+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 7/9 ĐầuĐầu ... 56789 cuốicuối
Hiện kết quả từ 61 tới 70 của 85

Chủ đề: Các tổ chức tu trì tại Việt Nam

  1. #61
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    DÒNG MẸ THĂM VIẾNG BÙI CHU

    Lược sử: Giai đoạn sơ khai: Dòng Mẹ Thăm Viếng Bùi Chu được phát xuất từ ơn gọi phục vụ “Nhà tế bần - Mẹ Thăm Viếng” do cha Đa Minh Trần Đình Thủ sáng lập năm 1950 tại giáo xứ Liên Thuỷ, thuộc giáo phận Bùi Chu, ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với mục đích: thăm viếng, chăm sóc những người già yếu, cô đơn và đặc biệt là giúp những bổn đạo mới.
    Giai đoạn thành lập: 2-2-1961, Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh công bố quyết định thành lập Dòng Mẹ Thăm Viếng, nhưng do hoàn cảnh thời cuộc, nên công việc chưa hoàn thành thì ngài qua đời. Công việc ấy được tiếp tục đời Đức cha Đa Minh Lê Hữu Cung nhưng vẫn còn dang dở.
    Giai đoạn phát triển: năm 1990 dưới thời Đức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất, với sự cộng tác của Đức ông Gioan Trầøn Văn Hiến Minh, hiến pháp của dòng được chính thức phê chuẩn và đi vào giai đoạn thử nghiệm.
    Năm 2001, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm nhận thấy thời gian thử nghiệm ổn định, ngài đã quyết định chuẩn y hiến pháp Dòng Mẹ Thăm Viếng Bùi Chu, kể từ ngày 1-10-2001.
    Bổn mạng: Lễ Đức Maria Thăm Viếng, 31-5.
    Mục đích: Tôn vinh Thiên Chúa, thánh hoá bản thân bằng cách khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm, phục vụ tha nhân theo tinh thần Mẹ Maria Thăm Viếng.
    Châm ngôn: “Hãy làm mọi sự vì Đức Ái” (1 Cr 16,14).
    Hoạt động: Giới thiệu Tin Mừng Chúa Kitô qua đời sống thánh hiến và phục vụ tha nhân, đặc biệt thăm viếng, giúp đỡ, nuôi nấng những người già lão, mồ côi, goá bụa.
    Nhân sự: dòng hiện có 4 cộng đoàn tại giáo phận Bùi Chu, 1 cộng đoàn tại giáo phận Sài Gòn, gồm: khấn trọn 17, khấn tạm 14, tập sinh 8, tiền tập 11, đệ tử 30.
    Điều kiện gia nhập:
    - Gia đình Công giáo, do cha xứ giới thiệu,
    - Đệ tử tìm hiểu từ 15-25 tuổi,
    - Tốt nghiệp phổ thông trung học trước khi vào tập viện,
    - Sức khoẻ thể lý, tâm lý bình thường, trí phán đoán lành mạnh và lương tâm ngay thẳng, có khả năng thích nghi đời sống cộng đoàn.
    Địa chỉ:
    Liên Hạ, Xuân Ngọc, Xuân Trường,
    Nam Định. Đt: 0350 886161.
    Bề trên đương nhiệm: Nt. Maria Phạm Thị Tin, sinh 1948, khấn dòng 1-10-1990.

  2. Thành viên đã cảm ơn tom vì bài viết này:

    joslee304 (07-03-2011)

  3. #62
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VIỆT NAM (CONGREGATION OF THE HOLY CROSS LOVERS)

    Lược sử: Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam do Đức cha Pierre Lambert de la Motte sáng lập tại châu Á, vào thế kỷ XVII: bắt đầu từ Việt Nam (Đàng Trong năm 1670, Đàng Ngoài năm 1671), đến Thái Lan (1672) rồi lan tỏa sang Cambodia (1772), Nhật Bản (1878), và Lào (1887). Đây là dòng nữ đầu tiên mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật, trực thuộc Đấng Bản quyền sở tại và hướng về việc truyền giáo cho lương dân.
    Sáng kiến này của vị Sáng lập đã được Công đồng Đông Dương năm 1934 xác nhận. Theo tinh thần Công đồng này và do hoàn cảnh xã hội và Giáo hội Việt Nam cũng như nhu cầu phục vụ, các giám mục giáo phận đã lần lượt cho thành lập nhiều Hội dòng trên khắp các miền Bắc, Trung, Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhiều Hội dòng MTG đã bị mai một, nhưng lại nảy sinh nhiều Hội dòng mới. Hiện nay, tại Việt Nam còn 23 Hội dòng trải dài từ Bắc chí Nam, với số nữ tu trên 5.000 và hơn 2.000 tu sinh.
    Tên gọi “Mến Thánh Giá”
    Năm 1633, lúc lên 9 tuổi, Đức cha Lambert de la Motte nhận được ơn linh hứng: những người yêu mến Thánh Giá Chúa Giêsu nên quy tụ lại thành một hội mang tên Mến Thánh Giá; ba từ này lấy từ đầu đề chương 11, quyển 2 của sách Gương Phước mà ngài say mê đọc và suy niệm hằng ngày.
    Bổn mạng: Lễ Thánh Giuse, 19-3.
    Châm ngôn: “Đức Giêsu Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta”.
    Linh đạo: Tập trung vào khuôn mặt Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh và Mầu nhiệm Thánh Giá cứu độ của Người, thể hiện qua ba chiều kích: chiêm niệm, khổ chế và tông đồ. Hằng ngày chị em Mến Thánh Giá hướng về Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh bằng lời kinh: “Lạy Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian” (HC 64).
    Mục đích: Nhằm đạt tới sự hiểu biết, yêu mến và hiến thân trọn vẹn cho Đức Giêsu Kitô, bằng việc chuyên chú suy niệm, tưởng nhớ và noi theo cuộc đời lữ thứ hy sinh của Người (x. Hiến chương [HC] 3).
    Sứ mạng: Chị em Mến Thánh Giá được mời gọi thông dự vào tinh thần trung gian của Đức Giêsu Kitô và tiếp nối sứ mạng của Người bằng việc chuyển cầu:
    - Trong nguyện đường, chị em tha thiết cầu xin ơn hoán cải cho lương dân và những tín hữu sống xa lìa Thiên Chúa, cùng xin Người tuôn đổ phúc lành trên xã hội, Giáo hội địa phương cũng như toàn cầu.
    - Trong cuộc sống, chị em dấn thân phục vụ ưu tiên giới nữ, giới trẻ trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin.
    Dấn thân tông đồ cụ thể: Việc tông đồ của các nữ tu Mến Thánh Giá tiên khởi là làm ruộng, chăn tằm, ươm tơ, dệt vải, bán và thí phát thuốc nam: phương tiện sinh sống chính. Nhờ đó, chị em dễ hoà nhập vào quần chúng để lo cho bệnh nhân, đặc biệt phụ nữ, phục hồi sức khoẻ và đưa họ về với Chúa; rửa tội cho trẻ sơ sinh; giúp các linh mục ẩn tránh cơn lùng bắt đạo, đem Mình Thánh Chúa và lương thực cho người bị giam giữ, nhất là các linh mục thừa sai. Vì vậy y phục của các chị vào thế kỷ XVII-XVIII giống như phụ nữ thường dân hầu tránh sự để ý của người đương thời. Năm 1867, các chị có tu phục và tham gia sâu hơn với các linh mục thừa sai và bản quốc trong việc tông đồ truyền giáo như: dạy học, dạy giáo lý, hướng dẫn sống đạo.
    Từ 1867-1954: Lịch sử ghi nhận, chính nữ tu Mến Thánh Giá là những người phụ nữ Việt Nam đầu tiên biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và truyền bá chữ này cho quần chúng bằng việc dạy học, dạy giáo lý và ấn hành sách báo bằng chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Các chị dạy học tại các trường nhà xứ của các linh mục, cộng tác với các ngài trong việc dạy giáo lý, chuẩn bị lễ phục, hướng dẫn các em ca đoàn và lễ sinh.
    Từ thế kỷ XIX đến nay, chị em tuỳ cơ hội và hoàn cảnh, từng bước đi sâu vào các môi trường văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin. Số hội dòng, cộng đoàn, cũng như số nữ tu ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu phục vụ.
    Trước năm 1954, miền Nam chỉ có 4 hội dòng Mến Thánh Giá là Thủ Thiêm (1840), Cái Nhum (1843), Cái Mơn (1844), Chợ Quán (1852); miền Trung có Mến Thánh Giá Thừa Sai Huế (1780), Quy Nhơn (1924) với những hoạt động đa dạng tại thành phố cũng như vùng sâu.
    Năm 1954, đồng hành với dân tộc và Giáo hội miền Bắc, các Hội dòng Mến Thánh Giá từ Bắc di cư vào Nam làm thành 14 hội dòng, tính từ vĩ tuyến 17 trở vào.
    Từ 1954–1975: Đây là thời cao điểm cho dòng Mến Thánh Giá phát triển về nhân sự, tu đức, văn hoá và tông đồ xã hội trong các việc làm truyền thống, đồng thời mở thêm trường sở và tự điều khiển: cô nhi viện, ký nhi viện, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường cấp I, II, III. Bản thân các nữ tu cũng được gửi đi học tại các đại học trong và ngoài nước: Phi Luật Tân, Pháp, Roma, Hoa Kỳ… Trong lĩnh vực hoạt động tông đồ xã hội, các nữ tu Mến Thánh Giá được các cơ quan bác ái xã hội của Toà Thánh như Caritas, Catholic Relief Service (CRS)… trợ giúp trong nhiều lĩnh vực cho trẻ em, thanh nữ và phụ nữ. Đặc biệt năm 1970, chị em mừng 300 năm thành lập Dòng (1670-1970) với nhiều biến chuyển tinh thần, vật chất: 14 hội dòng hướng tới Hiến chương và Học viện chung.
    Từ 1975-1985: Sự thay đổi lớn về xã hội và cơ chế hành chính của đất nước dẫn đến sự thay đổi một số tổ chức trong Giáo hội Việt Nam. Dòng Mến Thánh Giá cũng thay đổi theo sự hướng dẫn của đấng bản quyền để hoà nhập vào sinh hoạt xã hội. Các trường sở thuộc giáo xứ và hội dòng để phục vụ công ích đều do Nhà nước quản lý. Một số nữ tu ở lại phục vụ trong các cơ sở đó, một số khác được chuyển về vùng sâu, vùng xa để hoạt động tông đồ như lúc mới thành lập (thế kỷ XVII-XVIII). Sự hiện diện của các chị em Mến Thánh Giá đã nâng đỡ an ủi đồng bào rất nhiều.
    Từ 1985-1990: Chị em Mến Thánh Giá đã dấn thân hoạt động tông đồ sâu hơn trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin, qua các trường mẫu giáo, lớp học tình thương, lo cho trẻ nữ lang thang, khuyết tật.
    Trở về nguồn: Công việc trở về nguồn được xuất phát từ các hội dòng trực thuộc Tổng Giáo phận TP.HCM, do Đức Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình khởi xướng với Nhóm Nghiên cứu Linh đạo Mến Thánh Giá dưới sự hướng dẫn của linh mục Phi Khanh Vương Đình Khởi, OFM. Kết quả là nhóm đã soạn được:
    - Tập Tiểu sử, Bút tích và Linh đạo của Đấng Sáng lập (1985-1987),
    - Quyển Hiến chương thử nghiệm được phê chuẩn từ năm 1990-2000 cho 7 hội dòng trực thuộc Tổng giáo phận TP. HCM (1987-1990).
    - Tổng kết ý kiến của các Đức cha, linh mục, tu sĩ, các chuyên viên trong những lĩnh vực: Thần học, Giáo luật, Văn chương…, nhất là ý kiến từ thực tế của chị em Mến Thánh Giá, Nhóm Nghiên cứu đã soạn lại quyển Hiến chương canh tân. Đến ngày 2-2-2000, Hiến chương mới của bảy Hội dòng tại thành phố Hồ Chí Minh được phê chuẩn vĩnh viễn do Đức Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Hầu hết, các Hội dòng Mến Thánh Giá thuộc các Giáo phận khác cũng được phép Đức Giám mục của mình cho áp dụng cùng một Hiến chương này, kể cả Hội dòng Mến Thánh Giá Los Angeles.

    HIỆN TÌNH

    Theo thống kê năm 2003, tổng số nữ tu của 23 Hội dòng MTG ở Việt Nam là 3.059 chị khấn trọn, 1.391 chị khấn tạm, tổng cộng là 4.450 chị. Các em tập sinh năm I là 275, năm II là 273, tổng cộng là 548. Ngoài ra, còn có 501 em tiền tập và 2.172 em đệ tử.
    Nếu tính theo số tuổi trong số các chị khấn trọn và khấn tạm, có 836 chị trên 65 tuổi, 883 chị từ 50 đến 64 tuổi, 993 chị từ 35 đến 49 tuổi, 1.573 chị dưới 35 tuổi.
    Trong đó có 646 chị mất sức lao động.
    Về trình độ văn hoá của các chị khấn trọn: 1.010 chị cấp II, 1.225 chị cấp III và 337 chị đại học. Trình độ văn hoá của các chị khấn tạm và tập sinh: 26 chị cấp II, 1.668 chị cấp III và 198 chị đại học.
    Về hoạt động truyền giáo và sinh hoạt đoàn thể: có 1.437 chị dạy giáo lý trẻ em, 478 chị dạy giáo lý tân tòng, 172 dạy dân tộc thiểu số, 682 chị phụ trách ca đoàn, và 281 chị phụ trách các đoàn thể khác.
    Về hoạt động giáo dục: có 64 chị dạy ở các trường cấp I, 3 chị dạy ở trường cấp II. Về Mẫu giáo, Nhà trẻ, có 1.317 chị dạy các trường của Hội dòng và 21 chị dạy ở các trường của Nhà nước, 145 chị dạy các lớp học tình thương.
    Về hoạt động xã hội: có 99 chị coi sóc các phòng khám bệnh của Hội dòng, 22 chị công tác ở các bệnh viện của Nhà nước, 11 chị phục vụ trong các cơ sở cho người tàn tật, 11 chị phục vụ ở trại phong, 5 chị phục vụ trong bệnh viện tâm thần, 18 chị dạy ở trường câm điếc, 13 chị dạy ở trường mù, 6 chị lo cho các phụ nữ hoàn lương, 42 chị dạy nghề đủ loại cho các học viên và 9 chị chuyên lo cho trẻ em bụi đời.
    Kể từ năm 1990 đến nay, hằng năm đại gia đình Mến Thánh Giá có Khoá bồi dưỡng, chị em khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam về tham dự trong tâm tình hiệp thông đoàn kết.
    Các chị Tổng Phụ trách quan tâm tới việc đào tạo người huấn luyện và điều hành về: Thần học, Linh đạo, Thánh Kinh và Mục vụ chuyên môn. Để thực hiện yêu cầu này, từ năm 1992, hàng năm mỗi Hội dòng Mến Thánh Giá được gửi 2 nữ tu theo Lớp Thần học Liên Dòng tại Đại Chủng viện Thánh Giuse TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Lớp Thần học Cơ bản cho nữ tu thuộc 7 hội dòng được mở tại Hội dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, đã khai giảng ngày 4-9-1999 cho 70 nữ tu trẻ. Chương trình học 3 năm tương tự lớp Thần học Liên dòng nữ ở đại chủng viện, chỉ thêm các môn về gia sản tinh thần Dòng Mến Thánh Giá. Ngoài ra, trong hướng xã hội hoá và toàn cầu hoá, chị em được gửi đi đào tạo ở nước ngoài để theo kịp đà tiến của thế giới.

    Các lĩnh vực hoạt động hiện nay:


    * Mục vụ: cộng tác với các linh mục xây dựng Giáo hội địa phương qua các việc tông đồ, như: dạy các lớp giáo lý: Hôn nhân, Tân tòng, Thêm sức, Rước lễ lần đầu…; phụ trách các hội đoàn trong giáo xứ như: thiếu nhi, lễ sinh, thanh nữ, ca đoàn, hiền mẫu…; trông coi phòng thánh, cắm hoa, đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, thăm viếng người nghèo…
    * Giáo dục:
    - Nhà trẻ, lớp học tình thương,
    - Lớp huấn nghệ, lớp xoá mù.
    * Xã hội:
    - Bệnh xá tình thương, cô nhi viện.
    - Nhà mở, nhà dành cho người khuyết tật…

    Điều kiện tuyển chọn:
    - Tuổi từ 18 đến 25. Trên 25 tuổi, cần có phép chuẩn của chị bề trên;
    - Có sức khoẻ thể lý và tâm lý bình thường;
    - Học lực: tốt nghiệp phổ thông trung học;
    - Có khả năng lĩnh hội nội dung các chương trình học;
    - Có trí phán đoán lành mạnh và lương tâm ngay thẳng;
    - Xác tín mình được Chúa kêu gọi và muốn đáp lại với ý hướng ngay lành;
    - Được cha xứ hoặc người hữu trách trong xứ giới thiệu.

    (Xem bảng thống kê các hội dòng Mến Thánh Giá)

  4. #63
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ KIÊN LAO - BÙI CHU

    Lược sử: Kiên Lao là cái nôi của các dòng Mến Thánh Giá Đàng Ngoài. Cộng đoàn Mến Thánh Giá Kiên Lao được thành lập từ năm 1670 do chính Đức cha Lambert de la Motte.
    Trong những năm bách hại đạo dưới thời vua Minh Mạng và Tự Đức, một số chị em Nhà Phước Mến Thánh Giá Bùi Chu đã được phúc tử vì đạo. Sau đó, vì hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn và yếu kém về nhiều mặt, các chị em Nhà Phước Mến Thánh Giá không thể phát triển. Vì thế, đến năm 1951, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đệ đơn xin Toà Thánh cho cải tổ thành dòng Mến Thánh Giá có lời khấn theo Giáo luật. Năm 1954, một số chị em di cư vào miền Nam đổi tên thành dòng Trinh Vương. Năm 1969, khi dòng Trinh Vương được lập tại Bùi Chu thì hầu như Mến Thánh Giá Bùi Chu không còn.
    Ngày 2-3-1998, Đức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất quyết định tái lập dòng Mến Thánh Giá trong giáo phận Bùi Chu bằng cách cho phép một số chị em Trinh Vương, vốn gốc là nữ tu Mến Thánh Giá, được chuyển lời khấn, trở về với danh tính Mến Thánh Giá của mình.
    Cộng đoàn và cơ sở: Ngày 2-3-1998, Đức cha Giuse truyền cho các chị muốn trở về dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao, phải để tất cả tài sản lại cho dòng Trinh Vương. Do đó, hiện nay, Nhà Mẹ ở Kiên Lao vẫn chưa được phục hồi. Dòng hiện chỉ có một số chị em lớn tuổi tại tu sở Ninh Cường, phần đất do ông bà trùm Ngọc dâng cúng. Chị em Mến Thánh Giá Bùi Chu đang được phân tán trong nhiều giáo xứ và tạm trú tại nhà giáo dân.
    Mục đích:
    Là đạt tới sự hiểu biết, yêu mến và hiến dâng trọn vẹn cho Đức Giêsu Kitô, bằng việc chuyên chú suy niệm, tưởng nhớ và noi theo cuộc đời của Người.
    Tinh thần:
    “Khổ chế, hy sinh vì tình yêu”.
    Bổn mạng:
    Lễ Thánh Giuse, 19-3.
    Tước hiệu
    : Thánh Giá Chúa, 14-9.
    Nhân sự:
    Khấn trọn 17, khấn tạm 20, tập sinh 8, đệ tử 50.
    Hoạt động:
    Dòng chưa có trụ sở nhà mẹ, nhưng có 3 điểm: Ninh Cường, Xuân Hà, An Bài và 12 địa điểm làm việc tông đồ tại các giáo xứ, giáo họ trong giáo phận.
    Địa chỉ tạm:
    C/o: Toà Giám mục Bùi Chu,
    xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường,
    tỉnh Nam Định. ĐT: 0350 874946
    Bề trên đương nhiệm: Nt. Hyacinta Phạm Thuý Cậy.

  5. #64
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HÀ NỘI

    Lược sử: Năm 1658, Đức cha Pierre Lambert de la Motte, giám mục hiệu toà Bérythe, được cử sang coi sóc địa phận Đàng Trong. Năm 1670, trong dịp ngài đi kinh lược Đàng Ngoài thay Đức cha François Pallu, ngài lập dòng nữ Mến Thánh Giá đầu tiên cho người Việt Nam ở làng Kiên Lao nay thuộc địa phận Bùi Chu, tỉnh Nam Định.
    Ngày 19-2-1670, cũng là ngày Lễ Tro năm ấy, Đức cha đã chủ sự lễ khấn của 2 nữ tu đầu tiên là bà Anê và Paula ở Phố Hiến (nay là tỉnh Hưng Yên) trên một chiếc thuyền neo tại sông Hồng, đối diện với làng Bái Vàng (thuộc địa phận Hà Nội, tỉnh Hà Tây).
    Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội: từ khi Đức cha Lambert de la Motte thành lập năm 1670 đến đầu thế kỷ XX, đã có 16 nhà: Bái Vàng (Hà Tây), Tiên, Báng, Trình Xuyên (Nam Định), Sở, Bích Trì, Kiện, Tâng, Non, Đạo Truyền, Phú Đa, Công Xá (Hà Nam), Bút Đông, Sải, Nghệ, Vồi (Hà Tây).
    Cải tổ lần I: Năm 1936, Đức cha F. Chaize (Thịnh) nhờ dòng Nữ Kinh Sĩ Augustin giúp huấn luyện các chị Mến Thánh Giá để khấn theo Giáo luật, nhưng chỉ chọn một số chị trẻ trong các nhà. Như thế dòng Mến Thánh Giá Hà Nội từ năm 1941, có 2 nhánh: một nhánh cải tổ có lời khấn theo Giáo luật (năm 1954, di cư vào Nam, nay là dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm), một nhánh vẫn giữ lời khấn tư như trước.
    Cải tổ lần II: Năm 1954, Đức cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê, giám mục Hà Nội, đã nhờ dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm giúp cải tổ lần II cho toàn dòng. Khi Đức cha xin phê chuẩn luật mới, Toà Thánh xác định: dòng đã cải tổ một lần, nếu cải tổ lần thứ hai thì phải đổi tên. Chị em Mến Thánh Giá không muốn đổi tên, nên việc cải tổ lần này không tiến hành nữa.
    Nhà Mẹ dòng Mến Thánh Giá Hà Nội: Trước kia dòng chỉ hoạt động ở nông thôn. Năm 1954, xảy ra cuộc di cư, các dòng khác ở Hà Nội hầu hết vào Nam. Theo ý bề trên địa phận, số chị em dòng Mến Thánh Giá đã cải tổ cũng di cư vào Nam, còn các chị em Mến Thánh Giá giữ lời khấn tư vẫn ở lại với địa phận để giúp việc truyền giáo. Vì vậy, hầu hết các nhà Mến Thánh Giá ở rải rác khắp địa phận hiện nay vẫn còn, chỉ mất nhà Tiên và nhà Sải. Đức cha gọi một số chị em Mến Thánh Giá từ các nhà nhánh về Hà Nội sinh hoạt tại 2 cơ sở: 72 Nguyễn Thái Học, được lập thành Nhà Mẹ của dòng và 31 Nhà Chung, nơi tiếp nhận các ơn gọi mới.
    Năm 1960, Nhà nước trưng dụng căn nhà số 72 Nguyễn Thái Học để làm bệnh viện. Các chị ở đây phải chuyển về sinh hoạt tại 31 Nhà Chung. Năm 1965, Nhà nước lại trưng dụng thêm một phần lớn nhà này, chỉ dành cho chị em Mến Thánh Giá một phần nhỏ. Bề trên sáp nhập chị em của hai cơ sở tại Hà Nội thành một cộng đoàn: Nhà Thánh Giá. Từ nay, Nhà Thánh Giá trở thành Nhà Mẹ của dòng.
    Cải tổ lần III: Năm 1978, Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn lên cai quản địa phận, ngài thực hiện ý định đã ấp ủ từ lâu là cải tổ cho chị em dòng Mến Thánh Giá Hà Nội khấn theo Giáo luật. Ngài tiến hành xin phép Toà Thánh làm luật mới, để chị em học hỏi và thi hành.
    Tới năm 1983, Năm Thánh Cứu Độ, ngày 14-9, lễ Tôn Vinh Thánh Giá, 7 chị em lớp đầu tiên, là Ban Phụ trách Toàn dòng Khoá I, được khấn trọn đời trước sự chứng kiến của Đức Hồng y. Rồi lớp thứ hai, ngày 29-9-1983: 45 chị; và lớp thứ ba, ngày 13-10-1983 với 15 chị.
    Số cộng đoàn: 20 nhà.
    Nhân sự: Khấn trọn 106, khấn tạm 79, tập sinh 16, tiền tập 16, đệ tử 60.
    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    31 Nhà Chung, Hà Nội.
    Đt: 04 8287061 - 8248643.
    Bề trên đương nhiệm: Nt. Têrêxa Nguyễn Thị Ngọc Lâm, sinh 15-3-1935, khấn tư 8-12-1959, khấn dòng 14-9-1983.

  6. #65
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VINH

    Lược sử: Trước khi giáo phận Vinh thành lập trên đất Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình vào năm 1846, đã có 8 cộng đoàn nhà phước Mến Thánh Giá với 220 chị em. Kể từ đó, con số tăng giảm do thời cuộc. Năm 1892, có 175 chị em trong 8 tu sở. Năm 1938, thống kê được 164 người trong 7 tu sở. Năm 1952, cải tổ thành dòng có lời khấn công khai theo Giáo luật. Sau năm 1954, giáo phận Vinh chỉ có hội dòng duy nhất là Mến Thánh Giá Vinh. Năm 1959, có 324 nữ tu. Năm 1960, có 415 nữ tu. Năm 1964, vì tình hình chiến tranh ác liệt, có lệnh cấm tập trung nên 2 cộng đoàn ở Hà Tĩnh bị giải thể, chị em phải về tu tại gia. Năm 1968, có hai chị chết vì bom. Tại Nhà Mẹ Xã Đoài, cơ sở bị cháy sạch, 14 chị bị thương. Chị em phải sơ tán vào các xóm giáo của xứ Xã Đoài, một năm sau mới trở về cơ sở để nhen nhóm lại. Thời gian này dòng gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn mọi điều kiện, các sinh hoạt hầu như ngưng hẳn.
    Từ năm 1991, khó khăn chưa hết nhưng dòng đang đón nhận nhiều ơn gọi và có điều kiện phát triển hơn. Hai cộng đoàn ở Hà Tĩnh đã tạm phục hồi. Hàng năm, dòng gửi người đi học tại các thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh. Từ năm 1993, tâïp viện được tái lập, hàng năm lễ khấn vào ngày 21-11.
    Nhân sự: Hiện có 14 cộng đoàn với 160 chị khấn trọn, 121 khấn tạm, 22 tập sinh, 50 tiền tập, 257 đệ tử.
    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc,
    Nghệ An. Đt: 038 861238.
    Bề trên đương nhiệm: Nt. Anna Đậu Thị Nhung, sinh 1946, khấn dòng 21-11-1967.
    Trụ sở tại Tp.HCM
    1/6/11/9 Đinh Bộ Lĩnh, P.5, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
    Đt: 08 8995166
    Phụ trách: Anna Phạm Thị Hà

    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HƯNG HOÁ

    Thành lập: 15-1-1943
    Các cộng đoàn:
    1. Nhà Chính - Sơn Tây: Nt. Têrêsa Phạm Thị Phụ. Đc: 15/2, P. Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. ĐT: 034 834793
    2. Bách Lộc: Nt. Têrêxa Nguyễn Thị Đường, sinh 1940, khấn 1960. Đc: xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.
    3. Vĩnh Lộc: Nt. Anna Nguyễn Thị Nến, sinh 1941, khấn 1961. Đc: xóm 8, thôn Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Đt: 034.673.450
    4. Nỗ Lực: Nt. Maria Nguyễn Thị Ưa, sinh 1940, khấn 1961. Đc: xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đt: 0210 853732
    5. Chiêu Ứng: Nt. Maria Nguyễn Thị Nhiệm, sinh 1943, khấn 1985. Đc: xã Sơn Cương, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
    6. Yên Bái: Nt. Anna Đỗ Thị Tám, sinh 1928, khấn 1949. Đc: phường Hồng Hà, thị xã Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
    7. Nhân Nghĩa: Nt. Maria Nguyễn Thị Vĩnh, sinh 1960, khấn 1991. Đc: xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
    8. Hà Thạch: Nt. Têrêxa Phạm Thị Phụ, sinh 1941, khấn 1960. Đc: xã Hà Thạch, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ
    Nhân sự: Khấn trọn 54, khấn tạm 50, tập sinh 25, tiền tập 28, đệ tử 92.
    Tổng phụ trách: Nt. Maria Đỗ Thị Hảo.
    Trụ sở tại Tp.HCM20/8 Chử Đồng Tử, P.7, Q.TB, Tp.HCM
    Đt: 08 2935292
    Phụ trách: Têrêsa Kiều Thị Lương

  7. #66
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHÁT DIỆM

    Lược sử: Năm 1902, Đức cha Alexandre Marcou (Thành) lập dòng Mến Thánh Giá tại Lưu Phương, thuộc giáo phận Phát Diệm. Năm 1925, có lớp khấn lần đầu theo Giáo luật. Năm 1931, khấn trọn đời theo Giáo luật. Năm 1932, phân chia địa phận Phát Diệm và Thanh Hoá.
    Năm 1954, một số đông chị em di cư vào Nam. Trải qua bao khó khăn thử thách, ngày nay dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm tiếp tục phát triển.
    Cộng đoàn: 3 cộng đoàn chính và 4 cộng đoàn xứ.
    Nhân sự: Khấn trọn 41, khấn tạm 42, tập sinh 28, tiền tập 38, đệ tử 55.
    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    Tu viện Mến Thánh Giá Phát Diệm,
    xóm 5, xã Lưu Phương, huyện Kim
    Sơn, tỉnh Ninh Bình.
    Đt: 030 862321.
    Bề trên đương nhiệm: Nt. Têrêxa Trần Thị Hường, sinh 1-10-1943, khấn 1-1-1963.

    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THANH HOÁ

    Lược sử: Khi giáo phận Thanh Hoá được thành lập năm 1932, đã có sẵn 4 nhà chị em Mến Thánh Giá là: Bền, Hữu Lễ, Nhân Lộ và Ba Làng, nhưng vẫn thuộc Nhà Mẹ ở Phát Diệm.
    Ngày 9-11-1932, Toà Thánh cho phép lập dòng Mến Thánh Giá riêng cho giáo phận Thanh Hoá. Đức cha Louis de Cooman công bố sắc lệnh ngày 23-11-1935, và chuẩn bị để năm 1936, dòng mới chính thức tách khỏi Phát Diệm. Bà Anna Trần Thị Hợp đã được đặt làm Bề trên tiên khởi.
    Ngay từ năm 1935, dòng đã khởi công xây dựng sở chính, nhà nguyện và tập viện, trên khu đất rộng trên 2 hecta, ngay trong thành phố Thanh Hoá, cách Toà giám mục chừng nửa cây số, đến năm 1942, lại xây thêm Đệ tử viện. Lễ khấn đầu tiên của dòng Mến Thánh Giá Thanh Hoá được cử hành ngày 2-2-1937, gồm 3 nữ tu. Từ năm 1935-1942, Đức giám mục giáo phận lại lập thêm các sở: Phúc Địa, Tân Hải, Liên Quy, Quần Xá và Kẻ Láng. Sau 22 năm hoạt động, 1932-1954, dòng đã có những bước phát triển rõ rệt: từ 4 tu viện đã có 10; từ 45 nữ tu đã tăng lên 125.
    Năm 1954, với hiệp định Genève chia đôi lãnh thổ Việt Nam, cuộc di cư bùng nổ, làm xáo trộn tình trạng của dòng. 112 nữ tu đã vào Nam và xây dựng sở chính tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, và nay làm nên Hội dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt. 13 chị em ở lại, vừa ốm đau, vừa già yếu. Tuy thế chị em vẫn phân công đi lại các sở: Thanh Hoá, Bền, Nhân Lộ, Quần Xá, Hữu Lễ và Phúc Địa để trông coi nhà cửa, chăm sóc một số trẻ em mồ côi và những người tàn tật.
    Cuối năm 1955, tình hình xã hội ổn định hơn. Cha G.B. Lưu Văn Khuất thấy có thể quy tụ chị em lại, ngài bàn tính và trao đổi với chị em gọi những tập sinh, thỉnh sinh và đệ tử trước kia trở lại, để tiếp tục đời tu, hầu hết chị em đã hưởng ứng.
    Từ khi cha Tổng quản Phêrô Phạm Tần trở thành giám mục giáo phận, ngài lo cho nhà dòng, tạo mọi điều kiện để dòng thăng tiến. Ngày 1-1-1957, thêm 4 tập sinh được khấn dòng. Từ đó, Hội dòng vẫn tiến triển đều đặn, số nữ tu từ 12 lên tới 72.
    Năm 1965, nhà dòng thi hành lệnh tản cư, 18 chị em Sở chính Thanh Hoá chia về ở 3 nhà lẻ: Quần Xá, Nhân Lộ và Phúc Địa. Cơ sở Nhà Mẹ bị 3 lần trúng bom, toàn bộ khu nhà đệ tử, và quá nửa khu tập viện bị tàn phá, nhưng Mẹ Bề trên Mừng và 5 chị em vẫn ở lại trông coi Nhà Chính, sống trong âm thầm, hy sinh cầu nguyện, và giúp đỡ những người nghèo đói.
    Năm 1990-1992, qua việc chị em tổ chức dạy may miễn phí, đệ tử viện dần dần hồi phục. Năm 1992, các em bắt đầu được học văn hoá theo chương trình của Sở Giáo dục. Từ năm 1993-1999, được sự quan tâm của Đức cha giáo phận, các cơ sở của dòng được trùng tu và xây cất thêm, có cả hội trường, bệnh xá và nhà dạy may. Đặc biệt từ năm 1994, hội dòng đã hồi phục được tập viện. Vì chiến tranh, trong 30 năm dòng đã không có người khấn mới, ngày 2-2-1996, 8 chị em đã tuyên khấn lần đầu.
    Số cộng đoàn hiện nay là 5: Thanh Hoá, Bền, Nhân Lộ, Hữu Lễ và Phúc Địa.
    Nhân sự: 134, tập sinh 10, tiền tập 19, đệ tử 65, dự tu 15.
    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    10/626 Bà Triệu, P. Trường Thi,
    TP. Thanh Hoá. Đt: 037 855610.
    Email: dmtgth@hotmail.com
    Bề trên: Nt. Maria Nguyễn Thị Chuộng.

  8. #67
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ QUY NHƠN

    Lược sử: Hội dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn được khai sinh giữa lòng dân tộc Việt Nam, thuộc giáo phận Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, do Giám mục Lambert de la Motte (1624-1679) sáng lập. Ngài đã thiết lập dòng Mến Thánh Giá tại An Chỉ, Quảng Ngãi, năm 1671, trong khi đi kinh lý Đàng Trong. Nhóm “10 thiếu nữ đạo đức” đã được ngài ban Bản Luật Tiên Khởi chính là nguồn gốc của dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn hiện tại.
    Linh mục Jean Baptiste Solvignon Lành, cha sở giáo xứ Gò Thị, đã được Đức cha D. Grangeon Mẫn, giám mục giáo phận, chính thức uỷ nhiệm việc cải tổ Mến Thánh Giá Quy Nhơn thành dòng có lời khấn đơn từ năm 1924.
    Với sắc lệnh chuẩn y của Thánh Bộ Tu sĩ ngày 2-3-1929, Đức cha Augustin Tardieu Phú đã ban hành chỉ thị lập dòng Mến Thánh Giá chính thức trong giáo phận vào ngày 14-9-1932 tại Gò Thị, Xuân Phương, Bình Định. Đến năm 1965, Nhà Mẹ di tản về 132 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn.
    5 cộng đoàn tại California và 1 côäng đoàn tại Na Uy.
    Nhân sự: tại Việt Nam: khấn trọn 203, khấn tạm 82, tập sinh 30, tiền tập 23, đệ tử 65; tại nước ngoài: khấn trọn 13, khấn tạm 18, tập sinh 8, đệ tử 11.
    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    132 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn,
    Bình Định. Đt: 056 823120 - 817330
    Email: mtgqn@dng.vnn.vn
    Bề trên đương nhiệm: Nt. Anna Lê Thị Thanh Hương, sinh 1948, khấn 1970.
    Trụ sở tại Tp. HCM
    302/9 Lê Đức Thọ, P.16, Q.GV, TP. HCM
    Đt: 08 8947265
    Phụ trách: Nt. Maria Nguyễn Thị Kim

    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HUẾ

    Lược sử: Tu viện đầu tiên của dòng Mến Thánh Giá Huế được thành lập năm 1719 tại Thợ Đúc, do linh mục thừa sai Pierre de Sennemand và đã bị giải tán trong thời kỳ Giáo hội Việt Nam gặp khó khăn.
    Sau thời cấm cách, lần lượt các tu viện được thiết lập tại: Di Loan (1780), Kẻ Bàng (1797), Phủ Cam (1797), Nhu Lý, Bố Liêu, Mỹ Hương, Trung Quán và Sáo Bùn (1805-1812), Dương Sơn (1828).
    Trong cuộc Văn Thân tàn sát năm 1885, các nữ tu Mến Thánh Giá thuộc 2 tu viện Nhu Lý và Bố Liêu hoàn toàn thiệt mạng vì chết đâm, chết chém, chôn sống, lưu đày hoặc cùng bị thiêu sinh với các giáo dân. Sau thời kỳ Văn Thân, còn lại 6 tu viện là: Di Loan, Kẻ Bàng, Phủ Cam, Dương Sơn, Trí Bưu, Tam Toà.
    Thiên Chúa đã dùng những khúc quanh lịch sử của đất nước từ năm 1954, tạo cơ hội thuận tiện cho các tu viện được canh tân và hợp nhất thành một Hội dòng Mến Thánh Giá Thừa Sai Huế, vào năm 1962.
    Sau 2 cuộc di tản 1972 và 1975, các cộng đoàn chị em Mến Thánh Giá Thừa Sai Huế có mặt nhiều nơi trong các giáo phận: Ban Mê Thuột, Xuân Lộc, TP. HCM, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng. Những chị em trước đây được phục vụ tại Vạn Tượng (Lào) từ năm 1962 đến 1975, đã cùng với dân chúng ở đó di tản ra nước ngoài lập thành một cộng đoàn ở Strasbourg (Pháp), 2 cộng đoàn ở Ý.
    Nhân sự và cộng đoàn: khấn trọn 302, khấn tạm 115, tập sinh 50, tiền tập 36, tìm hiểu 215 phục vụ trong các cộng đoàn và cơ sở sau:
    Tại Huế, có Nhà Mẹ và 3 cộng đoàn lớn: Phủ Cam - 110 Trần Phú; Khâm Mạng - 31 Đoàn Hữu Trưng; Dương Sơn (Gx. Dương Sơn); và 32 cộng đoàn nhỏ trong giáo phận.
    Tại Xuân Lộc, Nhà Miền: 42/102 Khu 4A, Thống Nhất, Đồng Nai và 13 cộng đoàn nhỏ trong giáo phận.
    Tại Nha Trang, Nhà Chính của vùng: 206/1 Đồng Nai, P. Phước Hải, TP. Nha Trang và 6 cộng đoàn trong các giáo xứ tại Cam Ranh.
    Tại Ban Mê Thuột, 3 cộng đoàn.
    Tại TP.HCM, 3 cộng đoàn.
    Hải ngoại có 4 cộng đoàn ở 1173 Via Cassia 00189, Roma; Via Roma 178, 35015 Galliera Veneta PD, Italy; Giáo phận Siena, Italia; và 54, Rue de l’Unterelsau 67200 Strasbourg, France.
    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    113 Trần Phú TP. Huế,
    tỉnh Thừa Thiên. Đt: 054 824594.
    Email: mtgtsh@dng.vnn.vn
    Bề trên đương nhiệm: Nt. Têrêxa Nguyễn Thị Hoàn, sinh 1943, khấn dòng 1970.
    Trụ sở tại Tp. HCM
    151 Bành văn Trân, P.7, Tân Bình
    Đt: 08 8656591
    Phụ trách: Nt. Agata Võ Thị Trúc

  9. Thành viên đã cảm ơn tom vì bài viết này:

    joslee304 (07-03-2011)

  10. #68
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ NHA TRANG

    Lược sử: Hội dòng Mến Thánh Giá Nha Trang phát xuất từ dòng Mến Thánh Giá Hướng Phương, Quảng Bình. Năm 1952, một số chị em (42 người) di cư xuống Thanh Bồ, Quảng Khê. Năm 1954 di cư vào Nam, được Đức cha Marcel Piquet Lợi nhận vào giáo phận Nha Trang, lúc đó còn lại 33 chị em. Năm 1955, Đức cha cho định cư tại giáo xứ Tân Bình cùng với một số giáo dân gốc địa phận Vinh và đặt cha xứ Gioan Baotixita Nguyễn Văn Dũng làm tuyên uý cho chị em.
    Năm 1962, theo quyết định địa phương hoá các dòng tu của Toà Thánh, chị em Mến Thánh Giá Tân Bình đã thuộc về giáo phận Nha Trang.
    Năm 1995, Hội dòng được Toà Thánh chính thức châu phê nâng lên cấp giáo phận, với tên gọi là dòng Mến Thánh Giá Nha Trang.
    Số cộng đoàn: 31 cộng đoàn trong 5 giáo phận: Nha Trang, Phan Thiết, Ban Mê Thuột, TP. HCM và Xuân Lộc.
    Nhân sự: Khấn trọn 109, khấn tạm 82, tập sinh 42, tiền tập 30, đệ tử 154.
    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    HT 25, xã Cam Hoà,
    huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.
    Đt: 058 863020.
    Bề trên đương nhiệm: Nt. Anna Cao Thị Nhu, sinh 1945, khấn 1965.
    Trụ sở tại Tp. HCM
    47/24/32 Bùi Đình Túy, P.24, Bình Thạnh, Tp.HCM
    Đt: 08 8998865
    Phụ trách: Nt. Têrêsa Trần Thị Kim Tịnh

    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ CÁI NHUM (GP. VĨNH LONG)

    Lược sử: Hội dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum được thành lập ngày 16-6-1800 tại Cái Nhum, thuộc giáo phận Vĩnh Long, được xem là cố cựu nhất trong 4 Hội dòng Mến Thánh Giá miền Nam Việt Nam (Đàng Trong): Cái Mơn, Thủ Thiêm, Chợ Quán và Cái Nhum.
    Nhìn về quá khứ, chị em vui mừng vì nơi đây được hương vị tử đạo của Thánh Philipphê Minh lan toả lúc ngài bị trảm quyết ở Đình Khao, thi hài ngài được mang về đất Cái một đêm, chị em được nhìn tận mắt và lén thấm máu đào của ngài. Tại nơi đây, cũng có một thời Hội dòng được đón tiếp Đức cha Ngô Đình Thục và một số các cha cùng chủng sinh (miền Bắc) đến tá túc trong thời gian đất nước bất an. Dòng cũng đã trải qua nhiều giai đoạn điêu đứng, có lúc gần như tan rã, nhưng chị em cố vươn lên, lấy tinh thần đối phó với sóng gió, lấy khó nghèo làm nền tảng.
    Ngày nay, sở dĩ dòng có được bộ mặt tươi sáng nhờ bao công lao, mồ hôi, nước mắt của các tiền nhân và ân nhân xa gần. Vì thế, sau hơn 36 năm liền thiếu vắng nhà nguyện, nay chị em cố gắng bằng mọi cách, dòng mới có được ngôi nhà nguyện khiêm tốn theo lòng mong ước.
    Số cộng đoàn: 44 cộng đoàn, có mặt trong 3 giáo phận Vĩnh Long, TP. HCM và Đà Lạt.
    Nhân sự: Khấn trọn 115, khấn tạm 66, tập sinh 15, tiền tập 15, đệ tử 82.
    Địa chỉ:
    Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum
    Long Thới, Chợ Lách, Bến Tre.
    Đt: 075 873139.
    Tổng phụ trách: Nt. Matta Nguyễn Đại Hiệp, sinh 29-8-1944, khấn 26-7-1967.
    Trụ sở tại Tp.HCM
    37 Bis Tôn Thất Tùng, Q.1, Tp. HCM
    Đt: 08 8399563
    Phụ trách: Nt. Maria Lê Thị Bàng

  11. Thành viên đã cảm ơn tom vì bài viết này:

    joslee304 (07-03-2011)

  12. #69
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM (TP. HCM)

    Thành lập: Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm được thiết lập năm 1840 tại Thủ Thiêm. Ba nữ tu tiên khởi là chị Giuse, Matta và Maria Phước thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Tân Triều và Lái Thiêu. Năm 1833, vua Minh Mạng ra sắc dụ cấm đạo nghiêm ngặt, hai Hội dòng Mến Thánh Giá Tân Triều và Lái Thiêu bị giải tán, chị em tản mát mỗi người một nơi. Theo dòng người di tản, một số chị em chọn Thủ Thiêm làm nơi trú ngụ và tái lập nếp sống tu trì.
    Số cộng đoàn: Chị em đang phục vụ trong 60 cộng đoàn thuộc 8 giáo phận: TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Xuân Lộc, Phú Cường, Long Xuyên, Vĩnh Long, Mỹ Tho và Portland (Hoa Kỳ).
    Nhân sự: Khấn trọn 281, khấn tạm 61, tập sinh 30, tiền tập 38, đệ tử 50.
    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    76 Khu phố 1, Phường Thủ Thiêm,
    Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
    Đt: 08 7400455 - 7400029.
    Tổng phụ trách: Nt. Agata Trần Thị Xanh, sinh 26-2-1942, khấn dòng 11-5-1966.

    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ CÁI MƠN (GP. VĨNH LONG)

    Thành lập: Hội dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn được Đức cha Dominique Lefèbvre Ngãi thiết lập tại Cái Mơn năm 1844.
    Đời vua Thiệu Trị, việc bắt đạo bớt phần gay gắt. Trong tình trạng đó, Đức cha Lefèbvre thấy cần có nhiều nữ tu cộng tác trong việc truyền giáo, nên đã sai bốn chị thuộc cộng đoàn Cái Nhum đến Cái Mơn thành lập cộng đoàn mới.
    Mùa thu năm 1844, bốn chị em đến tạm trú trong nhà ông trùm Bốn. Sau đó, cha Fontaine Phẩm cho làm một nhà lá đơn sơ bên kia sông nhà thờ Cái Mơn cho các chị.
    Tháng 10 năm đó, Đức cha Ngãi bị bắt tại Cái Nhum, các chị ở Cái Nhum di tản đến tá túc tại Cái Mơn.
    Năm 1846, Cái Mơn bất ổn, cộng đoàn Cái Mơn lại phải rút về Cái Nhum.
    Năm 1847, Đức cha Ngãi lại phái bốn chị nhà phước Lái Thiêu đến Cái Mơn tập hợp chị em đã tản mát về chung sống trong một nhà.
    Năm 1851, Đức cha J.C. Miche Mịch thấy cộng đoàn khá đông nên đặt bà Matta Lành làm Bà Nhất và Maria Trinh làm Bà Nhì để điều khiển Hội dòng. Đó là những bề trên tiên khởi. Từ đó, Hội dòng chính thức mang danh hiệu dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn.
    Châm ngôn: Tất cả cho truyền giáo, hy sinh cho truyền giáo.
    Nhân sự và cộng đoàn: Hội dòng hiện có 105 cộng đoàn phục vụ tại Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh, với số tu sĩ: khấn trọn 239, khấn tạm 70, tập sinh 18, tiền tập 25, đệ tử 120.
    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    Ấp Vĩnh Bắc, xã Vĩnh Thành,
    huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
    Đt: 075 875146.
    Email: caimonmtg@hcm.vnn.vn
    Tổng phụ trách: Nt. Anê Nguyễn Thị Phụng, sinh 10-5-1946, khấn dòng 26-7-1968.
    Trụ sở tại Tp.HCM
    100 Chiến Thắng, Phú Nhuận, Tp.HCM
    Đt: 08 8454239
    Phụ trách: Maria Thạch Thị Thể.

  13. #70
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ CHỢ QUÁN (TP. HCM)

    Thành lập: Hội dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán được thiết lập năm 1852. Đức cha Dominique Lefèbvre Ngãi đã cử 5 nữ tu Mến Thánh Giá Cái Mơn tới xây dựng dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán tại địa điểm hiện nay.
    Số cộng đoàn: 54 cộng đoàn trong 5 giáo phận TP. HCM, Mỹ Tho, Phú Cường, Xuân Lộc, Đà Lạt.
    Nhân sự: Khấn trọn 262, khấn tạm 68, tập sinh 22, tiền tập 26, tìm hiểu 50.
    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    118 Trần Bình Trọng, P.2, Q.5,
    TP. HCM. Đt. 08 9234482 - 9231484
    Email: maryhien@yahoo.com
    Tổng phụ trách: Nt. Maria Phạm Thị Hiền, sinh năm 1950, khấn dòng 1971.

    HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ GÒ VẤP (GỐC PHÁT DIỆM / TP. HCM)

    Lược sử:
    Năm 1902, Hội dòng được thiết lập trong giáo phận Phát Diệm do Đức cha Alexandre Marcou Thành.
    Năm 1925, Hội dòng được canh tân, cải tổ với lớp khấn lần đầu tiên gồm 71 chị. Năm 1931, lớp khấn trọn đời đầu tiên, do Đức cha Louis de Cooman Hành.
    Năm 1932, Hội dòng được tách đôi để lập Hội dòng Mến Thánh Giá Thanh Hoá (giáo phận mới).
    Năm 1954, Hội dòng di tản và định cư tại giáo phận Sài Gòn.
    Năm 1975, một số chị em cùng với đoàn người di tản rời bỏ quê hương để bắt đầu một cuộc hành trình mới. Nay trở thành Hội dòng Mến Thánh Giá tại Los Angeles, Hoa Kỳ.
    Năm 1995, Hội dòng mang tên Mến Thánh Giá Gò Vấp, theo quyết định của Bộ Tu sĩ (x. Declaration, Prot. số DD. 2.371 - 1/95).
    Số cộng đoàn: 32 cộng đoàn trong 4 giáo phận: TP. HCM, Xuân Lộc, Đà Lạt, Long Xuyên.
    Nhân sự: Khấn trọn 308, khấn tạm 104, tập sinh 44, tiền tập 49, đệ tử 120.
    Địa chỉ Nhà Mẹ:
    578 Lê Đức Thọ, P. 16, Q. Gò Vấp,
    TP. HCM. Đt: 08 8941492.
    Email: viti@hcmc.netnam.vn
    Tổng phụ trách: Nt. Anna Nguyễn Thị Thanh, sinh 6-7-1947, khấn dòng 1-5-1966.


+ Trả Lời Ðề Tài
Trang 7/9 ĐầuĐầu ... 56789 cuốicuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình