến tranh, đói kém tại châu Âu năm 1437, sức khoẻ con người suy yếu nên luật dòng được giảm chế. Thánh Têrêxa Avila, cùng với sự cộng tác của Thánh Gioan Thánh Giá, muốn lấy lại luật nguyên thuỷ, đã thành lập Đan viện Cát Minh Cải tổ đầu tiên tại thành Avila ngày 24-8-1562.
    Năm 1585, nhóm cải tổ đã tách ra thành tỉnh dòng tự trị với tên gọi Ordre des Carmélites Déchaussées (OCD), cũng gọi là Cát Minh đi chân không (đi xăng đan) hay Cát Minh Têrêxa, để phân biệt với dòng Cát Minh giảm chế hoặc Cát Minh lớn (OC).
    Năm 1604: Dòng Cát Minh Cải tổ được thành lập ở Pháp.
    Carmel Lisieux (Pháp) lập Cát Minh Sài Gòn là Cát Minh đầu tiên ở Việt Nam năm 1861, do Mẹ Philomène de L’Immaculée Conception.
    Sau đó, Cát Minh Sài Gòn lập Cát Minh Hà Nội (1895).
    Cát Minh Hà Nội lập Cát Minh Huế (1909) và Cát Minh Bùi Chu (1923).
    Cát Minh Huế lập Carmel Jaro Iloilo (1923) ở Philippines và Carmel Cholet (1925) ở Pháp. Cát Minh Thanh Hoá (1929) là Cát Minh Nha Trang hiện nay.

    Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Núi Cát Minh, 16-7.

    Châm ngôn: “Tôi nhiệt thành vì vinh quang Thiên Chúa” (1V 19,14a).

    Mục đích và hoạt động: Sống đời chiêm niệm thuần tuý, phục vụ Giáo Hội bằng yêu mến, cầu nguyện và hãm mình trong cô tịch, thinh lặng, đặc biệt cầu cho Hàng Giáo phẩm và công cuộc truyền giáo của Giáo Hội, lao động theo khả năng.

    Số cộng đoàn ở Việt Nam: TP. HCM 2, Huế 1, Nha Trang 1, Ban Mê Thuột 1. Mỗi cộng đoàn là một đan viện biệt lập.

    Điều kiện tuyển chọn:
    - Yêu thích đời sống cầu nguyện, chiêm niệm, khao khát đức ái hoàn hảo,
    - Có đời sống nội tâm, biết sống thinh lặng,
    - Sức khoẻ khả quan, trí phán đoán lành mạnh,
    - Có tinh thần trách nhiệm, cởi mở, vị tha và khả năng sống cộng đoàn.

    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    Gasa Generalizia Dei Carmelitani
    Scalzi Corso d’Italia, 38-00 198- Roma-Italy.
    Tel: (06) 854 431. Fax: (06) 85 350 206
    Email: ocdinfo@pnc.net

  9. #39
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    ĐAN VIỆN CÁT MINH SÀI GÒN (O.C.D.: ORDRE DES CARMES DÉCHAUX - ORDER OF DISCALCED)
    Thành lập:
    Năm 1861, theo lời yêu cầu của Đức cha Dominique Lefèbvre, Giám mục đại diện Tông toà giáo phận Tây Đàng Trong, đan viện Lisieux đã cử nữ tu Philomène de l’Immaculée Conception sang lập đan viện Cát Minh Sài Gòn.
    Nhân sự:
    Khấn trọn 20, khấn tạm 11, tập sinh 2, thỉnh sinh 1, dự tu 2.
    Địa chỉ:
    33 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé,
    Q. 1, TP. HCM. Đt: 08 8228519.
    Bề trên đương nhiệm
    : Nt. Mađalêna Liêu Thị Hiếu

    ĐAN VIỆN CÁT MINH BÌNH TRIỆU
    Thành lập:
    Năm 1974, vì hoàn cảnh chiến tranh, một số nữ tu thuộc đan viện Cát Minh Huế đã di chuyển vào Bình Triệu, thuộc giáo phận Sài Gòn và lập cộng đoàn mới.
    Năm 1998, cộng đoàn Cát Minh Bình Triệu được chính thức trở thành đan viện biệt lập.
    Nhân sự:
    Khấn trọn 11, khấn tạm 8, tập sinh 1, dự tu 12, tiền tập 2.
    Địa chỉ:
    21 đường 15, K.P 1, P. Hiệp Bình Chánh,
    Q. Thủ Đức, TP. HCM.
    Đt: 08 7269881.
    Bề trên đương nhiệm: Mẹ. M. Têrêxa Consolata Nguyễn Thị Thu Hương, sinh 1932, khấn 15-10-1954.

    ĐAN VIỆN CÁT MINH NHA TRANG

    Thành lập: Được thành lập tại Thanh Hoá năm 1929. Di chuyển vào Nha Trang năm 1954. Trở về lại Việt Nam - Nha Trang năm 1960.
    Nhân sự:
    Khấn trọn 15, khấn tạm 7, tập sinh 5, thỉnh sinh 3, đệ tử 7.
    Địa chỉ:
    53 Bắc Sơn - Hải Vân - Vĩnh Hải - Nha Trang - Khánh Hoà
    Đt: 058 832693
    Email:
    dothithang@pmail.vnn.vn
    Bề trên đương nhiệm: Mẹ. M. Têrêxa Đỗ Thị Thăng, sinh 12-1-1940, khấn 2-2-1966.

    ĐAN VIỆN CÁT MINH HUẾ

    Thành lập: Do đan viện Cát Minh Hà Nội thành lập năm 1909. Năm 1974, di chuyển vào Bình Triệu vì tình hình chiến tranh. Năm 1996, đã tái lập đan viện Cát Minh Huế.
    Nhân sự:
    Khấn trọn 9, khấn tạm 2, tập sinh 8, thỉnh sinh 7, dự tu 10.
    Địa chỉ:
    34 Kim Long, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên.
    Đt: 054 530973
    Email:
    Catminhh@dng.vnn.vn
    Bề trên đương nhiệm: Mẹ. M. Ange Nguyễn Thị Nhạn, sinh 24-12-1937, khấn 8-12-1962.

    DÒNG KÍN CLARA (O.S.F.: ORDER OF SAINT CLARE)
    Nguồn gốc:
    Do Thánh Phanxicô và Thánh Clara thành lập vào thế kỷ XIII tại Assisi, Ý. Năm 1935, 8 chị người Pháp thuộc đan viện Roubaix đến lập dòng tại Việt Nam, trong giáo phận Vinh. Năm 1950, vì chiến tranh phải trở về Pháp. Năm 1972, bốn chị người Việt và một chị người Pháp tái lập dòng tại Thủ Đức, Việt Nam.
    Mục đích và đường hướng:
    - Chuyên lo cầu nguyện qua nếp sống thật sự nghèo khó, khổ chế, đơn sơ, vui tươi và huynh đệ.
    - Sống Phúc Âm theo linh đạo Thánh Phanxicô và Thánh Clara quy về đời sống chiêm niệm, ẩn kín.
    Công việc ưu tiên:
    Cung cấp bánh lễ, chăn nuôi và canh tác vườn.
    Nhân sự
    : Khấn trọn 20, khấn tạm 3, tập sinh 5, thỉnh sinh 3.
    Điều kiện gia nhập:
    - Có giấy giới thiệu của cha xứ, hay cha linh hướng.
    - Có sức khoẻ bình thường, tối thiểu 18 tuổi.
    - Trình độ văn hoá lớp 12.
    Địa chỉ:
    35 Đình Phong Phú, P. Tăng Nhơn Phú B, Q. 9, TP. HCM.
    Đt: 08 8969805.
    Bề trên đương nhiệm: Nữ tu Maria Rosa Phạm Liên Nga, sinh 1954, khấn 1980.

  10. #40
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    DÒNG CHÚA GIÊSU HÀI ĐỒNG

    Lược sử: Dòng được thành lập vào năm 1667, tại thành phố Le Puy-en-Velay, Pháp, do Mẹ Anne Marie Martel (1644-1673). Mẹ được các cha Hội Xuân Bích hướng dẫn, nên chịu ảnh hưởng lớn về linh đạo của trường phái Pháp quốc. Mẹ chọn sống linh đạo Nhập Thể. Cuối năm 1973, hai chị em Việt Nam đầu tiên là Thérèse Nguyễn Thị Định và Anne Madeleine Hồ Thị Tuyết được phép trở về Việt Nam, và được Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình cho thành lập cộng đoàn đầu tiên tại nhà số 2/2 Nguyễn Huy Lượng, P. 14, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

    Bổn mạng: Lễ Chúa Giáng Sinh, 25-12.

    Châm ngôn:
    Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
    Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.

    Đặc sủng của dòng: “Khơi dậy và đào sâu đức tin nơi những người đương thời”. Để sống Mầu nhiệm Nhập Thể, chị em dòng Chúa Giêsu Hài Đồng sẽ thể hiện sứ mạng của mình qua các hoạt động sau:
    - Giáo dục nhân bản để thăng tiến con người và xã hội.
    - Giáo dục đức tin qua việc dạy giáo lý, tham dự phụng vụ các bí tích.
    - Chăm sóc bệnh nhân, người già neo đơn, trẻ chậm phát triển.
    - Truyền giáo tại các vùng xa xôi.
    - Ưu tiên quan tâm đến phụ nữ và trẻ em.
    Riêng tại Việt Nam, theo lời kêu gọi của Đức Tổng giám mục giáo phận, dòng sẵn sàng hợp tác với giáo phận theo khả năng của mình.

    Nhân sự:Tại Việt Nam: khấn trọn 3, khấn tạm 3, tập sinh 2, tìm hiểu 3. Toàn thế giới (chỉ tính các nữ tu đã khấn trọn): 257.

    Điều kiện tuyển chọn:
    - Thời gian tìm hiểu ít nhất là 2 năm (không sống trong cộng đoàn). Tuổi từ 18 trở lên, tốt nghiệp phổ thông, đã có ít kinh nghiệm sống mầu nhiệm Nhập Thể, nếu chưa sẽ được nâng đỡ để dần dần có thể đạt được kinh nghiệm đó.
    - Thời gian tiền tập: ít nhất là 2 năm.
    - Thời gian nhà tập: 2 năm.
    - Thời gian khấn tạm và trọn đời: theo Giáo luật.

    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    37 bis, Rue de Picpus, 75012 Paris, France.
    Tel: 015 6 954 797.
    Fax: 015 6 954 799.
    Ở Việt Nam, dòng chỉ có một nhà đồng thời cũng là trường mẫu giáo tư thục của dòng tại địa chỉ:
    2/2 Nguyễn Huy Lượng, P. 14, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
    Đt: 08 8434027. Fax: 84 08 5103739.
    Email: annetuyet2000@yahoo.com

    Bề trên đương nhiệm:
    Bề trên Tổng quyền: Nt. Simon Penou
    Ở Việt Nam: Nt. Anna Hồ Thị Tuyết.

+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 4/9 ĐầuĐầu ... 23456 ... cuốicuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình